K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 - lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học. Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường.

Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngày em còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồn của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối, tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.

Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào. Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại gọi em lại hỏi han.

Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương…”.

Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô - người mẹ đã đưa em đón những tia nắng đầu tiên của cuộc đời.

Tên của cô giáo trong bài văn này có thể không giống với tên cô giáo của bạn, nên nếu cần tham khảo một số câu có ghi tên cô giáo trong đây thì NHỚ SỬA LẠI CÁI TÊN NHÉ.

4 tháng 4 2019

Tả về ngôi nhà của em :

Mỗi người khi sinh ra đều có một căn nhà nhỏ của riêng mình. Với bạn, đó có thể là căn nhà nơi vùng nông thôn yên bình, có vườn tược rộng lớn, có sân rộng. Với bạn, căn nhà đó có thể là nhà chung cư trên cao có thể dễ dàng nhìn thấy toàn bộ thành phố. Còn với em, đó là một ngôi nhà ba tầng rộng rãi với khu vườn nhỏ trồng rau, trồng hoa của ông bà nội.

Ngay trước cửa nhà là chiếc cổng sắt lớn, Cánh cổng ấy nặng lắm, vì vậy nên nó có bánh xe phía dưới để có thể dễ dàng đẩy ra đóng vào hơn. Bước qua cánh cổng là một cái sân lớn được lát gạch đỏ. Bố em nói lát gạch đỏ để phù hợp với màu sắc của căn nhà, cũng không gây thương tích nếu em đi chân trần chạy nhảy trên sân. Xung quanh sân, dọc theo lối vào trong nhà là những chậu cây, những chậu hoa với đủ màu sắc và đủ loại luôn được bà nội em chăm sóc cẩn thận. Phía bên phải là khu vườn nhỏ của ông bà. Trong khu vườn ấy có rau, có hoa, có cây. Dù nhỏ nhưng lại vô cùng phong phú đa dạng các loại thực vật. Những ngày nghỉ, em đều ra vườn giúp bà chăm sóc cây, giúp ông tưới nước cho những chậu hoa lan. Khu vườn ấy đã tô điểm thêm cho căn nhà nhỏ của em.

Cuối cùng chính là căn nhà ba tầng với cánh cửa gỗ lớn. Bên cạnh căn nhà là nhà để xe của gia đình em, đồng thời cũng là nhà kho. Nhưng đừng nghĩ là nó lộn xộn nhé! Bên trong rất gọn gàng đấy. Vì bố em cho lắp những cái kệ gỗ để đồ nên không gian bên trong rất thoáng. Tiến vào trong nhà, đầu tiên chính là phòng khách rộng rãi với bộ bàn ghế bằng da rất đẹp và chiếc ti vi nằm yên trên kệ gỗ. Hai bên là tủ kính, bên trong có bày những chiếc ly của bố em. Ở trên tường là những bức ảnh chụp của gia đình em qua mỗi năm, những chiếc huân chương của ông nội, những bức tranh đẹp mà bà em yêu thích. Tất cả đã tô điểm thêm cho căn phòng, ai đến nhà em cũng đều tấm tắc khen đẹp.

Tiếp đến là phòng bếp – nơi mẹ em nấu ăn và cũng là nơi nhà em cùng nhau sum vầy thưởng thức những bữa cơm ngon. Đi hết cầu thang bằng gỗ chính là phòng ngủ và phòng vệ sinh, phòng thờ và một cái sân thượng nhỏ để phơi quần áo của nhà em. Ngôi nhà có tổng cộng 4 phòng ngủ: 1 phòng của ông bà, 1 phòng của bố mẹ, 1 phòng của em và 1 phòng dành cho họ hàng đến chơi muốn ở lại qua đêm. Mỗi phòng đều có đầy đủ đồ đạc và được dọn dẹp rất sạch sẽ gọn gàng. Phòng vệ sinh rất hiện đại, được trang bị các vật dụng cần thiết. Còn phòng thờ là nơi có không khí trang nghiêm nhất trong ngôi nhà – nơi đặt bàn thờ thờ cúng tổ tiên của nhà em. Những ngày cuối tuần được nghỉ, em đều phụ giúp mẹ dọn dẹp ngôi nhà nhỏ này.

Em rất yêu ngôi nhà của em, mái ấm của em. Dù sau này có đi xa, nhưng em vẫn sẽ không bao giờ quên được hình ảnh căn nhà mình đã từng sống và lớn lên, nơi đã cho mình tình yêu và bao kỷ niệm.

4 tháng 4 2019

ngôi nhà

Ngôi nhà của gia đình em nằm trong một con hẻm nhỏ của một quận ven thành phố. Đó là một ngôi nhà thuộc loại “nhà liên kỉ”. Nhà không rộng rãi nhưng cũng tạm đủ cho một gia đình bốn người.

Ngôi nhà giáp ngay mặt đường, vì thế mà không có sân cũng chẳng có vườn như em hằng ao ước. Để cải thiện phần nào, bố em trồng ngay trước cửa một cây trúc nhỏ thuộc loại trúc vàng, vừa ít tốn đất, vừa ít đòi hỏi công chăm bón, cũng cho chúng em có chút cảm giác về thiên nhiên.

Bề ngang nhà bốn mét, như thế là khá rộng. Với chiều sâu mười mết, ngôi nhà được chia làm bốn phòng, tính từ ngoài vào trong: phòng khách, hai phòng ngủ và cuối cùng là “công trình phụ”, túc là nhà vệ sinh, buồng tắm, nhà bếp. Bà nội em, mỗi lần từ quê ra, vẫn kêu lên: Nhà ở gì mà như đường hầm xe lửa! Nghe thế, bố em chỉ cười. Đúng là nó chẳng giống một chút nào với ngôi nhà rộng rãi, thoáng mát của ông bà em ở quê. Nhưng dù sao ở thành phố mà có được một căn hộ riêng, tường xây, mái tôn, kín đáo, không dột, không thấm cũng là điều may mắn.

Gian phòng đầu tiên được chúng em quy định là phòng khách, vuông vức, mỗi chiều bốn mét, được lát gạch bông khá đẹp, lúc nào cũng sạch bong. Từ đường vào nhà, mọi người, kể cả khách, đều cởi bỏ giày dép ngay khi vừa bước qua khỏi cửa. Sát bức tường trong là cái tủ ly mà mẹ em quen gọi là tủ “bích phê”, chưng mấy bộ ly chén lấp lánh sau cửa kính. Trước tủ ly là bộ bàn ghế tiếp khách bằng gỗ, có lẽ đó là vật dụng mới nhất trong nhà. Trên tủ ly, bố mẹ đặt ngay cái máy ti vi màu 14 inch. Gọi là phòng khách nhưng nhà em cũng ít khách nên sẽ kiêm luôn phòng ăn, phòng xem truyền hình và đôi lúc là phòng học khi bị mất điện, phòng để xe máy và xe đạp của bố mẹ em. Phần riêng của em trong gian phòng này là một cái bể cá nhỏ bằng kính, trong đó em thả mấy cặp cá vàng. Đi học về, nhìn thấy những chiếc đuôi cá dài vàng thẫm lượn lờ sau làn nước, thật là cả một niềm thích thú.

Sau gian phòng này là phòng ngủ, đồng thời là phòng học của hai chị em. Một giường chung cho hai chị em nhưng bàn học thì riêng. Em chẳng có trang trí gì nhiều trong phòng này vì theo bố mẹ, sợ em bị mất tập trung khi học bài.

Ngôi nhà em quả là không có gì đặc biêt, nó giống như bao nhiêu ngôi nhà bình thường khác trong thành phố. Nhưng nếu có ai hỏi em có yêu nó không, em sẽ không ngần ngại trả lời rằng em yêu nó lắm, cũng như em yêu bố mẹ em, những người đang vất vả nuôi em.

cây xoài

I. Mở bài: giới thiệu cây xoài

Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp. Ông luôn chăm sóc ân cần và chu đáo cho khu vườn của mình. Nhưng từ khi ông mất, thì tôi thay ông chăm sóc khu vườn, niềm vui khi còn sống của ông. Việc chăm sóc khu vườn không phải là trách nhiệm của tôi mà là lòng yêu thương ông và mến tình yêu thương với thiên nhiên của ông. Khu vườn như một phần tuổi thơ của tôi, gắn bó suốt tuổi thơ tôi. Điều tôi thích nhất ở khu vườn đó là cây xoài.

II. Thân bài: tả cây xoài

1. Tả bao quát cây xoài:

- Cây xoài cao 4m

- Cây xoài có nhiều lá và che mát cả khu vườn

- Cây xoài to và nhiều tuổi, cây xoài có từ khi ông tạo ra khu vườn.

2. Tả chi tiết cây xoài:

- Thân cây xoài to, vừa một cái ôm của người lớn; thân xây xù xì và dày

- Gốc cây lồi lền mặt đất thành những đường dài giống như những con rắn

- Rễ cây đâm sâu dưới đât

- Cành cây được tỏa ra từ thân cây, có rất nhiều cành cây, mỗi cành cây lớn chia ra làm những cành cây nho

- Tán lá rộng bao phủ cả một khu vực rộng lớn

- Quả xoài mọc ra xum xuê, khi sống quả xoài màu xanh, khi chin màu vàng

- Quả xoài rất chua, quả xoài giống hệt một chiếc lá

- Khi quả xoài chin thì có những con chim và dơi đến rất nhiều.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây xoài

- Kỉ niệm của em gắn với cây xoài

- Nêu lợi ích của cây xoài

- Em sẽ chăm sóc cây xoài như thế nào?

13 tháng 3 2018

1. Tả về gia đình em

Mỗi người sinh ra đều có gia đình của mình. Đó là nơi là chúng ta cất tiếng khóc chào đời, nơi có cha mẹ, anh chị em luôn đồng hành cùng chúng ta trên mỗi bước đường đời. Gia đình chính là nơi niềm tin và tình yêu thương được đặt trọn vẹn.

Gia đình em có 6 người gồm ba mẹ và 4 chị em em. Em có hai chị và một anh trai. Chị cả em đã ra trường và đi làm. Chị hai của em đang học đại học Ngoại thương năm thứ 2. Anh ba của em học lớp 10. Và em năm nay học lớp 2. Gia đình đông anh chị em rất vui và hạnh phúc. Em là con út nên được ba mẹ và anh chị yêu chiều.

Ba em làm kỹ sư điện trong một công ty nên phải đi lên miền núi thường xuyên. Mẹ em làm giáo viên nên đi dạy suốt, nhưng em rất vui vì là học trò của mẹ, được mẹ chỉ bảo rất nhiều.

Mỗi lần mẹ em đi chợ về, anh ba bao giờ cũng phần quà bánh cho em nhiều hơn. Chị cả thì một năm về được có một lần vào dịp Tết. Bởi vậy em rất nhớ và mong chị về thường xuyên. Chị hai thì vài tháng mới về một lần. Ở nhà chơi với em chỉ còn anh ba. Nhưng anh cũng đi học suốt nên em chới với mấy bạn hàng xóm.

Ba em thường xuyên đi công tác xa nhà, cũng ít về thăm nhà. Gia đình bao giờ cũng chỉ có 3 mẹ con quây quần bên mâm cơm. Mỗi lần có ba về là không khí gia đình rộn ràng, vui tươi hơn hẳn. Đặc biệt khi gia đình em có đủ 6 người thì lúc đó mới thực sự hạnh phúc và vui vẻ đến vô cùng. Tiếng cười của gia đình em dường như lan sang cả nhà hàng xóm bên cạnh. Nhưng cả nhà em đều không quan tâm vì ai cũng thấy niềm vui được sum vầy là điều thực sự nên trân trọng.

Mặc dù gia đình em ít khi mới được đông đủ nhưng tình yêu mọi người giành cho nhau vẫn luôn đong đầy và thật hạnh phúc. Ai cũng ý thức được điều này và trân trọng tình cảm này hơn.

2. Tả hoa hồng

Bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào cũng vẻ đẹp riêng, mùa hè đến với những hàng cây xanh rộn vang tiếng ve cùng những đóa hoa phượng rực lửa, mùa xuân về với cành đào, cành mai xinh đẹp bắt mắt. Mỗi loài hoa đều mang một phong thái một màu sắc một hương thơm riêng nhưng có lẽ loài hoa em yêu thích nhất lại là hoa hồng.

Hoa hồng từ lâu vốn đã được mệnh danh nàng công chúa kiêu kì với vẻ đẹp quý phái, kiêu sa toát ra từ bộ váy hồng lộng lẫy của nàng. Hoa hồng có nhiều loại: hoa hồng nhung, hoa hồng bạch, hoa hồng tỷ - muội, hoa hồng đen,… nhưng loại nào cũng mang màu sắc cao quý, xinh đẹp giống như những tiểu thư đài các.

Hoa hồng có rất nhiều cánh, cánh hoa mềm, mịn, nhẹ như lông vũ. Nhụy hoa màu vàng tươi bắt mắt được bao bọc bởi những cánh hoa hồng. Bông hồng khi chưa nở sẽ khum khum giống như chiếc cốc uống trà vậy, còn khi hoa nở thì chúng sẽ xòe to ra như muốn cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp của mình. Trên thân hoa là những chiếc gai nhọn như những chàng lính ngự lâm bảo vệ nàng công chúa yêu kiều. Hoa hồng đẹp là vậy nhưng ai không biết và không cẩn thận khi chạm vào sẽ bị những chiếc gai nhọn tấn công và gây thương tích.

Hoa hồng phân bố ở rất nhiều vùng miền với khí hậu khác nhau, nóng ẩm ấm áp là đa số nhưng có một số loại hoa hồng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt như hoa hồng đen hoặc hoa hồng tuyết. Hoa hồng bắt nguồn từ Ả - Rập Xê - Út xa xôi, sau đó lan ra các nước trong đó có châu, châu Á và rất nhiều nước trên thế giới.

Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp cùng mùi hương nồng nàn, cũng bởi hoa hồng có rất nhiều tác dụng. Ví như hoa hồng bạch được coi là một loại dược liệu rất tốt, nó có thể giảm ho và giúp cho chúng ta dễ ngủ, ngoài ra còn rất nhiều tác dụng khác của hoa hồng mà chúng ta có thể sử dụng. Tết đến xuân về ngoài những cành hoa đào, hoa mai - biểu tượng của ngày tết, vẫn có rất nhiều người muốn mua một bông hồng để chơi Tết, đặc biệt là giới trẻ hiện nay lại càng ưa chuộng những nàng công chúa kiêu kì ấy. Hè về, hoa hồng lại càng thêm kiều diễm dưới ánh nắng mặt trời và sau mỗi trận mưa rào trắng xóa chợt đến rồi chợt đi, bộ cánh hồng thắm của các nàng lại được dát thêm một lớp pha lê tinh xảo. Nàng tiên mùa hạ tinh nghịch rời đi là lúc nàng tiên mùa thu dịu dàng hiền thục bước đến mang theo ánh nắng vàng ngọt ngào như mật ong cùng bầu trời xanh trong, cao vời vợi. Những nàng tiểu thư hoa hồng đã không còn được xinh đẹp như khi mùa hạ đến hay khi mùa xuân về nữa mà những chiếc lá từ từ chuyển sang màu vàng úa, rồi khi những cơn gió bấc tràn về với cái lạnh cắt da cắt thịt thì các bông hoa hồng cũng chẳng thể chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt mà héo tàn.

Ở những nước châu có một loại hoa hồng có thể chịu được những trận bão tuyết vùi dập mà vẫn có thể kiêu hãnh nở hoa, hay ở những sa mạc nóng bỏng cũng có loại hoa chịu được cái nóng khắc nghiệt. Hoa hồng cũng có thể dùng để làm vật trang trí trong nhà, có thể cắm vào bình thủy tinh cùng những loại hoa khác để ở bàn uống nước hoặc bàn phòng khách đều tôn lên vẻ kiêu sa quý phái của những nàng tiểu thư hoa hồng. Nhưng cũng có thể cắm hoa hồng vào các giỏ nhỏ treo trên tường trông cũng rất thanh lịch và tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái khi bước vào. Ở vườn nhà em cũng có trồng một vài khóm hoa hồng, ngày nào em cũng ra vườn ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp ấy, hoa hồng đẹp là vậy nhưng để chăm sóc được hoa không phải là một điều dễ dàng. Hoa hồng rất kén người chăm, người nào muốn chăm sóc được hoa hồng chắc chắn phải có sự kiên nhẫn rất lớn bởi hoa hồng rất dễ chết.

Em thấy hoa hồng rất đẹp và cũng là biểu tượng cho một tình yêu nồng nàn, thắm thiết. Em yêu hoa hồng rất nhiều và luôn muốn nhìn thấy những bông hoa xinh đẹp ấy nở đỏ thắm.

3.Tả cây ăn quả

Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích. Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.

Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.

Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa.

Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ. Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu.

Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.

>> Tham khảo chi tiết: Văn mẫu lớp 4: Tả cây chuối vườn nhà em

Bài tham khảo 8

Gia đình em có một mảnh vườn nho nhỏ ở phía sau nhà. Trong vườn ba em đã trồng nhiều loại cây ăn quả như cam, xoài, nhãn, ổi, mít,... Tuy nhiên, em lại thích nhất cây đu đủ lớn ở góc vườn.

Thân cây đu đủ tròn và cao như cây cột. Trên cây có nhiều "vết sẹo" do những cuống lá già rụng để lại. Đu đủ không có cành chỉ có lá. Mỗi lá có một cuống hình tròn, rỗng. Em có thể lấy cuống lá này làm thành một cái kèn thổi chơi. Phiến lá rộng, chia nhỏ làm năm nhánh và xòe rộng ra như một bàn tay. Hoa đu đủ có cánh dày, màu trắng, mọc từng chùm.

Những cây đu đủ này rất sai quả. Quả mọc chi chít quấn quanh thân cây và nằm hầu hết ở phần trên của thân cây giống như đàn heo con đang tranh nhau bú. Những quả ở phía trên vừa nhỏ vừa có màu xanh non. Những quả ở phía dưới lớn hơn và vỏ có màu xanh đậm. Quả đu đủ dài, một đầu lớn, một đầu nhỏ. Khi quả chín, vỏ có màu vàng cam và ấn tay vào thấy hơi mềm. Khi ăn đu đủ, em lấy dao gọt hết vỏ đi rồi xẻ dọc quả ra. Ruột đu đủ chín có màu vàng hoặc đỏ, ai nhìn cũng có cảm giác ngon lành. Phía trong của ruột có nhiều hạt màu đen, cần gạt bỏ đi trước khi ăn. Hạt này có thể giữ lại rồi đem gieo thành cây mới. Đu đủ chín ăn rất ngọt và có một mùi thơm riêng biệt. Đó là một loại thức ăn ngon và bổ dưỡng.

Khi đứng trước cây đu đủ đang sum sê những quả, lòng em dạt dào niềm vui. Nó là thành quả của bao ngày gieo trồng, vun xới. Nó chứa đựng nhiều mồ hôi và công sức của ba em nên em yêu quí nó vô cùng. Em thầm biết ơn ba đã đem đến cho em những mùa trái ngọt từ cây đu đủ thân quen.

4.Tả về cây bóng mát

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đă thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lai trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

13 tháng 3 2018

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.

Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Vào mùa xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi.

Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt. Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn.

Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

Tả cây bưởi

Ai đã từng được đến vùng đất Diễn vào dịp cuối năm chắc hẳn sẽ được ngắm nhìn những vườn bưởi Diễn với những với những chùm bưởi sai trĩu. Nhà nội em không có nhiều đất nhưng đây là nét đặc trưng của quê hương, ông vẫn giữ lại một cây ở góc sân vừa để lấy bưởi ăn, vừa để làm cảnh.

Cây bưởi nhà nội đã trồng từ lâu rồi nhưng cũng chỉ cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây đã có những vết mốc. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Để tận hưởng hương thơm ngát, quyến rũ của hoa bưởi thì bạn phải đến vườn bười vào mùa xuân. Từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Nhiều người còn sử dụng hoa bưởi để pha chế vào các món ăn như nấu chè, ướp bột sắn.

Mùa xuân sắp hết cũng là lúc quả bưởi con được hình thành. Quả bưởi lớn rất nhanh. Lúc mới hình thành chúng bé bằng hòn bi, chỉ vài hôm sau chúng đã to bằng quả chanh, rồi bằng cái bát lúc nào không hay.

Vào cuối thu là lúc bười có thể ăn được, quả bưởi lúc này có màu vàng ươm, nặng trĩu cành, có mùi thơm ngọt. Bưởi Diễn có một đặc điểm là múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ, tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi có thể làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát.

Phải đến dịp tết giống bưởi Diễn mới có thể ăn được. Khi bưởi đã già người ta thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Bưởi Diễn càng để héo ăn càng ngọt.

Em rất thích cây Bưởi Diễn bởi nó không chỉ là đặc sản quê hương em mà nó còn làm đẹp cho quang cảnh ngôi nhà nội thêm đẹp, thêm tràn trề sức sống. Em hi vọng giống Bười Diễn sẽ thích hợp trồng ở nhiều nơi để ngày càng nhiều người được thưởng thức món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn ấy

A.

Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.

Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.

Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.

Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.

Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.

Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.

B ,

BÀI VĂN TẢ TRÁI CÂY EM THÍCH SỐ 1 (QUẢ CAM)
Hoa quả là một thứ rất tốt cho sức khỏe bởi chúng chứa rất nhiều vitamin và chất xơ, chính vì vậy mà chúng được nhiều người yêu thích. Bản thân em trong các loại hoa quả thích nhất là cam.

Cây cam sinh trưởng ở nơi có khí hậu nóng ẩm, cây cao trung bình từ hai đến năm mét với những cành nhỏ hơn vươn ra xa như những cánh tay của người khổng lồ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì. Trên những cành khẳng khiu là những tán lá xanh ngát tỏa rộng, nhìn từ xa cây cam không khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ vậy. Tô điểm cho chiếc ô đó là những trái cam màu cam óng trông rất bắt mắt.

Cam khi còn non sẽ có màu xanh thẫm không khác gì màu xanh của lá cây, phải chú ý lắm mới có thể nhận ra những quả cam ấy giữa màu xanh ngút ngàn của tán lá. Cam khi còn xanh bổ ra sẽ có vị chua và chát, không thích hợp để ăn. Vậy mà chỉ một thời gian sau thôi những trái cam kia sẽ chuyển sang màu mật ong rực rỡ mọng nước trông rất ngon. Lúc này đây, một mùi hương nhẹ nhàng, thanh khiết sẽ tỏa ra hấp dẫn khứu giác của những người xung quanh.

Trong vườn nhà em có trồng một cây cam rất lớn, nghe ông em nói thì cây cam đó là do bố em trồng từ khi còn bé tí. Mỗi lần đến mùa quả chín, em lại háo hức nhìn về phía cây cam, chờ đợi những chấm tròn xuất hiện trên tán lá thẫm xanh. Cam khi chín, vỏ có màu cam giống như tên gọi, bổ ra bên trong là một lớp cùi dày màu trắng ngà. Lớp cùi này cùng với vỏ cam có tác dụng làm trắng răng rất hiệu quả , đặc biệt là đối với người dùng nhiều kháng sinh. Bên trong lớp cùi kia là là một màu vàng lấp lánh, mọng nước kích thích vị giác của người nhìn. Cam lúc chín sẽ có vị thanh chứ không ngọt sắc như xoài, mít,…hay chua chua ngọt ngọt như ổi, chôm chôm…

Cam có chứa rất nhiều vitamin C cùng chất xơ tốt cho da và đôi mắt. Cam còn có giá trị xuất khẩu rất cao, ở một số địa phương người ta cũng dựa vào việc trồng cam làm thu nhập chính. Cam thật ra cũng rất dễ trồng cũng như chăm sóc, cam ưa ánh sáng mặt trời và nước. Chỉ cần trồng cam ở nơi đất thịt hoặc đất phù sa và chăm chỉ tưới nước, bắt sâu thì cây sẽ lên xanh tốt, cho ra nhiều trái. Cam được rất nhiều người, bao gồm cả bạn bè trong và ngoài nước yêu thích bởi hương vị ngọt thơm thanh khiết của nó.

Em rất thích ăn cam, nó rất tốt cho sức khỏe lại ngon miệng. Em sẽ luôn chăm sóc cây cam trong vườn thật tốt để nó có thể đơm hoa kết quả.

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

cho tui cái ha ae các bn

10 tháng 12 2017

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

15 tháng 8 2018

Khi bác phượng già khoác trên mình chiếc áo choàng đỏ rực, cô bằng lăng vận chiếc váy tím ngát và dàn đồng ca ve sầu không ngớt kêu vang là lúc một mùa hè bắt đầu. Đó cũng là lúc các bạn học sinh bước vào kì nghỉ bổ ích và lí thú. Cho tới bây giờ, tôi vẫn nhớ như in kì nghỉ hè năm lớp 2 ở quê ngoại tại Thái Bình.

      Đó không phải là lần đầu tiên tôi về quê, nhưng chuyến đi lần này để lại cho tôi nhiều hiểu biết, nhiều kỉ niệm và nhiều cảm xúc hơn cả . Chị em tôi được báo trước sẽ được về quê, chúng tôi ai nấy đều háo hức, mừng vui, tất bật chuẩn bị bao nhiêu đồ đạc. Sáng sớm, chiếc xe bắt đầu chuyển bánh, để lại hàng cây, mái nhà trên con phố thân thuộc. Chẳng mấy chốc, đồng ruộng bao la hiện ra xanh mướt. Con đường làng thẳng, dài tít tắp. Hai bên đường là cánh đồng lúa đang độ chín vàng. Từng đợt gió thổi qua, đồng lúa nghiêng từng đợt theo gió như những con sóng trải dài vô tận.

      Về chiều, vùng quê yên ả này đẹp như một bức tranh đa sắc màu và rộn như một bản hòa tấu. Sau lũy tre làng, mặt trời đỏ rực hắt ngang những tia nắng cuối ngày xuống vòm cây tán lá. Cánh đồng thay chiếc áo vàng tươi hồi sáng bằng chiếc áo vàng vươm. Những ngôi nhà mái ngói đỏ xanh xem kẽ giữa vườn cây. Tiếng gà chip chíp, tiếng lợn eng éc, tiếng vịt quác quác đòi ăn. Tiếng mõ trâu, bò gọi sau ngày dài đi ăn. Tiếng của những bác nông dân đang bàn tán xôn xao. Tôi gặp An vào buổi chiều đó. Nhà cô bạn gần nhà bà nội. Sáng hôm sau, tôi thấy An cầm một chiếc diều rất đẹp. Lúc đó, tôi thấy thích quá nên chạy sang hỏi mượn nhưng vừa mượn vừa với tay giật lấy luôn. An hỏi lớn với khuôn mặt đầy bất ngờ và giành lại: “Đây là diều của tớ mà?”. Tôi òa khóc nức nở. Bà tôi chạy ra hỏi chuyện, tôi được đà càng khóc lớn. An kể lại câu chuyện rồi nhường tôi chiếc diều. Tôi cầm và chạy vào sân. Nhưng tôi lại không biết chơi. Nghĩ hồi lâu, tôi lại ngó nghiêng sang nhà An. An thấy tôi và gọi tôi vào. Tôi ấp úng xin lỗi rồi bảo An chỉ cho tôi cách chơi. Cô bạn mỉm cười rồi kéo tôi ra một bãi cỏ rộng. Ở đó, từng đợt gió thổi rất lớn. An thả dây từ từ, chiếc diều bay bay trong gió, càng lúc càng cao. An đưa cho tôi cầm dây diều. Thế là cả sáng hôm đó, tôi và An đã chơi vui vẻ với nhau. Lúc về, chúng tôi đi qua cánh đồng. Những bác nông dân vẫn đang chăm chỉ gặt hái trên đồng. Tay cầm liềm, tay cầm bó lúa, gặt rồi bó liên tục. Trên gương mặt các bác, mồ hôi nhễ nhại. Bác khẽ lau bằng chiếc khan đã đội sẵn rồi tươi cười gặt tiếp. Ôi chao! Cái khoảnh khắc nhìn thấy gương mặt đó tôi đã thấu hiểu sự vất vả của những người làm ra hạt thóc, hạt gạo.

      Kể từ hôm đó, tôi và An trở nên thân thiết. An dẫn tôi đi nhiều nơi ở vùng đất này. Kì nghỉ này đã cho tôi hiểu rõ về quê hương của mình. Bây giờ, tôi luôn mong ngóng được nghỉ hè, để được về quê, gặp cô bạn hiền lành, gặp cánh đồng mênh mông, nghe tiếng chiều rộn rã và nghe tiếng quê hương vang trong trái tim mình

Mùa hè ở Nha Trang
Mùa hè năm ngoái, em cùng gia đình đi nghỉ mát tại Nha Trang.
Vừa đến nơi, nhận khách sạn xong em cùng chị Nghi rủ nhau chạy ra biển. Biển trải dài mênh mông đẹp tuyệt. Nước biển xanh trong từng con sóng cuồn cuộn xô vào bờ tung bọt trắng xóa.
Ngoài khơi, những chiếc tàu đánh cá đang di động trên mặt biển trông nó chỉ nhỏ như món đồ chơi của em. Hai chị em tha hồ lặn ngụp trong dòng nước mát.
Ba mẹ em ngồi nghỉ trên bãi cát. Ba mẹ em ngồi nghỉ trên bãi cát dưới hành dừa vi vu gió thổi nhìn chúng em chơi đùa. Tắm biển xong, cả gia đình em trở về khách sạn.
Những ngày nghỉ hè ở Nha Trang thật tuyệt. Em mong được đến Nha Trang lần nữa vào mùa hè sắp tới.

26 tháng 11 2021

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muốn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

26 tháng 11 2021

bạn nhắn bài này vào chỗ nhắn tin được không nhắn cho mình ấy

13 tháng 12 2020

Chiếc váy hôm nay em mặc là quần váy.Nó là quần giả váy vì em không thích mặc váy.Chiếc quần có dọc kẻ ngang và dọc màu xám và đỏ.Bao phủ là màu đen.Chiếc quần có đai rộng cho thoải mái.Nó được trang trí hai chiếc túi khâu hai chiếc sợi dây bông dài.Đây là chiếc quần váy mà em thích nhất nên sẽ giữ nó cẩn thận.

Mình nhanh nhaats k mình^^^^^^^

Không hiểu sao, cái buổi sáng ấy, em dậy sớm thế không biết! Sau hồi chuông báo thức của cái đồng hồ đặt trên đầu giường, em bật dậy chạy ra sân tập thể dục, rồi nhanh nhẹn đánh răng rửa mặt như có ai đang hối thúc mình vậy. Ăn sáng xong, vội vàng mặc bộ áo quần đồng phục mà chị Hoài đã chuẩn bị cho em từ tối hôm qua, đeo thử chiếc cặp sách mới vào vai, đi đi lại lại trong phòng, sẵn sàng như một người lính chờ lệnh lên đường. Giá như sáng nay có mẹ ở nhà thì vui biết chừng nào! Đã mấy tháng nay, mẹ đi học ở mãi ngoài Hà Nội, ở nhà chỉ có ba bố con. Vì vậy, ngày đến trường đầu tiên của em đều do bố và chị Hoài chuẩn bị cả. Vừa mới hơn 6 giờ một tí, chị Hoài đã đẩy xe ra sân, rồi hai chị em chào bố để đến trường. Bố tiễn hai chị em ra cổng, dặn dò chị Hoài mấy câu rồi xoa đầu em nói nhỏ: "Chị thay bố và mẹ đưa con đến trường, con vui lên nhé! Phải ra dáng là một thằng con trai cứng cỏi, bạo dạn đừng khóc nhè, nhõng nhẽo chị mà bạn bè nó cười cho, nghe con! Thôi, hai chị em đi cho sớm". Chị Hoài cho xe ra cổng rồi nhấn ga theo đường Lê Đại Hành hướng tới Trường Tiểu học Lương Thế Vinh. Khoảng mười phút sau hai chị em đã đến cổng trường. Chị Hoài khóa xe lại dẫn em vào lớp. Thoáng thấy bóng cô giáo, em vội níu chặt lấy chị Hoài. Cô giáo từ trên bục giáo viên bước xuống, nhìn em mỉm cười. "Nào lại đây với cô, đừng ngại! Cô trò mình làm quen với nhau đi! Em tên gì?". "Dạ, em tên Hùng ạ! Trương Thế Hùng". "Ồ, tên đẹp lắm, lại có dáng vẻ của một lực sĩ thể hình nữa!". Chưa gặp cô lần nào mà nghe giọng nói của cô, nét mặt tươi vui của cộ, tự nhiên em thấy gần gũi thân thiết như người nhà của mình vậy. Cảm giác sợ hãi, lo lắng lúc đầu tan biến tự lúc nào, em không biết nữa. Em còn giục chị Hoài: "Chị đi học đi, kẻo muộn!". Ngày đi học đầu tiên của em là thế đó.

27 tháng 5 2019

Ngày đầu tiên đi học sao cứ òa về trong em. Muốn lắm muốn miêu tả lại ngày đầ tiên đi học lắm, dù biết năm nay em đã là học sinh lớp 8.Tám lần được dự lễ khai trường,nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn để lại trong em kí ức ấn tượng sâu đậm nhất.

Trước ngày khai giảng,mẹ đã chuẩn bị cho em đầy đủ những thứ cần thiết.Đêm hôm ấy,em cảm thấy tâm trạng em nôn nao,háo hức.Có một điều gì đó cứ ẩn hiện trong tâm trí em.Mẹ bảo em đi ngủ sớm để mai còn đi học.

Sáng hôm sau,mẹ đưa em đến trường.Ngồi sau chiếc xe đạp em cảm thấy dường như những cảnh vật hai bên đường đang thay đổi lạ kì.Ngôi trường Tiểu học Vạn Phước 2 cách nhà em chừng hai,ba cây số mà sao em thấy xa ghê!trên con đường đến trường,em thấy các phụ huynh dẫn con mình đi tựu trường rất đông.

Khi vào sân trường, em thấy người đông như hội,ai cũng mặc những bộ đồ mới tinh.Các bạn trai tỏ vẻ mạnh dạng còn các bạn gái thì ngại ngùng,quấn quýt bên mẹ,chẳng dám đi đâu xa.Nhìn thấy ngôi trường rộng lớn,em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao!Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh,vui vẻ tập làm quen với chỗ đông người.

Một hồi trống vang lên,báo hiệu lễ khai giảng bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng thắm đỏ thắm trên vai nhanh chóng xếp hành ngay ngắn.Phụ huynh trao con mình cho các thầy cô chủ nhiệm lớp Một.Đâu đó nổi lên tiếng khóc thút thít và tiến gọi mẹ khe khẽ.Em cũng vậy, bịn rịn chẳng muốn rời xa mẹ chút nào.Một nỗi niềm xúc động khó tả đang lên trong lòng.

Cô hiệu trưởng cất tiếng đọc lời khai giảng năm học mới.Sau đó,cô dặn dò,khuyên nhủ chúng em rất nhiều điều.Cô chúc chúng em học ngày càng tiến bộ.

Buổi học kết thúc,chúng em theo cô Bình vào nhận lớp.Lớp Một B gồm 30 học sinh mới.Cô xếp em ngồi chỗ bạn Lan và Minh.Chúng em rụt rè,chao hỏi làm quen với nhau.Những lời chào làm quen thật dễ thương làm sao!

Tan học,mẹ đứng chờ sẵn em ở cổng trường.Em vội chạy đến xà vào lòng mẹ và kể cho mẹ nghe về buổi tựu trường.Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em.Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.

15 tháng 7 2018

Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.

Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cung giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.

Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.

Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thây chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.

Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.

Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để bố em được vui lòng

15 tháng 7 2018

"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi...

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Tháng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính".