Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Trời đã về khuya, mọi vật bắt đầu chìm vào trong giấc ngủ, chỉ còn nghe thấy tiếng dế kêu ri ri ngoài vườn. Em vẫn không tài nào ngủ được bởi không khí hội Gióng vẫn còn âm ỉ trong người. Ngồi tựa lưng vào bậu cửa, em mơ màng nhớ lại bầu không khí sôi động của đám rước ban chiều.
Đang thả hồn theo mây gió thì bỗng đâu một vầng sáng xuất hiện khiến em hoa cả mắt. Đằng sau vầng sáng đó là một cánh cửa mờ ảo được tạo bằng sương và khói, vẫn chưa hết ngạc nhiên thì vẳng lại từ sau cánh cửa là tiếng ngựa hí vang xen lẫn tiếng binh khí chạm vào nhau nghe sắc lạnh. Tò mò, em bước chân vào trong làn khói sương và ngạc nhiên thay trước mắt em là một quang cảnh vô cùng hỗn loạn. Xác giặc chất thành đống, những tên còn sống đang toán loạn tìm đường tháo chạy. Từ đằng xa một tráng sĩ thân hình cao lớn vạm vỡ, oai phong lẫm liệt đang vung roi sắt đánh giết quân thù. Lại gần hơn nữa thì thấy rõ hơn con ngựa tráng sĩ đang cưỡi không phải ngựa thật mà là một con ngựa sắt miệng còn đang phun lửa về phía kẻ thù. Trận đánh đang hồi ác liệt thì bỗng đâu roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc tơi bời. Ngây người trước cảnh tượng cực kì hùng tráng ấy, em không thốt nên lời.
Ước mơ gặp Thánh Gióng đã có trong em từ lâu bởi em luôn xem Ngài là thần tượng của mình. Giờ đây khi tận mắt được trông thấy Ngài hùng dũng giết giặc, em không khỏi không cảm động. Bạo dạn, em tiến lại gần Ngài và cất tiếng hỏi hết sức cung kính.
- Ngài có phải Thánh Gióng - ạnh hùng của làng Phù Đổng, người có công đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết?
Nhìn em một hồi, Thánh Gióng đáp, giọng sang sảng:
- Đúng vậy. Nhìn ngươi rất lạ, chắc không phải người nơi đây?
- Ngài nói đúng, cháu là người của tương lai ngàn vạn năm sau. Nhưng cháu cũng là “con Rồng cháu Tiên” giống như nhân dân nước Việt, là con cháu của Ngài...
- Ra là vậy. Thế ngươi gặp ta có chuyện gì?
- Thưa, cháu rất ngưỡng mộ tài năng phi thường của Ngài, cháu cũng muốn mình có thể vươn vai thành “Thánh Gióng”. Ngài chỉ cho cháu bí quyết có được không?
Nghe ước muốn ngây ngô của em, Thánh Gióng cười vang. Tiếng cười của Ngài làm những bụi tre gần đó rung lên. Xong Ngài nói:
- Cháu yêu, ta rất vui khi thấy cháu quý mến ta, nhưng quả thật ta không có bí quyết nào để nói cho cháu. Có chăng thì đó chính là tình yêu thương và đùm bọc của nhân dân làng Gióng nói riêng và nhân dân Lạc việt nói chung với ta. Cháu thấy đấy, nếu không nhờ cơm gạo, áo quần,tình yêu thương,... của bà con chòm xóm thì ta đâu có thể dễ đàng vươn vai thành tráng sĩ như bây giờ. Và nếu không có ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt trợ giúp thì ta thật khó khăn khi đánh đuổi giặc Ân. Chiến thắng vẻ vang này không phải công sức của mình ta. Nó là kết quả của tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân Đại Việt. Cháu nhìn xem, thanh roi sắt cứng cáp là thế ấy vậy mà đánh mãi cũng phải gãy, nhưng bó tre thân thuộc kia sao lại bền đến vậy? Bởi nó không chỉ có một mình, nó có sự gắn kết của nhiều cây tre. Đoàn kết và yêu thương chính là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.
Nghe người anh hùng làng Gióng tâm sự, em cảm thấy mình hiểu ra nhiều điều và càng khâm phục Ngài hơn. Em đang định hỏi tiếp thì Ngài đã thúc ngựa hí vang và phóng vút đi. Vẳng lại bên tai chỉ còn tiếng chào từ biệt. Thế rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời, nhìn từ xa vẫn còn thấy một vệt sáng le lói lẫn vào trong mây khói...
Bỗng có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ gọi:
- Dậy đi con! Lên giường mà ngủ chứ! Ngồi đây khéo cảm lạnh bây giờ.
Em mở mắt, choàng tỉnh giấc. Hoá ra tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ rất thú vị. Giấc mơ đã giúp em hiểu hơn về người anh hùng làng Gióng và hiểu hơn về “bí quyết” vươn vai Phù Đổng của Thánh Gióng nói riêng và của dân tộc Việt Nam ta nói chung trong những năm tháng đánh giặc cứu nước cũng như xây dựng xã hội mới sau này
Hôm nay các bạn lớp Yellow Fireflies (2 đến 3 tuổi) có may mắn được đi tham quan doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam đấy các bạn ạ! Vì sao ư? Vì các bạn ấy đã hoàn thành tiết học về nghề nghiệp, và được tham quan thực tế về cuộc sống và nghề nghiệp của các chú bộ đội mặc màu xanh áo lính và đội mũ gắn sao đấy!
Sáng ngày 26 tháng 5 năm 2010, các bạn khởi hành lên đường từ trường Maple Bear Vincom! Chuyến đi lần này hết sức đặc biệt, bởi vì sẽ đi đến một nơi mà ra vào phải được sự cho phép và quản lý vô cùng nghiêm ngặt, nên đã có một sỹ quan quân đội đi cùng để dẫn các bạn đi đấy! Khi nhìn thấy chú sỹ quan nghiêm nghị, các bạn cũng hơi e dè một chút, nhưng sau đó trên quãng đường đi, các bạn đã nói chuyện vui vẻ và làm quen với chú sỹ quan rất nhanh!
Hôm đó là một ngày rất đẹp trời! Thời tiết mát mẻ làm cho các bạn đều hào hứng và sung sức lắm! Khi xuống xe, các bạn đã rất bất ngờ vì khuôn viên của doanh trại rất rộng rãi, thoáng mát và vô cùng ngăn nắp, sạch sẽ! Ở cổng gác có một chú bộ đội đứng nghiêm chào, các bạn cũng bắt chước giơ những bàn tay bé xinh đặt lên đầu để chào lại, làm các cô cũng thấy buồn cười vì sự ngộ nghĩnh của các bạn . Khi gặp các chú bộ đội ở lữ đoàn, các bạn rất ngoan khoanh tay chào lễ phép. Rồi các bạn được các chú dẫn đi tham quan một vòng từ phòng họp, phòng hội nghị, phòng học, phòng làm việc, chỗ nghỉ ngơi và nhà ăn, nhà bếp, cả vườn rau tăng gia của các chú nữa! Chỗ nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ và có trật tự hết! Các bạn còn được các chú hướng dẫn cách gấp chăn màn sao cho thật vuông vắn, gọn gàng nữa. Có bạn còn mượn mũ của chú để đội thử, trông yêu ơi là yêu!
Sau khi đã tham quan một vòng, các bạn được các chú mời vào phòng hội nghị để tham dự một buổi giao lưu thân mật. Các bạn lớp Yellow Fireflies mạnh dạn lắm, đã biểu diễn luôn 4 bài hát cho các chú nghe, vừa hát vừa múa nữa cơ đấy! Rồi các bạn đã tặng cho các chú bộ đội 1 món quà tinh thần rất ý nghĩa, đó là một bức tranh lớn mà cả lớp cùng chung tay vẽ nên để tặng các chú đấy! Các chú rất ấn tượng và bảo sẽ treo bức tranh lên để mỗi khi nhìn thấy sẽ nhớ tới các bạn trường mẫu giáo Maple Bear đấy!
Khi phải tạm biệt các chú để đi về, các bạn ngồi ở trong xe mà vẫn vẫy tay thật lâu chào các chú, bùi ngùi xúc động lắm… Sau chuyến đi lần này, các bạn đã hiểu kỹ hơn về cuộc sống thường nhật của các chú bộ đội, một trải nghiệm lý thú mà không phải ai cũng được biết đâu. Cảm ơn các chú bộ đội nhiệt tình và mến khách, cảm ơn các cô giáo của trường mẫu giáo Maple Bear thân yêu nhé!
Thầy cô là cả một bầu trời
Che chở chúng em suốt chặng đường dài
Thầy cô là tấm lòng cao cả
Trọn đời chúng em sẽ không quên
100% tự sáng tác nhưng ko biết có hay ko ?
Chúc người dìu dắt tương lai,
Mừng vui lớp lớp nay mai giúp đời…
Thầy như sóng ngoài biển khơi,
Cô như tia nắng mặt trời lung linh…
Nhân gian đầy ắp bình minh,
Ngày ngày tiếp bước học sinh nên người
Nhà nhà rộn rã tiếng cười,
Giáo viên ngày lễ hai mươi đến rồi…
Việt Nam toàn cõi bồi hồi…
Hai từ thân thiết bao đời dựng xây
Mươi mười đã rõ ơn này…
Tháng năm vun đắp hăng say đong đầy.
học bài thơ " lượm " xong , trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé lượm vô cùng đáng yêu . đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng em .
một hôm vẫn như mọi lần , lượm bỏ thư vào bao khoác , lên vai , bước nhanh trên con đường quê . nhg con đường lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên ? lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt , bom đạn khói lửa mịt mù . " đạn bay vèo vèo " qua đầu nhg chu vẫn " sợ chi hiểm nghèo " . bong dan no " một dòng máu tươi " ... lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa .lưom như đang chìm vào giấc ngủ say trên thảm lúa . tưởng như lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện , thanh thản khi hi sinh ... lượm không chết . lượm vẫn còn sống mãi trong lòng dân tộc , trong mỗi chúng em .
âu chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe dưới đây xảy ra đã mấy chục năm kể từ hồi ông nội tôi còn sống, còn trẻ và đang hăng say bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp toàn dân. Lần ấy, ông nội tôi được giao nhiệm vụ đi công tác ở Thừa Thiên - Huế. Ở đó ông đã gặp một thiếu niên dũng cảm, anh hùng.
Đầu năm 1947, đi cùng đoàn công tác với ông tối có nhà thơ Tố Hữu, vào Huế để nhận làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến. Huế lúc ấy khá hoang tàn. Chỉ mới quay trở lại không lâu mà Pháp đã gieo rắc ở đây bao nhiêu tội ác. Cũng may nhờ có nhân dân che chở mà nhiều vùng căn cứ mật của ta còn chưa bị lộ. Sau khi sơ bộ nghe báo cáo tình hình, ông nội tôi cùng nhà thơ Tố Hữu và một vài đồng chí nữa quyết định đi xem xét ngay phong trào kháng chiến ở nội thành.
Họ đi bộ ngay đêm ấy men theo những con đường bí mật được bố trí khá an toàn ngay bên cạnh một vài bốt canh của địch. Đến khu vực đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của anh em rất sôi nổi nên rất vui mừng. báo cáo tình hình xong, các đồng chí dẫn đến trước mặt ông nội tôi và nhà thơ một chú bé chừng 10 tuổi trông nhanh lẹ và hoạt bát. Một đồng chí thưa:
- Báo cáo hai đồng chí, đây là em Lượm, một đồng chí liên lạc xuất sắc nhất của đồn hiện nay.
- Thế cháu mấy tuổi rồi?
- Dạ cháu 12 tuổi ạ!
- Thế cháu đi liên lạc thấy thế nào?
- Vui lắm! Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà chú ạ!
- Ừ! Rất tốt. Nếu thành Huế này cứ có những người như cháu thì thằng Pháp sẽ nhanh chóng bại trận trong một ngày không xa.
Rồi lượm chào các đồng chí để tiếp tục đi làm nhiệm vụ. Cậu bé có dáng người loắt choắt nhưng đôi chân lúc nào cũng nhanh như sóc. Bên hông chú ra dáng với một chiếc xắc nhỏ xinh đựng công văn, thư từ, mệnh lệnh. Công việc thì nguy hiểm mà lúc nào cậu cũng vui vẻ, ngây thơ. Đôi mắt cậu trong, sáng và hồn nhiên rất hợp với chiếc mũ ca lô ...
Hình ảnh của buổi tối thứ bảy tuần trước như một đoạn phim ngắn hiện rõ lên mồn một trong kí ức tôi. Đó là một buổi tối thật vui vẻ và cũng thật là đầm ấm. Sau bữa cơm chiều, em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn, rửa chén bát xong rồi lên phòng khách dùng la séc và xem truyền hình cùng cả nhà. Bé Mi đã năm tuổi rồi, nhí nhảnh như một con chim sáo hót liến thoắng. - Bố ơi, bố dùng tăm nhé! - Con mời bố uống nước. Chị Hai vừa mới pha lúc nãy, ngon lắm bô à! - Thứ hai, bô' cho Mi đi thành phố với bố nhé! Lâu lắm rồi, bố chả cho con đi đâu cả! - Con nhỏ này, đế cho bố uống nước. Nói gì mà nói lắm thế! - Em nói với bố chớ bộ em nói với chị à! Mẹ ơi! Mẹ cho con đi thành phố với bố nhé! Con mua quà về cho mẹ! - Bữa khác đi con. Lần này, bô đi những hai tuần kia mà. Bỏ học hai tuần, mất hai phiếu bé ngoan, cuối năm không được lĩnh thưởng như chị Hai, không được vào lớp Một, thua bé Như con chú Hải là bố mẹ buồn lắm đó! Nghe mẹ nói vậy, vẻ mặt hớn hở và nhí nhảnh của nó lúc nãy biến mất. Nó xụ mặt xuống có vẻ buồn buồn. Chắc nó cũng đang suy nghĩ... Thấy vậy bố nói: - Đừng buồn nữa con, dịp khác bố sẽ đưa cả ba mẹ con đi chơi luôn thể. - Hay quá! Bô cho con với Mi đi Đầm Sen và hồ Kì Hòa nữa nghe bố? - Đầm Sen và hồ Kì Hòa ở đâu chị Hai? - Ở thành phố đó cưng. Ráng học ngoan rồi chị em mình cùng đi với mẹ nữa. Cả nhà mới vui chứ! Nó thích quá, chạy lại, sà vào lòng bố, hí hửng như con cún con, bắt bố phải hứa với nó. Bô ra điều kiện, học kì một cả hai chị em phải lĩnh thưởng bô' mới cho đi. Bây giờ nó mới trơ lại vẻ mặt hớn hở như trước, huyên thuyên đủ thứ chuyện trong tuần cho bố nghe: Chuyện trường, chuyện lớp, chuyện bé Như con chú Hải cùng cơ quan với bố trên tỉnh. Tuần rồi bé Như không ngoan, thua nó một phiếu bé ngoan. Rồi như sực nhớ ra một chuyện quan trọng. Nó kể cho bô' nghe tối thứ ba vừa rồi mẹ bị cảm, chị Hai nấu nước xông, nó lấy thuốc, xoa dầu cho mẹ như thế nào... Kể vanh vách không sót một chi tiết nào. Bố xoa đầu nó rồi nói: - Cả hai chị em như thê' là ngoan lắm! Bố yên tâm vì biết các con đã có ý thức giúp đỡ mẹ. Thôi, con lại ngồi với mẹ xem chương trình “bông hoa nhỏ” đế bố nói chuyện với chị Hai một chút! Vừa xem ti vi, bố vừa hỏi chuyện học hành của tôi. - Con vẫn đi học thêm đều đặn đấy chứ? Gắng lên con ạ! Đây là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Mấy năm qua, con đã học lớp chọn. Bô đã bàn với mẹ con rồi. Mi đã lớn, năm tới, em con học lớp Một, mẹ con sẽ kèm cặp cho nó. Còn con, bố sẽ đưa con lên tỉnh học. Bước đầu làm quen với cuộc sống tự lập, sau này còn phải học lên đại học nữa. Con thấy thế nào? - Con nhớ mẹ và em lắm! - Ừ, chỉ thời gian đầu thôi, sau sẽ quen dần. Vậy nghe con! Giờ thì con đưa tập học Anh văn cho bô xem! Em chạy về góc học tập của mình, đưa tập Anh văn cho bố. Nhìn bô chăm chú vào quyển tập, lâu lâu thây bô gật đầu có vẻ hài lòng. Rồi bô quay sang mẹ nói gì mà tôi không rõ. Chỉ thây cả mẹ và bô đều cười thích thú. Ôi! Một buổi tối vui vẻ và đầm ấm biết bao nhiêu! Ngày kia, bô đã đi rồi! “Bố ơi, xong việc, bố lại về với hai chị em con nhé! Chúng con yêu bố lắm! Và cả mẹ nữa đấy!” Thế rồi, giấc ngủ lại đến với tôi lúc nào không biết nữa.
Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.
Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
Quê em còn nghèo nên những con đường bằng bê tong vẫn còn rất ít, phổ biến nhất vẫn là những con đường bằng đất quanh co. Mùi sỏi đá bốc lên hòa vào gió cứ xông thẳng vào sống mũi khiến em cảm thấy quá than thuộc, dù sau này lớn lên nó cũng không thể xa lạ được.
Mọi người ở quê em ai cũng chăm chỉ làm ăn, quanh năm họ bán mặt cho đất bán lung cho trời để nuôi con nên người. HỌ là những người nông dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Họ luôn quan tâm đến những người xung quanh. Em từng nghe mẹ bảo rằng người dân quê coi trọng tình hàng xóm, chứ không như trên thành phố nhà nào biết nhà đấy. Mẹ bảo bởi vậy mẹ mới thích cuộc sống bình dị ở nông thôn.
Em vẫn thích ngắm nhìn quê em mỗi khi bình mình và khi mặt trời lặn. Vì đây là hai khoảnh khắc đáng nhớ đánh dấu sự bắt đầu một ngày và sắp kết thúc một ngày. Nó khiến cho mỗi người cảm nhận sự thanh bình, không hối hả, chậm rãi và yên tĩnh đến lạ lung.
Có rất nhiều người đi xa vẫn bảo rằng dù có đi đến bất cứ nơi nào thì quê hương vẫn là nơi mong muốn tìm về nhất. Vì nơi đó có gia đình, có ba mẹ, có tuổi thơ. Và em cũng vậy, em luôn thấy yêu quê hương em rất nhiều.
Quê tôi không có sông, không có cánh, đồng bát ngát phì nhiêu. Quê tôi là một vùng biển – vùng biển Vũng Tàu nổi tiếng mà khách thập phương đến đây ai cũng lưu luyến khi phải rời xa. Đó là một vùng biển với những bãi cát phẳng lì rì rào sóng vỗ và vô vàn những cảnh sắc tươi đẹp. Biển Vũng Tàu! Ôi! Chỉ nghe những tiếng ấy mà lòng tôi đã xốn xang biết bao kỉ niệm của thời thơ ấu. Những địa danh Núi Lớn, Núi Nhỏ, Bãi Trước, Bãi Sau, những hàng phi lao xanh ngắt, những ngọn dừa trải dài theo bờ biển đã làm cho tâm trí mọi người nao nao một cảm giác khoan khoái và thú vị. Đứng ở Núi Lớn ta có thể nhìn xuống Bãi Sau. Trên bãi tắm hàng trăm chiếc dù sặc sỡ luôn xòe ra như những cây nấm đủ màu sắc, sẵn sàng đón khách tham quan, ở đó, hàng ngàn người cười nói, đùa giỡn và tắm biển. Mọi người đều vui vẻ và hớn hở. Những con sóng lớn, nhỏ thi nhau chạy vào bờ, cứ mỗi lần rút ra thường để lại những màng bọt biển trắng xóa, xôm xốp. Ngoài ra, hàng trăm ngàn con sóng đua nhau chạy, vấp phải những mũi thuyền đánh cá của ngư dân bị hất tung lên, bọt trắng bắn tung tóe. Xa hơn một tí, Hòn Bà đứng uy nghi, sừng sững giữa biển cả mênh mông. Hai cái lô cốt cũ kĩ sát chân Hòn Bà như hai bộ mặt lạnh lùng mở to hai mắt quan sát mọi người. Những, bậc thang màu trắng dẫn ta lên đến đền thờ trên hòn đảo này. Và kia là đoàn tàu đánh cá của Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Vũng Tàu – Côn Đảo ra khơi theo những cánh hải âu trắng, vốn là những người dẫn đường của ngư dân. Ngoài xa, phía chân trời, các giàn khoan cố định đang làm việc tất bật để lấy những tấn dầu thô cho Tổ quốc. Ở phía Bãi sau, cảnh vật cũng hết sức kì ảo và thú vị. Con đường đi trên bãi được bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Và cái tịnh xá Niết Bàn, một trong những danh thắng của Vũng Tàu uy nghiêm trên đồi cao đón gió biển Đông. Bãi tắm ở đây bé thôi nhưng nước trong xanh. Ta có thể thấy tận đáy nước mặc dù đứng ở trên đá cao. Những con thuyền máy chở khách chu du đây đó lướt qua, lướt lại, nổ máy ầm ầm. Ở đó, ta sẽ nhìn thấy Núi Lớn, Núi Nhỏ như một bức bình phong che chắn gió bão cho quê hương. Và kia nữa là khách sạn Thái Bình Dương. Bước vào cổng, ta bắt gặp những luống hoa cúc, mười giờ… đẹp lạ lùng. Ớ giữa sân có vòi phun nước. Những vòi nước phun lên trời rồi xòe ra như mưa rào mùa hạ. Vào sâu trong khuôn viên là quán nhà sàn Buôn Mê Thuột nằm cạnh hồ sen. Những bông sen trắng, sen hồng lung linh trên mặt nước xao động. Bốn tầng của khách sạn có đầy đủ phòng ăn, phòng giải khát, phòng chiếu phim, phòng khiêu vũ… Nhưng phòng chờ là đẹp nhất, ở đó, có những chậu hoa quý hiếm, những giò phong lan duyên dáng, tốt tươi. Ngoài cửa lớn có một hòn non bộ to, được xây dính liền với bể nước. Hàng chục con cá kiểng rực rỡ màu sắc, hình dáng mềm mại dễ thương, nhẹ nhàng bơi lượn. Tối đến khi thắp sáng các ngọn đèn đủ kiểu, đủ loại, khách sạn trở nên nguy nga huvền ảo. Khách du lịch đến đây nghỉ ngơi nếu cần sẽ có đủ các món ăn theo kiểu A, kiểu Âu… và các món ăn đặc sản vùng biển. Khi đến công viên Trần Hưng Đạo, ta sẽ thấy biết bao nhiêu là hoa, là kiểng. Trong công viên, khách du lịch thường đi dạo trên những con đường nhỏ trải sỏi, chạy ngoằn ngoèo dẫn đi hết diện tích rộng lớn của công viên. Tiếng lao xao của đá sỏi dưới chân, tiếng lá êm nhẹ rì rào, xen lẫn tiếng nước suối nhân tạo chảy róc rách tạo thành một bản nhạc êm ái du dương. Gió đưa hương từ đâu thoảng tới thơm ngát. Những ô cỏ, những tán cây xanh mát rượi. Ong bướm tung tăng bay lượn dạo quanh những cây kiểng uốn hình con nai, con cá, con rồng… do các nghệ nhân tạo nên. Quê tôi còn nhiều phong cảnh đẹp nữa mong bạn có dịp tới thăm. Với tôi, quê hương là tất cả. Đó là nơi nuôi dưỡng tôi lớn lên, trưởng thành, gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu. Tôi yêu nó vì nó cho tôi những kỉ niệm đẹp, nên thơ của tuổi thiếu thời.
ề bài: Kể một câu chuyện mà em đã khiến bố mẹ phiền lòng.
Bài làm
Từ trước đến nay bố mẹ vẫn luôn hài lòng vì những gì mà mà em làm. Nhưng có một lần, em đã khiến cho bố mẹ buồn lòng và lo lắng. Mỗi khi nhớ đến việc làm đó, em lại cảm thấy xấu hổ và tự hứa với bản thân mình rằng sẽ cố gắng không để bố mẹ phải buồn phiền khi nghĩ về mình nữa.
Hôm đó, vào một buổi trưa hè oi bức, cái nắng miền Trung như đổ lửa khiến cho gương mặt ai cũng mệt mỏi. Bố mẹ và em gái đều đi nghỉ ngơi, chiều bố mẹ còn đi làm, và nhiệm vụ của em là trông chừng em gái. Em gái em mới được 3 tuổi nên phải có người trông, vì chẳng may em đi lạc đâu không ai biết.
Em đã nhận trách nhiệm trông chừng em gái nhưng trưa hôm đó thằng Tý ở lớp đã rủ em đi bắn chim. Em quên mất trách nhiệm mà bố mẹ đã giao, nên hí hửng nhận lời thằng Tý đi bắn chim. Trong đầu chẳng mảy may nghĩ đến lời bố mẹ đã nói. Có lẽ đứa bé lớp 6 lúc ấy còn mải chơi hơn là nghe theo lời của bố mẹ.
Em ngồi sau xe đạp của thằng Tý sang làng bên cạnh, ở bên đó có một cái đồi lớn, rất nhiều cây và nhiều chim. Em đã bị hút hồn với khung cảnh nơi đây và say mê với trò bắn chim cùng thằng Tý. Hai đứa hì hục, rượt đuổi nhau trên đồi để bắn chim. Em bắn trượt mấy phát nhưng cũng bắn được mấy con chim. Thằng Tý bảo chim này mà nướng với lá bưởi thì thơm ngon lắm. Chỉ nghĩ đến được ăn thịt chim nướng lá bưởi do bố làm mà em đã thấy thích thú.
Bống nhớ đến bố, em mới cuồng cuồng nhớ ra việc bố mẹ giao trọng trách trông em. Em cuống quýt nói với thằng Tý và hai thằng hồng hộc đạp xe về nhà. Về tới nhà thì đã 3h chiều. Em thấy bố mẹ ngồi ở cửa, gương mặt vừa lo lắng, vừa tức giận. Khi thấy em và thằng Tý đứng trước cổng, mẹ em quát “Đi đâu mà bây giờ mới về, không nghe bố mẹ dặn gì sao”. Trong lúc mẹ nói thì bố vẫn im lặng. Em sợ nhất những lúc bố im lặng.
Thằng Tý thấy không khí căng thẳng nên đã bỏ mấy con chim bắn được và đạp xe nhanh về nhà. Em vẫn đứng trơ ra đó, rồi chầm chậm bước vào nhà.
Bố vẫn giữ gương mặt đó, bố tức giận vì những gì bố mẹ dặn mà em lại không nhớ đến, chỉ mải chơi. Vì em mải chơi mà bố mẹ đã lỡ mất việc quan trọng. Mẹ cứ quát em mãi, cuối cùng bố cũng cất tiếng, rất nhẹ nhưng lại có sức nặng “Lần sau bố mẹ dặn gì thì nhớ lấy, con đi thế lỡ có chuyện gì thì làm sao. Con cũng lớn rồi, đừng để bố mẹ lo lắng như thế nữa”.
Nghe lời bố nói, em chỉ cúi mặt, nước mắt ngắn dài cứ chảy ròng ròng trên má. Mẹ bảo nín đi, bố cũng bảo đừng khóc nữa. Lần sau đừng làm bố mẹ phiền lòng và lo lắng như thế nữa.
Em biết bố mẹ đã không còn giận nữa nhưng em rất xấu hổ và tự vấn lương tâm trong suốt buổi tối hôm đó. Em hứa từ nay sẽ không mải chơi, không làm phiền lòng bố mẹ nhiều như vậy nữa.
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
Trên cuộc sống này, ai cũng cần có một gia đình. Tôi cũng vậy, tổ ấm của tôi bao giờ cũng tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.
Người ta thường ví thời gian như một dịng sơng trơi mãi, mới đó mà đã hai mươi năm. Tôi bây giờ đã là một bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh được khoảng năm năm nay rồi. Tôi ngày nào cũng tất bật lo cho công việc ở bệnh viện. Có khi về đến nhà thì con tôi cũng đã ngủ từ lâu. Chồng tôi đi dạy học ở một trường trung học khá lớn ở tỉnh. Ngày ngày anh ấy đi làm, trưa về nhà lo cơm nước rồi lại đi tiếp. Ngày qua ngày, mỗi người một việc, không ai trách ai. Cô con gái bé bỏng của tôi đang học lớp một. Tuy bằng tuổi với mấy đứa bạn cùng lớp nhưng nó cao hơn và thông minh hơn hẳn chúng bạn. Cô bé sở hữu chiều cao của cha, trí thông minh của cả mẹ và cha.
Từ lúc bé, tôi đã mơ ước rằng mình sẽ được làm một người bác sĩ thật giỏi. Điều đó bây giờ đã trở thành sự thật sau một thời gian dài phấn đấu không ngừng. Cái mơ ước ấy bắt đầu xuất hiện trong tôi từ khi ông của tôi bị bệnh, không đủ chi phí để điều trị nên đã qua đời. Tôi buồn lắm. Nhưng bây giờ, tôi đã biến cái ước mơ cao xa đó thành sự thật. Tôi chuyên khoa tai mũi họng, khám cho những người lớn. Tôi không biết bệnh nhân của tôi có hài lòng về thái độ và tác phong làm việc của tôi hay không nhưng có lẽ họ sẽ bảo thầm: “Cũng rất tốt đấy chứ. Thái độ không đến nỗi tệ”. Tôi tự mình ngồi xét lại những hồ sơ bệnh nhân vào cuối mỗi ngày, và cũng ngồi xét lại những hành động, thái độ trong ngày. Tối về nhà, tôi cùng ngồi ăn cơm với gia đình, làm phần việc còn lại của mình và đi ngủ.
Bao giờ chồng tôi cũng dậy sớm hơn tôi. Sáng nào cũng vậy, sau khi lo xong bữa điểm tâm cho cả nhà, anh ấy trở về phòng, đánh thức tôi dậy, rồi cả hai chúc nhau một buổi sáng tốt lành. Cả nhà ăn sáng xong, bố của đứa con thân yêu của chúng tôi đưa nó đến trường, tiện thể đưa tôi đến bệnh viện. Đứa con gái ngồi nấp sau lưng ba, dựa vào lòng mẹ, ríu rít ca hát suốt quãng đường đến trường. Chồng tôi vừa đi vừa hỏi chuyện học hành, làm việc của hai mẹ con, nhắc lại những điều hai mẹ con cần sữa chữa, lưu ý. Đến trường của con, chồng tôi đón lấy con gái yêu từ bàn tay tôi, hôn lên má rồi trao lại để tôi dắt bé vào lớp học. Sau đó chở tôi đến bệnh viện, anh ấy không quên câu nói quen thuộc: “chiều nay anh lại đến đón nhé!”. Chồng tôi, anh ấy lúc nào cũng làm tốt công việc của mình.
Rồi còn cả cô con gái xinh xắn bé bỏng của tôi nữa. Về trí tuệ của nó thì tôi không phải lo. Cô bé giỏi đều các môn, nhất là cô bé viết chữ khá đẹp và học giỏi nhất môn Toán. Nó lúc nào cũng tự giác làm bài tập về nhà. Cô con gái của tôi lại còn rất yêu thích thiên nhiên và trồng cây từ khi nó vừa vào lớp Mầm. Tôi yêu nó hơn cũng chính vì điều đó.
Hiện tại, gia đình tôi tuy không sống với ông bà của cháu bé nhưng đều đặn chúng tôi vẫn thường về thăm cha mẹ. Nhà nội gần nên cứ cuối tuần, vào ngày chủ nhật, chúng tôi lại đưa đứa cháu duy nhất của ông bà về nhà chơi. Cháu gái của ông bà rất thích những món đồ chơi mà ông bà làm tặng cho nó như những con cào cào làm bằng lá dừa, những cái kèn lá… Vườn cây nhà ông bà luôn cuốn hút đứa trẻ thơ ngây. Nhà ngoại thì xa lắm nên thỉnh thoảng, ông bà ngoại chỉ gặp cháu có mấy tuần hè thôi. Cịn cháu khi về ngoại thì cũng vui không kém gì về nội. Về ngoại, con tôi được nô đùa dưới sóng biển cùng với anh chị em họ của nó. Gió và sóng đã xóa đi những căng thẳng về học tập của con gái tôi, cháu lại được hòa mình cùng với chúng bạn hàng xóm bằng những trò chơi dân gian mà lúc nhỏ tôi vẫn hay chơi. Đây cũng là những dịp để chúng tôi báo hiếu cho cha mẹ.
Gia đình tôi bây giờ tuy luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng dành thời gian quây quần bên nhau, trao đổi sinh hoạt với nhau, trò chuyện chia sẻ nỗi buồn chuyện vui cho nhau nghe. Khoảng bảy giờ tối thứ bảy, gia đình của tôi lại tổ chức sinh hoạt với những nội dung như nói về thời sự, chuyện học tập của con, công việc của ba và mẹ… “Có lúc cả nhà lại kể những mẫu chuyện vui cho nhau nghe, mở truyền hình xem những chương trình bổ ích, nói về sai sót của thành viên nào đó trong gia đình và còn nhiều lắm.
Giờ đây theo thời gian, con tôi lớn dần lên. Rồi một ngày tôi nhận được từ tay nó tấm bằng vở sạch chữ đẹp cấp trường, cấp huyện rồi cả cấp thành phố, rồi tấm bằng khen học sinh giỏi Toán… Mấy ngày hôm đó, cả gia đình tôi ai cũng thêm yêu thương đứa con gái bé bỏng của gia đình mình nhiều hơn nữa. Rồi đến chồng tôi lại được nhận bằng giáo viên giỏi. Tôi cũng được khen. Cả gia đình từ đó nhân đôi niềm hạnh phúc. Những buổi sinh hoạt gia đình sau hôm đó chỉ toàn đưa ra những thành tích tốt của mọi người. Phần nhỏ còn lại để dành cho một vài lời góp ý.
Cô bé con tôi được nghỉ hè. Vào một buổi trưa hè, nó đến nói với tôi như ngày xưa tôi đến nói với bà ngoại nó, khẽ hỏi tôi: “Tương lai sau này của con sẽ như thế nào hả mẹ?”. Tôi chợt nhớ lại những khi xưa, trong một buổi trưa hè, tôi cũng đến bên mẹ tôi hỏi đúng như câu đó. Và vẫn cứ câu trả lời khi xưa mà mẹ dành cho tôi, tôi nhẹ cười và bảo: “tương lai con sẽ do chính con quyết định. Nếu con muốn trở thành giống như mẹ thì cố gắng lên con sẽ làm được. Hãy dựa vào chính mình, cố gắng quyết tâm thì tương lai của con sẽ ngoan ngoãn trong tay con, nó sẽ vâng theo những lệnh mà con nói với nó. Cố gắng lên con nhé!”.
Và cứ như thế, dòng thời gian đã làm cuộc sống ta thay đổi. Tương lai của tơi đã được dệt nên từ ước mơ của hai mươi năm về trước. Quan trọng là ta phải có nghị lực để có thể quyết định chính tương lai của mình.
Thu Anh yêu quý!
Đã lâu lắm rồi chúng mình chưa nói chuyện với nhau, cậu nhỉ? Thời gian thấm thoắt trôi qua, kể từ ngày cậu sang Mỹ cùng chồng xây đắp hạnh phúc gia đình đến nay đã hơn 3 năm. Thời gian dài như vậy chắc hẳn cậu cũng đã quen với cuộc sống ở môi trường mới rồi nhỉ? Dạo này cậu và gia đình có khỏe không? Công việc của cậu bên ấy có tốt không? Tớ tin chắc rằng với tính cách năng động, hoạt bát, nhanh nhạy của mình thì bạn thân của tớ sẽ làm mọi việc ổn thôi.
Còn tớ bây giờ đã thực hiện được ước mơ của mình. Công việc của tớ làm làm giáo viên dạy Văn trong ngôi trường mà chúng mình đã gắn bó – Trường Trung học Cơ sở Quảng An. Tớ cảm thấy rất vui vì mình đang làm một công việc ý nghĩa – truyền đạt lại những kiến thức cho các em học sinh. Cuộc sống gia đình của tớ cũng rất hạnh phúc. Đối với một người phụ nữ ở tuổi 35 như tớ, đó là một cuộc sống viên mãn rồi. Cậu biết không, tớ có một người chồng rất tâm lí đấy. Anh ấy chia sẻ với tớ những chuyện buồn vui trong cuộc sống, cảm thông với công việc của tớ và còn giúp tớ làm việc nhà nữa. Không chỉ vậy, tớ còn cảm thấy hạnh phúc lắm vì có một cô con gái đáng yêu. Công chúa của tớ tên là An Nhi cậu ạ. Năm nay con bé đã bốn tuổi rồi. Con gái tớ rất ngoan và nghe lời, đặc biệt là nó thích đi học lắm. An Nhi giống tớ quá,cậu nhỉ ?
À, Thu Anh ơi! Hôm qua tớ và các bạn đã về thăm lại các thầy cô giáo của trường mình nhân ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 đấy. Trên đường đến trường, tớ có rất nhiều tâm trạng : vui có, buồn có,hồi hộp có, lo lắng có... Tất cả cảm xúc, tâm trạng cứ lẫn lộn với nhau, chính tớ cũng không biết rõ mình cảm thấy như thế nào nữa. Tớ vui vì chuẩn bị gặp lại những người mà mình vô cùng yêu mến và kính trọng nhưng cũng lo lắng vì sợ các cô không nhớ mình, buồn vì thời gian trôi qua nhanh, chẳng mấy chốc sẽ lại phải tạm biệt nhau. Rảo bước nhanh trên con đường đến trường,tớ tranh thủ ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Cảnh vật vừa thân quen cũng vừa lạ mắt. Hai bên đường vẫn là những hàng cây xanh mướt, tạo bóng mát cho mọi người. Con đường Tô Ngọc Vân được rải nhựa bằng phẳng nên đi lại cũng thuận tiện hơn rất nhiều, không còn những đoạn đường gồ ghề như trước kia nữa. Vừa đi tớ vừa nhà lại những kỉ niệm đẹp không thể nào quên của lớp chúng mình. Tớ nhớ những buổi tan trường, chúng mình tụ tập trước cổng trường, nói đủ mọi thứ trên đời và đôi khi còn rủ nhau đi ăn nữa. Tớ nhớ cả những tiết học vui vẻ,tinh nghịch của lớp mình. Mỗi khi nhắc đến chúng, tớ lại cảm thấy vui vui.
Mải suy nghĩ miên man, tớ không để ý rằng mình đã đặt chân đến cổng trường Quảng An thân yêu. Trường thay đổi nhiều quá đến nối tớ còn không nhận ra. Biển tên trường đơn điệu xưa kia đã được thay thế bằng tấm biển đèn led. Dãy nhà ba tầng giờ đât được xây mới hoàn toàn, trở thành tòa nhà mười tầng cao vút. Vì vậy nên nhà trường đã lắp thêm hai chiếc thang máy tiện nghi để thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh. Đi qua các lớp học, tớ thấy chúng hiện đại và khang trang quá! Mỗi lớp học đều có tivi, điều hòa, máy chiếu. Các em học sinh không tự học mà học theo nhóm dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Tớ thấy cách học này rất hay và hiệu quả đấy cậu ạ. Như vậy các em học sinh sẽ thỏa sức sáng tạo, suy nghĩ về bài học và cũng rèn luyện sự gắn bó, đoàn kết giữa các em. Trên bốn bức tường có trưng bày kết quả học tập của các nhóm cũng như ý kiến đóng góp cho mỗi giờ học đã qua. Cậu còn nhớ nơi chúng mình hay đến – căng tin không? Căng tin của trường đã rộng gấp mười lần trước kia.Chính vì vậy mà các thực phẩm cũng đa dạng hơn. Mỗi bữa ăn, các em được ăn những món mình yêu thích. Các em được tự lấy đồ, thỏa sức ăn uống. Đó có thể coi như bữa buffet ấy cậu ạ. Còn vườn sinh thái chật hẹp ngày trước giờ đã rộng hơn nhiều. Trong đó có khá nhiều sinh vật, thực vật. Tất cả đều phong phú và thuận lợi cho học sinh tìm hiểu,khám phá. Trường cũng xây dựng thêm sân bóng làm bằng cỏ nhân tạo, bể bơi, sân bóng rổ. Các lớp học năng khiếu được mở ra giúp các em học sinh tham gia học những môn mình yêu thích như : họa,đàn,hát,... Giờ đây, trường cũng có những xe đưa đóni học sinh. Những chiếc xe ấy đã giúp ích cho học sinh cũng như phụ huynh rất nhiều. Xe với đầy đủ tiện nghi như điều hòa, ti vi,đồ ăn sáng... chắc hẳn sẽ làm các học sinh thích thú cậu nhỉ? Tớ lại mong được quay lại trường học đây nè.
Tớ đang bất ngờ với những sự thay đổi mới mẻ của trường thì bỗng nghe thấy tiếng gọi từ xa xa : “ Huyền My ơi!” Tớ ngoảnh mặt lại, thì ra đó chính là Ngọc Anh – cô bạn thân thiết của chúng mình. Bạn ấy bây giờ cao hơn và rất xinh đẹp. Công việc của Ngọc Anh là làm giám đốc ngân hàng Ngoại thương. Chắc hẳn để có được chỗ đứng trong xã hội như thế này,bạn ấy đã phải cố gắng rất nhiều. Ngọc Anh nói với tớ rằng các bạn trong lớp đã đến gần hết và đang tập trung ngoài cổng trường. Nghe vậy, tớ cùng Ngọc Anh rảo bước thật nhanh để ra đó gặp mặt các bạn. Trông ai cũng trưởng thành và chững chạc hơn rất nhiều. Chúng tớ bắt đầu trò chuyện với nhau, hỏi han về công việc hiện tại. Cẩm Tú thì thành hiệu trưởng trường tiểu học Chu Văn An. Hà Phương đã đạt được ước mơ làm bác sĩ. Xuân Tùng thì trở thành Bộ trưởng Bộ Văn Hóa – Nghệ thuật. Còn bạn Hoàng Thương – người học chưa tốt trong lớp thì giờ đây lại là một kĩ sư, thiết kế ra mô hình trường mình đấy cậu à... Tất cả lớp mình đều đã thành đạt hết rồi. Bỗng nhiên, tớ nảy ra ý nghĩ vào thăm các thầy cô giáo. Các bạn đều nhiệt tình đồng ý. Người đầu tiên chúng tớ gặp là cô Hiệu trưởng. Cô giờ đã nghỉ hưu nhưng vẫn nhớ lớp mình. Cô vui tính đùa rằng lớp nghịch nhất trường nên cô không thể nào quên được. Tiếp theo, tớ gặp cô Huyền – giáo viên chủ nhiệm yêu quý của tập thể lớp 9C ngày ấy. Cô nghỉ hưu được hơn mười năm rồi, giờ đã quay lại trường dự buổi chào mừng ngày 20/11. Cô hỏi thăm từng đứa một. Chúng tớ đều cảm thấy hối hận vì ngày ấy đã nhiều lần làm cô buồn và tức giận. Hình như cô cũng biết được điều đó nên đã nói với chúng tớ :
- Các con giờ đều đã trưởng thành rồi. Cô rất vui vì điều đó. Có lẽ bao nhiêu công sức, tâm huyết cô dành cho cả lớp đều đã được đền bù xứng đáng. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của những người làm nghề nhà giáo.
Tự dưng tớ cảm thấy sống mũi mình cay cay, rồi những dòng nước mắt như muốn trực trào. Tớ òa lên khóc và ôm trầm lấy cô. Tớ nói những lời cảm ơn chân thành xuất phát từ đáy lòng:
- Cô ơi, chúng con cảm ơn cô nhiều lắm! Cảm ơn cô đã dìu dắt chúng con trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Cô cũng rất xúc động. Cô trò lại vui vẻ tay bắt mặt mừng, mọi người chụp những kiểu ảnh kỉ niệm với nhau. Sau đó, chúng tớ đi thăm những thầy cô khác. Chúng tớ đã gặp lại cô Minh – người mà lớp mình hết mực yêu quý đấy cậu ạ. Giờ đây cô đã 52 tuổi nhưng trông cô vẫn còn rất xinh đẹp và dịu hiền. Thật vui biết bao vì cô vẫn còn nhớ tớ - cô học trò cưng ngày nào. Cô và cả lớp chúng mình đều rất vui vì gặp lại nhau. Cô hỏi thăm các bạn và tỏ ra rất hạnh phúc vì thấy lớp mình đều thành công trong cuộc sống. Khi gặp lại cô, tớ cảm thấy có rất nhiều điều muốn nói nhưng không thể cất nên lời.
Thời gian trôi qua nhanh quá, chẳng mấy chốc tất cả mọi người phải tạm biệt nhau. Ai cũng đều tiếc nuối, quyến luyến không rời. Tớ mong rằng lúc đó thời gian ngừng trôi nhưng không được.
Thôi, thư đã dài rồi, tớ xin ngưng bút tại đây. Chúc cậu và gia đình luôn mạnh khỏe, thành công. Khi nào có thời gian rảnh nhớ về thăm trường lớp,thầy cô và các bạn nhé.