Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Hãy chia các câu tục ngữ trên thành các nhóm phù hợp và nhận xét về nội dung và nghệ thuật của mỗi câu trong nhóm
“Một mặt người băng mười mặt của.”- Nghĩa là: Người quý hơn của rất nhiều lần. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của, nhưng con người lai được đặt lên trên mọi thứ của cải:
- Một số câu nội dung tương tự: “Người sống hơn đống vàng”, “Người làm ra của chứ của không làm ra người”...
- Câu này được sử dụng:
+ Phê phán coi của hơn người:
+ An ủi, động viên “của đi thay người.”
+ Đạo lí triết lí sống: Con người đặt lên trên mọi của cải.
+ Khuyến khích sinh nhiều con (đây là vấn đề cần phê phán, không phù hợp với xã hội ngày nay).
“Cái răng, cái tóc là góc con người.”
- Có hai nghĩa là:
+ Răng, tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khỏe con người.
+ Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tưcách của con người.
- Câu tục ngữ có thể được sử dụng:
+ Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ răng, tóc đẹp.
+ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.
“Đói cho sạch, rách cho thơm.”
- Có hai vế, đối nhau rất chỉnh; bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau “đói” và “rách” là sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất; “sạch” và “thơm” chỉ những điều con người cần phải đạt, giữ gìn, vượt lcn trên hoàn cảnh.
- Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù sạch cũng phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn thơm tho.
- Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo, khổ mà làm điều xâu xa, tội lỗi.
- Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người ta lòng tự trọng.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở.”
- Câu tục ngừ này có bốn vế vừa có quan hệ đẳng lập, vừa có quan hệ bổ sung cho nhau. Từ “học” lặp bốn lần, vừa nhân mạnh vừa để mở ra những điều con người cần phải học.
+ Học ăn, học nói: đó là “ăn nên đọi, nói nên lời”.
“Lời nói gói vàng”;
“Lời nói chăng mất tiền mua, lựa lời mil nói cho vừa lòng nhau''...
+ Học gói, học mở: là tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp khi gói
Và mở sự vật như quà bánh. Suy rộng ra, còn có thể hiểu là học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác.
- Mỗi hành vi của con người đều “tự giới thiệu” với người khác và đều được người khác đánh giá. Vì vậy, con người phải học đổ chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, tức là con người có văn hóa
“Thương người như thể thương thân.”
- Khuyên nhủ thương yêu người khác như chính bản thân mình.
- Đây là lời khuyên, triết lí về cách sống, ứng xử trong quan hộ giữa con agười với con người. Lời khuyên và triết lí sống ây đầy giá trị nhân văn.
- Câu tục ngữ không chí là kinh nghiệm vồ tri thức, ứng xử mà còn là hài học vềg tình cảm.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
- Nghĩa là: Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người có công xây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.
- Được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh:
+ Thể hiện tình cảm con cháu với cha mẹ, ông hà.
+ Lòng biết ơn của nhân dân với các anh hùng, liệt sĩ.
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
- Nghĩa là: Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, khó khăn, nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc đó, thậm chí việc lớn lao, khó khăn hơn.
- Câu lục ngữ khắng định sức mạnh của sự đoàn kết.
Nhận xét tục ngữvề chủ đề con người và xã hội, có ý kiến cho rằng: Những cau tục ngữ này thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ,hàm súc về nội dung, luôn chú ý tôn vinh giá đẹp của con người, đồng thời hứng tới các phẩm chất và lối sống tốt đẹp
Em có tán thành ý trên không? Vì sao
=> Em tán thành với ý kiến trên vì tục ngữ không chỉ đơn thuần là một câu nói để đem lại cho chúng ta những bài học mà còn cho chúng ta hiểu được giá trị của con người mà nó còn hướng tới các tác phẩm và lối sống tốt đẹp
Chia thành 3 nhóm :
Nhóm 1 : Câu 1,2,3 : Tục ngữ về phẩm chất con người .
Nhóm 2 : Câu 4,5,6 : Tục ngữ về học tập , tu dưỡng .
Nhóm 3 : Câu 7,8,9 : Tục ngữ về quan hệ ứng xử .
CâuNghĩa của câu tục ngữGiá trị kinh nghiệm được thể hiệnTH ứng dụng câu tục ngữ
1 | Con người quý hơn tiền bạc | Đề cao giá trị của con người | Cha mẹ yêu con, muốn con được sống và học tập tốt. Xã hội quan tâm tới quyền con người. |
2 | Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người. | Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. | Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi... |
3 | Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu. | Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. | Giữ mình, tránh xa cám dỗ như: nghiện hút, trò chơi điện tử, đua đòi ăn diện bỏ bê học hành... |
4 | Cần phải học cách ăn, nói,... đúng chuẩn mực. | Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. | Khéo léo đúng mực trong nói năng, giao tiếp với thầy cô, cha mẹ, bạn bè. |
5 | Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn. | Đề cao vị thế của người thầy. |
Tìm thầy học để có cơ hội hiểu biết, thành công. Tôn trọng và biết ơn thầy bằng những việc làm cụ thể. |
6 | Học thầy không bằng học bạn. | Đề cao việc học bạn. |
Học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình. Tự học để nâng cao hiểu biết |
7 | Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình. | Đề cao cách ứng xử nhân văn. | Cần nhắc ai đó biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, nhất là những người gặp khó khăn, hoan nạn. |
8 | Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó. | Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả. | Nói về phong trào đền ơn đáp nghĩa. Nhận xét khi thấy một việc làm tốt thể hiện lòng biết ơn. |
9 | Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức. | Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. |
Nhắc nhở về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân |
Em có tán thành Vì những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinhgias trị con người , đưa ra nhận xét ,lời khuyên về những phẩm chất và lối sông mà con người cần có .
Ca dao:a,b,c,g,h (vì ca dao thường là các câu viết theo thể lục bát)
Tục ngữ : d,e (vì tục ngữ là những câu nói ngắn gọn ổn định có nhịp điệu hình ảnh thể hiện kinh nghiệm nói về mọi mặt, đc nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hằng ngày)
Chúc bạn học tốt
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 – c; 2 – a; 3 – d; 4 – b | b | c | a | c |
II. Tự luận
1. Bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.
2. Viết bài văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:
a. Phần mở bài (0.5 điểm)
- Giới thiệu bài ca dao
- Nêu chủ đề bài xa dao: ca dao than thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: nhỏ bé, đắng cay, nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào hoàn cảnh.
b. Thân bài (5 điểm)
- Bài ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói lên thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mở đầu như vậy cho ta thấy thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, cay đắng của người phụ nữ xưa, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc. (1 điểm)
- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Thân em như trái bần trôi”.(0.5 điểm)
+ Cây bần là loại cây quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên hoặc được trồng để chống sạt lở ven sông, đầu ghềnh cuối bãi. (0.25 điểm)
+ Tên gọi của trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, đau khổ. Đồng thời hình ảnh cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao. (0.25 điểm)
- Cô gái ví mình thứ quả lạc giữa dòng nước mênh mông. Trái bần bé nhỏ bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy không “biết tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. (1 điểm)
- Bài ca dao diễn tả chân thực cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. ở đó, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cành, không có quyền tự quyết cuôc đời mình. (1.0 điểm)
- Bài ca dao có thế ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những người phụ nữ bình dân. HS có thể mở rộng một vài bài ca dao cùng chủ đề để liên hệ. (0.5 điểm)
- Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, hình ảnh so sánh độc đáo, có hình thức của câu hỏi tu từ. (0.5 điểm)
c. Kết bài (0.5 điểm)
Khẳng định lại giá trị bài ca dao. Nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.
Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng.
-
Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,…
-
Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
-
Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
Làn điệu ca Huế | Nhạc cụ | Ngón đàn |
+) Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... +) Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh. |
đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
|
Trong văn bản không có nói đến ngón đàn |
Các bạn ơi giúp mình với
ukm