K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2017

Vũ trụ, năm 8000

Chào những con người đang sống ở thế kỷ 21!

Xin tự giới thiệu, tôi là Tagg, đến từ Vũ trụ 8000 năm sau. Chắc có lẽ bạn không tin, nhưng tôi đã cỗ máy thời gian và gửi lá thư này đến cho các bạn. Trái Đất mà các bạn đang sống trong vài ngàn năm nữa sẽ bị hủy diệt. Khi đó, thế giới động, thực vật và con người hoàn toàn biến mất. Trái đất trở thành trái đất theo đúng nghĩa đen của nó: chỉ có đất đá và những dâu vết của con người sẽ bị xóa sạch.

Thay đổi lịch sử là điều không nên, nhưng vì nó quá thảm khốc nên tôi đã mạo hiểm nhờ cỗ máy thời gian gửi lá thư này để cảnh báo với các bạn rằng: Hãy hành động ngay từ bây giờ để loại bỏ thảm kịch đó.

Có lẽ mọi người đều biết, chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

Còn cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: Thời gian ở Hiroshima (Nhật Bản) ngừng trôi khi quả bom "Little Boy" nặng 5 tấn phát nổ.

"Little Boy" đã phá hủy hai phần ba diện tích Hiroshima và trong chớp mắt giết chết 80.000 người, biến cả thành phố thành một biển chết.

Ba ngày sau, quân đội Mỹ tiếp tục thả "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki, cướp đi 40.000 nhân mạng. Hàng chục nghìn người khác cũng đã chết vì các căn bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp do phóng xạ gây ra cho đến ngày nay.

Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Hai quả bom khép lại Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Thảm họa ở Hiroshima và Nagasaki vẽ ra viễn cảnh về ngày tận diệt của loài người khi đại chiến thế giới lần ba xảy ra trong tương lai. Nếu thế chiến thứ 3 xảy ra bằng chiến tranh hạt nhân, nó sẽ mở ra cánh cổng địa ngục cho loài người.

Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều. Theo dự đoán,những vụ nổ hạt nhân làm tăng một lượng lớn mây phóng xạ, ngăn ánh sáng mặt trời tiếp xúc bề mặt Trái Đất và khiến quá trình giảm nhiệt toàn cầu diễn ra. Bầu trời sẽ bị bao trùm bởi khói, bụi và trở nên u ám. Cây cối vì vậy không thể sống được, dẫn đến lượng oxy giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn.

Sự lo lắng về thế chiến thứ 3 sẽ hủy diệt Trái Đất là hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ, tính tới thời điểm hiện tại, 9 quốc gia tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân là Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Nga và Mỹ một mặt cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, mặt khác tìm mọi cách để hiện đại hóa chúng. Washington thậm chí còn công bố kế hoạch trị giá 348 tỷ USD nhằm duy trì và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân trong giai đoạn 2015-2024.

Theo Ploughshares Fund, một tổ chức chống vũ khí hạt nhân, tính đến năm 2016, Nga sở hữu 7.000 đầu đạn hạt nhân, Mỹ còn 6.800. Số đầu đạn của hai nước chiếm 93% kho hạt nhân toàn cầu.

Ấn Độ và Pakistan đã công khai sở hữu vũ khí hạt nhân và nhiều lần tiến hành thử nghiệm trong những năm qua. New Delhi nắm trong tay hơn 100 đầu đạn hạt nhân và khoảng 500 kg plutonium, đồng thời theo đuổi kế hoạch hiện đại hóa kho tên lửa hạt nhân nhằm đề phòng Trung Quốc. Bên kia biên giới, “người hàng xóm” Pakistan cũng sở hữu số lượng đầu đạn tương đương và không giấu tham vọng mở rộng kho vũ khí.

Tính đến tháng 7/2017, Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân và bắn hàng chục tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc.

Vòng đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hay P5 +1 xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran dù bế tắc hay đã đạt được thỏa thuận, đều khiến không ít quốc gia "đứng ngồi không yên".

Ông Andrey Ivanov, chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc tế MGIMO của Nga từng nhận định rằng “sở hữu vũ khí hạt nhân là sự đảm bảo duy nhất cho tính toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia”.

Nếu ý tưởng của vị chuyên gia Nga được nhiều quốc gia hưởng ứng, nhân loại sẽ bị đặt vào nghịch lý đau đớn và nực cười: Thứ vũ khí được xem là "bùa hộ mệnh" của một dân tộc lại mang sức mạnh có thể hủy diệt cả Trái Đất.

Lịch sử của trái đất sẽ kết thúc đau đớn nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy hành động ngay, ngăn chặn mọi âm mưu chế tạo người máy chiến tranh. Vì hòa bình, vì nhân loại, vì trái đất 2000 năm nữa “hãy nói không với chiến tranh”. Chỉ có hòa bình, hợp tác thì mới tồn tại và phát triển, ngược lại nếu cứ đối đầu, gây chiến thì sẽ hủy diệt hết mọi thứ mà thôi.

Hãy nhớ lấy lời tôi nhé! Loài người “Hãy nói không với chiến tranh”, hãy từ bỏ chiến tranh, từ bỏ tham vọng bá chủ … có như thế lịch sử trái đất sẽ sang trang mới với nền hòa bình, thịnh vượng bền lâu.
Chúc bạn có đủ nghị lực để hành động thay đổi tương lai. Chúc bạn thành công!

Ký tên:

Bích Ngọc Huỳnh

22 tháng 12 2017

Bạo lực gia đình

Mở bài:

Gia đình là tế bào của xã hội là nơi mỗi chúng ta sinh ra lớn lên được chăm lo về vật chất lẫn tinh thần, là nơi chúng ta được sống trong hạnh phúc yêu thương.

Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Trong thực tế có rất nhiều gia đình vì những lí do cá nhân mà gây ra mẫu thuẫn dẫn đến bạo lực. Đây là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Thân bài:

1/ Bạo lực gia đình: Theo khoản 2 điều 1 luật quy địn về gia đình: Bào lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với các thành viên khác trong gia đình.

  • Mỗi gia đình có khoàn cảnh sống khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực cũng không giống nhau

2/ Biểu hiên: Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên vợ chồng có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ.

3/ Nguyên nhân:

  • Do thiếu hiểu biết về pháp luật, chồng và vợ đánh nhau chỉ vì nghĩ việc vợ chồng đánh nhau là chuyện riêng trong gia đình không liên quan đến người khác và không ai có quyền can thiệp
  • Do tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành động
  • Do không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lời lẽ
  • Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực
  • Do nghiện ngập: Nghiện rượu và ma túy dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực.
  • Do khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rât dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực.
  • Do ghen tuông

4/ Hậu quả:

  • Bạo lực gia đình đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con người cho ở hành động nào, mức độ nào thì nó cũng gây nguy hại về tinh thần
  • Hôn nhân gia đình tan vỡ
  • Làm giảm lực lượng lao động trong xã hội, tăng số người bị bệnh tật
  • Ảnh hướng đến kinh tế: Việc chữa trị cho người bị bạo hành tốn kém nhiều

5/ Biện pháp

Bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. Tuy nhiên nạn phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội chúng ta. Vì vậy rất khó để xóa bỏ được tệ nạn này.

Mặt khác do nhận thúc về pháp luạn của một số người còn hạn chế, một số xã, huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có cách tuyên truyền đến từng hộ dân.

Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết , xem xét và nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức năng.

Tuyên truyền sâu rộng bộ luật ” bình đẳng giới ” tới cộng đồng và từng gia đình

Hoàn thành tốt chương trình ” toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chóng bạo lực gia đình.

Kết bài:

Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn

22 tháng 12 2017

Mở bài

: Gia đình là tế bào của xã hội là nơi mỗi chúng ta sinh ra lớn lên được chăm lo về vật chất lẫn tinh thần, là nơi chúng ta được sống trong hạnh phúc yêu thương.

Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Trong thực tế có rất nhiều gia đình vì những lí do cá nhân mà gây ra mẫu thuẫn dẫn đến bạo lực. Đây là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Thân bài:

1/ Bạo lực gia đình:

Theo khoản 2 điều 1 luật quy địn về gia đình: Bào lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với các thành viên khác trong gia đình.

Mỗi gia đình có khoàn cảnh sống khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực cũng không giống nhau

2/ Biểu hiên: Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên vợ chồng có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ.

3/ Nguyên nhân:

Do thiếu hiểu biết về pháp luật, chồng và vợ đánh nhau chỉ vì nghĩ việc vợ chồng đánh nhau là chuyện riêng trong gia đình không liên quan đến người khác và không ai có quyền can thiệp

Do tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành động Do không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lời lẽ

Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực

Do nghiện ngập: Nghiện rượu và ma túy dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực.

Do khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rât dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực.

Do ghen tuông

4/ Hậu quả:

Bạo lực gia đình đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con người cho ở hành động nào, mức độ nào thì nó cũng gây nguy hại về tinh thần

Hôn nhân gia đình tan vỡ

Làm giảm lực lượng lao động trong xã hội, tăng số người bị bệnh tật

Ảnh hướng đến kinh tế: Việc chữa trị cho người bị bạo hành tốn kém nhiều

5/ Biện pháp

Bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. Tuy nhiên nạn phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội chúng ta. Vì vậy rất khó để xóa bỏ được tệ nạn này.

Mặt khác do nhận thúc về pháp luạn của một số người còn hạn chế, một số xã, huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có cách tuyên truyền đến từng hộ dân.

Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết , xem xét và nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức năng.

Tuyên truyền sâu rộng bộ luật ” bình đẳng giới ” tới cộng đồng và từng gia đình

Hoàn thành tốt chương trình ” toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật phòng chóng bạo lực gia đình.

Kết bài: Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn

22 tháng 12 2017

sao thấy giống viết thư upu vậy

6 tháng 1 2018

Chào bạn, mình xin tự giới thiệu, mình là công chúa của nữ thần Tekmor (Nữ thần của sự giới hạn, kết thúc của cuộc sống). Hiện tại mình và mẹ đang sống ở thế kỷ 30, mình đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để viết và gửi lá thư từ thế kỷ 30 đến thế kỷ 21 của các bạn đấy.

Mình muốn thông báo với các bạn rằng, đến thế kỷ 25, thế giới của các bạn sẽ toàn là những cảnh bệnh tật, chết chóc và bị hủy diệt hoàn toàn tất cả sẽ về với cát bụi. Vì sao ư?

Có lẽ các bạn cũng biết, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Ô nhiễm môi trường sẽ làm xuất hiện những chất độc gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Nhất là khi hiện nay môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người.

Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người.Đầu tiên phải kể đến ô nhiễm môi trường đất. Do con người quá lạm dụng và do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác.

Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do con người thiếu biện pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ.

Hiện nay, có từ 40-50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên Trái Đất bị ô nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng 25 năm tới.

Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học, ước tính có khoảng 96,5% nước trên trái đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có 2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinh hoạt của con người.

Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của mình.

Hiện nay, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bị thiếu nước với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch.

Ở thế kỷ 21 của các bạn đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới bị ô nhiễm môi trường nặng nề: Trung Quốc là một thí dụ tiêu biểu với hình ảnh bầu không khí mờ mịt bởi khói bụi dày đặc tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.

Ô nhiễm không khí ở New Delhi gây ra phần lớn các ca tử vong sớm nghiêm trọng mỗi năm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), New Delhi “đánh bại” các thành phố còn lại trong tổng số 1.600 thành phố trên khắp thế giới với nồng độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 10 lần so với các tiêu chuẩn cho phép.

Thành phố Mexico (Mexico): Từ lâu nay, thành phố Mexico luôn được biết đến là nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Việc hít thở không khí ở đó thậm chí còn được so sánh với việc hút hai gói thuốc lá mỗi ngày. Liên Hợp Quốc đã trích dẫn Mexico City là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới, có thể giết chết hàng loạt loài chim.

Thành Norilsk (Nga) là khu vực có hoạt động nấu chảy kim loại nặng lớn nhất thế giới, nơi thải 4 triệu tấn cadmium, đồng, chì, niken, asen, selen và kẽm vào không khí mỗi năm. Tình trạng ô nhiễm của thành phố gây ra các căn bệnh nguy hiểm ở người dân như bệnh ung thư, bệnh phổi, rối loạn máu và da, thậm chí cả bệnh trầm cảm. Ở nơi đây, thảm thực vật cũng không thể tồn tại, hoa quả và nấm rất độc do lượng SO2 cao trong không khí.

Vì vậy, để thay đổi lịch sử thảm khốc của loài người, để cứu vớt loài người khỏi sự chết chóc, sống mòn mỏi vì ô nhiễm thì ngay từ bây giờ bạn hãy truyền đi thông điệp “hãy bảo vệ môi trường khi còn có thể” đến tất cả mọi người trên thế giới.

Đừng bao giờ vì lợi ích của một cá nhân, nhóm cá nhân để hủy hoại môi trường sống của chính mình, hãy dừng lại ngay để cứu vớt con cháu chúng ta…

Thân ái và chào tạm biệt nhé!

Ký tên:

Công chúa của nữ thần Tekmor

6 tháng 1 2018

Thiên đàng, tháng 10 năm 1945

Bạn thân mến!

Mình thực sự rất vui khi có cơ hội được trò chuyện với bạn. Mình biết bạn rất khoẻ và hy vọng điều đó sẽ luôn đến với bạn. Mình thấy vui thay cho bạn khi mà bạn không còn biết đến chiến tranh, chỉ biết về điều này trong sách vở. Mình cũng biết rằng đối với bạn mỗi ngày trôi qua là một thử thách và là một cuộc đấu tranh nhưng thay vì cố gắng vượt qua mọi thử thách thì bạn chán chường và than phiền với cuộc sống của mình

Đã có quá nhiều sự thay đổi, quá nhiều sự khác biệt từ thời gian ấy đến bây giờ. Chiến tranh đã lấy đi của họ mọi thứ: người thân, nhà cửa và cả mạng sống của họ.

Bạn biết đấy, chiến tranh ở Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn hiện hữu ở thời điểm hiện tại. Hậu quả từ cuộc chiến tranh đã làm gần tám triệu người Việt Nam bị chết và bị thương tật. Hơn 4,8 triệu người bị di chứng chất độc da cam – đi-ô-xin trong đó hơn một triệu người đã chết và hơn 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc đang từng ngày đau đớn. 58 nghìn binh lính Mỹ bị thiệt mạng, 300 nghìn người Mỹ bị tàn phế. Hàng chục nghìn người Mỹ và quân lính các nước chư hầu chịu hậu quả chất độc hóa học và di chứng chiến tranh tại Việt Nam…

Chiến tranh, dù với lớp nghĩa nào: là cuộc chiến mở rộng ranh giới lãnh thổ, chiến tranh mang danh “vệ quốc” chính nghĩa, hay thực chất là cuộc chiến giành giật vị thế, phô trương sức mạnh, đều có một đích đến chung không thể khác: đẩy nhân loại tiệm cận với màu trời bê bết máu, chặt đứt gãy sợi dây nối kết yêu thương giữa người với người. Nếu để diễn giải chiến tranh trong một cụm từ ngắn gọn, thì hẳn có thể gọi là manh mối dẫn nguồn của tất thảy sự mất mát, đớn đau.

Bạn thân mến, chiến tranh như một cơn bão, cuốn cả người thân, cuốn cả gia đình và cuốn luôn cả một nền kinh tế đang bình ổn, đang phát triển xuống gầm sâu của tiêu cực. Nhà cửa mất, của cải mất, xã hội loạn lạc, kinh tế theo đó lùi lại một bước dài, thậm chí trở về vạch xuất phát đầu tiên với một bàn tay trắng, gầy dựng lại tự đầu sự ổn định ước mơ.

Thử tưởng tượng, nếu không phải kiên trì gánh gồng những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm…, thì vị thế của dân tộc Việt Nam hiện nay ở mức nào? Không hẳn sẽ đỉnh cao, nhưng chắc hẳn sự bền bỉ của thời gian sẽ làm tổng thể tiến bộ hơn rất nhiều.

Bạn biết không, thay vì chiến tranh giành giật một mảng lãnh thổ, một vùng đất mới, sự đoàn kết gắn nối người với người lại cùng nhau, kết chặt dân tộc này với dân tộc kia lại với nhau, để cùng phát triển, cùng hướng đến một nền kinh tế hiện đại và văn minh, thì mảng màu kinh tế thế giới nói chung thời khắc này, hẳn sẽ tươi sáng hơn thật nhiều.

Những cánh chim hòa bình đang sải cánh tự do trên khoảng bầu trời tại nhiều vùng đất, nhưng tại một vài nơi vẫn bị cản lại bởi cánh cửa sắt mang tên chiến tranh, tàn phá và bạo động, mất mát. Chiến tranh đi qua, là một vùng đất mới phải gầy dựng lại, một đất nước mới phải lao đao chống trả những hậu quả tất yếu còn sót lại…

Nói về chiến tranh và những hậu quả nó để lại, hẳn cần một cuốn sách dày để diễn giải. Bởi với một khái niệm mang tính quá trình như đau thương, lời lẽ nào giải bày hết nếu chỉ nhìn vào với tư cách đang nói về những khung cảnh đẫm máu trong quá khứ ở bầu trời hòa bình, ngôn từ nào bộc lộ hết những vết thương dấu chân chiến tranh hằn lại nếu chính bản thân mình chưa từng kinh qua, chỉ cảm nhận sơ sài qua nước mắt, đôi ba câu chia sẻ của người trong cuộc?.

Trong chiến tranh, bên chủ chiến hay bên bị chiến đều là con người, những người ấy đều có gia đình, người thân, bạn bè và cả ước mơ. Chiến tranh có khi cướp đi của họ tất cả, chẳng còn chút vương nào vui tươi, sự trừng phạt trỗi dậy ngay từ khi bắt đầu. Một chú lính hi sinh, có nghĩa là vợ anh ấy để tang chồng cả đời, sống trong côi cút, mẹ già nuốt đắng cay sống vất vưởng cho qua đoạn đường đau khổ còn lại, cô con gái, cậu con trai còn bé xíu mất đi niềm hạnh phúc tưởng chừng giản dị nằm trong lòng bàn tay ấy là có một gia đình đầm ấm, xã hội mất đi một thanh niên đầy sức trẻ, khát khao. Nối tiếp những mất mát đó, hỏi thử hai phe chiến tuyến còn lại gì? Hay chỉ là sự trừng phạt dành cho thế hệ tương lai, những cô bé, cậu bé mất cha, mất mẹ, mất gia đình sau chiến tranh, mất tuổi thơ, mất ước mơ, mất sự ngây thơ lẽ ra đáng có, để thay vào đó những mưu tính trả thù, những suy nghĩ mang mầm mống tiêu cực, những hạt giống không mang lại an lạc cho tâm hồn.

Công việc học tập làm bạn chán nản còn họ thì không được đi học, bạn có thể ăn thoả thích còn họ thì lúc nào cũng đói vì thiếu ăn, bạn đang ăn kiêng? Còn họ chết cũng vì lí do đó. Sự chăm sóc của cha mẹ làm bạn mệt mỏi? còn họ thì không được bất cứ gì? Bạn còn chê đôi addidas của mình còn họ thì chỉ có một loại duy nhất là chân đất. Bạn không biết cám ơn một chỗ ngủ, họ thì mong chẳng ai đánh thức dậy nữa. Mình là bức thư từ nơi xa xôi gửi tới bạn những lời chúc tốt đẹp và mong bạn ngừng than phiền về cuộc sống của mình và cho nhiều hơn nữa! Vì bạn được sống trong một thế giới hoà bình.

Thân gửi đến bạn!

Tôi, bức thư đến từ thiên đàng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình. Phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy? Hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Cho đoạn văn sau: “ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn…Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: “ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn…Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề. Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế cụ già, trẻ nhỏ giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm..”

1. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt gì?

2. Nội dung của đoạn viết về điều gì?

3. Những thói quen nào đã được người viết nói đến trong đoạn văn?

4. Từ những biểu hiện cụ thể trong đoạn văn em co suy nghĩ gì về tệ nạn vứt rác bừa bãi ở địa phương em?

giúp mình trong hôm nay nha mn

1

Cho đoạn văn sau: “ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn…Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề. Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế cụ già, trẻ nhỏ giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm..”

1. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt gì? 

- Nghị luận

2. Nội dung của đoạn viết về điều gì?

- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (đầu đề)

3. Những thói quen nào đã được người viết nói đến trong đoạn văn?

+ Vứt rác bừa bãi

+ Vứt vỏ chuối ra cửa, ra đường

+ Vứt rác ra kênh mương

+ Cốc vỡ, chai vỡ cũng ném ra đường...

4. Từ những biểu hiện cụ thể trong đoạn văn em co suy nghĩ gì về tệ nạn vứt rác bừa bãi ở địa phương em?

   Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ, gây nên ô nhiễm môi trường. Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc. Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào. Những  hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chủ yếu do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống, thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác và một phần cũng do cán bộ địa phương xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên. Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người, gây tổn hại tiền của cho nhà nước. Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại. Để giữ gìn cho địa phương chúng ta xanh-sạch-đẹp cần :  Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh,... Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi......

9 tháng 10 2016

1. Thừa QHT qua
2. Thừa QHT đối với
3. Thừa QHT với

12 tháng 10 2016

trong câu 1 thì thừa quan hệ từ "qua"

trong câu 2 thì thừa quan hệ từ " đối với "

còn câu 3 thì thừa quan hệ từ " với "

20 tháng 12 2017

Dưới đây là gợi ý bài mẫu viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018, người viết đã đặt mình là là một lá thư du hành xuyên thời gian và gửi gắm đôi điều đến người đọc.

Chào những con người đang sống ở thế kỷ 21, ta là Ananke (nữ thần của sự cấp bách, cần thiết).

Có lẽ mọi người không tin nhưng ta đang cầm bút và viết lá thư này từ thế giới của 3000 năm sau.

Mọi người biết không, 335 triệu km2 nước trên bề mặt của hành tinh chúng ta đóng một vai trò cơ bản trong việc đáp ứng những thách thức của xóa đói giảm nghèo và cung cấp các nguồn năng lượng xanh cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Biển và các đại dương giúp điều hòa khí hậu, cung cấp tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm giàu dinh dưỡng và tạo việc làm cho hàng tỷ người trên khắp Trái Đất và tạo ra giá trị kinh tế lớn.

Tuy nhiên, trước sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa cũng như tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tác động của biến đổi khí hậu mà đáng báo động nhất là trình độ khai thác các nguồn tài nguyên quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên từ biển và hải đảo chưa hiệu quả, gây sức ép rất lớn đối với môi trường biển.

Bài mẫu thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian - Ảnh 1

Con người đang gây sức ép nặng nề lên môi trường biển

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc (FAO) ước lượng khoảng 70% loài cá quan trọng trong thương mại bị khai thác quá mức, đã làm mất nguồn cá tuyết và cá bơn của Đại Tây dương và làm hàng ngàn dân Mỹ mất việc làm.

Nguồn cá của một số đại dương lớn như cá thu, cá mập, cá mũi kiếm và cá biển mõm dài – bị giảm khoảng 60-90% trong 20 năm qua. Mỗi năm, 27 triệu tấn cá, động vật biển, cá mập, rùa biển, và hải âu (chiếm 1/3 trên thế giới) bị bắt bừa bãi và xác chết của chúng quay trở lại đại dương.

Trong tương lai, sản lượng hải sản sẽ giảm vì một số nguyên nhân sau: Thu hẹp diện tích cư trú và môi trường sinh sản của nhiều loại hải sản. Những hoạt động phá hủy môi trường sống, khai thác quá mức của con người. Xây đập, ngăn sông, phá rừng đã làm thay đổi độ mặn, nghẽn bùn ở vùng ven biển.

Điều đáng nói là hơn 90% sản phẩm hóa chất, rác và những chất thải khác bị ném xuống đại dương, rồi dạt vào bờ và đọng lại ở vùng đất bồi, đất ngập nước và những hệ sinh thái khác đã gây sức ép không nhỏ tới môi trường biển.

Và đương nhiên, người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất khi liên tục gây sức ép và khiến môi trường bị ô nhiễm không ai khác chính là con người. Rồi mai đây, con người sẽ phải đối mặt với hàng trăm hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, hủy diệt các hệ sinh thái…

Vùng cửa sông và vùng nước cạn còn bị ô nhiễm do nước thải từ thành phố, khu công nghiệp, do thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển, bốc chuyển sản phẩm dầu. Việc khai thác cát và san hô bừa bãi gây thiệt hại lớn đến diện mạo bờ biển. ...

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển là ý thức của cộng đồng dân cư ven biển, nhất là khi đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển…

Ta nhìn thấy rất rõ, thế không riêng một ai, đều đang phải cùng nhau gánh chịu những khó khăn, những hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyen do lòng tham trước mắt mà chúng ta lại chưa hề có ý thức tự bảo vệ mình.

Ta mong rằng mọi người hãy ghi nhớ những gì ta đã cảnh báo và truyền bá mạnh mẽ thông điệp trên đến mọi người vì một thế giới hạnh phúc và đầy tiếng cười.

Thân ái và chào quyết thắng nhé!