K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2018

Cô H. yêu dấu của con,

Hôm nay là ngày 20/11, là một ngày thật đặc biệt bởi nó là một dịp cho những đứa học trò vốn chẳng mấy khi tâm sự như con có thể nói lên tình cảm của mình mà không bị cho là 'sến'.

Còn nhớ những ngày đầu khi cô mới nhận lớp, lớp chúng con đã khiến cô nhiều lần buồn lòng vì không tập trung trong giờ học. Khi ấy, những đứa học ban Tự nhiên như chúng con chưa hiểu được những sâu lắng của môn Văn, càng chưa hiểu sự tâm huyết của cô dành cho môn học và cho những đứa học trò tụi con nhiều đến nhường nào.

Thế rồi từng giờ học trôi qua, càng ngày, tụi con càng cảm thấy gắn bó hơn với Văn, với những giờ giảng của cô. Cô không chỉ dạy cho chúng con cách viết một bài văn hay, cô còn dạy cho con về cuộc sống qua những câu chuyện cô chia sẻ.

Những 'Người lái đò sông Đà' chẳng còn lạ lẫm khô khan qua lời giảng của cô cùng những câu chuyện đầy màu sắc về nhà văn Nguyễn Tuân. Cô khiến tụi con tham gia vào những buổi bàn luận về bài thơ 'Sóng' sau khi được nghe về câu chuyện tình lãng mạn của nhà thơ Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ... Tụi con đều cảm thấy mình thật may mắn vì được học một cô giáo dạy Văn đầy tâm huyết, được biết thêm về một thế giới văn học đầy màu sắc mà trước giờ tụi con chưa từng nghĩ mình sẽ hứng thú, say mê đến thế.

Ngày 20/11 này, cô cho tụi con được nói lời 'xin lỗi' và 'cảm ơn' cô, cô nhé!

Xin lỗi cô, vì trong năm học vừa qua, tụi con từng khiến cô phiền lòng vì điểm số chưa được như mong muốn, những lúc còn chểnh mảng học hành.

Cảm ơn cô, vì những giờ học luôn đầy ắp sự hào hứng, vì những câu chuyện mà cô chia sẻ với tụi con, những lời dạy giản dị mà thấm thía.

Cảm ơn cô, vì đã luôn bỏ qua những lần nghịch ngợm, những lơ đễnh và vụng về của lũ học trò 'nhất quỷ nhì ma' chúng con!

Con và những bạn trong tập thể lớp không thể nói hết sự biết ơn của mình với cô trong vài dòng ngắn ngủi, chúng con biết cố gắng hơn nữa trong học tập để cô luôn có thể tự hào về tập thể lớp 12A8 - những đứa học trò mà cô vẫn đùa 'thánh chơi, thần học' này thôi. Chúng con yêu cô nhiều lắm!

10 tháng 11 2018

nhan ngay 20/11 em chuc co manh khoe,cong tac tot !

4 tháng 11 2017

Chỉ còn ít ngày nữa là đến 20/11, con lại nhớ đến ngày này năm ngoái và thấy thật xấu hổ. Hồi đó con rất lười học, trong lớp lúc nào cũng lầm lì, đến trường thì chẳng bao giờ chấp hành nội quy…khi ấy con thật đáng trách phải không cô? Các thầy cô giáo thường xuyên nói về con với một vẻ không hài lòng. Chỉ có cô luôn giữ thái độ ân cần với con, và con nhìn thấy trong ánh mắt cô sự lo lắng của người mẹ với đứa con gái hư của mình.

Con hiểu vì sao cô lại lo cho con. Con biết năm ngoái là năm cuối cấp và con có hai kỳ thi lớn trước mặt – kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi đại học. Con cũng hiểu hậu quả của việc thi trượt là như thế nào. Con hiểu hết cô ạ, nhưng con vẫn sống bất cần như vậy, cô cũng thấy lạ phải không cô?

Bạn bè con, cả các thầy cô giáo cũng rất ngạc nhiên vì không hiểu sao một học sinh đứng nhất lớp năm lớp 11 như con lại có thể bê tha như vậy vào năm lớp 12 – năm học quan trọng nhất của đời học sinh. Nhưng sau một vài phút ngạc nhiên và những lời xì xào bán tán với vẻ khó chịu thì mọi người lại chuyển sang chủ đề khác chứ không ai thèm quan tâm tại sao con lại đổ đốn như vậy. Không ai cả, trừ cô.

Con cảm ơn cô đã tìm hiểu mọi chuyện và giơ một cánh tay kéo con dậy đúng lúc. Con nhớ đó là hôm 20/11, sau khi buổi lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam kết thúc, cô đã ngồi nói chuyện với con. Câu đầu tiên cô bảo con không phải là một lời “chất vấn” tại sao dạo này lười học mà là một lời hỏi thăm ân cần: “Ngọc à, dạo này con gầy quá. Có chuyện gì thế con?” Bỗng dưng con thấy mắt mình cay cay, và con đã khóc. Con khóc một cách vô thức. Con khóc mà không hiểu vì sao.

Con khóc những giọt nước mắt tủi thân. Và cô đã ôm con vào lòng. Ngày hôm ấy con đã kể cho cô nghe mọi chuyện. Năm con học lớp 12, bố mẹ con li dị, chị gái con đi du học ở nước Mỹ xa xôi. Mẹ con lại bận rộn cả ngày nên trong căn nhà rộng tuênh huênh chỉ có một mình con. Con đã rất buồn, và càng buồn hơn khi cảm thấy không có ai quan tâm tới mình. Con sinh ra bất cần đời từ đó. Con không thèm học, không thèm chấp hành nội quy. Con phớt lờ mọi sự nhắc nhở. Con đã đổ đốn như thế đấy.

Kể hết cho cô nghe, con tưởng rằng cô sẽ mắng con. Nhưng không, con nhớ cô đã khóc và ôm con vào lòng. Cô là người duy nhất thông cảm và hiểu con. Cô chỉ nói một câu duy nhất: “Khổ thân con tôi.” Khi con ra về, con vẫn thấy cô khóc, và lần đầu tiên trong năm lớp 12, con bíêt mình đã sai. Cô không trách cứ gì, cũng không bảo con phải thế này thế kia, nhưng cô vẫn khiến con bừng tỉnh và nhận ra mình phải làm gì.

Những giọt nước mắt cảm thông của cô đã sưởi ấm trái tim lạnh giá của con. Con biết rằng vẫn có người quan tâm và yêu thương mình. Và con tự hứa với bản thân từ giờ sẽ không để cô phải buồn, phải khóc vì mình. Con quyết tâm sẽ làm cho cô vui và tự hào về con như ngày trước.

Hôm sau đến lớp, các bạn rất ngạc nhiên khi thấy con mặc đồng phục chỉnh tề và đến trường từ sớm. Trong giờ, con giơ tay phát biểu và đã được điểm mười vì câu trả lời chính xác. Các bạn vỗ tay hoan hô, cô Thanh dạy Sinh nhìn con với vẻ hài lòng. Những ngày sau cũng vậy, con chăm chỉ học hành và luôn là người giải những bài toán hóc búa nhanh nhất lớp. Các thầy cô lại khen con thay vì than phiền, các bạn lại trò chuyện cùng con thay vì bàn tán xì xào về con.

Con nhớ cô đã cười và nói: “Ngọc ơi, con không biết cô mừng thế nào đâu. Con đã trở lại là con thật rồi”. Con đã cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô và con đã thành công. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp của con cao nhất lớp và con đã đỗ vào trường đại học con hằng mơ ước. Tất cả là nhờ có cô, cô ạ. Cô đã kéo con lên từ đường trượt dài tạo nên từ sự yếu đuổi của con. Nếu cô không ôm con vào lòng và hỏi han con hôm ấy thì hôm nay có lẽ con đang ở một nơi nào đó chứ không phải ở đây – trong giảng đường của trường ĐH Ngoại Thương.

Nhân ngày 20/11, con chúc mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với cô, chúc cô luôn trẻ trung, khoẻ mạnh và giữ được trái tim nhiệt huyết với nghề. Cô ạ, không chỉ có ngày 20/11 đâu mà ngày nào trong năm con cũng nhớ đến cô. Con đã coi cô là mẹ của mình từ ngày 20./11 năm ngoái khi cô nói với con: “Khổ thân con tôi!” - lời nói đã sưởi ấm trái tim con. Cô ơi, hôm nay con muốn nói với cô một câu mà con đã định nói từ rất lâu rồi: “Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ! Con yêu mẹ rât nhiều!

Tôi đã khóc khi đọc bức thư này - bức thư được viết nên bằng cảm xúc yêu thương, kính trọng đến cô giáo mình từ đáy lòng của cô trò nhỏ. Tôi đã hiểu mẹ tôi là người giáo viên tuyệt vời đến nhường nào. Mẹ cũng là cô giáo đặc biệt nhất của tôi – người đầu tiên dạy tôi biết đọc, biết viết; người dạy tôi những bài học đạo đức không có trong sách vở; người luôn ở bên nâng tôi dậy mỗi khi tôi sắp khuỵu chân ngã.

Tôi vội chạy đến ôm mẹ và nói: “Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ! Con yêu mẹ rất nhiều!”. Và tôi thấy từ khoé mắt mẹ lăn xuống những giọt lệ tự hào và hạnh phúc.

4 tháng 11 2017

thế thì tự mà viết

mình phải tự viết chứ

nếu viết hộ thì coi như là bạn ko viết rồi mà cũng như bạn chép bài bạn rồi

14 tháng 10 2020

Mẹ kính yêu..!

Giờ này mẹ đã ngủ....

Con viết cho mẹ khi con đang say. Hôm nay con uống 2 cốc bia mẹ ạ. Con say. Con khóc.

Ngày 20/10 là gì hả mẹ? Với mẹ chỉ giản đơn là 1 ngày bình thường thôi nhỉ.

Con khóc. Và con nghĩ về mẹ. Từ khi con hiểu được 20/10 là gì? Con đã làm được những gì cho mẹ.

Ngày cấp 1 con xin mẹ 2.000 đồng để đóng tiền mua hoa cho cô giáo chủ nhiệm. Đi học về thấy mẹ đang bán những tạ than đen nhẻm, cái cân phải luồn đòn gánh vào vì chưa có cân bàn... vai phải mẹ thường đau mỗi tối.

Ngày cấp 2 con xin mẹ 10.000 đồng để ngoài tiền mua hoa cho cô, còn mua thiếp hí hoáy cả đêm tô vẽ, tặng những người bạn con yêu thương. Mẹ nằm trên giường vắt tay lên trán: "Tháng này bố mày chắc không được nghỉ phép"...

Ngày cấp 3 con xin mẹ 50.000 đồng, để cùng các bạn trong lớp cắm trại và liên hoan tới tối muộn mới về. Mẹ đã lau sạch sẽ nhà cửa, mâm cơm tối vẫn còn để gọn gàng thức ăn cho riêng con. 2 thằng em chành chọe nhau mệt rồi lại ôm nhau ngủ...

Đại học. Con là cán bộ lớp, con chúc mừng nhiều người lắm, bạn bè, cô giáo, những cô bác con quen...những ngôn từ dí dỏm và đặc biệt dành riêng từng người. Mẹ điện thoại lên và nói những điều như ngày nào cũng điện để nói: " Đi ngủ nhớ mắc màn, tối nhớ cài cửa thật kỹ, ngủ sớm đi".

Nhưng...mẹ biết không, con luôn nghĩ tới mẹ đầu tiên. Con luôn thế. Ngày bé, có lần con làm tặng mẹ bài thơ nhưng không dám đưa, có lần mua hoa tặng mẹ rồi lại đưa cho đứa bạn về... cắm. Có lẽ do mình ở quê mẹ nhỉ? Ở quê những bà mẹ đầu tắt mặt tối, chẳng chồng con nào tổ chức ngày của mẹ.

Con lên thành phố

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ mặc váy và đi dép cao. Họ bước những bước đi uốn dẻo nhẹ nhàng lịch lãm, không vội vã, tất bật như mẹ. 8h tối họ trang điểm và đi cafe, mẹ cơm nước, giặt giũ và mắc màn cho chúng con ngủ.

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Họ nói về khiêu vũ, về những chuyến công tác đi mệt lử nhưng biết nơi này, nơi kia, biết món này món kia. Còn mẹ của con, khi con điện thoại về hỏi: Mẹ ơi con ghẹ là con gì mẹ nhỉ? có người nói với con là con ghẹ ăn ngon. Mẹ trả lời: "Mẹ cũng không rõ lắm, hình như nó giống con hến, con ngao"...Và khi con được biết về con ghẹ. Con khóc.

Con gặp những người đàn bà ngang tuổi mẹ. Chồng họ chở đi siêu thị mỗi tuần, và đi mua cho những bộ quần áo đẹp. Vậy mà những lúc chán chồng, họ đi ra phố phường với đám bạn, và vào vũ trường, vào cafe. Còn mẹ, mẹ khóc mỗi khi bố làm mẹ buồn. Và mẹ nói với chúng con: "Chỉ mẹ được nói bố, chúng mày là con dù bố mẹ có sai đến thế nào cũng không có quyền nói...".

Mẹ của con. Lúc này con nhớ về tuổi thơ con. Quãng đời con trải qua bên mẹ. Chúng con luôn có mẹ ở bên. Và bố cũng thế, bố gọi điện thoại mỗi ngày mẹ nhỉ, và bố gặp lần lượt từ mẹ tới 3 đứa con... Bố mỗi tháng về 1 lần. Chúng con lớn lên, đứa nào cũng sáng sủa khôn ngoan, ai cũng khen mẹ thật giỏi, bố thật may vì có mẹ... Bố con cũng là một người đàn ông tuyệt vời phải không mẹ. Dẫu đôi lúc bố làm mẹ buồn, nhưng con người có ai hoàn hảo đâu? Con cũng thấy xấu hổ lắm, khi con, khi em con, chẳng ngoan như những gì mẹ đã chờ mong.

Mẹ! Mẹ ngủ đi, đừng thức nữa, sao giấc ngủ mẹ chẳng sâu thế. Sao sau 1 đêm mắt mẹ càng quầng? Sao mẹ hay ốm đau?

Mẹ! Con yêu mẹ. Con yêu mẹ. Và con sẽ sống thật tốt như những gì bà ngoại đã dạy mẹ để mẹ dạy con. "Sống không quỵ lụy ai, không hài lòng và không giả dối".

Con đã lớn khôn, con đã trưởng thành, nhưng những tối rúc đầu vào nách mẹ mà ngủ vùi, tới sáng vẫn dang chân tay trên giường ngon giấc...còn mẹ đã nấu xong bữa sáng. Con bỗng thấy mình như một công chúa nhỏ, thấy con là người hạnh phúc nhất thế gian, vì tất cả những gì bố mẹ dành cho chị em con, là những điều con không mong gì hơn thế nữa.

Đêm nay con chúc mẹ ngủ ngon, và bố ở nơi xa sẽ luôn mơ về mẹ!

18 tháng 11 2019

Thầy Dung xa nhớ!

Cũng gần 3 năm rồi thầy nhỉ! Từ ngày em bước chân ra khỏi mái trường tiểu học thân thương và cũng ngày ấy là ngày em phải rời xa thầy, xa các bạn.

Thầy kính mến!

Dạo này thầy và gia đình có khỏe không ạ! Hẳn là công việc đã làm thầy mệt mỏi và bận rộn? Học sinh ở trường mới có ngoan không hả thầy? Thầy biết không, từ ngày thầy chuyển trường, ai cũng nhớ thầy nhiều lắm! Bố bảo muốn dẫn em lên thăm thầy nhưng chưa có thời gian. Còn mẹ thì lúc nào cũng nhắc tới thầy, cứ hỏi hoài về thầy. Bố mẹ còn gửi lời hỏi thăm tới thầy nữa.

Năm học vừa qua, ... chẳng những em đạt học sinh giỏi mà em còn được xếp thứ nhất trong lớp. Năm nay, em được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp huyện môn Toán. Em luôn được thầy cô và bạn bè khen ngợi, giúp đỡ, động viên, khuyến khích. Đạt được kết quả như ngày hôm nay là nhờ vào công ơn to lớn của thầy và mọi người. Nhưng lớn lao hơn cả là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy. Có thể nói, thầy là ngọn đuốc sáng soi đường cho em đi.

Nhân ngày 20/11 để tỏ lòng biết ơn, em kính chúc thầy mạnh khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều niềm vui. Em cảm ơn thầy về khoảng thời gian qua đã cho em tri thức, tình thương yêu, sự cảm thông. Công ơn thầy to lớn như trời bể, em xin ghi nhớ suốt cả cuộc đời".

Nhận được bức thư này, thầy Dung đã rất xúc động. Thầy chia sẻ: Thầy rất vui khi nhận được bức thư của em Nguyệt. Đây là món quà ý nghĩa nhất trong ngày 20/11 thầy nhận được, là động lực để thầy tiếp tục cố gắng hơn nữa, cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.

Được biết, là thầy giáo từ miền xuôi lên vùng núi cao của huyện Mường Lát để dạy học, thầy Phạm Đăng Dung đã gắn bó với học sinh nghèo miền núi nhiều năm. Gạt đi nỗi nhớ nhà, những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất thầy Dung cũng như nhiều thầy cô giáo ở vùng niềm núi xa xôi đang hết lòng vì học trò thân yêu.

#hoctot

#phanhne

21 tháng 10 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bài giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. 

Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn.

Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

21 tháng 10 2018

Năm nay, tôi đã xa ngôi trường Hồng Hà thân yêu rồi. Tôi đã không còn rụt rè bước vào ngôi trường này như ngày đầu tiên bước vào lớp Một. Chính những ngày đầu tiên ấy đã để lại trong tôi một ấn tượng không bao giờ phai bởi đó là ngày đầu tiên tôi gặp cô giáo Thủy.

Cô Thủy bây giờ chắc vẫn còn trẻ đẹp như hồi nào. Ngày đầu tiên tôi gặp cô, cô chỉ mới ngoài hai mươi tuổi, nhìn cô hệt như một nữ sinh mới ra trường. Cô mặc bộ áo màu hồng ngọc, dáng đi thướt tha đến bên tôi khi tôi đang đứng ngẩn người ra nhìn chăm chú vào cô. Cô hỏi tôi:
- Em tên là gì?
Giọng nói của cô thật ngọt ngào. Lúc ấy, tôi mới thấy rõ khuôn mặt cô. Đó là một khuôn mặt trái xoan với mái tóc đen nhánh chấm ngang vai. Tôi lễ phép nói:
- Dạ em tên Lệ Quyên ạ!

Cô nở trên đôi môi đỏ hồng một nụ cười tươi rồi cầm tay tôi dắt vào lớp. Tay cô thon thả, mềm và mát lạnh nắm lấy tay tôi, truyền cho tôi lòng tự tin của buổi học đầu tiên và như nhắn nhủ tôi: “Hãy bình tĩnh như một người lính ngày đầu ra trận, cậu bé ạ!” Suốt cả năm học, cô rất tận tụy dạy dỗ chúng tôi. Có những bài cô giảng rồi, chúng tôi chưa thật hiểu, cô từ từ giảng lại chậm hơn, kĩ hơn cho đến lúc chúng tôi thực sự hiểu cô mới chuyển sang luyện tập. 

Nhờ hiểu sâu về lí thuyết mà các bài tập thực hành, chúng tôi đều làm được cả khiến cô rất vui. Nhưng cô cũng rất nghiêm khắc mỗi khi tụi nhỏ chúng tôi nghịch ngợm không phải lúc, phải nơi. Các bạn trong lớp tôi ai cũng muốn làm những điều hay điều tốt để cô vui. Tôi là một học sinh giỏi toán của lớp nhưng chữ viết thì vào loại tệ nhất lớp. Cô thường viết mẫu cho tôi trước để tôi viết theo. Có nhiều lần tôi quá ham chơi, chữ viết nguệch ngoạc, cẩu thả, cô bắt viết lại. Thậm chí giờ ra chơi, cô bắt tôi ngồi viết lại bài học, xong rồi mới cho ra. Nhờ vậy mà giờ đây chữ viết của tôi đã trở nên đẹp vào loại nhất, nhì lớp.

Gặp phụ huynh nào, cô cũng báo rõ những mặt mạnh, yếu của học sinh để phụ huynh biết để kết hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục rèn luyện thêm cho học sinh. Cô Thủy là cô giáo mà tôi gặp đầu tiên ở bậc Tiểu học. Cô đã làm cho tôi hiểu được tấm lòng của các thầy cô và dạy cho tôi những điều mới lạ mà tôi chưa biết. Cô là người thầy đầu tiên dắt tôi bước vào cuộc đời học sinh, dạy tôi những nét chữ đầu tiên. Tôi không bao giờ quên công ơn dạy dỗ của cô - người mẹ thứ hai ở trường của tôi.

 
1 tháng 11 2018

lên google đi

1 tháng 11 2018

MK NGHĨ LÀ BN NÊN LÊN GOOGLE VÌ TRÊN ĐÓ CÓ RẤT NHIỀU BÀI VĂN HAY

 I. Mục đích

   Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.

   II. Phân công chuẩn bị .

  1. Bánh kẹo, hoa quả, chén, đĩa...: Lan, Minh và các bạn nữ

  2. Trang trí lớp: Lộc, Hương, Linh

  3. Báo tường: Hiền Nhi và ban biên tập

  4. Tiết mục văn nghệ

  + Dẫn chương trình: Minh, Hường

  + Kịch câm: Tuấn, Nga

  + Kéo đàn: Hà Vi

  + Múa: Tuyết, Sương, Hoa, Thu

  + Hát: Trường, Hằng, Duy

  5. Dọn lớp sau buổi lễ: cả lớp

  III. Chương trình cụ thể

  1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô giáo: Như Quỳnh

  2. Giới thiệu báo tường: Hiền Nhi

  3. Liên hoan văn nghệ, ăn bánh kẹo và uống nước.

   - Giới thiệu chương trình liên hoan văn nghệ: Minh, Diệu Hà.

   - Biếu diễn văn nghệ:

   + Kịch câm

   + Kéo đàn vi-ô-lông

   + Múa

   + Hát

   4. Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu ý kiến.



 

19 tháng 4 2018

 ap dung bdt x^2+y^2>=2xy ta co: 
a^2/b^2+c^2/a^2 >=2 c/b 
b^2/c^2+c^2/a^2 >=2 b/a 
a^2/b^2 +b^2/c^2>=2 a/c 
cong thoe tung ve : 
2 VT>= 2VP 
=>VT>=VP(dpcm) 
dau "=" xay ra khi a=b=c

19 tháng 4 2018

Tôn sư trọng đạo là truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời xưa đến nay. Truyền thống ấy thể hiện rõ nét nhất trong ngày 20/11 hằng năm - là ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tình cảm thầy trò thân thiết, gắn bó, mang nặng nghĩa tình được ghi lại qua những bài thơ, bài ca thật giàu hình ảnh và xúc động. Nhưng có lẽ chân thành mộc mạc, tự nhiên nhất vẫn là những bài văn của chính các em học sinh viết về thầy cô. 

Dưới đây là một số bài văn hay đã từng đạt giải trong những cuộc thi cảm nhận về thầy, cô giáo nhân dịp 20/11. 

Thầy cô dạy dỗ em nên người

Tác giả: Vũ Nguyễn

Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn hay và xúc động viết về thầy cô, giáo số 2
14 tháng 2 2021

Bài thơ :                                                      

Tri ân người lái đò

Tri thức ngày xưa trở lại đây,

Ân tình sâu nặng của cô thầy!

Người mang ánh sáng soi đời trẻ;

Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

Đò đến vinh quang nơi đất lạ;

Cám ơn người đã lái đò hay!

Ơn này trò mãi ghi trong dạ…

Người đã giúp con vượt đắng cay!

(Nguyễn Trung Dũng) .

Bài toán :

Kiểm tra sản phẩm của một nhà máy, người ta thấy trung bình cứ 100 sản phẩm thì có 95 sản phẩm đạt chuẩn. Hỏi số sản phẩm đạt chuẩn chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số sản phẩm của nhà máy?

4 tháng 11 2017

mình tự sáng tác nên chắc không hay đâu

                                Thời gian trôi đi không trở lại 

                                 Tóc thầy cô ngày một bạc thêm

                                 NHững bụi phấn rơi đầy bục giảng

                                 Rồi một ngày phấn ngừng rơi

                                  Nhưng dòng sông tri thức vãn chảy xiết 

                                  Thầy lại tiếp tục công việc của mình

                                  Ươm mầm hạt giống cho nay mai .      ( k cho minh nha)

4 tháng 11 2017

một số bài thơ về thầy cô:

Nghe thầy đọc thơ

    Em nghe thầy đọc bao ngày

    Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

    Mái chèo nghe vọng sông xa

    Êm êm như tiếng của bà năm xưa

    Nghe trăng thuở động tàu dừa

    Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

    Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

    Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

                                 Trần Đăng Khoa

Không đề

    Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

                               Nguyễn Thị Chí Mỹ

  

    Tri thức ngày xưa trở lại đây,

    Ân tình sâu nặng của cô thầy!

    Người mang ánh sáng soi đời trẻ;

    Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

    Đò đến vinh quang nơi đất lạ;

    Cám ơn người đã lái đò hay!

    Ơn này trò mãi ghi trong dạ…

    Người đã giúp con vượt đắng cay!

                          Nguyễn Trung Dũng