K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2016

gọi kim oxit kim loại đó là RO 
n là số mol của oxit kim loại 
M là nguyên tử khối của kim loại R 
48 gam dd H2SO4 6,125% chứa 0,03 mol H2SO4 
RO + H2SO4 ----> RSO4 + H2O 
n -----> n mol 
phản ứng kết thúc, H2SO4 vẫn còn dư => n < 0,03 mol 
theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng dung dịch sau phản ứng là: 
m= n(M + 16) + 48 
khối lượng H2SO4 còn lại là 98(0,03 - n) 
dd T chứa H2SO4 0,98% 
=> 98(0,03 - n) x 100 / [n(M + 16) + 48] = 0,98 (**) 
tạm thời ta chưa biến đổi phương trình trên 
dùng 2,8 lít CO để khử hoàn toàn oxit đó 
RO + CO ---> R + CO2 
Nhìn vào phản ứng trên ta thấy phản ứng thực chất là thay thế một phân tử CO bằng 1 phân tử CO2 
=> số phân tử khí trong hỗn hợp vẫn không thay đổi 
=> thể tích cũng như số mol của hỗn hợp khí sau phản ứng và trước phản ứng là giống nhau 
=> sau phản ứng cũng thu được 2,8 lít hỗn hợp khí CO và CO2 (trước phản ứng chỉ có mỗi CO) 
0,7 lít khí sục vào dd Ca(OH)2 dư => 0,625 gam kết tủa =>0,00625 mol CO2 
0,7 lít hỗn hợp khí thì chứa 0,00625 mol CO2 
=> 2,8 lít hỗn hợp khí chứa 0,025 mol CO2 
theo phản ứng khử RO bằng CO thì số mol RO bằng số mol CO2 
=> n = 0,025 
thế n vào phương trình (**) rồi biến đổi ta tìm được M = 64 
=> R là Cu 
=> => a = 2 gam 
sau phản ứng ta thu được 50 gam dd T gồm 
0,025 mol CuSO4 
0,005 mol H2SO4 còn dư 
=> 20 gam dd T chứa : 
0,01 mol CuSO4 
0,002 mol H2SO4 
phản ứng với xút (NaOH) 
CuSO4 + 2NaOH ---> Cu(OH)2 + Na2SO4 
0,01 --- ---> 0,02 ----- --> 0,01 ---- -->0,01 mol 
H2SO4 + 2NaOH ---> Na2SO4 + H2O 
0,002 -----> 0,004-----> 0,002 

4 tháng 9 2016

bạn ơi còn cả tìm ct oxit và tính A nữa

 

Bài 1: khử hoàn toàn 2,4(g) hỗn hợp 2 oxit gồm CuO và FexOy cí cùng số mol như nhau bằng khí H2 đun nóng, sau phản ứng thu được 1,76(g) kim loại. Hoà tan toàn bộ kim loại đó bằng ddHCL dư, thấy thoát ra 0,448(l) khí H2(đktc). Tìm CTHH của oxit sắt. Bài 2: cho 2(g) hỗn hợp gồm Fe và kim loại có hoá trị II vào dd HCL dư thì thu được 1,12(l) khí H2(đktc). Mặt khác, nếu hoà tan 4,8(g) kim loại hoá trị II ở...
Đọc tiếp

Bài 1: khử hoàn toàn 2,4(g) hỗn hợp 2 oxit gồm CuO và FexOy cí cùng số mol như nhau bằng khí H2 đun nóng, sau phản ứng thu được 1,76(g) kim loại. Hoà tan toàn bộ kim loại đó bằng ddHCL dư, thấy thoát ra 0,448(l) khí H2(đktc). Tìm CTHH của oxit sắt.

Bài 2: cho 2(g) hỗn hợp gồm Fe và kim loại có hoá trị II vào dd HCL dư thì thu được 1,12(l) khí H2(đktc). Mặt khác, nếu hoà tan 4,8(g) kim loại hoá trị II ở trên thì cần chưa đến dd chứa 3.1023 phân tử HCL. Tìm CTHH của kim loại hoá trị II.

Bài 3: Khi hoà tan 12,76(g) một oxit kim loại bằng khí CO vừa đủ, sau phản ứng thu được kim loại và khí CO2. Cho toàn bộ khí CO2 vào dd nước vôi trong thu được 22(g) kết tủa trắng. Cho toàn bộ lượng kim loại ở trên tác dụng hết với dd H2SO4 đặc nóng dư thu được 5,554(l) khí SO2(đktc). Tìm CTHH của oxit trên.

Anh chị làm đầy đủ cho e ạ!! Em cảm ơn!!

3
7 tháng 11 2019

B1:

Gọi số mol của CuO và FexOy là a (mol)

\(\text{=> 80a + (56x+16y)a= 2,4 (1)}\)

Khối lượng kim loại thu được là Cu và Fe. Bảo toàn nguyên tố ta có nCu = a mol; nFe = ax mol => 64a + 56ax = 1,76 (2)

Cho Cu và Fe tác dụng với HCl chỉ có Fe tác dụng,\(\text{nFe = nH2 => ax = 0,02 mol (3)}\)

Từ (1)(2)(3) => a = 0,01 ; x = 2, y = 3

Vậy công thức oxit sắt là Fe2O3

7 tháng 11 2019

B3:

Gọi oxit là RxOn

\(\text{RxOy + yCO -> xR +yCO2}\)

\(\text{CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O}\)

Ta có kết tủa là CaCO3 -> nCaCO3=22/100=0,22 mol

Theo ptpu: nCO2=nCaCO3=0,22 mol -> nO trong oxit =nCO2=0,22 mol

\(\text{-> mR=12,76-mO=12,76-0,22.16=9,24 gam}\)

Gọi n là hóa trị của R

Cho 9,24 gam R tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,2475 mol SO2 (bạn ghi sai đề, 5,544 mới đúng)

\(\text{2R + 2nH2SO4 -> R2(SO4)n + n SO2 + H2O}\)

-> nR=2nSO2/n=0,2475.2/n=0,495/n -> MR=9,24/(0,495/n)=56/3 .n

Thỏa mãn n=3 -> MR=56 -> R là Fe

\(\text{-> nFe=0,165 mol -> oxit là FexOy với x:y=0,165;0,22=3:4 -> Fe3O4}\)

Câu 1: Trộn 200ml dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l (dung dịch C) với 300ml dung dịch KOH nồng độ y mol/l (dung dịch D), thu được 500ml dung dịch E làm quỳ tím chuyển màu xanh. Để trung hòa 100ml dung dịch E cần dùng 40ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác, trộn 300ml dung dịch C với 200ml dung dịch D thì thu được 500ml dung dịch F. Biết rằng 100ml dung dịch F phản ứng vừa đủ với 1,08 gam kim loại Al. Tính giá trị...
Đọc tiếp

Câu 1: Trộn 200ml dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l (dung dịch C) với 300ml dung dịch KOH nồng độ y mol/l (dung dịch D), thu được 500ml dung dịch E làm quỳ tím chuyển màu xanh. Để trung hòa 100ml dung dịch E cần dùng 40ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác, trộn 300ml dung dịch C với 200ml dung dịch D thì thu được 500ml dung dịch F. Biết rằng 100ml dung dịch F phản ứng vừa đủ với 1,08 gam kim loại Al. Tính giá trị của x,y?

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn a gam oxit của một kim loại hóa trị (II) trong 48 gam dung dịch H2SO4 loãng, nồng độ 6,125%, thu được dung dịch A chứa 2 chất tan trong đó H2SO4 có nồng độ 0,98%. Mặt khác, dùng 2,8 lít khí cacbon (II) oxit để khử hoàn toàn a gam oxit trên thành kim loại, thu được khí B duy nhất. Nếu lấy 0,896 lít khí B cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 0,8 gam kết tủa. Tính giá trị của a và xác định công thức của oxit kim loại đó. Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 3: Chia m gam hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe đã được trộn đều thành 2 phần bằng nhau:

- Cho phần 1 vào nước dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc)

- Cho phần 2 vào 1,2 lít dung dịch HCl 1M, thu được 11,2 lít khí H2 (đktc) và dung dịch I. Cho 1,2 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch I. Sau phản ứng, lọc lấy kết tủa Z đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 17,1 gam chất rắn F. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tính m và % khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp X.

5
22 tháng 11 2019

Bạn tách ra từng câu hỏi nhỏ nhé

22 tháng 11 2019

Câu 3:

Đătl số mol của Na ; Al; Fe mỗi phần là: x; y; z

* Phần I:

nH2= 0,2 mol

PTHH:

\(\text{2Na+2H2O→ 2NaOH+ H2}\)

x___________x_____0,5x

\(\text{2NaOH+ 2Al+2H2O→ 2NaAlO2+ 3H2}\)

x______________________________1,5x

\(\text{⇒ 2x= 0,2}\)

\(\text{⇒ x= 0,1 mol}\)

*Phần II:

nHCl= 1,2 mol

nH2= 0,5 mol

nNaOH= 1,2 mol

PTHH:

\(\text{2Na+ 2HCl→ 2NaCl+ H2}\)

0,1__________________0,05

\(\text{2Al+ 6HCl→ 2AlCl3+ 3H2}\)

y___________________1,5y

\(\text{Fe+2HCl→ FeCl2+ H2}\)

z__________________z

\(\text{HCl+ NaOH→ NaCl+ H2O}\)

0,2___0,2

\(\text{FeCl2+ 2NaOH→ Fe(OH)2↓+ 2NaCl}\)

z________ z___________z

\(\text{AlCl3+ 3NaOH→ Al(OH)3↓+ 3NaCl}\)

y______3y_________3y

\(\text{NaOH+ Al(OH)3→ NaAlO2+ H2O}\)

\(\text{2Fe(OH)2+1/2O2→ Fe2O3 +2H2O}\)\(\text{2Al(OH)3→ Al2O3+ 3H2O }\)

\(\text{⇒ nNaOH= nHCl dư+ 2nFeCl2+4nAl(Cl3)-nAl(OH)3}\)

⇒nAl(OH)3= 4y+2z-1

+ Ta có hệ pt:

\(\left\{{}\begin{matrix}1,5y+z=0,45\\\frac{\left(4y+2z-1\right).102}{2+80z}=17,1\end{matrix}\right.\)

\(\rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,2\\z=0,15\end{matrix}\right.\)

⇒%Na= \(\frac{0,1.23}{0,1.23+0,2.27+0,15.56}\text{ .100%=14,29%}\)

⇒% Al=\(\frac{0,2.27}{16,1}\text{ .100%=33,54%}\)

\(\text{⇒%Fe=52,17 %}\)

21 tháng 7 2017

MxOy+yCO->xM+yCO2

0,07

CO2+Ca(OH)2->CaCO3+H2O

0,07 0,07 0,07

2M+ 2nHCl-> 2MCln+nH2

0,105/n 0,0525

nCO=nCO2=0,07mol

mCO=0,07.28=1,96g

mCO2=44.0,07=3,08(g)

mM=1,96+3,08-4,06=0,98g(Áp dụng dlbtkl)

MM=0,98/0,105/n=

Bạn coi lại đề nha

21 tháng 7 2017

MxOy+yCO->xM+yCO2

0,07/y 0,07

CO2+Ca(OH)2->CaCO3+H2O

0,07 0,07 0,07

2M+ 2nHCl-> 2MCln+nH2

0,105/n 0,0525

nCO=nCO2=0,07mol

mCO=0,07.28=1,96g

mCO2=44.0,07=3,08(g)

mM=4,06+1,96-3,08=2,94(Áp dụng dlbtkl)

MM=2,94/0,105/n=28n (g/mol)

Biện luận n=2, M=56g/mol=>M là Fe

nFexOy=0,07/y

4,06=0,07/y. (56x+16y)

Giải ra x/y=

5 tháng 11 2016

a/ Xác định kim loại M

nH2SO4 ban đầu = 78,4.6,25:100=0.05 mol

Goi số mol MO là a mol, mMO = (M+16).a

MO+H2SO4---MSO4+H2O(1)

a mol amol amol

Số mol axit dư sau phản ứng (1): 0,05-a mol

mdd sau phản ứng: (m+16)a+78,4

Theo bài ra ta có: 2,433=100.(0,05-a).98/[(m+16)a+78,4] (I)

Mặt khác: MO+CO---M+CO2 (2)

a mol a mol a mol amol

Theo bài ra CO2 tham gia phản ứng hết, các phản ứng có thể xảy ra:

CO2+2NaOH--->Na2CO3+H2O

b 2b b b

CO2+NaOH--->NaHCO3

c c c

Khối lượng muối tạo thành: 100b+84c=2,96

- Nếu NaOH dư không xảy ra phản ứng (3). Tức là c = 0 mol,

b = a = 2,96 : 106 = 0,028 mol. Thay a = 0,028 vào (I) ta tìm được M = 348,8 (loại).

- Nếu NaOH phản ứng hết: 2b + c = 0,5 . 0,1 = 0,05 (III)

Từ (II) và (III) ta có : 106 b + 84(0,05 – 2b) = 2,96

62b = 1,24 suy ra: b= 0,02 và c = 0,01

Theo 2, 3 và 4, n co2 = 0,03= n MO = a = 0,03.

Thay giá trị a = 0,03 và (I) ta có: 0,07299M = 4,085

M = 56 vậy kim loại M là Fe, mMO=(56+16).0,03= 2,16 g

b/ Dung dịch E gồm FeSO4 0,03 mol và H2SO4 dư 0,02 mol. Khi cho Al phản ứng hoàn toàn tạo 1,12 gam chất rắn, H2SO4 phản ứng hết.

2Al+3H2SO4---->Al2(SO4)3+3H2

2Al+3FeSO4----->Al2(SO4)3+3Fe

Khối lượng Fe trong dung dịch E : 56 . 0,03 = 1,68 gam > 1,12 gam

Như vậy FeSO4 còn dư thì Al tan hết. Vây t = 1,12: 56 =0,02 mol

Vây n Al = 0,04 : 3 + 0,04:3 = (0,08 : 3) mol

Vây khối lượng x = 0,08: 3 . 27 = 0,72 gam

29 tháng 6 2019

Gọi: CT của oxit : MxOy

MxOy + yCO -to-> xM + yCO2 (1)

Ba(OH)2 + CO2 --> BaCO3 + H2O (2)

2M + nH2SO4 --> M2(SO4)n + nH2 (3)

nBaCO3= 3.94/197=0.02 mol

Từ (2) => nCO2= 0.02 mol

=> nO(trong kim loại)= nCO2= 0.02 mol

mO= 0.02*16=0.32 g

mM= mOxit - mO = 1.16 - 0.32=0.84g

nH2= 0.336/22.4=0.015 mol

Từ (3) : => nM= 0.03/n

MM= 0.84/0.03/n=28n

BL :

n=1 => M= 28 (l)

n=2 => M= 56 (n)

n=3 => M= 84 (l)

Vậy: M là Fe

nFe= 0.84/56=0.015 mol

nO= 0.02 mol

nFe : nO= x : y = 0.015 : 0.02 = 3 : 4

Vậy: CT của oxit : Fe3O4