Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng. nó sẽ qua đi rất nhanh, đúng như lời răn của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi đưa / Nó đi… đi mãi có chờ ai đâu!”
Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở giới sinh viên. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa? Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?
Đáng tiếc là phần lớn sinh viên chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số sinh viên sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học.
Do học theo hệ tín chỉ nên giờ đây sinh viên còn có nhiều “thời gian rỗi” hơn so với thời học theo chế độ niên chế. Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho sinh viên tự sắp xếp thời gian để tự học và nghiên cứu. Lên lớp, giáo viên chỉ có vai trò dẫn dắt và định hướng, còn lại sinh viên phải tự tìm hiểu và nghiên cứu, mà sinh viên Việt Nam bây giờ ý thức tự học, tự nghiên cứu rất kém.
Theo cách tín chỉ, giờ lên lớp ít hơn thay vào đó là thời gian tự học tự nghiên cứu. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số sinh viên dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho “ khỏe” . Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.
Bạn Nguyễn Văn Sơn ( sinh viên Học viện âm nhạc Huế) cho biết: “ thời gian rảnh có biết làm gì đâu, thôi thì cứ ngủ cho đỡ tiêu tốn năng lượng, đỡ đói bụng!”. Mọi người trong xóm trọ của Sơn cho biết, có ngày Sơn ngủ bỏ ăn, bỏ cả đến lớp và tất nhiên sách vở chẳng bao giờ đụng vào.
Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog, bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh.
Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí hoài như vậy các bạn nhé!
Lãng phí sức khỏe
Bên cạnh những bạn sinh viên hăng hái tham gia các cuộc hiến máu tự nguyện để cứu đồng bào lúc hiểm nguy đến tính mạng thì còn không ít sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho trong khi phần lớn sinh viên phải đi trọ học xa nhà, không được bố mẹ giúp đỡ, nhắc nhở.
Đa số sinh viên nam sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, nhất là nhậu nhẹt. Lúc nào có chút tiền hoặc có cớ vui nào đó là rủ nhau nhậu, thậm chí vay tiền để nhậu, mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, cứ đua nhau uống nhiều, uống đến say mới thích.
Sinh viên hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Các bạn có biết rằng nhậu nhẹt làm sút giảm toàn thể từ thể lực, tinh thần, trí tuệ và thoái hóa giống nòi.
Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. Nếu chơi games chỉ để giải trí một lúc, hay để thư giãn đầu óc thì không sao. Nhưng nghiện games đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ thì là điều hết sức đáng lo ngại. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.
Không ít bạn trẻ đỗ điểm cao vào đại học nhưng rồi học không nổi phải bỏ giữa chừng vì mê trò chơi này, thậm chí có người gục chết trên bàn game nhưng vẫn chưa làm nhiều người thức tỉnh. Họ vẫn đam mê , đốt thời gian và sức khỏe với những trò vô bổ như vậy. Ngoài ra, việc xem phim hay chat chit thâu đêm cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn lại đang rất thờ ơ với điều đó.
SV tham gia hiến máu, một hành động nhân đạo (nguồn Internet)
Lãng phí tài nguyên và tiền bạc
Tài nguyên mà sinh viên thường xuyên lãng phí là điện và nước.
Dù nhà trường và Đoàn TN kêu gọi hưởng ứng “giờ trái đất”, dù bản thân tham gia nhiều phong trào cổ động cho giờ trái đất nhưng không ít sinh viên sau khi rời khỏi phòng học vẫn không tắt quạt, không tắt điện, máy tính. Sau khi hết giờ học, có lẽ ít thấy phòng học nào mà sinh viên tự giác làm những điều trên, mà họ để mặc những người lao công làm điều đó.
Hay một việc như để bóng điện hành lang của dãy phòng trọ suốt cả ngày lẫn đêm, họ cho đó là chuyện nhỏ nên tình trạng này cứ diễn ra như “ chuyện thường ngày ở huyện”. Vì điện ở hành lang thường không bị chủ trọ tính tiền nên sinh viên để tháo khoán mà không mảy may suy nghĩ, vì cho rằng nó không gây thiệt hại gì cho mình.
Bên cạnh đó là lãng phí nước. Nước ở nơi công cộng như trường học, công viên… thì sinh viên cứ “xả” thoải mái mà không hề đắn đo, cứ nghĩ rằng “của chùa” thì dùng bao nhiêu cũng được. Và nhiều sinh viên còn có lối suy nghĩ rất “ hẹp” khi đáp lại hành động tăng giá tiền nước hàng tháng của chủ trọ là phải xả nước thật nhiều, không dùng cũng xả lênh láng cho xứng với số tiền mà mình phải trả và cho bõ tức khi chủ trọ cứ tăng tiền nước hằng tháng.
Những việc làm mà các bạn cho là rất nhỏ, các bạn cho là chuyện thường lại là một sự phung phí tài nguyên quá lớn mà các bạn không hề để ý, hay biết, và cũng không hề quan tâm.
Trong lúc các bạn không tắt điện phòng học, các bạn hãy nghĩ đến nơi khó khăn vẫn chưa có điện, nếu mỗi chúng ta biết tiết kiệm một tí thì sẽ rất có lợi cho nhiều người khác. Lúc các bạn xả nước một cách vô tội vạ chỉ vì tức chủ trọ tăng tiền nước, các bạn hãy nghĩ đến những nơi vùng sâu, vùng xa chưa một lần được sử dụng nước sạch…
Đang là sinh viên nên chi tiêu hàng tháng chủ yếu là do bố mẹ cấp, thế nhưng một số các bạn đang tiêu tiền hết sức phung phí. Trong khi nhiều sinh viên tiêu tiền rất tiết kiệm, và còn đi làm thêm để tự trang trải cho cuộc sống thì một số khác lại đang làm ngược lại.
Rất nhiều bạn phung phí tiền bạc trong những việc như nhậu nhẹt, chơi game, cá độ , chơi số đề hay tặng quà bạn khác giới một cách lãng phí…
Nguyễn Đức Trung ( sinh năm 1988, sinh viên Cao đẳng công nghiệp Huế) làm cho mọi người trong xóm trọ phải sợ với cách tiêu tiền của bạn. Bố Trung là chủ thầu xây dựng trong Đà Nẵng, cậy gia đình mình khá giả, Trung luôn tiêu tiền không biết tiếc. Trung cho biết một tháng tiêu hết khoảng 6 triệu, tiêu còn nhiều hơn một gia đình bình thường trong một tháng. Mà số tiền đó là để cá độ bóng đá, chơi lô đề và nhậu nhẹt với đám bạn. Một tuần ít nhất cũng nhậu bốn buổi, mà toàn những món sinh viên không dám mơ như baba, thịt thỏ hay thịt trăn…Trung vừa cười vừa nói : “bố mẹ nhiều tiền mà, mình phải tiêu bớt chứ”.
Không phải ai cũng có tiền để tiêu khủng như Trung, nhưng cũng không ít bạn sinh viên đang ném tiền vào những trò cá độ, nhậu nhẹt, lô đề…để rồi đến lúc hết tiền lại vay mượn, mang máy tính, xe đi cắm hay thậm chí cả trộm cắp…
Một số bạn thích chơi trội, thích chứng tỏ mình qua việc nhân dịp sinh nhật hoặc ngày lễ nào đó mua tặng cho bạn gái những món quà đắt tiền, độc đáo mà không ai có. Như một số bạn tặng vòng tay, nhẫn vàng hay một số bạn khác thì mua một trăm bông hồng xếp hình trái tim, hay là một trăm thỏi sôcôla…
Các bạn tiêu tiền mà không hề nghĩ đến bố mẹ mình đã phải vất vả như thế nào để làm ra những đồng tiền đó, mà lại tiêu vào những việc không đáng. Trong khi bố me đang oằn lưng ra để kiếm tiền nuôi các bạn ăn học, hy vọng nhiều ở các bạn thì các bạn lại tiêu tiền một cách vô tội vạ...
Hiện nay, các bạn sinh viên đang lãng phí quá nhiều thứ mà dường như các bạn không hề quan tâm. Là chủ nhân tương lại của đất nước, các bạn không nên lãng phí thời gian vào những trò vô bổ mà hãy chuyên tâm học hành, nghiên cứu, dành thời gian rỗi cho các hoạt động tình nguyện, xã hội.
Hãy biết quý trọng sức khỏe của mình, hãy giữ sức khỏe để có đủ sức học tập và cống hiến lâu dài, giúp ích cho gia đình và xã hội. Đừng phung phí tài nguyên, bởi chúng sẽ cạn kiệt nhanh chóng nếu bạn không biết sử dụng hợp lý; nếu mỗi người biết tiết kiệm một chút sẽ giúp cho cuộc sống bao người khác ở những vùng khó khăn sẽ được cải thiện hơn.
Đừng lãng phí tiền bạc vì để có được số tiền đó, bố mẹ bạn đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức, nước mắt …Và trên hết, các bạn hãy biết quý trọng, đừng lãng phí tất cả những điều trên vì chính bản thân bạn, vì tương lai của bạn, gia đình và cả tương lai của xã hội và đất nước…
Trong toàn thể vũ trụ này, có lẽ thời gian có sức mạnh hơn cả, là báu vật quý nhất trong cuộc đời con người. Thời gian tạo nên cuộc sống, tạo nên vô vàn những sự đổi thay và thời gian luôn được gọi là quà tặng kì điệu của cuộc sống. Đây là món quà to lớn, ai cũng được trao tặng nhưng không phải ai cũng biết gìn giữ, dang đôi tay đón nhận. Ngày nay, lắm lúc ta phải trầm tư một mình, suy nghĩ về thời gian – về món quà kì diệu của cuộc sống
Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng. nó sẽ qua đi rất nhanh, đúng như lời răn của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi đưa / Nó đi… đi mãi có chờ ai đâu!”
Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở học sinh. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa? Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?
Đáng tiếc là phần lớn h/s chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số h/s sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số h/s dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho “ khỏe” . Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.
Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog, bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh.
Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí hoài như vậy các bạn nhé!
Lãng phí sức khỏe
Bên cạnh những bạn h/s hăng hái tham gia các cuộc hiến máu tự nguyện để cứu đồng bào lúc hiểm nguy đến tính mạng thì còn không ít sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho trong khi phần lớn sinh viên phải đi trọ học xa nhà, không được bố mẹ giúp đỡ, nhắc nhở.
Đa số sinh viên nam sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, nhất là nhậu nhẹt. Lúc nào có chút tiền hoặc có cớ vui nào đó là rủ nhau nhậu, thậm chí vay tiền để nhậu, mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, cứ đua nhau uống nhiều, uống đến say mới thích.
H/s hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Các bạn có biết rằng nhậu nhẹt làm sút giảm toàn thể từ thể lực, tinh thần, trí tuệ và thoái hóa giống nòi.
Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. Nếu chơi games chỉ để giải trí một lúc, hay để thư giãn đầu óc thì không sao. Nhưng nghiện games đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ thì là điều hết sức đáng lo ngại. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.
Không ít bạn trẻ đỗ điểm cao vào đại học nhưng rồi học không nổi phải bỏ giữa chừng vì mê trò chơi này, thậm chí có người gục chết trên bàn game nhưng vẫn chưa làm nhiều người thức tỉnh. Họ vẫn đam mê , đốt thời gian và sức khỏe với những trò vô bổ như vậy. Ngoài ra, việc xem phim hay chat chit thâu đêm cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn lại đang rất thờ ơ với điều đó.Lãng phí tài nguyên và tiền bạc
Dù nhà trường và Đoàn TN kêu gọi hưởng ứng “giờ trái đất”, dù bản thân tham gia nhiều phong trào cổ động cho giờ trái đất nhưng không ít h/s sau khi rời khỏi phòng học vẫn không tắt quạt, không tắt điện, máy tính. Sau khi hết giờ học, có lẽ ít thấy phòng học nào mà sinh viên tự giác làm những điều trên, mà họ để mặc những người lao công làm điều đó.
Những việc làm mà các bạn cho là rất nhỏ, các bạn cho là chuyện thường lại là một sự phung phí tài nguyên quá lớn mà các bạn không hề để ý, hay biết, và cũng không hề quan tâm.
Hiện nay, các bạn sinh viên đang lãng phí quá nhiều thứ mà dường như các bạn không hề quan tâm. Là chủ nhân tương lại của đất nước, các bạn không nên lãng phí thời gian vào những trò vô bổ mà hãy chuyên tâm học hành, nghiên cứu, dành thời gian rỗi cho các hoạt động tình nguyện, xã hội.
Hãy biết quý trọng sức khỏe của mình, hãy giữ sức khỏe để có đủ sức học tập và cống hiến lâu dài, giúp ích cho gia đình và xã hội. Đừng phung phí tài nguyên, bởi chúng sẽ cạn kiệt nhanh chóng nếu bạn không biết sử dụng hợp lý; nếu mỗi người biết tiết kiệm một chút sẽ giúp cho cuộc sống bao người khác ở những vùng khó khăn sẽ được cải thiện hơn.
Đừng lãng phí thời gian vì thời gian rất quý gia và trôi qua rất nhanh .
Dàn ý thuyết minh về ngày tết nguyên đán
I. Mở bài: giới thiệu về ngày tết
Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Ngay tết cổ truyền có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự nghỉ ngơi của con người sau 1 năm làm việc mệt mỏi, và cầu mong một năm mới ăn khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt. ngày tết cổ truyền quan trọng nhất là ba ngày tết, chúng ta cùng tìm hiểu ba ngày tết này.
II. Thân bài: thuyết minh về ba ngày tết
1. Nguồn gốc ngày tết:
- Theo như văn hóa Phương Đông thì thời khắc giao thừa rất quan trọng, bắt đầu cho sự khởi đầu, khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng
- Theo người Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế 2879 TCN và sau đó có nhiều sự điều chỉnh
2. Các gia đoạn chính trong ngày tết:
- Cuối năm
- Tất niên
- Giao thừa
- Xông đất
- Xuất hành và hái lộc
- Chúc tết
- Thăm viếng
- Mừng tuổi
- Hóa vàng
- Khai hạ
3. Ba ngày tết:
Ngày thứ nhất: "Ngày mồng Một tháng Giêng"
- Đây là ngày đầu tiên của một năm
- Là một ngày rất quan trọng
- Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất
- Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng som họp
- Tục lệ “ mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình
Ngày thứ 2: "Ngày mồng Hai tháng Giêng"
- Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia
- Tục lệ “ mồng hai tết mẹ”
Ngày thứ 3: "Ngày mồng Ba tháng Giêng"
Theo tục “ ngày mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình.
4. Các lễ vật có trong ngày tết:
- Mâm ngũ quả
- Cây nêu
- Tranh tết
- Câu đối tết
- Hoa tết
- Thức ăn ngày tết: bánh chưng, bánh tét, kẹo, mức,….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về ngày tết
- Đây là một lễ rất có ý nghĩa của dân tộc Việt Nam
- Chúng ta nên duy trì ngày lễ quan trọng này
Đề bài: Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền
Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.
Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.
Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.
Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.
Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.
Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.
Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.
Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.
#Châu's ngốc
Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa quan trọng. Nếu chúng ta từng biết đến một lễ Giáng sinh an lành và ý nghĩa đối với phương Tây (theo đạo Thiên chúa giáo) thì Tết Nguyên đán cũng ý nghĩa như vậy đối với người Việt Nam. Với những tên gọi khác nhau như Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán, Tết âm lịch, đều thể hiện ngày đặc biệt quan trọng trong năm. Thường thì Tết âm lịch sẽ rơi vào giữa tháng Hai dương lịch, hoặc sớm hơn là và cuối tháng Một. Các ngày lễ chính của Tết là ngày mùng 1,2,3. Nhưng để chuẩn bị cho những ngày trọng đại này thì mọi nhà thường bắt đầu chuẩn bị từ 23 tháng Chạp. Để đón một cái Tết lớn trong năm, mọi thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi thứ. Sau 23 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị đều đã được bắt đầu. Mỗi thành viên đều được phân công công việc của riêng mình. Mọi công việc chuẩn bị này có thể kéo dài đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch, đây là ngày cuối cùng của một năm, mọi người cùng nhau chuẩn bị mâm cơm đoàn viên và được gọi là mâm cơm “tất niên”. Đây có lẽ là mâm cơm cầu kì nhất trong năm, nó thường có nhiều món cùng với việc trang trí đặc sắc hơn so với bữa ăn thường ngày. Món ăn đặc biệt không thể thiếu đó là thịt gà. Gà được chế biến sẵn rồi luộc cả con, để ráo nước để chuẩn bị cúng vào thời khắc quan trọng nhất trong năm. Một trong những công tác chuẩn bị quan trọng nhất cho ngày Tết cổ truyền đó chính là mâm ngũ quả. Đúng như cái tên gọi của nó, thường có năm quả đại diện cho những điều may mắn, tốt đẹp nhất trong năm. Tùy vào các vùng miền mà năm loại quả này được chọn khác nhau. Bước sang thời khắc quan trọng nhất đó chính là ba ngày Tết. Mùng 1, mùng 2 và mùng 3 là những ngày đầu năm mới. Mọi người sẽ cùng nhau đi thăm hỏi và chúc Tết gia đình, người thân và bạn bè. Họ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Một trong những điều thú vị nhất đó chính là tục lì xì đầu năm. Thông thường mọi người sẽ lì xì (mừng tuổi) cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ với ý nghĩa mong mọi điều tốt lành. Hết ba ngày tết, mọi người lại quay về cuộc sống thường ngày với những tất bật, bộn bề. Ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam. Không chỉ là ngày đầu tiên trong năm mà còn mang ý nghĩa truyền thống văn hóa của người dân. Đó là phong tục, tập quán của Việt Nam. Tết còn là nơi gia đình đoàn tụ, sum vầy, là nơi yêu thương trở về. Tết mang ý nghĩa giúp cho con người ta xích lại gần nhau hơn, thêm yêu thương và gắn bó. Mỗi người dân Việt không ai là không yêu và mong chờ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Với những ý nghĩa quan trọng, to lớn, Tết cổ truyền mãi là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Nó sẽ mãi được lưu truyền và gìn giữ cho đến mãi sau.
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa . Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp . Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố . Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường .
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần . Tuy vậy , họ vẫn thản nhiên , vô tư không có gì áy náy . Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác . Không chỉ với những nơi công cộng , ở một số khu phố , con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan , rác rưởi ngập đầy khắp lối đi , mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày . Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường.Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn.Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi.
Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn .Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì d9enu61 mình, đến gia đình mình.Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại.Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp , hiện đại . Không ở đâu xa , ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Đồng Nai chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn . Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông , cụ bà và cả các thanh thiếu niên trong khu vực . Mọi người đến để thư giãn , hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ , nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống , bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm , mất mĩ quan cả dòng sông . Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su , khi có một người nào đó vô tình ngổi lên thì việc gì sẽ xảy ra ? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần áo của người đó không những làm bẩn quần áo mà còn gây sự khó chịu . Và sẽ ra sao khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng ? Bạn thấy đó , chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác .
Ngày nay , đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa . Thế nhưng , được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường . Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình , tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố . Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi . Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người .
Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá . Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc giao thông . Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình . Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa . Như đã kể ở trên , xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi . Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua . Tệ hại hơn , đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ , ao . Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao , hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gai đình . Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng . Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước . Chúng khiến cho cống không thoát được nước . Vào những ngày mưa lớn , do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả , nước tràn khắp đường phố , cản trở giao thông . Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà . Nhìn cảnh tượng ấy , em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất .
Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều . Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo , vỏ bánh . Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô . Làm sao các thầy , các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy . Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác , dọn vệ sinh lớp . Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp . Thật tai hại làm sao !
Ngày hôm nay , vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều . Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO . Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến . Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông . Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện . Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác , cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam . Có lần em đi trên đường và nhìn thấy một đoàn khách du lịch nước ngoài . Khi đi ngang qua một ngôi trường , nhìn thấy những tờ quảng cáo của các nhóm gia sư bị ném vương vãi đầy rẫy trước cổng trường , họ lắc đầu và đi về phía khác . Vừa đi , những người khách vừa trò chuyện . Và từ xa, em thoáng nghe được một câu nói bằng tiếng Anh của một trong số họ : “ Người Việt Nam là thế sao ?” Chỉ là một lời nói nhưng đối với em sao thật nặng nề , thật xấu hổ . Lúc đó em đã nghĩ rằng phải chi những tờ bướm kia không được phát một cách bừa bãi , cổng trường không còn rác thì chắc những vị khách trên đã không nói như vậy .
Chưa bao giờ , ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi . Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày , từng giờ . Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn , nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người , từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi . Nói cách khác , những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh , thể hiện hành vi vô văn hóa , gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh , tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý , khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người . Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt . Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức , phản văn hóa, văn minh , phá hoại môi trường sống . Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp . Mặt khác , nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng . Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường . Còn ở Việt Nam thì sao ? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi , nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe .
Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng . Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài .
Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốm đau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dna6 cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế . Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể . Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương . Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ”
Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách . Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại
Hình ảnh con ngựa và cả tàu (cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản.
Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm.
Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam.
Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước, thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến.
Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.
Hình ảnh con ngựa và cả tàu (cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản.
Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm.
Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam.
Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước, thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến.
Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.
Bên cạnh những lợi ích ,mạng xã hội Facebook còn có tác hại ko nhỏ đối với giới trẻ .Để hiểu rõ đc những tác hại đó ,ta phải định nghĩa đc : mạng xã hội Facebook là j ? Hiểu ngắn gọn thì Facebook là công cụ để kết nối giới trẻ hiện nay.Vậy Facebook có tác hại như thế nào? Hiện nay , một số bạn học sinh đã thường xuyên bỏ bê , chểnh mảng việc học hành để dành thời gian chơi Facebook.Từ đó, việc học hành của các bạn ấy sẽ sa sút , ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này. Ko những vậy ,trên mạng xã hội Facebook còn đầy rẫy những nguy hiểm đang rình rập.Trước hết phải kể đến những người bạn ảo. Trước màn hình máy tính, điện thoại ta làm sao có thể biết được đó có là người bạn tốt hay ko? Hay đó chỉ là những kẻ luôn rắp tâm để hại ta ? Ngoài ra , những trò lừa đảo , những văn hóa phẩm đồi trụy trên Facebook cũng khiến giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc , sai lầm ,tiêu cực .Chính vì vậy , giới trẻ chúng ta cần nhận thức rõ mặt tiêu cực cũng như tích cực của mạng xã hội Facebook để sử dụng một cách hợp lí và thông minh.
Bên cạnh lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập. Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá. Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng. Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
Gợi ý
+ Phải luôn có ý thức về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, sẵn lòng hi sinh cho Tổ quốc khi đất nước gọi tên, không được phép trốn tránh hay sợ hãi
+ Cảnh giác và đề phòng với các thế lực thù địch có ý đồ chống phá Đảng và nhà nước ta, phải giữ lập trường tư tưởng chính trị đúng đắn.
+ Chăm ngoan học hành, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để tương lai trở thành những cá nhân ưu tú đóng góp vào sự phát triển của đất nước
+ Nhắc nhở bản thân phải ghi nhớ công lao của các thế hệ cha anh đi trước, luôn bồi dưỡng và củng cố tấm lòng yêu nước, lòng yêu hòa bình
+ Tham gia vào các công tác phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, đặc biệt là nuôi dưỡng tâm hồn một cách tích cực, hướng thiện,...
Nhắc đến các phẩm chất của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến tình yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó. Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
Ý thức của người dân
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.
Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em.
Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.
Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.
Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ
Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.
Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.
Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường.
Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường
Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.
Một bức ảnh nhỏ nhưng cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ô nhiễm đến mức nào.
Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường về các loại tội phạm còn hạn chế chưa đủ mạnh. Cụ thể, có rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự, còn các biện pháp xử lý khác như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên doanh nghiệp "lỳ đòn" cũng không có hiệu quả.
Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế.
Giải pháp khắc phục
Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.
Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.
Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.
Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.
Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau
haha
Vấn đề này chưa phải quá mức nghiêm trọng hay xảy ra tràn lan ở nước ta. Nghị luận về việc này còn thiếu hụt dẫn chứng do chưa có nhiều tin tức.
Đề này là đề tự nghĩ hay đề kiểm tra?
chuyện này không đáng gì phải đăng lên mặt đầu báo cả
nhưng thực tế thì chuyện này cực kì phổ biến
chẳng hạn như các anh chị của mình, tết đến xuân về, các anh chị ấy cứ ngồi ôm cái smarrtphone, cày game, lướt facebook,...
Tết là thời gian để gia đình ta sum vầy, vui vẻ cùng nhau, trò chuyện, thăm hỏi những người xung quanh; không phải thời gian ngồi ôm điện thoại.
dù nó không phổ biến tại đất nước này nhưng việc này cần phải báo động gấp. Nhân dân ta có truyền thống TẾT SUM VẦY chứ không phải là TẾT CÔ ĐƠN, vì vậy nên việc này rất đáng trở thành vấn đề để ta suy nghĩ