K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2021

Giúp với

 

 

8 tháng 10 2021

tham khảo

 

Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, người đọc không khỏi xót thương trước hoàn cảnh tội nghiệp, bất hạnh của cô bé. Tác giả An-đéc-xen đã dùng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hình ảnh một cô bé bán diêm ngồi co ro trong góc tường trong đêm giao thừa vì đói, vì rét, vì sợ bố mắng nhiếc mà không dám về nhà và hình ảnh từng đoàn người cười nói vui vẻ, họ hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của cô bé. Để rồi em sống với những mộng tưởng khi bà nội em còn sống, khi mà em còn được yêu thương, chăm sóc và kết truyện là cái chết của em trong đêm giao thừa. Dường như thông qua cảnh ngộ của cô bé bán diêm, tác giả lên án sự vô tình, thờ ơ của những người lớn xung quanh em. Ở lứa tuổi đáng được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của gia đình nhưng thì em lại phải lăn lộn kiếm sống ngoài đường. Nếu người cha quan tâm, nếu những người qua đường để ý đến mảnh đời tội nghiệp thì có lẽ em đã không phải ra đi trong sự cô đơn, lạnh lẽo đến vậy. Có lẽ chúng ta vẫn thường bắt gặp rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, là những em bé mồ côi phải lang thang kiếm sống. Tất nhiên, trách nhiệm đó trước hết thuộc về gia đình và người thân của các em ấy, sau nữa là trách nhiệm của nhà trường và toàn xã hội. Trẻ em xứng đáng được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của tất cả mọi người. Đơn giản chỉ là lời hỏi thăm quan tâm cũng khiến cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có chút động lực để bước tiếp. Tình người sẽ giúp chúng ta gần lại với nhau hơn, cùng sẻ chia và lan tỏa yêu thương bạn

6 tháng 4 2020

sẽ mua diêm cho cô bé, xét trường hợp:

1) sẽ mua hai ba que diêm cho cô bé

2) nếu cô bé hết diêm thì cho tiền

3) nếu chúng ta hết tiền thì xin diêm

IQ>vô cực :D 

học tốt

6 tháng 4 2020

chuẩn chưa :D

17 tháng 11 2021

Cô bé mất mẹ, bà ngoại, sống nghèo khó, bị bố chửi rủa, đánh đập, trong đêm giao thừa phải chịu đói, chịu rét...

Em tham khảo:

Những điều tác giả thể hiện:

1. Khung cảnh lạnh giá của đêm giao thừa.

- Ngoài trời gió tuyết, mưa lạnh >< Các ngôi nhà ấm áp, sực nức mùi ngỗng quay.

- Cô bé nhớ về dĩ vãng tươi đẹp, bà nội hiền từ nhân hậu >< thực tại: Đói, rét.

2. Những ánh lửa diêm và thế giới ảo mộng.

- Que diêm thứ nhất: Hình ảnh lò sưởi ấm áp gắn với thực tại phải chống chọi cái giá rét khắc nghiệt. Cô bé vui thích khi được chứng kiến ánh sáng của ngọn lửa, mở ra 1 thế giới ảo tưởng huy hoàng.

- Que diêm thứ hai: Bàn ăn và ngỗng quay – bụng đói cồn cào -> chống chọi với cái đói bằng giấc mơ.

- Que diêm thứ ba: Hình ảnh cây thông Nô-en – khát khao được vui chơi của tuổi thơ sớm phải chịu thiệt thòi vì hoàn cảnh nghèo khổ.

 

- Que diêm thứ tư: Em bé được gặp lại bà nội đã khuất. Thực ra đây không còn là ảo mộng mà là sự thực trước phút em bé bị chết rét. Nhưng tấm lòng nhà văn đã để em có nhữngkhoảnh khắc hạnh phúc được sống trong tình thương.

- Ánh sáng huy hoàng đón em về trời cùng bà chính là lời tiễn đưa đầy thương cảm dành cho 1 em bé ngoan.

3. Buổi sáng đầu năm mới.

- Sự vô cảm của mọi người trước cái chết của em bé.

- Tình cảm của nhà văn được bộc lộ trực tiếp -> an ủi cho số phận bất hạnh.

=> Bức thông điệp giàu tình người.

10 tháng 10 2019

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-neu-cam-nghi-cua-em-ve-co-be-ban-diem-trong-tac-pham-cung-ten-cua-nha-van-an-dec-xen-c35a1908.html#ixzz61xREFZxP

10 tháng 10 2019

Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.

Trên đây là một số đoạn văn mẫu nêu cảm nghĩ về cô bé bán diêm. Tác phẩm khiến người đọc cảm thấy bi thương cho số phận cô bé, nhưng đồng thời qua ngòi bút nhân văn của nhà văn An-dec-xen, người đọc cảm thấy sự thanh thản với nụ cười vẫn mãi trên môi em.

2 tháng 5 2018

- Bối cảnh không gian: cuộc chia ly diễn ra ở biên ải hoang vu, ảm đạm.

- Hoàn cảnh éo le: cuộc chia ly không có ngày về của người cha

- Người cha:

   + Đau xót mệnh nước, thương bản thân phải xa quê, thương đứa con.

   + Dặn con trở về giúp nước báo thù

   + Tâm trạng buồn đau nhuốm lên cảnh vật một màu ảm đạm.

- Tâm trạng người con:

   + Muốn theo phụng dưỡng cha, làm tròn đạo hiếu

   + Đau buồn khi tiễn biệt cha.

-> Tình cảnh éo le, sầu thảm của đất nước khi có giặc xâm lược. Dặn con đặt chữ ái quốc làm đầu.

Trong bối cảnh bi thảm, tâm trạng đau buồn trong buổi tiễn biệt càng làm cho lời phó thác của người cha trở nên thiêng liêng.

29 tháng 1 2017

- Gia cảnh của cô bé bán diêm:

   + Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất

   + Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà

- Hình ảnh cô bé bán diêm:

   + Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường

   + Cả ngày không bán được bao diêm nào

- Thời gian: đêm giao thừa

- Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn

   + trong phố sực nức mùi ngỗng quay

- Những hình ảnh đối lập nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:

   + Ngôi nhà xinh đẹp, nơi em sống có cây thường xuân bao quanh >< gác sát mái gió lùa lạnh lẽo

   + Cửa sổ mọi nhà sáng rực, ấm áp >< ngoài đường phố tối, góc tường lạnh lẽo giữa hai ngôi nhà

   + Phố xá sực nức mùi ngỗng quay >< em bé đói rét,bụng đói

= > hình ảnh đối lập làm nổi bật lên tình cảnh thảm thương, tội nghiệp của cô bé, tội nghiệp hơn nữa là bà, mẹ mất, em phải sống với người bố bạo lực.