Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Hiện tượng quang – phát quang là hiện tượng một số chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
+ Phân biệt hiện tượng huỳnh quang và lân quang:
- Sự huỳnh quang: là sự phát quang của các chất lỏng và chất khí, có đặc điểm là ánh sáng bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.
- Sự lân quang: là sự phát quang của các chất rắn, có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài thêm một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Hiện tượng ánh sáng làm bật electron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện.
Hiện tượng quang điện là hiện tượng ánh sáng bật electron ra khỏi mặt kim loại .
Giao thoa là một đặc trưng vật lý của sóng, quá trình vật lý nào gây ra được hiện tượng giao thoa là quá trình sóng. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một chứng minh ánh sáng có tính chất sóng.
Hiện tượng quang điện là hiện tượng ánh sáng làm bật electron ra khỏi bề mặt kim loại.
- Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng dần lên đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.
- Điều kiện cộng hưởng: f = f0
- Ví dụ: khi chơi xích đu, đưa võng, ...
Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau; có những điểm ở đó chúng luôn luôn triết tiêu nhau.
Vòi rồng lửa hay lốc xoáy lửa là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nhưng rất hiếm gặp hay được ghi nhận lại, qua đó một ngọn lửa trong một điều kiện nhất định (tùy vào nhiệt độ không khí và sự đối lưu) sẽ tạo ra một sự đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng giống như vòi rồng.
Rồng lửa hay còn gọi là vòi rồng lửa hay lốc xoáy lửa là 1 hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nhưng rất hiếm gặp hay được ghi nhận lại. Hầu hết các vòi rồng lửa hình thành trong các trận cháy rừng. Chúng được tạo ra khi luồng khí nóng hội tụ bốc lên trên khiến cho các vùng khí xung quanh tràn vào thế chỗ và bị va vào nhau tạo thành một vùng xoáy bốc lên trên (giống như khi kéo một vật lớn ra khỏi nước sẽ thấy một vùng xoáy khi nước xung quanh đổ vào thế chỗ) cuốn theo ngọn lửa bên dưới. Các vòi rồng lửa này thường cao khoảng chưa đến nửa mét trước khi bị tắt, nó giống như một ngọn lửa đang nhảy múa khắp nơi trong vùng đang bị cháy khiến nó còn được gọi là quỷ lửa.
Các vòi rồng được ghi nhận thường cao từ 10 đến 50 mét, rộng khoảng vài mét. Nhưng đôi khi các vòi rồng lửa này có thể cao đến hàng kilômét với sức gió xoáy khoảng 160 km/ giờ và tồn tại trong hơn 20 phút. Các luồng lửa có thể bốc lên cao là do khi xoáy khí oxy sẽ được rút vào cung cấp cho lõi lửa của vòi rồng, lõi lửa này có thể có nhiệt độ đến hơn 1.000 độ với nhiệt độ này nó có thể đốt cháy gần như bất cứ thứ gì và bất cứ thứ gì bị cuốn vào bên trong đều sẽ trở thành nhiên liệu duy trì cho lõi lửa đang bốc lên cao. Qua đó, 1 ngọn lửa trong 1 điều kiện nhất định tùy vào nhiệt độ không khí và sự đối lưu sẽ tạo ra 1 sự đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng giống như vòi rồng. Ngọn lửa bị cuốn và bốc lên cao trong lòng xoáy đó có thể là các ngọn lửa xung quanh ngọn lửa đã tạo ra nó, hay chính ngọn lửa đã tạo ra sự đối lưu này. Các vòi rồng lửa có thể nhổ cả gốc cây cao lên đến 15m và thiêu rụi nó, các lốc xoáy lửa này có thể mang lửa từ chỗ này đến chỗ khác khiến cho các diện cháy rừng trở nên lớn hơn vì không thể dập tắt được cột lửa đang di chuyển ngoại trừ khi ngăn được nguồn cung cấp oxi cho nó.