Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thói quen luôn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống. Thói quen nhiều người nghĩ chỉ là những điều nhỏ nhặt, nhưng thực sự, nó làm nên con người bạn, số phận bạn. Tạo được một thói quen tốt, đó là thành công rất lớn của mỗi người.Một người tự lập là phải biết tự vận động, đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng. Chính bản thân bạn mới biết điều gì là cần nhất trong học tập cho bạn trong lúc này, bởi bạn nắm được những điểm yếu cũng như những hạn chế của mình rõ hơn ai hết. Điều này có nghĩa là bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn. Khi học hay làm bất cứ một việc gì, bạn phải luôn cố gắng hết sức để hoàn thành nó. Chần chừ trong công việc, để dành việc sang ngày hôm sau, đó là tâm lí chung của rất nhiều người. Hãy tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được.
Tham khảo nhé bn
Một mái nhà hạnh phúc luôn là mong muốn của nhiều ngừoi, và thật sung sứong biết bao khi tôi đang lớn lên trong tình yêu thưong của ngừoi thân. Tôi yêu ba, yêu mẹ, yêu anh, yêu em, nhưng yêu nhất là ngừoi bà đã khuất của tôi- ngừoi luôn yêu thưong và quan tâm tôi từ ngày còn bé.
Bà hiện lên trong kí ức tôi với gưong mặt hiền từ và đôi mắt sâu lõm bên dứoi vầng trán cao đã có nếp nhăn hằng lên trên đấy, lộ rõ sự khắc khổ qua năm tháng. Mái tóc bạc trắng đựoc bà búi lên trông thật gọn gàng. Bà tôi rất hay cừoi. Nụ cừoi của bà làm sáng lên vẻ phúc hậu và nét đẹp lão cho khuôn mặt dù tuổi đã ngoài tám mưoi. Làn da nhăn nheo với những đốm đồi mồi vì tuổi tác. Tay chân bà không còn khỏe như trứoc nữa. Ôi! Sao mà thấy thưong bà thế!
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày còn nhỏ, cùng bà đi trên con đừong làng vắng vẻ. Ánh nắng ban mai ôm ấp lấy hai bà cháu, bóng tre xanh bên đừong như đang mở lối, còn những chú chim thì ngân nga đâu đó khúc hát chào ông mặt trời. Tôi vui vẻ trong vòng tay yêu thưong của bà, cùng bà cất những bứoc chân đến ngôi trừong mẫu giáo ở cuối xóm. Thích lắm những khi đựoc bà trao cho cái kẹo, cái bánh. Bà là vậy đấy! Luôn dành những thứ ngọt ngào nhất cho tôi! Và hạnh phúc nhất là vào những đêm trăng sáng! Bà hay dẫn tôi ra trứoc thềm nhà, đặt tôi tựa đầu trong vòng tay bà rồi kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích dưói ánh trăng sáng mờ và bóng hàng dừa trứoc nhà. Lời bà ấm áp, nhẹ nhàng đưa tôi vào giấc ngủ ngon nhất giữa cảnh trăng và tiếng gió thổi vi vu trên những tàu dừa cao chót vót giữa sự tĩnh lặng của mọi vật. Bàn tay bà nhẹ nhàng vuốt lên tóc tôi thật trìu mến. Tôi thấy sao mà ấm áp quá! Bà yêu tôi, luôn quan tâm tôi từ ngày còn bé như thế đấy! Bà chẳng khi nào giận dữ với tôi cả. Khi tôi vui hay làm điều gì tốt thì bà luôn cừoi và động viên tôi tiếp tục cố gắng. Còn khi tôi làm sai việc gì thì bà nhẹ nhàng nhắc nhở, rồi cũng cừoi với tôi- nụ cừoi của bà đầy khích lệ và niềm tin vào tôi.
Tôi nghĩ đến bà trong cuộc sống. Cứ mỗi lần vấp ngã hay thất vọng, tôi lại nhìn về nụ cừoi của bà trong ảnh là lại có thêm nghị lực để vưon lên và vựot qua tất cả. Ánh mắt bà nhìn tôi như ẩn chứa điều gì đấy. làm cho tôi lại chợt nhớ đến những lời động viên, khích lệ của bà ngày trứoc để tiếp tục cố gắng và hình ảnh của bà luôn bên tôi như ngày còn bé. Tôi đã gặp bà trong mơ, bà nhìn tôi và vẫn nở nụ cừoi như ngày trứoc.
Mai này lớn lên, tôi vẫn sẽ không quên những kỉ niệm bên bà. Dù thời gian có trôi xa đến đâu, dù mọi vật có đổi thay như thế nào thì tôi vẫn yêu bà, tình cảm đó là vĩnh cửu và sẽ không mờ nhạt. Hình ảnh của bà và nụ cừoi mà bà dành cho tôi sẽ mãi trở thành động lực để tôi vưon lên trong những khó khăn vô vàng của cuộc sống, vẫn là hình ảnh mà tôi yêu nhất. Mong sao ở thế giới bên kia bà sẽ luôn vui vẻ dù không có tôi ở cạnh.
Bà bây giờ đã ở thế giới rất xa, đã không còn bên tôi như ngày trứoc nữa. Với tôi, bà như bà tiên trong truyện cổ tích. Bà đã đem đến cho tôi những điều kì diệu và những phút giây tuyệt vời trong suốt một thời tuổi thơ. Trong cuộc sống, có lẽ khi ngưòi mà ta yêu quí nhất ra đi thì ngừoi ta rất dễ gục ngã! Nhưng tôi thì không! Tôi tin rằng bà ở trên thiên đàng đang nhìn theo tôi, dõi theo bứoc tôi trên cuộc đời. Tôi sẽ luôn học thật giỏi để bà đựoc vui lòng nơi phưong trời xa kia. Tôi muốn kêu lên thật to: "Bà ơi! Cháu nhớ bà!" để gió mang những tình cảm của tôi đến với bà- người tôi yêu nhất.
Đã hơn 10 năm nhưng hình ảnh và lời nói của thầy vẫn luôn hằn sâu trong ký ức tôi. Đó là năm học lớp 5, tôi được chuyển sang học lớp mới. Ngày đầu đi học tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, bạn không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường. Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ “yêu thương” và “tận tụy”. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để mang cho chúng tôi nhiều điều mới lạ. Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường xá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ. Khi không đến lớp, thầy lặn lội đến nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt hơn để chúng tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy tôi là như thế, thầy tận tụy với nghề, yêu thương tất cả học sinh. Tôi đã từng được đến chơi nhà thầy – một ngôi nhà mái lá đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Căn nhà bé nhỏ ấy chứa đựng tấm lòng yêu thương bao la của thầy tôi. Hơn cả 1 người thầy dạy chữ, thầy còn dạy chúng tôi biết bao điều trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng học tập, không khuất phục cái nghèo. Thầy vẫn tin rằng các học trò của thầy sẽ xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Niềm tin của thầy truyền sang niềm tin của chúng tôi – những đứa học trò nghèo chan chứa bao nhiêu là ước mơ và hoài bão. Những lời dạy dỗ của thầy đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài.
Riêng với tôi, tôi vẫn nhớ mãi những lần được thầy đưa đến trường. Con đường đá đến trường đã thấm biết bao giọt mồ hôi của thầy tôi. Tôi không sao quên được hình ảnh thầy với chiếc xe đạp cũ kĩ cứ kêu “kót két” theo từng vòng quay. Thế mà chỉ cần ngồi sau lưng thầy, con đường dài dường như ngắn lại; cái nóng của buổi trưa nắng gắt dường như cũng mát dịu hẳn đi. Nhìn lưng thầy ướt đẫm mồi hôi mà miệng vẫn vui cười. Ôi! Sao mà nhớ thầy đến thế! Trên con đường dài với lắm gập ghềnh, thầy và tôi cùng nhau trò chuyện nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật gần gũi và thân thiết như một người bạn lớn. Có lần thầy hỏi tôi rằng: “Nếu chỉ được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào con cho là đẹp nhất?!”. Lúc bé thơ ấy tôi nào hiểu những gì thầy muốn nói, chỉ khẻ cười rồi im lặng. Rồi thầy bảo rằng “trên đường con đi sau này sẽ có nhiều “bông hoa” như thế. Con đừng đợi phải đi hết quãng đường, hãy nắm lấy cơ hội để con có thể tiến xa hơn”. Và khi đó tôi mới hiểu điều thầy muốn nói, lời nói của thầy đã cổ vũ tôi đủ can đảm bước xa làng quê bé nhỏ để lên thành phố học tốt hơn. Đúng là thầy tôi, lời khuyên nhủ thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và làm người ta yên lòng lắm. Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện của người thầy năm xưa. Thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp thầy đã dành cho tôi. Đó là những lời dạy dỗ quý báu cổ vũ tôi trong những tháng năm dài. Gần 10 năm nay ít có dịp về thăm thầy cũ. Ngôi trường làng ngày xưa đã tàn phai ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn. Nhưng dù thời gian có trôi qua bao nhiêu, tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận tụy và đầy yêu thương.
Đối với tôi, “người thầy năm xưa” là biểu tượng của một nhà giáo Việt Nam ưu tú. Ở thầy tôi là sự hy sinh cao cả xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Đến hôm nay, trong lòng tôi vẫn mãi mãi kính trọng và biết ơn “người thầy giáo năm xưa”.
Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…, Ngô Tất Tố cũng là một tên tuổi tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến tác phẩm Tắt đèn. Ông đã kể về cuộc đời của chị Dậu– một người phụ nữ nông thôn yêu chồng thương con, nhưng vì xã hội thối nát, cường quyền áp bức đã khiến cho cuộc đời của chị đầy tối tăm, tủi nhục. Nhưng chính trong hoàn cảnh bị áp bức ấy, ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Một trong những đoạn đặc trưng đó là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu – người chồng ốm yếu của chị vừa được bọn cường hào thả ra sau những ngày đánh đập vì không có tiền nộp thuế. Chị Dậu đã phải vất vả chạy ngược chạy xuôi mới có thể có đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến lúc đưa được chồng về, nhà cũng chẳng còn gì, mãi mới có người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo loãng cho anh ăn. Cháo chín, chị ngồi quạt cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy ăn cháo. Trong đói nghèo khốn khó, người vợ ấy vẫn luôn yêu thương chồng da diết.
Chồng bị trói, bị cùm vì không có tiền nộp sưu thuế. Chị Dậu một mình tất tả chạy vạy mãi mà không đủ tiền. Túng quẫn khiến chị phải bán đàn chó mới sinh, bán cả đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Cảnh đứa con cầu xin “u đừng bán con”, cũng làm người mẹ như chị đứt từng khúc ruột. Vậy mà vẫn phải bán, vì không bán thì lấy đâu ra đủ tiền mà nộp sưu cho chồng.
Chị đã phải trải qua biết bao cay đắng, tủi nhục, đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt để có được đủ tiền nộp thuế thân cho chồng. Vậy mà, vừa đưa được anh chồng ốm yếu, chỉ còn thoi thóp khỏi tay bọn tay sai đi thúc thuế chúng đã lại đến đòi một khoản thuế thân vô lí – thuế của người em chồng chị đã mất từ năm ngoái.
Ban đầu, khi bọn đầu trâu mặt ngựa đến, chị cũng vẫn chỉ nhẹ nhàng van xin chúng: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông….., ông tha cho”. Chị nhẫn nhục, nhún mình để năn nỉ chúng tha cho anh. Dù sao, chị cũng chỉ là một người đàn bà thấp cổ bé họng, dù tức giận, nhưng cũng đâu thể làm gì được chúng.
Thế nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, ai cũng có giới hạn của mình. Chị Dậu cũng vậy. Khi tên cai lệ vẫn cố tình sấn đến định bắt anh Dậu đi, chị Dậu đã không còn nhún nhường trước chúng nữa, mà nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.” Tuy nhiên, quen thói hành hung người vô tội đã quen, bọn tay sai đâu dễ dừng tay.
Chúng vẫn tiếp tục sấn đến đánh chị và muốn lôi anh Dậu đi. Tức thì, chị Dậu đã trở thành bề trên cảnh cáo lũ kẻ dưới: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự cảnh cáo của chị không chỉ bằng lời nói. Chị đánh lại bọn tay sai, dúi chúng, lằng chúng, xô đẩy chúng không còn một đứa nào lại được, đành lủi thủi ra về.
Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.
Tác giả Ngô Tất Tố là nhà văn của những người nông dân. Ông là nhà văn xuất sắc, tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám. Nói đến Tắt đèn là chúng ta nhớ đến nhân vật chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng con, dũng cảm chống lại cường hào.
Với đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ông dã phản ánh lại cảnh thu thuế của xã hội ngày xưa đồng thời qua đó ông muốn lên án, phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến bất công vô nhân đạo. Cảnh Tức nước vỡ bờ dã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ điển hình biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán chó, bán khoai và đứt ruột bán đứa con bảy tuổi để đủ tiền nộp sưu cho chồng. Tưởng mọi chuyện đã xong và anh Dậu được về nhà nhưng bọn chúng lại còn bắt chị nộp thêm tiền sưu cho chú em chồng đã chết. Nộp một suất đã làm cho chị khổ lắm rồi nay nộp thêm suất nữa thì chị lấy đâu ra khoai, lấy đâu ra chó, lấy đâu ra con để bán mà nộp bây giờ? Anh Dậu bị ốm, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu như cái xác chết. Bọn cường hào cho người vác anh Dậu về trả lại cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất, đè nặng lên người chị làm cho chị khốn đốn vô cùng.
Cuộc đời là vậy, chị làm chăm chỉ, cần cù lao động quần quật nhưng chị vẫn nghèo, vẫn khổ, vẫn đói. Thế nhưng chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương yêu chồng con. Khi anh Dậu được trả về với cái xác không hồn chị đã tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm kéo đến an ủi, người cho vay gạo nấu cháo… Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên.
Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, tha thiết mời chồng: Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột. Lời người dàn bà nhà quê mời chồng ăn lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu cố ý chờ xem chồng ăn cổ ngon miệng hay Không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ vởi người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào de dọa.
Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm, có tinh thần phản kháng chống cường quyền mặnh liệt. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng với tay thước, tay roi, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng vào bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ anh đã lăn đùng xuống phản. Tên cai lệ gọi anh Dậu là thằng kia, hắn trợn ngược hai mát quát chị Dậu : Mày định nói cho chú mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà cũng mở mồm xin khất.
Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run, xin khất, lức thì thiết tha xin ông trông lại. Chị Dậu càng van xin thì bọn chúng càng hung hăng, dữ tợn hơn. Tên cai lệ đùng đùng… giật phát cái dây thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình chị Dậu van xin hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị rồi nhảy vào cạnh anh Dậu.
Trước thái độ của bọn cường hào, mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Để bảo vệ tính mạng cho chồng và nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không chịu lui bước, chị Dậu nghiến hai hàm răng như thách thức: mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem.
Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu xưng ông, sau đó lại là tôi với ồng cuối cùng là bày chồng bà với mày. Chị Dậu đã phản kháng. Tên cai lệ bị chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm cho bọn chúng ngã chỏng quèo. Tên hầu cận lý trưởng bị chị túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. Với chị nhà tù thực dân chẳng làm cho chị run sợ.
Ngô Tất Tố đã hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận lý trưởng một bài học đích đáng, ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội có áp bức, có đấu tranh.
Ngô Tất Tố đã miêu tả một cách rất chân thực, đã xây dựng một đoạn văn như một màn kịch vừa có bi vừa có hài. Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại nhuần nhuyễn, hợp lý, sử dụng lời ăn tiếng nói rất bình dị của đời sống hàng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng để thể hiện tính cách của mình. Ông đã thành công trong việc khắc họa nhân vật điển hình : chị Dậu – một người phụ nữ cần cù, chịu khó và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, mang những vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát
Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?
A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh
Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo
Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?
A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên
Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?
A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng
Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm
Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)?
A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
Bút chì là một đồ dùng để viết hoặc vẽ trên giấy hoặc gỗ, thường có lõi bằng chất liệu than chì và các hợp chất của nó hoặc tương tự.
Lõi làm bằng chì (graphite) và vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép. Bút chì hiện đại còn có thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi. Tên gọi bút chì có thể xuất phát từ loại bút có lõi chì (kim loại) mà người Roman cổ đại dùng để viết trên giấy papyrus.
Có hai loại bút chì: bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc. Bút chì đen thường được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ yếu.
Ruột bút chì (loại thường) trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán.
Độ cứng của bút chì tại Việt Nam sử dụng theo hệ thống phân loại độ cứng bút chì Châu Âu hiện đại, trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất). Tuy thang phân loại khá dài nhưng người ta chỉ thường dùng loại từ 2H đến 5B mà thôi.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
- Những thay đổi của cảnh vật và tiết trời cuối thu “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” đã khiến nhân vật “tôi” nhớ lại những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên.
- Những kỉ niệm được nhà văn diễn tả theo trình tự như sau:
- Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.
- Nhân vật "tôi" hồi tưởng được trở về con đường cùng mẹ tới trường.
- Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe ông đốc gọi tên mình vào lớp.
- Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.
Hồng là một cậu bé đáng thương trong xã hội phong kiến,cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là người cô.Người cô luôn muốn xóa đi tình cảm trong sáng về người mẹ của cậu bé đáng thương nhưng không, cậu vẫn luôn tin vào mẹ của mình, bảo vệ mẹ và tình yêu mẹ lại càng mãnh liệt hơn nữa.Tình yêu đó đủ đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra và tình yêu đối với mẹ đã làm cậu bé Hồng vượt qua tất cả và còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.
Thói quen luôn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống. Thói quen nhiều người nghĩ chỉ là những điều nhỏ nhặt, nhưng thực sự, nó làm nên con người bạn, số phận bạn. Tạo được một thói quen tốt, đó là thành công rất lớn của mỗi người.Một người tự lập là phải biết tự vận động, đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng. Chính bản thân bạn mới biết điều gì là cần nhất trong học tập cho bạn trong lúc này, bởi bạn nắm được những điểm yếu cũng như những hạn chế của mình rõ hơn ai hết. Điều này có nghĩa là bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn. Khi học hay làm bất cứ một việc gì, bạn phải luôn cố gắng hết sức để hoàn thành nó. Chần chừ trong công việc, để dành việc sang ngày hôm sau, đó là tâm lí chung của rất nhiều người. Hãy tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được.
Tham khảo nhé bn
Ặc ặc, chị ơi! Đăng lên đây cũng như không, lên mạng đọc tham khảo đi, tìm ý trước rồi tới bữa đó làm luôn. À! Mai nhớ đem giấy, nhắc rồi đó!