Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
“Khi con tu hú” là bài thơ Tố Hữu làm khi ông bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) năm 1939. Trong khoảng thời gian bị bắt giam từ tháng 4/1939 cho đến tháng 3/1942, Tố Hữu đã làm rất nhiều thơ in trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Đây là một bài thơ nói lên cảm giác mất tự do, ngột ngạt của nhà cách mạng trẻ tuổi. Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng.
Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khi con tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do. Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó.
Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đầy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do:
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cũng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.
Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.
Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».
Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.
Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.
Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».
Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.
Đề 1:
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.
Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.
Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:
Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:
Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.
Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:
Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:
Nước sông Thương bên trong, bên đục
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.
Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.
Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.
Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?
Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.
Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:
Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.
Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...
Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.
Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:
Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.
Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!
Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.
Đề 2:
Câu nói của M.Gorki vận dụng lối diễn đạt rất logic: Hãy yêu sách - sách là tri thức - tri thức là con đường sống. Vậy nhà văn Nga lỗi lạc muốn nhắn nhủ với người đọc rằng: Hãy biết yêu sách vì đó là con đường sống của nhân loại.
Vậy sách là gì? Trước đây, khi chưa có giấy, người cổ đại thường viết lại những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân lên giây papyrus (người Ai Cập), mai rùa, thân trúc (người Trung Quốc), đất sét, xương động vật (người Lưỡng Hà). Đó là cách đo đạc ruộng đất, cách xây dựng Kim tự tháp, các cuộc chiến tranh... Khi giấy viết ra đời, những hiểu biết ấy lại được sao chép và lưu truyền rộng rãi. Chúng được gọi là sách - là nơi lưu giữ những kho tàng tri thức nhân loại.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, sách trở thành nơi kết tụ những hiểu biết phong phú, đa dạng của con người về tự nhiên và xã hội. Những công thức toán học, những thí nghiệm vật lí, hóa học... giúp con người khám phá thế giới còn được lưu lại trong sách. Nhờ sách, ta biết đến ơclit, Pitago, Edison, Giêm Oát... biết đến những vườn treo, những Kim tự tháp, những bóng đèn điện, đầu máy hơi nước... Cũng nhờ sách, ta biết đến những đất nước xa xôi, hiểu được các phong tục tập quán, các nền văn hóa, các mối quan hệ xã hội phong phú, đa dạng... Đó là dân tộc Nhật giàu ý chí nghị lực; dân tộc Trung Hoa thâm thúy, sâu sắc; con người Vương quốc Anh lại “phớt Ăng-lê” rất độc đáo... Đó còn là đạo Phật từ bi hỉ xả, là đạo Lão thần bí cao siêu, đạo Thiên Chúa bác ái nhân văn... Có thể nói, sách là nguồn tri thức vô tận giúp con người hiểu biết tận tường về thế giới bao la.
Nhưng tại sao chỉ có tri thức - chỉ có sách mới là con đường sống?
Sống là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội để tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ đời sống cho bản thân và xã hội. Vậy muốn chinh phục đối tượng ấy phải có hiểu biết về chúng và tri thức chính là phương tiện giúp đỡ con người trên hành trình gian khó ấy.
Thật vậy, muốn trồng được cây lúa cho hạt thóc hạt gạo, người nông dân phải có hiểu biết về giống lúa, về cách cấy cày, chăm bón, gặt hái. Muốn làm được chiếc máy, người công nhân phải biết cách chế tạo các chi tiết máy, cách lắp ráp các bộ phận... Muốn dựng được một tiết mục múa người nghệ sĩ phải hiểu biết về văn hóa, về các động tác múa, về âm nhạc,... Muốn quản lí một doanh nghiệp, người giám đốc phải hiểu về cách thức quản lí, có tri thức về vấn đề nhân sự, về công việc... Có thể nói, tri thức là cây cầu dẫn đến sự sống và những cuốn sách đã hiến thân mình để làm nên những nhịp cầu ấy.
Sách có vai trò quan trọng như vậy, vậy chúng ta cần có thái độ như thế nào với sách? M.Gorki đã nhắn nhủ: “Hãy yêu sách”. Đúng vậy, hãy biết nâng niu, gìn giữ những cuốn sách và đọc hiểu chúng. Cha ông ta từng nói: “Mười kho vàng không bằng một nang sách”. Chính bởi những điều quí giá mà con người thu lượm được khi đọc sách. Và điều quan trọng là chúng ta cần biết cách đọc sách cũng như chọn lựa sách để đọc. Đọc sách có phương pháp mới giúp ta đọc nhanh, đọc nhiều và nắm được thông tin cần thiết. Đọc sách cũng cần chọn lọc để tránh đọc phải sách mang nội dung xấu.
Là những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa có nhiều hiểu biết cũng như kinh nghiệm cuộc sống, với người học sinh, việc đọc sách vô cùng quan trọng. Chúng ta đọc sách giáo khoa, đọc các sách tham khảo, đọc báo... Đó chính là chìa khóa giúp chúng ta mở cánh cửa vào cuộc sống.
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:
Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.
Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.
Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».
Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.
Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.
Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.
Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).
Có bao giờ bạn tự hỏi” bạn đã làm bao nhiêu việc tốt chưa?”. Trong cuộc sống thực tế chắc rằng ai cũng đã làm việc thiện chẳng qua là làm ít hay làm nhiều. Còn với tôi, tôi cũng đã làm rất nhiều việc tốt, nhưng sự việc mà tôi nhớ nhất là lúc tôi giúp một bà cụ sang đường giữa đông người và xe cộ đi lại. Hôm ấy, vào một buổi trưa hè nóng nực, những tia nắng chói chang cháy bỏng chiếu rọi xuống mặt đất. Tiếng ve sầu kêu râm ran trên những đóa hoa phượng đỏ thắm làm nổi bật cả một góc trời xanh cao vút. Tan học, đôi đạp nhanh chân để về nhà để có thể ngồi trước cánh quạt quay vù vù, để uống những giọt nước mát xua tan đi bao cái ánh nắng cháy da cháy thịt. Bỗng nhiên, từ xa tôi thấy một bà cụ đang đứng bên vệ đường, cụ giống bà ngoại tôi quá, lưng còng tay chống cái gậy, có lẽ bà đang chờ ai đó. Đến gần tôi càng thấy bà cụ càng đẹp lão, bà có khuôn mặt đầy phúc hậu, hiền từ, hằn rõ những nếp nhăn của tuổi già, bà có mái tóc trắng bạc, những sợi tóc trắng như cước. Người bà nhỏ bé gầy guộc cùng với đôi bàn tay gần xơ xác dường như chỉ còn da và xương, hiện rõ những gân xanh, chân bà cứ bước tiến rồi lùi lại, à thì ra bà muốn sang đường. Tôi nhìn hai bên đường, mọi người đều đang hối hả để về nhà khi cái nóng gay gắt đang bao trùm mọi cảnh vật, tôi dừng xe lại, tôi chạy đến bên bà và nói.
-Bà ơi, để cháu giúp bà sang đường.
Tôi nắm tay bà và vẫy tay xin nhường đường cho một đứa trẻ và một cụ già yếu ớt. Mọi người đang tấp nập bỗng như chậm lại, thế là tôi đã đưa bà cụ sang mé đường bên kia, Bà nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, nở nụ cười thân thương và nói.
-Cảm ơn cháu, cháu đúng là một đứa trẻ ngoan.
Chao ôi! cái nụ cười thân thiện ấy khiến lòng tôi không bao giờ quên phải ghi nhớ mãi. Tôi như đang lạc vào thế giới tràn đầy niềm hạnh phúc và mãn nguyện. Tôi nhìn theo bà đi được một quãng đường dài, tôi lại tiếp tục hành trình trên con đường về nhà, tôi tung tăng trong niềm vui mừng hạnh phúc khi đã làm được việc tốt mà quên đi cái nóng của bầu trời mùa hè. Đó chỉ là một trong những việc làm tốt của tôi.
Việc thiện ấy tưởng chừng đơn giản, bình thường nhưng đối với tôi đó là một việc làm thật đáng tự hào mà tôi ghi nhớ mãi trong lòng. Tôi cũng hiểu sâu sắc rằng: con người không có ai là hoàn hảo cả, vì vậy mỗi con người phải sống làm sao để thể hiện là người sống có tình có nghĩa. Ta nên rèn luyện lòng yêu thương con người để góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.Đã qua giờ cao điểm rồi mà xe cộ vẫn cứ đi lại như mắc cửi, nào xe máy, ô tô lại cả xích lô, xe đạp, tiếng người ồn ào hòa với mùi khói bụi thật làm cho con người ta bực tức, chỉ muốn thoát khỏi nơi mình đang đứng ngay tức khắc. Đang mông lung suy nghĩ, tôi chợt giậc mình khi nhìn thấy một cụ già, trông đã ngoài bảy mươi, tay cầm gậy, tay xách tui, trông bà có vẻ mệt mỏi. Như hiểu ý bà cụ, tôi nhanh chân bước đến gần, sau vài lời hỏi thăm tôi giúp bà cụ xách túi, ra hiệu cho mấy chiếc xe trên đường nhường phần đường cho bà cụ, luồn lách qua được số xe này quả thật khó khăn với bà cụ. Khi đã qua được bên kia đường, bà cụ khẽ cảm ơn tôi, mà lấy trong túi tra một bị cốm được gói trong lá sen cẩn thận như món quà đáp lễ. Nhận món quà của bà cụ, lòng tôi nao nao cứ như vừa sờ tay vào món đồ quí giá mà tôi hằng ao ước.
(bài văn này tớ viết ngắn gọn, thông cảm)
Mở bài: Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Thân bài:
Đoạn 1: dùng lí lẽ đễ diễn dãi các hình ảnh của đề.
Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí , cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người . Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?
Kết bài:
Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phãi có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.
Từ có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kì diệu của muôn ngàn cây lá khác nhau. Vì vậy, nhân dân ta đã có câu : "Rừng vàng biển bạc'' để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trong bài luận văn nhỏ này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng sẽ dẫn đến điều gì? Một số người không biết rằng: tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình, vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình.
Từ xưa đến nay, rừng, lá phổi xanh của con người có vai trò quan trọng để duy trì sự sống của con người, để con người hít thở sử dụng nhưng hiện nay, nạn phá rừng đang là nỗi lo cho các nhà sinh thái.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thận chí, phút cuối của cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của cây rừng...
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật, côn trùng khác, là nơi tạo ra vô số các loại quý hiếm. Rừng phục vụ cho di lịch, là nơi nghỉ mát, nơi vắn trại, lý tưởng cho mọi người. Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các quá trình quang hợp của cây xanh liên tực diễn ra, cây hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo ra khí Oxi, một thứ khi rất càn thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là một " nhà máy lọc bụi tối tân nhất" mà chưa có một nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa mạc hoá, rừng ngăn cát lấn đất, rừng giữ đất, giữ nước...Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái, ta mới cảm nhận được hậu quả tai hại của việc tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi đứng trên một mảnh đất mà xưa kia đã từng là rừng, hiện giờ đang bị ánh lửa mặt trời thiêu đốt. Có sung sướng gì đâu khi phải bước chân trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc đắng cả miệng, khắp nơi chỉ có gió và cát bay mù mịt. Lúc ấy, sao mà thềm... một mảng xanh mát, một bóng râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường khi thấy một ngọn núi toàn là đá ( vì không có cây nên không giữ được đất ). Nguy hiểm hơn cả là vẫn đề khí thở. Hàng ngày trên thế giới có biết bao nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết bao con người đang chia nhau từng hớp không kí ô nhiễm dưới cái náng chang chang, xung quanh chẳng có một tí bóng râm bào, chỉ toàn là khối bê tông xám xịt, cao ngất, che lấp cả bầu trời. Nếu vắng bóng rừng một khoảng thời gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cúng lại và cả nhân loại sẽ chết dần chết mòn. Lúc ấy, dầu nhà cao cửa rộng, dầu bạc vàng chất đống, con người chỉ mong một cánh rừng xanh tốt mà nước mắt ràn rụa tiếc nuối, xót xa khi nghĩ đến canh rừng bạt ngàn xưa kia. Còn nữa, rừng vốn là để chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi mọi tai hoạ trước kia ít gây thiệt hại nay bỗng chốc trở thành đại hoạ. Lũ lụt, sa mạc hoá, hạn hán, bão lũt sảy ra khắp nơi. Ở nước ta, lũ lụt và bão hoành hành ở khắp nơi, nguyên do cũng tại phá rừng.
Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, tràn xuống thành thị, gây biết bao tai hoạ. Nếu thiếu rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để phục vụ cho các ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghỉ ngơi...
Trước hiểm hoạ đó, con người phải làm gì? S.O.S báo động toàn thế giới : Đã đến lúc ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hội nghị quốc tế thưởng đỉnh năm qua họp cũng chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất : bảo vệ môi trường. Uỷ ban bảo vệ môi trường thế giới đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác để bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Đó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì. Quá rõ : giảm tối thiểu việc khai thác rừng, ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, bảo vệ tốt hơn trong việc bảo vệ rừng...
Không quá trễ đẻ ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, Nhưng cũng không sớm để báo động về việc các cánh rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ rừng, không thể để nước đến chân rồi mới chạy, lúc đó là quá muộn, con ngừoi đã tự giết minh.
I. Mở bài:
Nêu khái quát vấn đề để dẫn vào bài (VD: Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa để tiến tới một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội. Và đáng sợ nhất chính là ma tuý, mối nguy hiểm không của riêng ai).
II. Thân bài
1. Giải thích thuật ngữ
- Tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là: Tệ nạn ma tuý, mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất, không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.
- Ma tuý: Là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp. Khi ngấm vào cơ thể con ngưòi, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người đó, khiến người sử dụng có cảm giác lâng lâng, không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến, bạch phiến, thuốc, lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống, chích, kẹo…
2. Làm rõ tác hại của ma tuý
a. Đối với cá nhân người nghiện (có thể trình bày theo ba vấn đề: Sức khoẻ, tinh thần, thể chất)
- Gây suy giảm hệ miễm dịch, giảm khả năng đề kháng làm cho người bệnh dễ mắc các bệnh khác;
- Ma tuý chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan đặc biệt là HIV/AIDS;
- Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần, không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
- Nghiện ma tuý khiến cho con người u mê, tăm tối; từ người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật, từ đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng, từ công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng cho luật pháp. Khi đói thuốc, con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác: Cướp giật, trộm cắp, giết người…
b. Đối với gia đình
- Làm cho kinh tế gia đình suy sụp
- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình …
c. Đối với xã hội
- Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, cướp giật, mại dâm ... làm cho an ninh xã hội bất ổn.
- Làm hao tiền tốn của của quốc gia (do phải phòng chống, lập trại cai nghiện, ...)
- Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang làm mất vẻ mỹ quan, văn minh lịch sự, vật vờ trên những con đường của xã hội.
- Làm suy giảm giống nòi …
3. Từ việc nêu và phân tích tác hại cần khẳng định: Phải nói "không" với ma tuý
4. Biện pháp (Sau khi khẳng định nói "không" cần dẫn để nêu lên biện pháp phòng chống ma tuý):
- Có kiến thức về tác hại, cách phòng trách ma tuý, từ đó tuyên truyền cho mọi người về tác hại của nó.
- Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.
- Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để đối với những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.
- Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh "nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.
- Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội …
III. Kết bài:
Rút ra kết luận: Ma túy kinh khủng là thế nên mỗi chúng ta phải biết tự bảo vệ mình, tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh xa ma túy.
Giải thích tệ nạn xã hội , nêu một số tệ nạn xã hội
Nêu thjc trạng của một số tác hại ( bản thân , gia đình, xã hội)
Nguyên nhân dẫn tới tệ nạn xã hội
Kết bài