Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng quan trọng, mùa nào cũng có một ý nghĩa riêng của nó. Bốn mùa như bốn sắc màu không thể thiếu trong năm. Các bạn biết không, trong bốn mùa có bốn nàng tiên vô cùng xinh đẹp, và mình đã gặp nàng tiên mùa xuân rồi đấy. Nàng tiên ấy còn kể cho mình nghe về thiên nhiên, con người mỗi khi Tết đến Xuân về.
Một năm có bốn mùa : xuân , hạ , thu , đông . Mùa nào cũng quan trọng , cũng có một vẻ đẹp , một sắc thái và một ý nghĩa riêng của nó . Những mùa đó tượng trưng cho bốn nàng tiên hiền hậu , xinh đẹp và đầy kiều diễm . Trong một lần đi chơi tết , em đã gặp nàng tiên tượng trưng cho mùa xuân . Hiếm khi được như vậy , em liền bảo cô kể chuyện cho em về mùa xuân mà cô cai quản . Cô bằng lòng và kể cho em nghe về thiên nhiên , con người mỗi khi tết đến xuân về
mùa xuân mang bao hi vọng, niềm tin của mỗi người đặt vào đó cầu mong bao nhiêu niềm vui thành công vào năm tới. mỗi mùa xuân tôi lại để 1 niềm háo hức riêng vui buồn lẫn lộn. Cảm giác ấy chỉ có mùa xuân tôi mới thấy. tôi yêu mùa xuân và mong mùa xuân tết đến xuân về.
chúc bạn bài văn này được điểm cao( like mink nha)
Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi… ơi Bống đâu rồi?”
Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.
– Bà ơi, bà mua quà gì cho cháu đấy?
– Mày hư lắm, chẳng trông nhà cho bà, để gà nó vào bới tung cả bếp. Bà giận, bà chẳng cho quà đâu.
Bống buồn quá. Bà mắng đúng rồi. Bà dặn Bống trông nhà cẩn thận, nhưng bà vừa đi khỏi một tí, các bạn đến gọi: “Bống ơi, sang chơi rồng rắn”. Thế là cái chân Bống nó cứ cuống lên chạy đi, không giữ được nữa. Bây giờ phải nhịn quà rồi!
Bống nhìn cái thúng đậy vỉ buồm [1]. Chắc là trong ấy có cái bánh đa đường. Hay là một gói kẹo bột.
Không phải, chắc là một con “phòng phòng”, con gà bằng bột bỏng xanh đỏ, thổi kêu te te, chơi xong lại ăn được nhé! Thèm quá, thế có khổ không!
Bỗng cái vỉ buồm nó động đậy, lục đục. Ngheo… Bống mở tròn mắt. Ngheo… “A! Con mèo, con mèo! Bà ơi! Bà cho cháu nhá!”.
Trong thúng, hai con mắt xanh sợ hãi, nhìn lên hấp háy. Hai cái tai có đốm đen mượt như nhung động đậy. Chú mèo trắng nằm cuộn tròn kêu “ngheo, ngheo”.
– Nào. Miu ra với chị nào!
Bống bế chú mèo trên tay nựng nịu. Bà cười bảo:
– Con đem nó vào bếp, buộc nó vào cái kiềng gãy vài hôm cho nó quen đi. Con khéo chăm cho nó chóng lớn để bắt chuột. Nhà dạo này lắm chuột quá!
Chú Mèo Con chẳng chịu ăn gì cả. Thấy sợi dây buộc vướng chân, Mèo Con chạy lồng ra lại bị giật lại. “Ngheo ngheo, sao tôi lại không chạy được nữa thế này?” Chú Mèo nằm giơ cái chân bị buộc lên cố giãy, nhưng chẳng ăn thua gì. Một lúc lâu Mèo Con mệt, nằm rúc vào đống tro ấm.
Bống đem đĩa cơm vào dỗ: “Miu ơi, ăn đi”.
Mèo Con vẫn không chịu ăn.
– Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi.
Gần tối mẹ Bống về, vào bếp hỏi:
– Con Mèo Con ở đâu thế Bống?
– Bà mua cho con đấy! Con bế nó lên nhà cho nó đi ngủ mẹ nhé!
– Đừng con ạ, cứ để nó dưới bếp, nó kêu cho chuột sợ.
Ừ, sắp Tết rồi, có con mèo cho chuột nó đỡ phá. Thế là đêm hôm ấy, Mèo Con phải ở một mình trong cái bếp lạ.
Tham khảo nhé bạn hiền:
https://h.vn/hoi-dap/question/33449.html
Câu hỏi của Lê Minh Nguyệt - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Bạn tham khảo thêm ở đây nha https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Hãy+tưởng+tượng+và+đóng+vai+nàng+tiên+mùa+xuân+để+kể+kể+lại+sự+xuất+hiện+của+mình+trên+quê+hương+mỗi+dịp+tết+đến+xuân+về