Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trong tháng vừa qua, miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây. Nhiều căn nhà đã bị tàn phá, hoa màu bị hư hại, và những người dân vốn là đối tượng dễ bị tổn thương thì lâm vào cảnh tay trắng. Trong ngày 10 và 11 tháng 11, tôi đã tới thăm những xã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, và tôi đã tận mắt chứng kiến sức tàn phá kinh hoàng của thiên tai đối với 3 gia đình. Mỗi gia đình lại mang trong mình một câu chuyện đau lòng về những mất mát và sự kiên cường.
Chị Hà[1] sống tại một xã của tỉnh Hà Tĩnh cùng con gái cô là Phương, 17 tuổi và là trẻ khuyết tật nặng. Là mẹ đơn thân với một người con khuyết tật nặng, chị không thể đi làm. Kể cả trong những lúc thuận lợi nhất, chị cũng chỉ sống dựa vào số tiền trợ cấp xã hội ít ỏi, một vườn rau, và nước uống được chia sẻ bởi những người hàng xóm hào phóng. Ngôi nhà một tầng của chị Hà bị ngập tới hông trong suốt một tuần mưa rơi tầm tã. Chị biết ơn xã đã gửi thuyền cứu hộ để chị có thể đưa Phương đến nơi sơ tán an toàn tại địa phương. Giờ đây, khi trở về nhà, với số vật dụng còn lại ít ỏi cùng một khu vườn đã bị tàn phá, chị Hà mừng rỡ khi được nhận bộ lọc nước bằng gốm và vật dụng vệ sinh mà chúng tôi mang tới. Cùng nhau chúng tôi đã có những giây phút vui cười (dù tôi không hiểu lời nói đùa của người Việt Nam lắm) và chúng tôi hi vọng rằng gia đình này sẽ hồi phục sau trận lũ.
[1] Tên nhân vật đã được thay đổi để bảo vệ quyền riêng tư của họ
UNICEF Việt Nam\Trương Việt Hùng
Tại tỉnh Quảng Bình, chúng tôi gặp một cặp vợ chồng cao tuổi: bà Thảo và ông Dũng. Ông bà chịu ảnh nưởng nặng nề bởi mùa mưa bão năm nay. Ông bà nhớ lại những trải nghiệm đau đớn khi nước lũ dần dâng cao trong căn nhà một phòng đơn sơ của ông bà.
Để sống sót qua cơn lũ, ông bà không còn cách nào khác là trú ẩn trên căn gác bấp bênh dưới mái nhà (xem trong ảnh) – nơi thường được sử dụng để tích trữ gạo và các loại lương thực vật dụng khác. Đôi vợ chồng kể với chúng tôi rằng ông bà đã bám trụ trên căn gác suốt 10 ngày kinh hoàng, uống nước lũ quanh họ và ăn mì ăn liền. Cuối cùng họ được thuyền tới cứu và ở nơi sơ tán một tuần trước khi trở về ngôi nhà nay đã bị cơn lũ phá tan hoang. Lớp tường bao phủ bên ngoài nhà đã sụp đổ và hầu hết đồ đạc của ông bà đã bị phá hủy, trong đó bao gồm những kỉ vật gia đình quý giá đã rơi khỏi tấm khung và cuốn theo dòng nước lũ. Ông bà nhớ lại:
“Chúng tôi đã sống qua nhiều mùa bão, nhưng chưa có năm nào tồi tệ như năm nay.”
UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung
Vẫn ở xã vùng trũng đó của Quảng Bình, chúng tôi men theo con đường và tới một ngôi nhà nhỏ. Hai bên đường vương vãi những mảnh vỡ của đồ dùng trong nhà, túi nhựa bị mắc vào cây và đau lòng nhất là hàng chục quyển vở và sách giáo khoa trên cành cây. Tại đây trời vẫn đang đổ mưa, những cuốn sách quyền vở kia có lẽ là được phơi ra ngoài cho khô, giờ lại một lẫn nữa ướt nhẹp. Chị Hoa và hai cô con gái nhỏ đang đợi chúng tôi. Cả hai cháu bé đều bị ốm, sốt và ho kể từ khi cơn lũ đổ bộ. Chị Hoa cho chúng tôi xem thẻ bảo hiểm y tế của các cháu. Chị cũng chia sẻ là đã cố gắng đưa được hai cháu tới trung tâm y tế nhưng không chi trả nổi chi phí thuốc thang cần thiết để chữa cho các cháu. Chồng chị Hoa là lao động phổ thông và gia đình chị, vốn đã chênh vênh ở ngưỡng nghèo trước khi cơn lũ ập tới, nay chẳng còn vật dụng đảm bảo an toàn nào ngoài 4 túi gạo giúp gia đình chị cầm cự qua những tháng tới. Khi chúng tôi trao cho chị máy lọc nước và xà phòng của UNICEF, chị Hoa quay lưng lén lau đi những giọt nước mắt.
đây nha bạn
Nhân ngày thành lập trường, tôi trở về mái trường xưa sau 20 năm xa cách. Ngôi trường đã chôn giấu biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn thời học trò của tôi với thầy cô, bè bạn...
Ôi! Bầu trời hôm nay thật trong xanh, ánh nắng tràn ngập khắp nơi. Trong lòng tôi những ánh nắng ấy cũng bừng sáng khiến lòng tôi rộn rã, tưng bừng như những ngày tôi vừa đặt chân đến đây.
Vừa bước đến cổng trường, tôi đã thấy tấm bảng điện tử chạy dòng chữ: "Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ". Tiến thêm vài bước nữa, cánh cổng điện tử tự động mở ra. Nhớ lại những ngày ấy, mỗi khi có thầy cô vào trường, đội cờ đỏ chúng tôi phải chạy ra mở cánh cửa sắt cũ kỹ, âm thanh "cót... két..." phát ra nghe thương đến lạ. Tôi cảm thấy thương quá đỗi vì hồi ấy cơ sở vật chất của trường tôi thiếu thốn lắm. Sau cánh cửa điện tử tự động ấy là một hàng xà cừ sum suê cành lá trải dọc hai bên đường vào trường. Những chiếc lá đong đưa trong gió, như đón gọi, chào mừng tôi. Sân trường đã không không còn như xưa. Thay cho những "ổ voi" to tướng là những những viên gạch chống trượt. Các dãy phòng học được xây mới hoàn toàn. Mái trường xưa giờ đã hoàn toàn thay da đổi thịt. Giữa sân trường, tượng đài người anh hùng áo vải mà ngôi trường mang tên - Nguyễn Huệ - được dựng lên trông rất oai nghiêm.
Bước vào những phòng học, một làn không khí vô cùng trong lành lan tỏa khiến tôi cảm thấy vô cùng thoải mái. Các thiết bị dạy học đã khác nhiều so với ngày xưa. Ngày đó, cái bảng chỉ là một tấm gỗ được quét lên một lớp sơn đen, bây giờ được thay thế bằng đèn chiếu. Một phần, nó làm giờ học thật sự sinh động hơn; phần khác, nó giúp các thầy cô đỡ mệt nhọc và bụi phấn không còn bay bạc trắng mái tóc hay vấy bẩn quần áo nữa. Dãy bàn học cũng đã được đổi mới. Những chiếc bàn gỗ chông chênh trước kia được thay bằng i-nốc bóng láng nên các bạn học sinh ngồi học rất thoải mái. Vừa kịp đi thăm xong dãy phòng học, thì tiếng của một thầy giáo phát trên loa mời tất cả các cựu học sinh tập họp để bắt đầu buổi lễ...
... Ôi, thật hạnh phúc biết bao nếu tôi được quay lại ngày xưa, được ngồi trên ghế nhà trường để trao đổi chuyện học hành và chơi những trò chơi vui vẻ và thú vị. Tôi thầm mong một ngày nào đó, từ mái trường này sẽ có nhiều nhân tài giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Ước mơ của tôi chỉ có ngần ấy thôi. Và tôi tin rằng điều đó hoàn toàn có thể.
Nam thân mến !
Cậu có thấy bất ngờ khi nhận được lá thư này không? Tớ phải hỏi han rất nhiều người, rất nhiều nơi mới biết được địa chỉ của cậu. Tớ xin lỗi vì đã không thể đến thăm cậu được vì dạo này công việc rồi các cuộc hẹn làm tớ mất nhiều thời gian quá. Cậu vẫn khỏe chứ? Thật tiếc là hôm họp lớp vừa rồi không có cậu, nếu cậu có mặt thì chắc là vui lắm đó. Giờ thì ai cũng đang đi trên con đường sự nghiệp của mình: Người thì làm kĩ sư, bác sĩ, rồi nhân viên, giám đốc…nhưng khi gặp nhau ai nấy đều như trẻ ra cả chục tuổi, trở về với những cô, cậu học sinh ngây thơ, nhí nhảnh như ngày nào. Cậu có biết không, mọi người đều xúc động lắm, ai cũng hỏi cậu đâu. Để tớ kể lại cho cậu hôm tụ họp của lớp mình nhé.
Gửi
Kể từ ngày tốt nghiệp cấp hai đã thấm thoắt 20 năm. Rồi một ngày, khi đã thấy mình trưởng thành sau những chặng đường đầy gian nan, tớ cùng mọi người đã cùng nhau về thăm mái trường cấp hai xưa. Hôm ấy trời nắng đẹp, hoa phượng bắt đầu rụng khắp sân trường báo hiệu rằng trời đang dần chuyển đông kèm với thời tiết bắt đầu se lạnh. Những làn gió bay xuyên qua các tán lá một cách nhè nhẹ cũng làm cho những hàng cây rung động , phát ra âm thanh khiến con tim rạo rực biết nhường nào. Vẫn con đường ấy tụi mình nhịp nhàng bước đi theo những tia nắng vàng nhẹ trong sự vui sướng cùng với một cảm giác có chút gì đó khó tả. Đến nơi, tớ đứng ngơ người ra khi nhìn thấy chiếc cổng vẫn như xưa, cảm giác nao nao hạnh phúc ùa về trong con tim của mình một cách rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Mình bước vào sân trường, những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau bao năm xa cách. Tớ nhìn xung quanh, trong tâm tư thấy ngôi trường bây giờ khác quá. Nhưng dù có thay đổi như thế nào thì hình ảnh có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lẫn vào đầu được. Cảm giác thân thương gần gũi vẫn in sâu trong tâm trí của mình.
Trường không còn là một ngôi trường nhỏ như trước kia nữa mà nay đã được mở rộng và xây thêm rất nhiều phòng học. Tớ nhìn xung quanh để tìm lớp học cũ của tụi mình nhưng tất cả đều thay đổi nhiều quá làm tớ cũng không nhận ra. Ngày xưa trường chỉ là những dãy nhà cấp bốn nhưng giờ đây đều được xây cao lên hết cả rồi. Phía bên trên có gắn logo của trường cùng dòng chữ “Trường THCS Pascal”. Nhìn dòng chữ đó tớ bỗng cảm thấy xúc động không sao tả được. Tớ cùng mọi người dạo quanh sân trường. Cố hít thật sâu để cảm nhận không khí dưới những gốc cây đa, cây si to đùng đến cỡ phải vừa ba người ôm. Nhớ lại những lời nói vui đùa của cô Hường rằng “Nếu bị người yêu bỏ thì mang cây si ra nhà người đó trồng, người ta thường gọi đó là si tình” , mọi người cười phá lên.
Hôm ấy thật vui khi cô đã cho lớp mình trải nghiệm không gian của ngôi trường. Cậu còn nhớ cây xoài nhỏ nhỏ xinh xinh chứ? Bây giờ nó to vừa người ôm rồi đó. Cứ hè đến là cây lại ra bao nhiêu quả, ăn ngọt lịm. Nghe thấy tiếng nói chuyện xì xào ở nhà xe tớ lại nhớ đến những lúc Khanh bước vào lớp, rồi Huy bước đến cả lũ hô “Cháy nắng”. Cảm giác thật vui sướng biết nhường nào khi Tuấn Anh bước vào với quả tóc dựng ngược thì cả lớp hô “ái chà! ” . Mọi người đứng dưới gốc cây xoài tâm sự với nhau thì có thêm vài người nữa đến. Vẫn những cái tên đó mà ai cũng thành đạt cả rồi nên đứa nào cũng đi ô tô đến chật hết cả sân trường.
Tiếc quá không có cậu chứ bọn con trai lớp mình đến đông đủ lắm. chúng nó đứa thì làm Công an, đứa thì Nhà báo, Bác sĩ… Trông mấy đứa bây giờ nhìn tri thức lắm. Có mấy đứa giờ vẫn đang học cao học. Nhớ lại mới thấy ngày xưa chúng mình trẻ con quá, lúc nào cũng lên bảng làm mấy bài toán rồi đòi thầy Thịnh cho điểm. Mặc dù bây giờ nhìn chúng nó khác xa ngày xưa nhưng vẫn có cảm giác thân thuộc, gần gũi vô cùng.
Gửi
Buổi họp lớp hôm ấy, ai ai cũng tràn đầy niềm vui. Lớp mình từ khi lên cấp 3 không còn kề vai sát cánh với nhau nữa, mỗi người đi một ngả. Bây giờ mới được gặp lại nhau, ai cũng hớn hở nhớ về kỉ niệm xưa. Nói chuyện về những bữa cơm, những buổi học rồi những tình cảm trong sáng của tuổi học trò ngày ấy. Những gì còn là bí mật nay đều được tiết lộ hết trong một tâm trạng vô cùng cởi mở, không khí vui như ngày tết. Những câu chuyện nổ đanh đách bên cạnh những tràng cười giòn tan. Những câu chuyện dù đẹp dù xấu đều được kể hết ra.
Hồi học lớp 6, vừa mới bắt đầu vào năm học bọn con trai tụi mình đã chặn cửa không cho mấy đứa con gái vào phòng rồi bị cô Trọng bắt viết bản kiểm điểm. Lúc ấy ai ai cũng sợ bị cô gọi điện về cho bố mẹ. Lớp 8 cả lũ bắt nòng nọc nghịch thả vào bể rồi bị bác bảo vệ bắt được và phải cọ bể bằng sạch thì thôi.
Đang cùng nhau kể chuyện thì Khanh hét toáng lên “A! Cô Trọng”. Cả lũ xồ lên “Đâu? Đâu?” rồi nhìn ra phía cổng trường thấy cô từ từ bước đi với mái tóc đã bạc gần cả đầu. Thấm thoắt đã 20 năm rồi, ban đầu tớ cùng mọi người hỏi thăm sức khỏe cô, sau đó đến gia đình và cũng không quên nhắc đến thầy Tùng. Thấy đứa nào cũng thành đạt cô vui lắm, khen hết lời luôn. Cô cũng hỏi thăm cậu nhiều lắm đấy. Nếu không nhờ cô thì có khi bây giờ tụi mình cũng không có được như ngày hôm nay.
Thôi! Cuộc vui nào cũng tới hồi kết, rồi tất cả cũng phải rời xa nhau để trở về với tổ ấm của mình. Mọi người đều tặng quà và chúc sức khỏe cô cùng một lời hứa sẽ có ngày gặp lại. Trên đường trở về tớ vẫn có cảm giác bâng khuâng xao xuyến. Dư âm của buổi họp mặt vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của tớ. Rồi sẽ có ngày chúng ta sẽ được gặp lại nhau Nam à. Hẹn gặp lại câu vào một dịp gần nhất nhé để tụi mình cùng nhau tâm sự.
Mong sớm gặp lại cậu!
Người viết
Lâm
MB:+lời chào
+nêu lí do hoàn cảnh về thăm trường cũ:những ngày tháng nghỉ hè về thăm lại trường do nhớ, do có chuyện gì mà quay lại...
TB:Nội dung viết thư:
-Viết về sự thay đổi đến ngạc nhiên của ngôi trương(vì 20 năm sau có thể có thêm những sự đổi thay vô cùng mới lạ)
+cổng trường
+sân trường
+dãy lớp học
+cây cối trong vườn trường
+lớp học...
- Tâm trạng của mình
+bỡ ngỡ, ngạc nhiên
+bồi hồi,nhung nhớ khi nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc( nhất là khi nhìn thấy cảnh hoa phượng, hàng ghế đá)
+bồn chồn, rồi những hình ảnh ngày xưa một loạt hiện về.
-gợi những hình ảnh đó lên cho người bạn thấy và...
KB:
-lời nhắn gửi,hứa hẹn,chúc,kí tên....
Cần gấp chưa em