Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
em hỏi chị môn văn ấy à
chị chán môn văn nhất đó
cái này cho chị chối sorry e
Bn tham khảo bài văn này r làm nè:
Chỉ còn vài tháng nữa thôi, tôi phải sắp xa ngôi trường Trần Cao Vân thân yêu, nơi đầy ắp những kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè và trường lớp.
Nhớ lắm cái ngày hôm ấy, đó là một buổi sáng mùa thu không khí mát mẻ, trong lành. Ngồi sau lưng mẹ, lòng tôi dậy lên một niềm vui khó tả xen lẫn cảm giác bồi hồi, lo sợ khi lần đầu tiên bước chân vào cổng Trường Tiểu học Trần Cao Vân. Sân trường rộng rãi với cây bàng, cây phượng tỏa bóng mát rượi rợp bóng cờ hoa. Mẹ dắt tay tôi vào lớp 1/3. Nụ cười hiền từ, ánh mắt ấm áp cùng với đôi tay mềm mại xoa nhẹ vào đầu tôi của cô Chu Thị Thanh Loan đã xóa tan đi mọi lo lắng, giúp tôi tự tin hơn trong những ngày đầu đến trường. Ấn tượng đầu tiên ấy đã theo tôi suốt các năm học.
Rồi ngày tháng trôi đi, tôi đã học được biết bao điều. Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui bởi tôi được cùng học, cùng chơi với bạn bè, được thầy cô dạy dỗ, yêu thương, được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường.
Càng ngày, tôi càng khôn lớn, trưởng thành hơn chính là nhờ sự dìu dắt của thầy cô. Cảm ơn cô Loan đã dạy tôi những nét chữ đầu tiên. Cảm ơn cô Uyên- giáo viên chủ nhiệm lớp 2- đã luôn lắng nghe và thấu hiểu tôi, cảm ơn cô Linh, cô Hằng- giáo viên chủ nhiệm lớp 3 và 4- đã luôn khích lệ để tôi tự tin hơn. Và với năm cuối cấp này, không chỉ là giáo viên chủ nhiệm đứng lớp, cô Lành còn giống như người bạn của chúng tôi. Cô rất hiểu tính cách của từng bạn trong lớp, hiểu tuổi mới lớn của chúng tôi với nhiều trò nghịch phá và rắc rối. Và còn nhiều thầy cô giáo khác mà tôi không bao giờ quên như cô Vân, cô Tiên đã dạy tôi cách học, cách tiếp cận với những bài toán, bài văn khó ở câu lạc bộ năng khiếu. Cảm ơn những thầy cô giáo bộ môn thầm lặng đã dạy tôi biết ước mơ, biết cái hay, cái đẹp…
Bụi phấn cứ rơi rơi
Cho em thêm kiến thức
Giúp em dần lớn khôn
Bụi phấn kia không mệt.
Không quản ngày quản đêm
Cô chăm lo, dìu dắt
Thương trò như thương con
Không quản cả đêm ngày.
Yêu cô em gắng học
Bởi sợ cô em buồn
Bởi sợ sầu trên mắt
Yêu cô lắm cô ơi!
Mái trường Trần Cao Vân thân yêu ,với hàng phượng vĩ rực màu đỏ thắm, lớp học, chỗ ngồi thân quen,……….tất cả đều là kỷ niệm, sẽ mãi mãi tươi đẹp tỏa sáng , hệt như một vì sao tượng trưng cho tình cảm thiêng liêng mà tôi dành cho thầy cô vậy. Rồi mai đây tôi phải xa mái trường thân yêu này, tôi hứa sẽ học hành thật tốt, trở thành một con ngoan trò giỏi , mãi luôn tự hào là học sinh của trường Tiểu học Trần Cao Vân- một ngôi trường luôn vì các học sinh thân yêu.
Tham khảo:
Hoạt động trải nghiệm: đóng kịch về "Viết về người thắp lên ngọn lửa tâm hồn"
Lên ý tưởng kịch bản:
+ Bối cảnh lớp học miền núi ở một bản nghèo dân tộc Mường.
+ Các vai diễn: giáo viên, học sinh, phụ huynh. Trong đó, giáo viên là một người đồng bằng, mới tốt nghiệp; học sinh và phụ huynh là người dân tộc thiểu số.
+ Tình huống kịch: các em học sinh không được đến trường mà phải lên nương phụ giúp bố mẹ, giáo viên khuyên can nhưng gặp phải sự phản đối của chính gia đình. Hành trình kiên trì của cô giáo để thuyết phuc các phụ huynh học sinh nhằm mang con chữ đến cho những em nhỏ miền núi cao.
Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn ở đây sẽ là người giáo viên đồng bằng. Đó không chỉ là người giáo viên mà còn là người truyền lửa, người mang lại ánh sáng tri thức cho bà con nơi đây. NHững áp lực mà người giáo viên trẻ cần vượt qua chính là định kiến, là suy nghĩ cổ hủ, bảo thủ trong những người dân về việc học. Và điều khiến cho ngọn lửa tâm hồn thắp sáng ấy chính lá trái tim chân thành, nhiệt huyết của người giáo viên- người trẻ muốn cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của quê hương mình.
Xin chào tất cả thầy cô và các bạn, em tên là Nguyễn Phạm Hiếu Hân – một trong những ứng cử
viên ngày hôm nay, em sẽ cố gắng cho bài thuyết trình của em sẽ thành công và nhận được nhiều phiếu bình chọn từ các bạn, mong các thầy các cô và các bạn bình chọn cho em.
Hôm nay , chúng ta có mặt ở đây để bàn về 1 vấn đề rất quan trong “Nếu tôi là hiệu trưởng”. Vậy “hiệu trưởng” là gì? Hiệu trưởng là người đứng đầu ban lãnh đạo một trường học,là nguồn phát triển và vươn cao của 1 ngôi trường. Cũng như trường THCS Xuân Tân chúng ta có cô (tên hiệu trưởng) làm hiệu trưởng, cô đã khiến cho trường Xuân Tân chúng ta có 1 môi trường trong lành cho chúng em học tập , cũng nhờ có sự lãnh đạo của cô, chúng em mới được phát huy toàn diện tài năng của mình, nhờ có cô chúng em mới trưởng thành hơn, trân trọng sự thật hiểu ra được tác hại của sự nói dối. Nếu em là hiệu trưởng em sẽ rèn luyện cho các bạn hs kĩ năng giao tiếp vs người nước ngoài , để các bạn có thể tự tin và giao lưu kết bạn vs các bạn ngoại quốc, Tôi tạo một môi trường thật sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh,nơi đó học sinh sẽ được rèn luyện tư duy bằng những phương pháp khoa học,hiệu quả và quan trọng là hết sức tự nhiên, hoàn toàn không phải là cách rèn luyện bằng hệ thống kiến thức nặng nề,mà học sinh sẽ được phát triển trí tưởng tượng,phát huy những ý tưởng,... Em sẽ tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ ích, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao,….để các bạn phát triển kĩ năng sống: sự can đảm, lòng vị tha, sự tự tin,....nơi đó học sinh sẽ học bằng đam mê, bởi vì các bạn được dạy và hiểu rõ hạnh phúc đối với mình là gì, các bạn sẽ được dạy về ước mơ và sức mạnh của mục tiêu, các bạn sẽ được học những phương pháp học tập siêu đẳng đã được nguyên cứu và chứng minh,...làm hiệu trưởng em sẽ làm học sinh của mình biết yêu gia đình biết yêu quê hương đất nước...và làm hiệu trưởng em sẽ làm nhiều nhiều hơn thế nữa.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của em !!!
tham khảo :
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chữ viết trở thành một phát minh vô cùng quan trọng, nó đã góp phần đưa con người tiến đến văn minh. Những dòng chữ quý báu đã được kết tinh trong những trang sách. Và có người đã cho rằng: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
Ý kiến trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. "Ngọn đèn sáng bất diệt" là ngọn đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Trong văn học, hình ảnh của ánh sáng, của ánh đèn ngọn lửa còn biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối. Bởi thế, câu nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" đã khẳng định sách là công cụ, phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ, vươn đến sự phát triển. Sách đưa chúng ta đến một chân trời mới, cao hơn, xa hơn với những lý tưởng cao đẹp của con người.
Từ ngàn xưa, người ta đã biết cách tạo ra những văn tự làm từ thẻ tre, mai rùa hay được khắc trên đá, thân cây hay vách núi… những chữ tượng hình. Dần dần qua thời gian, khi kĩ thuật phát triển thì chữ viết được lưu lại trên những trang giấy mỏng và tiện lợi. Nhờ chữ viết và các phương tiện lưu lại chữ viết - ta gọi là “sách” - mà con người đã lưu giữ và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác, từ nơi này qua nơi khác những hiểu biết của mình về tự nhiên và xã hội. Từ đó, chúng ta có thể tìm trong sách rất nhiều điều: lịch sử, khoa học tự nhiên xã hội, vật lý, địa lí, sinh học… ấy là một thế giới thu nhỏ. Đọc sách, ta biết về thuở khai thiên lập địa của đất nước, từ lịch sử các vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ từng dựng nước và giữ nước. Đọc sách, ta biết về những kì quan của thế giới, từ những đại dương bao la, những đỉnh núi hùng vĩ cao ngất trời đến những nơi xa xôi sâu thẳm và độc địa mà ta không cần phải đặt chân tới. Đọc sách, ta còn hiểu về những kiến thức khoa học tinh vi như phân tử, lượng tử, hạt nhân,… Sách thực sự là chiếc cửa sổ để cho chúng ta nhìn ra thế giới.
Chính bởi sách lưu giữ trí tuệ con người nên đó là cơ sở để con người hiểu về thế giới và từ đó khai thác, chinh phục thế giới. Từ những hiểu biết sơ khai về vũ trụ của Bru-nô mà Ga-li-lê đã nghiên cứu rồi khẳng định rằng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” và tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn nổi tiếng. Từ những tiền đề toán học xa xưa mà các nhà toán học Ta-lét, Py-ta go,… đã chứng minh được những định lí quan trọng,… Đến lượt thế hệ chúng ta hôm nay, từ kiến thức sách vở cha ông để lại, chúng ta phát minh ra tàu siêu tốc, tàu vũ trụ, cách tạo ra năng lượng mặt trời,… Sách quả là thứ ánh sáng diệu kì dẫn dắt trí tuệ con người phát triển, thậm chí bùng nổ!
Nhưng có phải bất kì loại sách nào cũng là "ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người không?". Sách cũng có nhiều loại sách. Đa số các loại sách đều ca ngợi đạo đức, phẩm chất, phát triển trí tuệ phục vụ cho đời sống. Nhưng có những loại sách chỉ nhằm phá hoại đạo đức, làm xói mòn tư duy con người. Nó dẫn chúng ta đến một cuộc sống không lành mạnh, đồi trụy, phản quốc. Có hàng trăm loại sách báo phản động vẫn còn rải rác trên khắp thế giới. Vì vậy ta cần loại bỏ nó ngay.
Vậy chúng ta phải làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người? Đó là một thách thức không nhỏ đối với mỗi con người. Vậy nên, để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí lực con người, chúng ta cần biết phân loại sách, lựa chọn và loại thải những loại sách xấu. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết phát huy những phẩm chất tốt đẹp, biết cảm thụ những cái thâm thuý, tinh hoa và tình cảm tốt đẹp của sách đó không phải chỉ đọc suông. Chúng ta phải sáng tạo, sáng tạo không ngừng và làm ra các loại sách có ích, thực tế để cuộc sống ngày một phát triển tốt đẹp hơn.
Ngay nay, có rất nhiều hình thức thông tin hiện đại như internet, điện thoại, báo, đài…. nhưng vai trò của sách vẫn rất lớn và câu nói trên vẫn còn nguyên ý nghĩa. Sách có những đặc điểm riêng ưu việt hơn hẳn những hình thức thông tin vừa kể: sách không phụ thuộc vào đối tượng khác (điện, kết nối mạng, đường dây liên lạc,…), sách lại nhỏ gọn, đầy đủ rõ xuất xứ nguồn gốc,… Sách không chỉ đưa chúng ta đến chân trời kiến thức mới mà còn là những thành tựu mà loài người đã đúc kết thành kho tàng kiến thức của nhân loại và sách cũng trở thành một vũ khí sắc bén để đánh bại sự ngu dốt.
tham khảo :
"Sách là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người, chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.
Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,… Do đó, “Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người”. Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M.Gooc-ki đã viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” hay La-Roche-fou đã khẳng định “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.
Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách dở, có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.
Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.
Các bước
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành. Xác định rõ đối tượng thực hiện. Việc hiểu rõ đặc điểm học sinh tham gia vừa giúp nhà giáo dục thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phòng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho học sinh.
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động.Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn. Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động.
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh
Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch HĐTNST, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động. Giáo viên cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài hoạt động đã được gợi ý trong kế hoạch của nhà trường, nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời mục tiêu.
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó. Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là:
- Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động
- Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động
- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò
Tùy theo chủ đề của HĐTNST ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng. Khi xác định được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)
- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?
- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động
Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động. Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đẩy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện. Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong dó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.
Bước 5: Lập kế hoạch
Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực – vật lực – tài liệu) và thời gian, không gian… cần cho việc hoàn thành các mục tiêu.
Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiên mỗi một mục tiêu. Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cai nhất trong công việc. Đó là điều mà bất kỳ người quản lý nào cũng mong muốn và cố gắng đạt được. Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó cũng không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn. Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu.
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Trong bước này, cần phải xác định: Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân. Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc.
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng căn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động.
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.
Sau đây là cách thức tổ chức các bước cho chủ đề" Dân ca ví dặm "
Tưởng spam chứ ;-;;;
Tham khảo
– Nếu được làm hiệu trưởng ngôi trường đó, em sẽ làm những việc:
+ Thay đổi cách quản lý giáo dục: không áp lực, gò bó, đè nén mà tạo một môi trường lãnh đạo thân thiện, giáo viên năng động
-> bởi vì khi lãnh đão tạo nên bầu không khí hòa hợp thì các giáo viên mới có thể hết mình, hăng hái cống hiến cho công việc
+ Xây dựng khu thể thao, vui chơi để cải thiện, rèn luyện sức khỏe cho học sinh.
-> Chỉ khi có sức khỏe tốt thì học sinh mới có khả năng tiếp thu kiến thức hiệu quả.
+ Đưa cây xanh vào lớp học để tạo môi trường học Xanh-sạch-đẹp
-> giảm tình trạng mỏi mắt, giảm stress cho học sinh..
– Em cần phải học tập chăm chỉ,trau đồi kiến thức, kĩ năng ,tiếp thu nền văn minh quốc tế để sau này có thể trở thành người lãnh đạo của ngôi trường mơ ước.
Tham khảo
- Nếu được chọn làm hiệu trưởng của ngôi trường ấy , em sẽ đặt ra những nội quy dành cho học sinh của trường , tổ chức những hoạt động ngoại khóa , điều chỉnh thời gian học của hs hợp lý , …
Vì đặt ra nội quy làm trường đi vào nề nếp , quy củ ; việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh có những trải nghiệm thú vị và có thêm kĩ năng sống . Điều chỉnh thời gian học giúp các học sinh phân bổ thời gian hợp lý , tăng hiệu quả học tập , ….
+ Thay đổi cách quản lý giáo dục: không áp lực, gò bó, đè nén mà tạo một môi trường lãnh đạo thân thiện, giáo viên năng động
-> bởi vì khi lãnh đão tạo nên bâu fkhoong khí hòa hợp thì các giáo viên mới có thể hết mình, hăng hái cống hiến cho công việc
+ Xây dựng khu thể thao, vui chơi để cải thiện,rèn luyện sức khỏe cho học sinh.
-> Chỉ khi có sức khỏe tốt thì học sinh mới có khả năng tiếp thu kiến thức hiệu quả.
+ Đưa cậy xanh vào lớp học để tạo môi trường học Xanh-sạch-đẹp
-> giảm tình trạng mỏi mắt, giảm stress cho học sinh..
- Để thực hiện những dự định đó em cần
+ học tập tốt , thực hiện 5 điều Bác dạy
+ chấp hành nội quy trường học , tự phân bổ thời gian học để đạt hiểu quả cao
+ rèn luyện ý thức , đạo đức
_Em cần phải học tập chăm chỉ,trau đồi kiến thức, kĩ năng , tiếp thu nền văn minh quốc tế để sau này có thể trở thành người lãnh đạo của ngôi trường mơ ước.
_ em cần huy động các nguồn lực về kinh phí, sức người từ các bậc phụ huynh và cả người dân trong huyện để có thể hoàn thành ngôi trường