K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2024

Bác Hồ là một tấm gương sáng về mọi mặt cho chúng ta noi theo, đặc biệt là học tập. Là con trai của một gia đình sĩ phu yêu nước, sớm có chí trả thù giặc, em bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên đến năm hơn mười tuổi đã tham gia cách mạng. Khi được hai mươi mốt tuổi lấy tên Văn Ba chàng thanh niên mảnh khảnh ngày xưa đi làm phụ bếp, thăm dò tình hình chính trị Pháp. Đi qua bao nhiêu quốc gia, Bác Hồ biết được tiếng và nói thành thạo được ngôn ngữ của quốc gia đó. Không những thế, Bác còn học được tiếng của các dân tộc thiểu số trong nước. Chúng ta không thể ngờ, một người cao quý như Bác lại có chí lớn như vậy. Người vẫn sáng mãi trong chúng ta với cương vị thầy giáo, cha già.

18 tháng 4 2024

Ông Trạng Nồi là một tấm gương hiếu học mà em rất kính phục. Ông ấy sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ qua đời sớm. Một mình ông lên rừng đốn củi kiếm sống qua ngày. Năm nọ, nhà vua mở khoa thi, Tô Tịch đã quyết tâm gác lại mọi việc để dùi mài kinh sử. Mỗi ngày, ông chờ nhà hàng xóm dùng cơm xong thì sang mượn nồi ngay, để vét những hạt cơm ở đáy nồi chống đói. Xong xuôi thì rửa sạch rồi mới đem trả lại. Cuối cùng, nhờ sự thông minh và chăm chỉ của mình, Tô Tịch đã đỗ trạng nguyên khoa thi năm đó. Khi trở về làng, ông đã đem tặng hàng xóm năm xưa một chiếc nồi bằng vàng để thể hiện tấm lòng của mình.

Đây con nhé!

11 tháng 10 2021

Tham khảo :

Anh Nam sinh ra ở tại Hà Nội, bố mẹ anh là chú em và là viên chức nhà nước. Từ nhỏ, anh Nam đã bộc lộ mình là người có khả năng nhanh nhạy, biết cách học và nỗ lực, kiên trì rèn luyện. Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên ngày càng phát huy được ưu điểm của bản thân, đặc biệt là khả năng học tiếng anh. Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo tham gia nhiều cuộc thi cấp thành phố. Năm lớp 9, anh đã đạt thành tích Toeic cao, đến năm lớp 12 đạt điểm IELTS 8.0. Anh học giỏi và rất tốt bụng, thường bổ trợ, dạy em môn tiếng Anh. Em luôn lấy anh ấy làm tấm gương để nỗ lực học tập và phấn đấu, cả gia đình em rất tự hào về anh

30 tháng 3 2022

Mỗi năm khi những ngày tháng năm vừa đến là lúc các em đội viên và anh chi Phụ trách bân rộn với bao nhiêu chương trình: Nào là kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, kỷ niệm ngày sinh nhật Đội và chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm học…. Đặc biệt năm 2012 này, với khi thế thi đua chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10, thiếu nhi khắp cả nước lại cùng nhau làm nhiều việc tốt, trong đó tư tưởng xuyên suốt là thực hiện 5 điều Bác dạy, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ.

Dựa trên những biến cố lịch sử của đất nước, những xu thế phát triển của thời đại và nhận diện những vấn đề đặt ra trong tư tưởng, đạo đức của thanh thiếu nhi Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu; đồng thời nguyện theo mong muốn và ý chí phấn dấu của các em thiếu nhi trên khắp mọi miền của đất nước, các anh chi phụ trách, những người làm công tác Đội, những nhà khoa học, các bác các cô chú lão thành cách mạng cùng ngồi lại để bàn luận một vấn đề lớn, đó là: “Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống đối với thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay”

Vấn đề đưa ra vừa mang tầm vóc vĩ mô, không cho riêng ai, cho một đối tượng nào mà cho cả thế hệ trẻ trong thời kỳ mới, góp phần vào xây dựng hệ thống giá trị tư tưởng – nền tảng của kiến trúc thượng tầng mà trong đó việc giáo dục, bồi dưỡng định hường giá trị sống cho thiếu niên nhi đồng là lựa chọn quan tâm số một. Tuy nhiên, dựa trên nền tảng giá trị truyền thống, giá trị lịch sử dân tộc và tầm cao tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thồng lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh để soi vào nội dung mà Đoàn Thanh niên đưa ra, chúng ta lại thêm một lần khẳng định rằng: Thiếu nhi Việt Nam thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”, lấy tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh làm ngọn đuốc soi đường cho công cuộc giáo dục lý tưởng cách mạng và đạo đức lối sống cho thiếu niên nhi đồng sẽ luôn đúng, khoa học và phù hợp với đạo lý, với thời cuộc. Dù Bác đã đi xa, nhưng lời người căn dặn thiếu niên nhi đồng vẫn luôn vang mãi:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”

Điều đặc biệt cần quan tâm, đó là Đoàn Thanh niên giao cho các anh chi phụ trách việc bồi dưỡng, giáo dục các em thiếu niên nhi đồng. Những người thanh niên mang khăn quàng đỏ này sẽ phải nêu cao vai trò và trách nhiệm của mình để dìu dắt thiếu nhi, chỉ cho các em thực hiện 5 điều Bác dạy, thực hiện chương trình rèn luyện Đoàn viên một cách tốt nhất. Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống đối với thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay chính là việc đề cao lời dạy của Bác, đó chính là “Bồi dưỡng đội ngũ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” như Bác từng căn dặn. Đây là trách nhiệm của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc bồi dưỡng cho các em đội viên, chuẩn bị cho các em phẩm chất tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và là người đoan viên TNCS Hồ Chí Minh trong tương lai. Vì lẽ đó, việc giáo dục đạo đức, giáo dục lý tưởng cho thiếu nhi là cần thiết.

Dù ở địa bàn dân cư hay trong các trường học, việc giáo dục đạo đức lối sống luôn là công việc chính để rèn luyện các em. Tuy nhiên, việc giáo dục, định hướng đó phải thật uyền chuyển, hình thành trong các em thế giới quan, hình thành những phẩm chất cách mạng thông qua các chương trình hoạt động, các phong trào và các chương trình sinh hoạt tập thể. Tổng Phụ trách giáo dục các em nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông. Giáo dục cho các em biết lựa chọn những giá trị tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam, biết tham gia hành trình hội nhập với các nền văn minh trên thế giới nhưng hài hòa, phù hợp. Thường xuyên giáo dục cho các em về lịch sử văn hóa, truyền thống của Đảng, của Đoàn và Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Thông qua việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, thông qua việc nêu gương các anh hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước, nêu gương những tấm gương thanh thiếu nhi anh dũng, sẵn sàng hy sinh thân mình vì nền độc lập tự do của nước nhà… để giáo dục các em đức hy sinh, lòng dũng cảm, tính trung thực, trong học tập và trong đời sống hàng ngày.

Không chỉ nêu gương các anh hùng, nêu gương thế hệ cha anh đi trước mà còn nêu những tấm gương sáng trong thời đại ngày nay về tính sáng tạo trong học tập, rèn luyện để từ đó hình thành trong mỗi em thiếu nhi tinh thần thi đua học tập, kiên trì vượt qua khó khăn để học tốt, biết chọn cho mình phương pháp học tập và làm việc khoa học, biết vươn lên sống đẹp, sống có ích, sống vì cộng đồng, vì lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Trong các nhà trường phát huy tinh thân tôn sư trọng đạo, kính thầy, yêu bạn, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực. Đối với địa bàn dân cư, Tổng phụ trách hướng cho các em trở thành con ngoan trong mỗi gia đình, trước hết muốn xây dựng cộng đồng tốt phải bắt đầu từ ý thức xây dựng gia đình văn hóa. Việc chăm lo giáo dục cho các em đội viên làm việc theo nhóm, xây dựng cộng đồng dân cư văn minh, hiện đại. Thông qua các phong trào nói lời hay làm việc tốt, phong trào tuổi nhỏ làm việc nhỏ, vòng tay bè bạn, phong trào Trần Quốc Toản, phong trào vì môi trường xanh sạch đẹp…tạo cho các em phong cách sống giản dị, văn minh, tiết kiệm, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè..

Hơn lúc nào hết, các anh chi phụ trách giúp các em thiếu nhi chuẩn bị cho mình hành trang tri thức, sức khỏe, đạo đức và bản lĩnh lựa chọn con đường đi tới tương lai. Định hướng cho các em không chỉ có ước mơ mà biết ước mơ, ước mơ đó phải phù hợp từng cá thể, không viển vông, ước mơ đó được nâng cánh và dựa vào ý chí quyết tâm để biến ước mơ thành hiện thực.

Muốn vậy, để mỗi đội viên đều có những ước mơ, hoài bão, có lý tưởng và có những thành công trên bước đường đi tới thì việc trau dồi kỹ năng sống là việc thiết yếu. Tổng Phụ trách chỉ cho các em lựa chọn con đường đi cho mình, biết phân biệt được cái tốt, cái xấu, biết từ chối những cám dỗ, biết bảo vệ mình trước những cạm bẫy của cuộc đời.

Để các em thực sự là những người cộng sản nhỏ tuổi, sống có hoài bão, biết ước mơ và vươn được tới những tầm cao tri thức, mỗi anh chi tổng phụ trách hãy định hưỡng các em bằng phong trào của Đội. Tuy nhiên trong xu thế hiện nay, muốn các em nghe, muốn thu phục được các em thì mỗi anh chi Tổng phụ trách phải tự rèn luyện bản thân, phải hiểu và chia sẻ được những điều các em muốn nói, muốn tâm sự. Như vậy, tại mỗi liên đội của mình, Tổng phụ trách phải tổ chức được nhiều hoạt động vui chơi có ý nghĩa, giúp các em thấy vui, thấy bổ ích và có sự gắn kết bản thân mình với tổ chức Đội. Con đường hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ em lứa tuổi thiếu niên nhi đồng chính là giáo dục trong nhà trường và giáo dục thông qua phong trào đoàn thể, làm thế nào để thông qua chương trình của Đội các em không chỉ được giáo dục mà tự giáo dục, tự học thông qua bạn bè, thông qua các trò chơi, các buổi biểu diễn văn nghệ thể dục thể thao…

Giáo dục cho thiếu nhi lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống không chỉ cho giai đoạn hiện nay, mà cho mọi thời đại đều cần bám sát vào các yếu tố, trong đó có sự phấn đấu của bản thân, thật tốt, gia đình thật tốt, cộng đồng tốt thì đất nước tốt. Muốn vậy như Bác Hồ đã nói muốn yêu tổ quốc, yêu đồng bào thì thiếu nhi phải lao động tốt và học tập tốt, quá trình học tập cần phải rèn luyện để có kết quả cao nhất. và khi đã trở thành những người tài ba thì vẫn phải khiêm tốn để chinh phục được đỉnh cao tri thức. Vấn đề Đạo đức và trí tuệ luôn cần song hành trong một con người. Con người phải sống và làm việc có kỷ luật, mỗi cá thể nằm trong một tập thể lớn, mỗi người cần phải biết các quy tắc và đạo lý thì mới trở thành người toàn diện. Vì những lời căn dặn của Bác hợp tình, hợp lý, hợp với mọi thời đại như vậy nên Đội thiếu niên cần thiết và liên tục giáo dục cho thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. Muốn các em thực hiện tốt, hơn ai hết các anh chi Tổng phụ trách hãy là tấm gương sáng để các em noi theo.

Chúc bạn học tốt!a

30 tháng 3 2022

á d9u2```con crmn nhà nó!

23 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Em hãy sưu tầm 1 tấm gương về siêng năng, kiên trì: Nguyễn Ngọc Kí. Bài học rút ra từ tấm gương đó là dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi và chăm chỉ, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
23 tháng 7 2021

*Thảm khảo:

1. Tấm gương siêng năng kiên trì nổi tiếng mà mọi người có thể biết như: Nguyễn Ngọc Kí, Trạng nguyên Nguyễn Hiền, ....

2. Bài học rút ra: dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội.

1 tháng 12 2021

Tk

rong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với nguồi trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng… Điều đó tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận lè chăm sóc. 

-Bài học rút ra từ tấm gương đó là:

+dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cũng cần phải lạc quan, cố gắng thích nghi và chăm chỉ, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội tấm gương về siêng năng, kiên trì 

+ chúng ta không nên bỏ rơi người nào cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ nhau, không phân biệt,....

1 tháng 12 2021

Tham khảo

Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với nguồi trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng… Điều đó tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận lè chăm sóc. 

-Bài học rút ra từ tấm gương đó là:

+dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cũng cần phải lạc quan, cố gắng thích nghi và chăm chỉ, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội tấm gương về siêng năng, kiên trì 

+ chúng ta không nên bỏ rơi người nào cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ nhau, không phân biệt,....

19 tháng 10 2021

Cậu tham khảo:

Bài 1: Nguyễn Ngọc Ký:

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ). Năm 1951, khi lên 4 tuổi, Ký bị bệnh và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, Ký rất muốn đến trường nhưng vì bệnh tật nên ông không thể đi học. Tuy khó khăn nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Theo lời ông kể lúc đi xin học: "Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được".

Nhờ vào nỗ lực của bản thân, năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên.

Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".

Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp,thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.

Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".

Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một lời động viên rằng hãy tin vào chính mình và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.

Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và quyết tâm phi thường, ông vẫn miệt mài đi giao lưu với học sinh, vừa tiếp khách tư vấn tâm lí qua Tổng đài 1088 và vừa sáng tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2013, nhân dịp Nick Vijicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace ( thành phố Hồ Chí Minh).Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà Văn Việt Nam.

nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ng%E1%BB%8Dc_K%C3%BD

bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Tinh thần tự học của Bác Hồ có thể thấy ngay từ việc Bác luôn tranh thủ thời gian học tập và có thể học với bất kỳ người nào. Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân đến nước Pháp xa xôi để tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bác đã đặt quyết tâm “Nhất định phải học nói, học viết cho kỳ được”. Ngay khi còn lênh đênh trên con tàu sang Pháp mỗi lúc rảnh rỗi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu nhờ hướng dẫn đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp ra sao, Bác đều dùng tay diễn tả. Tối tối, Bác ghi lại những từ mới vào sổ. Học được từ nào, Bác ghép chúng lại thành câu và thực hành luôn.

Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài. Sau một thời gian thu xếp ổn định chỗ ở và công việc trên đất Pháp, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp xin được tham gia viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Mỗi lần bài viết của Bác được đăng, Bác vui mừng khôn xiết. Theo hướng dẫn của các chủ bút, Bác luôn xem lại từng câu, từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, toà soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết đi viết lại, khi viết diễn giải ra cho dài, cụ thể và chi tiết, lúc lại là những đoạn văn ngắn và súc tích.

Sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận đến đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa trau dồi kiến thức, học thêm cách viết. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng dậy sớm, bắt tay vào viết từ 5 giờ đến khoảng 6 giờ rưỡi. 7 giờ sáng, Bác lại đi làm bình thường. Dù trời nóng hay rét, Bác cũng không nản chí. Thời gian cứ thấm thoắt trôi đi, đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, tiếng Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do tòa soạn báo không có Ban biên tập cố định nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập, đọc morat tới bán báo.

Ông Giôhanxơn - một họa sĩ người Thụy Điển đã gặp Bác và viết về Bác như sau: “Trong thời gian gặp nhau ngắn ngủi khoảng 4 tháng, Người đã học rất nhanh tiếng Thuỵ Điển và Người đã có thể làm cho người Thuỵ Điển hiểu một cách dễ dàng” (báo Buổi chiều, Thuỵ Điển ngày 26/12/1967). Trong bản khai lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva tháng 7 và 8/1935, Bác Hồ với bí danh là Lin đã khai ở mục thứ 18, biết “tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Ý, tiếng Đức”. Qua các tài liệu khác, chúng ta được biết, Bác còn nói được tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha…Trong những ngoại ngữ đó, có những tiếng Bác rất uyên thâm… Bác từng nói: “Biết tiếng nước người, ta dễ gây cảm tình lắm, gặp người dân thường mình cũng nói chuyện được dăm ba câu, nói được thì gây ảnh hưởng tốt lắm!”.

Sau này, khi tuổi đã cao, Bác vẫn học theo cách “tằm ăn dâu”. Đọc Nhân dân nhật báo Trung Quốc, gặp chữ nào mới, Bác vẫn ghi vào để học, có những danh từ khoa học không tra được trong từ điển thông thường, Bác viết thư hỏi ông Văn Trang làm ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, nhờ giải nghĩa cho Bác. Trước khi Bác đi thăm Inđônêxia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hunggari… Bác đều ghi để học một số câu nói thông thường nhất. Bác không chỉ học ngoại ngữ mà còn học, hay nói đúng hơn là nghiên cứu nhiều lĩnh vực như lý luận, lịch sử, văn học, triết học, khoa học kỹ thuật, văn hoá… để vận dụng vào công việc của cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt lõi, là cách chủ yếu để nâng cao trình độ bản thân. Tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. 

Tấm gương ham học, ham tìm hiểu của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người dân Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay. Câu chuyện “Bác Hồ với tinh thần tự học” nhắc nhở chúng ta cần dành thời gian học tập theo tinh thần tự học của Bác, góp phần hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ mọi mặt, xử lý và hoàn thành một cách tốt nhất công việc được giao. 

Nguồn: https://www.evn.com.vn/d6/news/Bac-Ho-voi-tinh-than-tu-hoc-6-12-28030.aspx

 

19 tháng 11 2021

Tham khảo in đậm :)

28 tháng 3 2021

tham khảo

Tại xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu thuộc tỉnh Nghệ An chúng ta không khỏi ấn tượng về một tấm gương học sinh Đặng Kim Hoa, học sinh lớp 9c trường THCS Cao Xuân Huy.

Em sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đặc biệt, mẹ là giáo viên, bố lại bị tai nạn mất trí nhớ. Ngay từ nhỏ em đã ý thức được bản thân và là một đứa trẻ thông minh, ngoan ngoãn, nghe lời . Ở nhà thì phụ giúp gia đình những công việc nhà.Từ khi học Tiểu học nhiều năm Hoa đạt được danh hiệu học sinh Giỏi cùng nhiều thành tích xuất sắc khác.

Ở trên lớp em luôn là học sinh gương mẫu về tinh thần hăng hái phát biểu để xây dựng bài, các bài tập và bài học được chuẩn bị kỹ càng ngay từ nhà. Khi được học trên lớp, em luôn chú ý nghe giảng và có vấn đề không hiểu sẽ hỏi thấy cô giáo trên lớp ngay. Hoa rất thích đọc sách báo, ngoài ra em còn yêu thích các môn học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa. Thành tích đạt được đó là em được nhận Huy chương Bạc trong kỳ thi tìm kiếm tài năng về Toán học trọng Hội Toán học Việt Nam; giải khuyến khích trong cuộc thi Toán bằng Tiếng Anh trên mạng internet; giải ba của cuộc thi môn Vật Lý trên mạng intesnnet của cấp Huyện; giải khuyến khích của cuộc thi Olympic Tiếng Anh ở trên internets và đạt học sinh giỏi toàn diện.

Mặc dù học giỏi như thế nhưng em luôn có thái độ chan hòa, giúp đỡ các bạn trong lớp để cùng nhau học tập, mang lại kiến thức cho chính mình. Hình ảnh cô bé giảng bài cho các bạn đã trở lên quen thuộc, xuất hiện trong lớp 9c.

Không chỉ tích cực học tập, hỗ trợ các bạn trong lớp mà Hoa còn là một trong nhưng học sinh tham gia các hoạt động từ trường và lớp. Em luôn là tấm gương với sự nhiệt tình, năng động. Theo em, khi em tham gia những hoạt động đó, thì cũng giúp bản thân giải tỏa những căng thẳng của việc học hành, tạo sự gắn bó với các thầy cô, các bạn bè. Qua đó, em luôn tạo được niềm tin với các bạn cũng như các thầy cô.

Theo đó, Hoa đã được Ban thường vụ của Huyện đoàn Diễn Châu nêu gương và trở thành một thành viên trong 10 thành viên của Thiếu nhi tiêu biểu làm theo bác Hồ. Đặng Kim Hoa quả là xứng đáng là tấm gương để các thanh, thiếu nhi học tập và noi theo.

1 tháng 1 2021

Ở trường em, không ai là không biết đến Lê - một cô gái không chỉ chăm ngoan, học giỏi mà còn luôn quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

Lê mồ côi cha mẹ, nên sống với ông bà từ nhỏ. Thương ông bà đã già rồi nhưng vẫn còn vất vả làm lụng nuôi mình. Ngoài giờ học, Lê luôn dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát, giặt áo quần… Mọi việc nhà cậu ấy đều làm hết cả. Thậm chí, vào mùa gặt, mùa cấy, cậu ấy còn ra ruộng để phụ giúp ông bà nữa. Tuy vậy, việc học của Lê vẫn đạt thành tích vô cùng tốt. Chẳng bao giờ em thấy Lê bị cô giáo nhắc nhở vì không làm bài tập về nhà hay đi học trễ cả. Lúc nào cậu ấy cũng học tập hết sức chăm chú và nghiêm túc. Lê bảo, cậu ấy phải cố gắng học thật giỏi để ông bà vui lòng, và còn để tương lai lớn lên có thể kiếm thật nhiều tiền đỡ đần cho ông bà.

Vì dành hết thời gian để học tập và phụ giúp gia đình, nên hầu như chẳng mấy khi Lê đi chơi cùng bạn bè. Thế nhưng, Lê vẫn rất được mọi người yêu quý, bởi cậu ấy vừa hiền lành lại còn tốt bụng. Bạn nào hỏi bài hay nhờ việc gì, Lê đều sẵn sàng giúp đỡ. Đặc biệt, cậu ấy còn rất thẳng thắn và trung thực. Nếu trong lớp có ai cãi nhau, mọi người đều sẽ nhờ Lê ra can ngăn. Tất cả những điều đó, đã khiến Lê thực sự trở thành con nhà người ta trong câu nói của mọi người.

Mỗi ngày em luôn rất vui khi được làm bạn với một người học sinh tuyệt vời như Lê. Cậu ấy chính là tấm gương sáng để em phấn đấu noi theo từng ngày.

1 tháng 1 2021

mình copy mạng đó

Siêng năng cần cù là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, từ học sinh cho tới người lao động ai cũng cần phải rèn luyện đức tính này hằng ngày bởi vì nó có tầm quan trọng tới cuộc sống chúng ta và hướng tới cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất.

Vậy thì siêng năng cần cù là gì? Đó là chăm chỉ làm việc và chăm chỉ học tập một cách thường xuyên và đều đặn, đó người ta gọi là siêng năng. Còn cần cù là chăm chỉ chịu khó làm việc, cho dù khó khăn cũng không bỏ cuộc, nhất là trong học tập và trong lao động.

Người ta thường bảo thời gian quý như vàng như bạc , chính vì thế cho nên những ai biết quý trọng thời gian thì mới chịu khó làm việc, chịu khó siêng lao động, học hành. Có siêng năng cần cù thì mới có ý thức, không để cho thời gian của mình trôi qua một cách lãng phí bởi như vậy là vô ích.

Cần cù siêng năng là biết dùi mài kinh sử, biết tìm tòi những cái khó trong học tập để vươn lên tầm cao mới, khám phá ra những kiến thức khoa học hiện đại. Thức khuya dậy sớm và chăm chỉ làm ăn , vượt qua những khó khăn, khổ cực thì đó mới gọi là siêng năng, chịu khó.

Người học sinh đi học thì cần phải biết cố gắng vươn lên trong học tập, bài nào không hiểu thì tìm tòi ra lời giải đáp . Đó mới gọi là cần cù.

Người thợ coi giờ lao động của mình là vàng ngọc cho nên cố gắng làm hết mình để không lãng phí thời gian. Người nông dân cày sâu cuốc bẫm một nắng hai sương là để làm nên mùa màng bội thu, họ cần cù siêng năng để làm ra từng hạt lúa hạt gạo, để có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Và muốn được no ấm và giàu có thì phải biết siêng năng cần cù, biết vươn lên trong từng thời khắc của cuộc sống.

Từ trước cho tới nay, cái đáng quý nhất là người lao động, và người đáng quý nhất đó là người lao động. Chính nhân dân lao động đã giáo dục cho chúng ta về lòng yêu nước và về đức tính cần cù. Nhờ có siêng năng cần cù mà mỗi chúng ta không sợ gian lao khó khăn hay vất vả gì, luôn nhẫn nại kiên trì trong làm ăn, trong học hành.

Trái với siêng năng cần cù là lười biếng , đó là những người “siêng ăn nhác làm” chỉ biết hưởng thụ chứ không chịu động não suy nghĩ hay làm việc, họ trở thành kẻ sống thừa và vô tích sự trước mặt người khác và luôn khiến cho người khác phải chê cười.

Là người học sinh, chúng ta phải biết chăm chỉ làm ăn, phải biết thức khuya dậy sớm chịu khó học hành thì mới nên người, mới xây dựng cho tương lai của bản thân và xã hội tốt đẹp được. Nhất là trong các kì thì thì cần phải siêng năng ôn luyện, không được thấy khó mà nản chí. Có chịu khó nỗ lực hết mình thì mới có thể vươn lên học khá học giỏi, mới giành được điểm tốt.

Những người siêng năng cần cù thường hay được mọi người kính nể và cũng là tấm gương đẹp để mọi người noi theo. Học sinh cần cù thì được thầy yêu bạn mến còn người lao động cần cù thì được mọi người thán phục.

Học tập hôm nay để có một ngày mai đúng nghĩa. Đó là một ngày mai ấm no, hạnh phúc tươi sáng hơn. Chăm chỉ cần cù đưa ta tới những thứ tốt đẹp trong cuộc sống cho nên chúng ta cần phải biết quý trọng hơn nữa.

20 tháng 10 2021

Trong học tập, không phải chúng ta cứ muốn thành công là đều thực hiện được. Muốn thành công trong học tập, chúng ta phải trải qua nhiều khoa khăn, gian khổ, phải biết siêng năng, kiên trì bền bỉ. Không có gì đáng quý bằng sự siêng năng có ở con người. Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện sự cần cù, tự giác, mệt mỏi, làm việc thường xuyên, đều đặn. Siêng năng, kiên trì, chăm chỉ học tập  từ thầy cô, bạn bè, sách vở sẽ tích luỹ nhiều kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao và mở mang trí tuệ, nhận thức. Siêng năng học tập mọi lúc mọi nơi sẽ giúp con người thông hiểu nhiều điều. Kẻ lười biếng sẽ tụt hậu trong cuộc sống. Siêng nghĩ ngợi, dùng trí tuệ để khám phá ra những sáng kiến tốt giúp ích cho công việc, trong cái khó ló cái khôn. Trong mọi lĩnh vực, hễ chịu khó tư duy sẽ có nhiều sáng kiến để giải quyết thành công và ngược lại, những kẻ lười suy nghĩ sẽ lâm vào trì trệ và bế tắc. Siêng năng thực hành, luyện tập, thực hiện bài học, bài tập một cách kiên trì sẽ dẫn đến kết quả mĩ mãn. Nhưng siêng năng phải đi kèm với phương pháp thì mới có thành công lớn. Kẻ lý thuyết suông, kẻ dựa dẫm ỉ lại sẽ khó có thành công bền vững như mong muốn. Tuy nhien, không phải cứ siêng năng là sẽ thành công. Chúng ta phải luôn  trong tư thế chủ động đối với cuộc sống của mình đề tìm kiếm và tạo ra cơ hội, lẫn nắm bắt cơ hội đến với mình trong mọi tình huống. Cần biết phương pháp để siêng năng một cách hiệu quả. Tận dụng nguồn tri thức từ sách vở và thông tin trên internet một cách có chọn lọc để tiếp thu những giá trị tốt đẹp nhất cho chính mình bởi mọi nguồn thông tin đều là con dao hai lưỡi. Bill Gates từng nói: “Đối với những việc khó khăn, tôi sẽ chọn những người lười biếng vì họ luôn tìm ra cách nhanh nhất để thực hiện chúng”, câu nói trên đã thể hiện quan điểm rằng ngoài siêng năng chúng ta cũng cần có sự linh hoạt để không ngừng cải tiến để đạt được những thành công mới.

Nguồn: Internet   chúc bn có ngày 20/10 thật vv, xinh đẹp ,hok giỏi nha :)

Tỉnh Lào Cai có các nghề truyền thống trong đó có nghề thêu, dệt thổ cẩm. Những miếng vải nhiều màu sắc sau khi qua tay những người thợ lành nghề liền trở thành các tấm vải thổ cẩm với bao hoa văn đẹp đẽ. Mỗi tấm vải có giá dao động từ khoảng150k-800k, giá đắt hay rẻ còn tuỳ thuộc vào kích thước, loại vải và độ khó của các hoa văn. Đây có thể nói là một nghề truyền thống đem lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho nhân dân Lào Cai,...

27 tháng 3 2022

Lào Cai được biết đến là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nghề đan lát, bằng những đôi tay khéo léo mà con người chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm thủ công rất đơn giản, đẹp và vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Ta có thể làm ra rổ rá, mâm ăn cơm, ghế từ các nguyên liệu phong phú: mây, tre nứa và dây rừng. Nghề này không phân biệt lứa tuổi nên không chỉ người lớn làm mà còn các em nhỏ cũng thế, được dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa tổ tiên để lại. Quá trình thực hiện rất công phu, phải kiên nhẫn làm ra từng món đồ như thế thật tuyệt vời! Giá thành của sản phẩm cũng không quá cao, tùy theo chất liệu, kích thước. Đây có thể nói là một trong những nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Lào Cai, nó thật hay!

Đủ 10 dòng nha bạn <3