Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3)
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiểu. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:
“Giá đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.
Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
" Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tâm lòng son"
Bốn câu thơ trên tuy ngắn gọn những cũng đủ để "Bà chúa thơ Nôm" nói lên suy nghĩ của mình về số phận của đời của người phụ nữ. Từ "thân em" là từ ngữ chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa."Vừa trắng lại vừa tròn" là cái hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng. Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên cái sự chịu vùi dập từ những thành kiến bất công đường thời mà người phụ nữ gánh chịu. Đồng thời, ta thấy được cái quan niệm "trọng nữ khinh nam" vẫn tồn tại khiến người phụ nữ phải chịu bất công, số phận và cuộc đời của họ lại bị những người đàn ông quyết định. Chao ôi, người phụ nữ thật can đảm và mạnh mẽ mới có thể chịu được những điều ấy. Thân phận của họ vẫn cứ thế, bấp bênh như câu thành ngữ "bảy nổi ba chìm" đã được đảo ngược ở trong bài thơ, không biết sẽ đi về đâu và như thế nào. Nhưng dù thế nào họ vẩn cố gắng giữ cái giá, phẩm chất của mình, họ vẫn giữ tấm lòng sắt son, thủy chung dù có ở cảnh ngộ nào cũng vây. Qua đó, ta thấy tác giả đã ca ngợi em đẹp của người phụ nữ phong kiến đương thời cả về hình thức lẫn phẩm chất của họ. Đồng thời, bài thơ "Bánh trôi nước" là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ,và thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.
Câu 1:
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Câu 2:
Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc.
Câu 2:
Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.
bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.
Bạn tham khảo bài trên mạng này nhé
Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Ông sống vào đời Đường (701-762), học rộng, tài cao, tính tình phóng khoáng thích ngao du sơn thuỷ. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, khoáng đạt tự do bay bổng. Có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mỹ trong thơ ông:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên
Dịch thơ:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây
(Tương Như dịch)
Lý Bạch đi nhiều, biết rộng. Hầu như tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Bài thơ này tuyệt bút tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ qua đó biểu hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc.
Mở đầu bài thơ là cảnh thác núi Lư sơn từ xa nhìn lại:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Hương Lô là ngọn núi cao nằm phía tây bắc của dãy Lư sơn, đứng xa quan sát nó giống như một chiếc Lư Hương, làm cái phông nền cho dòng thác. Ngọn Hương Lô như gợi cho người đọc một sự liên tưởng và hình dung: ánh nắng mặt trời lan toả khoác lên dãy núi Lư lớp áo choàng huy hoàng rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy nổi lên ngọn Hương Lô, chiếc Lư Hương khổng lồ nghi ngút khói trầm hương màu tím. Đây chính là sự khúc xạ ánh sáng, trên đỉnh núi lúc này như được thắp lên những luồng sáng hàng nghìn ánh màu rực rỡ, lộng lẫy huy hoàng. Hình ảnh núi Hương Lô quan sát từ xa như vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư. Câu thơ như đầy màu sắc, màu trắng của thác, xanh của núi, vàng của nắng và tím của sương khói. Đằng sau câu thơ ta như thấy vị tiên thơ đang trầm ngâm ngắm cảnh, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ này.
Cảnh Hương Lô thật kỳ tuyệt, nhưng thu hút và huyền ảo hơn vẫn là ngọn thác:
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên
Nhan đề là vọng một vị trí quan sát từ xa, nhìn dòng thác, thác nước tuôn trào đổ xuống ầm ầm tựa ngang trời. Dòng thác qua con mắt thi tiên đã biến thành dải lụa trắng xoá mềm mại treo ngang trời.Từ quải được coi như nhãn tự của câu thơ, nó biến cái động thành cái tĩnh, thể hiện rất thực cảm giác khi nhìn thấy dòng thác từ xa. Đỉnh núi khói tía bao phủ, ngang trời, lưng núi dòng sông tuôn chảy như dải lụa mềm mại uyển chuyển, bức tranh tráng lệ kỳ vĩ biết bao:
Phi lưu trực há tam thiền xích
Đến câu thơ thứ ba này cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Thế nước chảy như bay (phi lưu) được diễn tả qua hai động từ đi kèm hai trạng từ. Ta hình dung thấy núi cao, nước đổ thẳng xuống như dựng đứng, ba ngàn thước là lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy chân thực.
Bằng cảm hứng lãng mạn của mình, sự liên tưởng kỳ lạ nhà thơ đã thấy:
Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên
Câu thơ trác tuyệt thể hiện tài năng quan sát và cảm hứng lãng mạn tuyệt vời của thi nhân. Tả thác nước thần tình giữa cái ảo và cái thực, cái hình và cái thần diễn tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi trong tâm khảm nhà thơ. Do vậy nghi thị (ngỡ là) rất thành công. Hồ nghi mà vẫn cho là thật. Từ trên cao ba ngàn thước, thác nước ầm ầm tuôn trào uyển chuyến mạnh mẽ nhưng mềm mại như dải lụa. Hay hơn thế tác giả ngỡ là dòng sông sao tuột khỏi chín tầng mây đang lơ lửng treo ngang trời. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ở đây ngôn ngữ thơ đã chắp cánh cho hồn thơ bay bổng diệu kỳ. Ngắm dòng thác Lư sơn ngỡ như lạc vào chốn bồng lai ngư phủ.
Với tình yêu thiên nhiên say đắm, thi tiên đã dựng lên bức tranh thác nước Lư sơn hoành tráng tuyệt vời. Hơn một thiên niên kỉ trôi qua đã mấy ai được đến núi Lư sơn để ngắm lại dòng thác khi nắng rọi? Quả vậy thác núi Lư làm cho thơ Lý Bạch vĩnh hằng bất tử với thời gian. Một nhà thơ khác đời Đường là Tử Ngưng phải thẹn thùng khi cất bút.
Bài thơi là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên - Lý Bạch.
Trích: loigiaihay.com
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-bai-tho-xa-ngam-thac-nui-lu-cua-ly-bach-c34a1534.html#ixzz4FVcHxoW1
ng ta đã làm thì đánh dấu cho họ với , chứ nếu ko thì ai trả lời cho.Dù gì bạn đó cũng copy trên mạng , thì cũng phải tick cho chứ !!!Chẳng lẽ bạn chưa bao giờ copy à!!Hay thiệt đấy!!!
Từ xưa đến nay, đức tính giản dị là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Con người giản dị thể hiện qua cách ăn mặc, giao tiếp và tính cách. Nhưng hiện nay, có rất nhiều người xa hoa, lãng phí vì họ có điều kiện ,mà không phải có điều kiện là xa hoa , lãng phí. Theo cách suy nghĩ của tôi, nếu mọi người cứ cầu kì mãi như thế rồi xã hội sẽ đi về đâu??? Đức tính giản dị luôn có trong mỗi con người nhưng họ không biết cách sử dụng nó. Xã hội hiện đại là tốt nhưng sẽ kéo theo những sự đua đòi, ăn chơi.... , vì thế, tôi khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ để có một xã hội văn minh.
Tham khảo!
Bài thơ có tựa đề Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) nhưng câu thơ mở đầu lại không hề nói đến ngọn thác ấy, mà miêu tả làn khói tía (tử yên) đang tỏa lên từ ngọn núi Hương Lô. Làn khói tía được “sinh” ra từ sự “giao duyên” giữa mặt trời và ngọn núi: “Nhật chiếu Hương Lô”. Nhờ sự giao duyên ấy mà không gian ở đây bỗng trở nên thi vị và thật hữu tình...
Nhưng cho dù đã đắm mình trong không gian ấy, chúng ta vẫn không quên rằng nhà thơ đang miêu tả ngọn thác núi Lư. Vậy câu mở đầu có phải lạc chủ đề không?
Ai cũng biết thơ Đường, trừ thơ trường thiên, thường có khuôn khổ gò bó, có những quy tắc rất nghiêm ngặt về số câu, số chữ... Bởi thế, để đạt được ý đồ nghệ thuật của mình, nhà thơ luôn phải chọn lựa những chữ rất “đắt” và hàm súc; phải dùng những thủ pháp nghệ thuật như gợi, ước lệ, tượng trưng... Bài thơ của Lí Bạch mà chúng ta đang nói là một bài tứ tuyệt thất ngôn; lại là một bài hay của thơ Đường, thì chắc chắn mỗi câu, mỗi chữ của ông đều có một giá trị nghệ thuật nhất định.
Quả vậy, đọc lại câu thơ ta không chỉ thấy một không gian thi vị, hữu tình mà còn cảm nhận tầm vóc vũ trụ của ngọn Hương Lô kia. Dưới mặt trời đang tỏa nắng là một ngọn núi tựa như một bình hương khổng lồ đang nghi ngút tỏa những làn khói tía vào vũ trụ. Hương Lô là một ngọn núi của dãy Lư Sơn, nơi ngọn thác đang đổ xuống. Vậy thì ở câu thơ này, Lí Bạch không chỉ tả, mà điều cốt yếu là ông muốn gợi mở tầm cao vũ trụ của ngọn thác.
Nếu như câu một là gợi thì câu hai lại tả, nhưng tả thông qua sự cảm nhận mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà thơ: Đứng từ xa mà nhìn lại thì ngọn thác như treo (quải) trên dòng sông phía trước. Động từ “quải” (treo) gợi trí tưởng tượng của người đọc về thế dựng đứng của ngọn thác, tô đậm cảm giác về sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Và chính ý đó đã tạo đà cho câu thơ thứ ba: Phi lưu trực há tam thiên xích.
Đến đây bức tranh ngọn thác núi Lư được hiện lên với những đường nét rõ ràng nhất. Những động từ “phi” (bay), “trực” (thẳng) có sức biểu hiện mạnh mẽ, mang lại một ấn tượng mạnh về tốc độ và sức lực của dòng chảy đang đổ xuống từ độ cao ba nghìn thước. Như vậy, sự kì vĩ, tầm vóc vũ trụ của ngọn thác mới chỉ được gợi và gợi tả ở câu một và câu hai, thì đến câu ba nó được thể hiện một cách cụ thể: Chẳng những kì vĩ mà còn mang trong mình nó một sức mạnh vô biên, sức mạnh không gì cản được.
Dường như nét bút tả ngọn thác đã đến đỉnh điểm của nó. Và chính điều ấy khiến người đọc phải sững sờ bởi hình ảnh ngọn thác:
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
(Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)
Dải Ngân Hà - một dải màu sáng nhạt với những vì tinh tú nhấp nháy, vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, không phải là một dòng sông thực, mà chỉ là một dòng sông trong tưởng tượng. Nói cách khác, dòng Ngân Hà chỉ là một hình ảnh tưởng tượng, có tính trừu tượng. Việc nhà thơ mang một cái trừu tượng để so sánh với cái cụ thể đã làm cho cái cụ thể trừu tượng hơn.
Nhưng nhờ đó mà hình ảnh thơ (ngọn thác) trở nên huyền ảo và mang một nét đẹp diệu kì. Trước vẻ đẹp ấy, người đọc bị chông chênh giữa hai chiều nhận thức: Thực - ảo; tiên giới - trần gian;... Điều đó không có gì lạ, mà nó chỉ khẳng định thêm cái cảm nhận về sự giao duyên, gặp gỡ giữa trời và đất mà chúng ta đã nói đến ở câu một mà thôi.
Thơ với người là một. Nét bút bay bổng, mạnh mẽ của Lí Bạch ở đây cũng chính là tâm hồn của nhà thơ. Một tầm vóc kì vĩ, một sức mạnh hào hùng và vẻ đẹp nên thơ cũng chính là những khao khát, ước vọng mà nhà thơ Lí Bạch vẫn thường vươn tới.