K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2016

Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp

Nhiều khu công nghiệp xuất hiện, dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiều dẫn tới quá trình đô thị hóa thời cận đại. Nhiều đô thị với dân số trên 1 triệu người dần hình thành.

Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sống cực khổ lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đến 15 giờ nên những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã sớm nổ ra.

Năm 1811 - 1812, ở Anh đã nổ ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biểu hiện đấu tranh bộc phát.

Bãi công là một hình thức đấu tranh phổ biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công cũng đã nổ ra. Ở Anh, 1836 - 1848 còn nổ ra phong trào Hiến chương.

Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Năm 1831 - 1834 tại Lyon (Pháp) và Sơlêdin[cần dẫn nguồn] (Đức) đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đấu tranh này chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị củagiai cấp tư sản.

24 tháng 11 2019

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet tốc độ cao, điện toán công suất mạnh và cảm biến có kích thước ngày càng nhỏ với giá ngày càng rẻ, cuộc cách mạng số được khởi nguồn trong cách mạng công nghiệp (CMCN) 3.0 đang đạt đến giai đoạn đỉnh điểm để tạo được sự kết nối ngày càng chặt chẽ giữa thế giới thực và không gian số với hàng chục tỷ vật thể và hàng tỷ người được kết nối với nhau thông qua internet kết nối vạn vật (IoT) để tạo ra dữ liệu lớn làm cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ phá vỡ (disruptive technologies) giúp tạo ra những thay đổi lớn trong mọi mặt của thế giới đương đại. Trong thời đại ngày nay, mọi hoạt động diễn ra trong thế giới thực được sự hỗ trợ ngày càng mạnh mẽ bởi các hoạt động trên không gian số, giúp thế giới trở nên ngày một hiệu quả và thông minh hơn. Những đột phá công nghệ trong CMCN 4.0 đang làm thay đổi những nền tảng phát triển kinh tế và xã hội như sở hữu, qui mô sản xuất, các khâu trung gian, tầm quan trọng tương đối của các loai nguồn lực.

Trong lĩnh vực kinh tế, sự thay đổi đáng kể về tầm quan trọng của các nguồn lực đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới có lợi cho các nền kinh tế ‘thâm dụng” công nghệ gắn với cuộc cách mạng số (cốt lõi của CMCN 4.0), và làm giảm vị thế của các nền kinh tế ‘thâm dụng” tài nguyên khoáng sản hay ‘thâm dụng” lao động. Do vậy các quốc gia thuộc hai nhóm sau phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc chạy đua toàn cầu.

Bản đồ doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại với sự gia tăng mạnh vai trò của các doanh nghiệp công nghệ hoạt động chủ yếu trên không gian số: nếu vào năm 2006, trong 6 tập đoàn có vốn hoá lớn nhất thế giới thì chỉ có 1 tập đoàn công nghệ (Microsoft)[1] thì đến đầu năm 2018, cả 7 tập đoàn có vốn hoá lớn nhất thế giới đều là các công ty công nghệ đang dẫn dắt cuộc cách mạng số và là chủ nhân của các nền tảng (platforms) giúp các tập đoàn này nắm trong tay những nguồn tài nguyên số khổng lồ và vẫn tiếp tục tăng nhanh chóng[2].

Trong lĩnh vực xã hội và chính trị, nhờ dựa vào các nền tảng số, mạng truyền thông xã hội (social media) đang lấn lướt truyền thông đại chúng để chi phối nhiều lĩnh vực của cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, cũng giống như trong lĩnh vực kinh tế, bên cạnh những lợi ích to lớn mà các nền tảng số mang lại, nhiều chuyên gia có quan ngại rằng các tập đoàn nắm giữ các nền tảng này đang có vị thế độc quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của hàng triệu người, các luồng tin tức và thông tin trực tuyến. Các vụ vi phạm dữ liệu, tấn công mạng, lừa đảo, vi phạm quyền riêng tư, phá hoại bầu cử… cho thấy sự cấp thiết phải có một mô hình mới về quản trị nhà nước ở nhiều nước trên thế giới để nắm bắt cơ hội và giảm thiểu thách thức trong kỷ nguyên số.

Nhìn chung bất cứ quốc gia hay doanh nghiệp nào cũng đều phải nỗ lực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số (digital transformation) để tận dụng và phát triển nguồn tài nguyên số có vai trò ngày càng gia tăng trong tương quan so sánh với với các nguồn tài nguyên truyền thống như đất đai, tài nguyên khoáng sản, vốn, lao động…

2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Việt Nam

a. Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Với việc nhấn mạnh cả vào mức độ ứng dụng công nghệ cũng như các yếu tố bổ sung như chất lượng của thể chế, chất lượng nguồn nhân lực và tinh thần khởi nghiệp, một số chuyên gia đã xây dựng phương pháp để định vị mức độ tham gia của các quốc gia vào quá trình chuyển đổi số. Điều này cũng phù hợp với tính qui luật về mối quan hệ giữa mức độ ứng dụng công nghệ cũng như chất lượng của các yếu tố bổ trợ với thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia. Trong phương pháp này, công nghệ được đo bằng Chỉ số ứng dụng Kỹ thuật số (Digital Adoption Index - DAI). DAI dựa trên ba chỉ số phụ bao gồm các doanh nghiệp, người dân và chính phủ, với mỗi chỉ số phụ được gán một trọng số như nhau: DAI (Kinh tế) = DAI (Doanh nghiệp) + DAI (Người dân) + DAI (Chính phủ). Mỗi chỉ số phụ là mức trung bình đơn giản của một số các chỉ số được chuẩn hóa đo lường tỷ lệ áp dụng công nghệ của các nhóm có liên quan. Tương tự như vậy, các yếu tố bổ trợ được đo bằng giá trị trung bình của ba chỉ số phụ: khởi nghiệp của doanh nghiệp; số năm học được điều chỉnh theo kỹ năng; và chất lượng của thể chế.

Bằng việc ứng dụng phương pháp nêu trên, báo cáo của Ngân hàng thế giới đã xếp hạng các quốc gia trên thế giới trong quá trình chuyển đổi số. Trong hình này, các nước trên thế giới được chia làm 3 nhóm theo thứ tự tăng dần về mức độ chuyển đổi số: (i) mới bắt đầu; (ii) quá độ; (iii) chuyển đổi. Các nước cũng được phân loại làm 4 nhóm theo mức thu nhập bình quân đầu người: (i) thu nhập thấp; (ii) thu nhập trung bình thấp; (iii) thu nhập trung bình cao; (iv) thu nhập cao. Việt Nam được phân loại thuộc nhóm nước ở trong giai đoạn quá độ của quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, cho dù Việt Nam có vị trí khá tích cực trong tương quan với các nước có cùng trình độ phát triển, đất nước vẫn ở trong nhóm quá độ trong quá trình số hóa và do vậy cần phải có nhiều nỗ lực để có thể nắm bắt cơ hội trong cuộc cách mạng số - nội dung cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Liên quan đến năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, nghiên cứu gần đây về mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp do Bộ Công thương cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ điển hình của CMCN 4.0

6 tháng 4 2016

MÌNH ĐANG CẦN GẤPlolang

7 tháng 4 2016

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

hihi

9 tháng 4 2016

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

9 tháng 4 2016

vì cách mạng tư sản nổ ra vầ thắng lợi đầu tiên ở pháp ; đưa tư sản cầm q;tạo đk cho ktế TBCN ptr . trong đó đặc biệt là nghành dệt k cung cấp đủ nhu cầu về sợi ; thức đy việc phát minh máy móc . như đã trình bày ở trên ; thì chủ yếu việc lao động bng chân tay ; năng suất thấp ; dẫn đến '' đời sơi '' nên đã phát minh ra máy kéo sợi . từ việc r đội máy kéo sợi ; thúc đẩy nhiều phát minh các loại máy khác 

22 tháng 4 2016

tick nua duoc ko

22 tháng 4 2016

1. 

a. Khí hậu:
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;
+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.
+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.
- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.
- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.
* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.
b . Sông ngòi:
- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.
- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.
- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.
c.  Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)
+  Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)
+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)
+ Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.
+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.
2. Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa:
- Phân bố: Khu vực Đông Âu.
- Khí hậu: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.
- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng.
​- Thực vật: Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.
Đặc điểm môi trường địa trung hải:
- Phân bố: Nam Âu - ven Địa Trung Hải.
​- Khí hậu: Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều;  mùa hè nóng, khô.
- Sông ngòi: Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước.
​- Thực vật: Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm.
3. - Là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất thế giới.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.
4. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Âu: Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcăn-đi-na-vi bờ biển dạng fio (Nauy); hồ, đầm (Phần Lan); Aixơlen có nhiều núi lửa và suối nước nóng.
Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do :
Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi  ấm và ẩm hơn phía đông.
5. Sự phát triển kinh tế của Bắc Âu:
–  Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.
–  Ba thế mạnh của các nước Bắc Âu là biển, rừng, thuỷ điện.
6. - Đặc điểm địa hình của khu vực Tây và Trung Âu: Khu vực Tây và Trung Âu gồm ba miền địa hình miền đồng bằng ở phía Bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía Nam.
7. Đặc điểm sự phát triển công nghiệp của Tây và Trung Âu:
- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.
- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).
- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...
à Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.
- Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,...
26 tháng 7 2019

* Địa hình và khí hậu đã ảnh hưởng đến đặc điểm sông ngòi, Bắc Bộ, sông ngòi Trung bộ, sông ngòi Nam bộ

- Địa hình ¾ diện tích là đồi núi nên sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi miền núi: ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp nước chảy xiết. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng nước chảy êm đềm.

- Hướng nghiêng địa hình cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam nên sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu... Ngoài ra địa hình nước ta có hướng vòng cung nên sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam...

- Ở miền Trung do địa hình cao ở phía Tây thấp dần về phía Tây nên sông ngòi chảy theo hướng Tây- Đông: sông Bến Hải, sông Thu Bồn...

- Địa hình nước ta bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn vì vậy tốc độ bào mòn nhanh làm cho sông ngòi nước ta bị chia cắt phức tạp, hàm lượng phù sa lớn.

26 tháng 1 2016

1. Dân cư nước ta phân bố đều

a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)

- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2

            + Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2

- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp

+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.

+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2

- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,

b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.

- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5 % (1990) xuống còn 73,1 % (2005).

            - Dân số thành tị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5 % (1990) lên  26,9 % (2005).

2. Nguyên nhân:

- Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.

- Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.

- Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.

 - Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.

- Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại.

 3. Hậu quả và hướng giải quyết

a. Hậu quả:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b. Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.

- Hạn chế di dân tự do.