Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vi khuẩn Gram dương có thành tế bào được cấu tạo chủ yếu từ peptidoglycan (lớp peptidoglycan dày). Các lớp dày peptidoglycan là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn Gram dương có thể giữ lại hầu hết chất nhuộm tím trong quá trình nhuộm, khiến chúng có màu tím.
- Trong khi đó, vi khuẩn Gram âm có thành tế bào gồm một lớp mỏng peptidoglycan và màng ngoài có lipopolysaccharid không có ở vi khuẩn Gram dương. Vì lớp peptidoglycan mỏng nên lớp này không giữ lại chất nhuộm tím của thuốc nhuộm ban đầu mà tạo ra màu đỏ trong quá trình nhuộm Gram.
một quần thể vi khuẩn ban đầu có 200 tế bào, trong thời gian 3 giờ đã tạo được 6400 tế bào. hãy tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn nói trên?
Số lần nhân đôi của tb trong (3h = 180 phút ) là : 6400 : 200 = 32 = 25 => tb nhân đôi 5 lầnThời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên là :
180 : 5 = 36 phút
- Thời gian phân thế hệ là 20 phút, vậy trong 5 giờ có 15 lần phân chia.
- Số lượng vi khuẩn E.coli được tạo thành là 1 × 215 = 32 768 (tế bào). Tốc độ sinh trưởng của E,coli rất nhanh là do tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng.
- Hình thức nhân đôi:
+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.
+ Phân tử DNA của tế bào mẹ nhân đôi, tế bào kéo dài ra, tách thành hai phần bằng nhau và tạo thành hai cơ thể con.
- Hình thức bào tử vô tính:
+ Có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.
+ Bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi mới nảy mầm tạo thành cơ thể mới.
+ Ở sinh vật nhân sơ: ADN nhân đôi nhiều lần, sợi sinh khí kéo dài và cuộn lại hình thành dãy các bào tử, mỗi bào tử chứa 1 ADN.
+ Ở sinh vật nhân thực: Tế bào nguyên phân nhiều lần tạo các bào tử độc lập.
- Hình thức nảy chồi:
+ Có ở sinh vật nhân thực.
+ Bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ nhân đôi, tạo thành hai nhân. Tế bào mẹ mọc thành u lồi, một nhân và tế bào chất di chuyển vào u lồi tạo thành chồi. Chồi có thể dính liền với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn hoặc tách ra tạo thành cơ thể mới.
- Hình thức bào tứ hữu tính:
+ Có ở sinh vật nhân thực.
+ Có sự giảm phân để tạo các giao tử khác giới và kết hợp của hai loại giao tử để tạo cơ thể mới.
Vi khuẩn muốn phát triển và sinh sôi thì phải trải qua quá trình thích ứng và thời gian sinh sôi trong môi trường mới , nên ở pha tiềm phát thì tỉ lệ các tế bào vẫn giữ nguyên do là cơ chế chọn lọc , lọc ra các tế nào khỏe mạnh sinh sôi , vi khuẩn không thích ứng sẽ chết . Sau đó sẽ đến bước tiếp theo
# Kiến thức có hạn , nếu sai xin tạ tội ẹ !
Bởi vì pha này, khi quần thể vi khuẩn mới được bổ sung chất dinh dưỡng, chúng cần thời gian để thích nghi với môi trường, nên số lượng chưa tăng, mật độ quần thể chưa thay đổi. Tại pha luỹ thừa, pha này khi đã quen với môi trường, vi khuẩn phát triển số lượng tăng theo cấp số nhân, số lượng tăng dẫn đến mật độ dày đặc và nhiều hơn. Ở đây có nghĩa là vi khuẩn cần một thời gian thích nghi với môi trường sinh trưởng, khi đủ tương khớp nó mới sinh sản và nhân nhanh chóng các thế hệ.
- Virut phân lập được không phải là chủng B vì virut lai mang lõi axit nuclêic là vật chất di truyền của chủng A.
- Khi ra khỏi tế bào vật chủ, virut biểu hiện như một thể vô sinh vì chúng không thể tự nhân lên ở môi trường ngoài.
- So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn:
Tính chất | Virut | Vi khuẩn |
---|---|---|
Có cấu tạo tế bào | không | có |
Chỉ chứa ADN hoặc ARN | có | không |
Chứa cả ADN và ARN | không | có |
Chứa ribôxôm | không | có |
Sinh sản độc lập | không | có |
Đặt n là số lần phân chia của loài vi khuẩn trên trong 60p (n:nguyên, dương)
Ta có số TB sau 60p là 8000 nên ta có:
1000. 2n= 8000
<=>n=3
Vậy: Loài VK trên phân chia được 3 lần sau 60p
Thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên là:
60p:3=20p
Giải thích hiện tượng xung quanh khuẩn lạc to lại xuất hiện một vòng trong (gọi là vòng vô khuẩn):
- Vòng vô khuẩn là vùng mà mắt thường không thể thấy được vi khuẩn mọc.
- Đường kính vòng vô khuẩn ghi nhận kết quả vi khuẩn nhạy hay trung gian hay kháng đối với kháng sinh thử nghiệm (đường kính của vòng vô khuẩn càng lớn thì vi khuẩn càng nhạy cảm với kháng sinh thử nghiệm).
+ Đường kính ≤ 11 mm: Vi khuẩn đề kháng với kháng sinh.
+ Đường kính 12 – 15 mm: Vi khuẩn đáp ứng mức độ trung bình với kháng sinh.
+ Đường kính ≥ 16mm: Vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh.