K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2018

lên mạng tìm ,lựa chọn đoạn hay rồi ghép lại ,bổ sung vài ý của mình là xong ngay.

bạn thấy có đúng ko

30 tháng 8 2018

mik thấy cũng được đó , cảm ơn bạn

3 tháng 3 2018

Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.

Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.

Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.

Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng

những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.

Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.

học tốt nhé !

3 tháng 3 2018

Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.

Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.

Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.

Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng

những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.

Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.

14 tháng 6 2021


Mặt trời dần khuất bóng, tạm biệt khu vui chơi giải trí xinh đẹp, em theo chị gái trở về nhà. Chuyến đi diễn ra đã lâu nhưng cảm giác khi được dạo chơi trong công viên Thủ Lệ dường như vẫn nao nức trong em. Công viên thực sự là một địa điểm vui chơi giải trí thú vị, bổ ích. Em nhất định sẽ quay lại để được tận hưởng không khí tuyệt vời ấy.Mỗi nơi chúng ta đặt chân đến đều ghi lại những ấn tượng riêng biệt khó phai. Trong kỳ nghỉ hè năm lớp 4, em được anh chị dẫn đến thăm quan Công viên Thủ Lệ - một nơi vui chơi, giải trí nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội. Nơi ấy đã để lại cho em rất nhiều hình ảnh và cảm xúc khó tả.
Kết thúc một năm học căng thẳng, mệt mỏi, chị gái thưởng cho em một chuyến đi xa tại nơi mà chị đang làm việc – Hà Nội. Công viên Thủ Lệ chính là địa điểm đầu tiên trong chuyến đi thú vị của em. Công viên nằm trên đường Kim Mã, rất rộng lớn và trong lành, thoáng mát. Nhìn từ xa, công viên như một lâu đài rực rỡ. Có 3 cổng dẫn vào bên trong, 2 cổng chính và một cổng phụ. Chị dẫn em tiến vào từ cánh cổng chính được sơn màu xanh rêu phía Tây. Bước qua cánh cổng, một thế giới kì thú ngay lập tức hiện ra trước mắt em.
Đẹp làm sao đài phun nước trắng xóa đang ào ào trút nước như một thác nước nhỏ. Bọt nước bắn lên rồi lại uốn mình xuống, rất mềm mại. Phía sau đài phun nước là địa điểm mà đứa trẻ nào cũng lưu luyến và vui sướng vô cùng khi trông thấy. Thế giới của vui chơi, giải trí đều tụ tập tại đây. Nào là trò đu quay, tàu hỏa, nhà phao, ném bóng, xe đụng... rực rỡ những màu sắc tươi sáng. Mỗi trò chơi lại tỏa ra một sức hấp dẫn riêng. Mọi người tự chọn một trò chơi, tiếng nói cười của người lớn, trẻ em đan xen vào nhau hòa cùng tiếng nhạc vui tươi khiến lòng em rạo rực.
Nổi bật nhất ở công viên là hồ nước nằm giữa khu vui chơi và vườn bách thú. Nước hồ xanh như màu ngọc bích, ánh nắng chiều làm mặt hồ lăn tăn gợn sóng, lấp lánh như dát bạc. Trên mặt hồ, những con vịt mô hình đồ chơi làm bằng phao to gấp mấy lần người lớn đang thong dong dạo chơi. Đó chính là trò đạp vịt đầy lí thú mà ai nhìn cũng muốn thử.
Bắc ngang qua hồ là cây cầu trắng cong cong như cầu nối, dẫn từ khu vui chơi sang vườn bách thú. Em theo dòng người tung tăng sang khu bách thú để ngắm nhìn đủ loại động vật được bảo tồn, chăm sóc. Các loài vật thu hút trí tò mò của rất nhiều bạn nhỏ nên dòng người nhộn nhịp, đông vui như đi lễ hội. Khi còn cách khá xa, em đã nghe thấy tiếng gầm oai phong của sư tử. Bên cạnh chuồng sư tử là chuồng của hổ - chúa tể rừng xanh, chuồng báo hoa mai xinh đẹp tuy tốc độ phi thường nhưng lại ngoan ngoãn nằm xuống, đưa mắt nhìn người đang xem xét mình. Ở đây có rất nhiều anh em nhà tinh tinh, khỉ, vượn. Những chú khỉ nhanh nhẹn, hành động vui tính như con người, nghịch ngợm leo trèo khắp nơi rồi dùng ngôn ngữ của riêng mình nói chuyện cho nhau nghe. Đi qua họ hàng nhà khỉ, em được nhìn thấy chú voi to lớn khổng lồ, đôi tai như chiếc quạt và cái đuôi dài phe phẩy thật nhàn nhã, cái vòi sun sun văng đi văng lại, hít hít xuống cỏ trông thật đáng yêu. Ngay cạnh đó là ngôi nhà nhỏ của những chú đà điểu to lù lù, nhà của anh em hươu cao cổ, nhà nai ngơ ngác. Đặc biệt thu hút nhiều người đến xem nhất là vợ chồng chim công với chiếc đuôi đủ màu sắc sặc sỡ, kiêu hãng xòe ra như chiếc quạt khổng lồ. Không chỉ có vậy, ở công viên Thủ Lệ còn có rất nhiều loài động vật khác, chim trĩ, gà rừng, gà Tây... Tất cả đều mang vẻ đẹp khác nhau mà vô cùng cuốn hút. Đám trẻ con chúng em cứ lưu luyến mãi không thôi.
Đến với công viên Thủ Lệ, em còn được thưởng thức, ngắm nhìn nhiều trò chơi, đồ vật khác nhau. Một bác trung niên tỉ mỉ ngồi nặn tò he, dưới đôi tay khéo léo của bác, đủ hình thù bằng tò he lần lượt được tạo thành. Những chùm bóng bay đa dạng hình dáng, nào mèo, nào cá, nào chim, siêu nhân, công chúa... treo lủng lẳng trên xe của những người bán hàng rong. Những que kem mát lạnh, những chiếc kem bông ngọt lịm và rất nhiều đồ ăn hấp dẫn khác được bày bán ở khắp công viên. Người qua người lại tấp nập đông vui, người đến vui chơi, người tập thể dục, ai cũng khoan khoái cảm nhận không khí trong lành, thoáng đãng giữa lòng thành phố bụi bặm, ồn ào.

đây là mở bài trực tiếp đúng ko 

28 tháng 4 2018

đề 2 hay nhất

28 tháng 4 2018

Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ nay càng rực rỡ hơn.

Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăng quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh bỗng dừng hết tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường.

Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vì thế, mọi người đều hát quốc ca bằng tất cả tình yêu dành cho quê hương, đất nước, trong lòng dâng lên một niềm tự hào khi là những người con của một dân tộc anh hùng. Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiên nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.

Không biết từ lúc nào, đến trường sớm đã trở thành một thói quen của em. Đi trên đường, em có thể thư thả lắng nghe những âm thanh đầu tiên của ngày mới, lặng ngắm thiên nhiên vừa mới vươn mình thức giấc. Hơn thế nữa, đi học sớm, em còn được ngắm nhìn và quan sát khung cảnh ngôi trường yêu dấu trước buổi học.

Nhìn từ xa, em đã thấy hình ảnh ngôi trường hiện ra thấp thoáng sau những rặng cây cao vút, đẹp như một bức tranh. Cổng trường như đang dang tay chào đón học sinh. Ngôi trường với ba dãy nhà hình chữ U được sơn màu vàng của em đây rồi. Không khí hôm nay mới trong lành, mát mẻ làm sao. Bầu trời cao và trong xanh vời vợi, vài áng mây trắng đang lững lờ trôi. Ông mặt trời đang chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên của ngày mới xuống mặt đất, những tia nắng tinh nghịch đang nhảy múa trên cành cây, kẽ lá. Cái nắng ấy làm cho ta cảm thấy dễ chịu chứ không chói chang, gay gắt như nắng của buổi trưa. Vài giọt sương còn cố bám dai trên những chiếc lá lung linh như những hạt ngọc, phải chăng sương chính là ngọc của đất trời? Những cây bàng, cây phượng dường như cũng trẻ trung hơn khi được thấm đẫm những gì tinh túy nhất của đất trời. Những chú chim vừa chuyền cành vừa ríu rít hót lên bài ca chào mừng một ngày mới tốt lành. Từng cơn gió mát thổi khắp sân trường, làm cho lá quốc kì màu đỏ tươi tung bay trong nắng sớm. Những cánh cửa màu xanh đã được mở toang để đón chúng em vào lớp.

Các bạn học sinh đến trường ngày càng đông. Ngoài cổng trường, một số bạn được đưa đi học chào bố mẹ xong là vui vẻ chạy vào sân trường. Cũng có vài bạn đến từ sớm để làm công việc trực nhật, tiếng chổi của các bạn sột soạt nghe thật vui tai. Những bạn khác không trực nhật thì ngồi trên ghế đá trò chuyện vui vẻ, ôn lại bài cũ hoặc chuẩn bị bài cho thật tốt. Có nhóm đang bắt đầu những trò chơi quen thuộc như: bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, nhảy dây... Chẳng mấy chốc, sân trường tràn ngập tiếng nói cười của học sinh. Thầy cô giáo sải bước trên sân trường, gặp học sinh của mình thì mỉm cười đầy trìu mến. Tà áo dài của các cô bay bay trong gió. Trên tay thầy cô nào cũng là quyển giáo án, bước về phía lớp học để chuẩn bị bài giảng cho ngày hôm nay.

Ngắm nhìn quang cảnh trường trước buổi học, em cảm thấy yêu mái trường của mình hơn. Nơi đây đã dìu dắt em nên người, chắp cánh cho những ước mơ của em, thầy cô là những người lái đò thầm lặng đưa em đến chân trời của tri thức, bạn bè như những người anh em thân thiết chia sẻ với em mọi buồn vui trong cuộc sống.

Cả lớp đang chăm chú nghe thầy giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi thầy giáo vừa kết thúc bài giảng, tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi reng lên. Chúng em đứng dậy chào thầy rồi ùa ra khỏi lớp.

Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột... Giữa sân trường, Huy và Tân chơi đá cầu thật hay. Huy tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Tân. Tân đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Huy. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt, Huy đá mạnh quả cầu qua người  làm Tân không đỡ kịp. Huy reo lên "Ha ha, thắng rồi". Nhóm của Trang thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Trang giành chiến thắng rồi. Hoa nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Trang bằng con mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm nên cùng cười rúc rích. Ở một góc sân trường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. Chưa phân được thắng bại thì bỗng "reng, reng, reng", tiếng báo hết giờ chơi đã điểm. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, nhưng nhiều bạn tỏ vẻ luyến tiếc. Các bạn còn hẹn nhau: "Mai chơi tiếp nhé!"

Không khí yên tĩnh trở lại trên sân trường. Giờ ra chơi tuy ngắn nhưng nó thật bổ ích, luôn giúp chúng em thoải mái để vào học tốt hơn.

25 tháng 2 2018

Phòng Truyền thống trường em nằm cùng dãy nhà với phòng Thiết bị và Thư viện. Phòng Truyền thống trưng bày các hình ảnh, giải thưởng từ những phong trào mà nhà trường đã tham gia. Cùng với cúp thể thao và huy chương, lá cờ giải nhất “Đố vui để học” được trưng bày ở ngăn thứ hai của tủ kính.

Lá cờ hình tam giác, cạnh đáy tam giác là đầu cờ. Cờ rộng hai mươi bảy xăng-ti-mét, dài ba mươi lăm xăng-ti-mét. Cờ may bằng vải sa-tanh bóng màu đỏ thắm. Xung quanh cờ viền rua màu vàng đậm. Lá cờ được treo trong khung gỗ có chân đế. Chân đế khung cờ khắc chạm hoa văn vòng tròn và hình thoi xen kẽ nhau. Chân đế được đánh vec-ni bóng loáng nổi vân gỗ màu nâu sậm tuyệt đẹp. Đầu cờ được may chần hai xăng-ti-mét để luồn nẹp cứng treo vào khung. Trên nền cờ đỏ, nổi bật hàng chữ: Giải I - Đố vui để học - HuyệnCần Giờ - niên khoá 2011 - 2012 thêu bằng chỉ vàng đậm. Ở phần nhọn của lá cờ, người ta thêu một quyển sách mở rộng trang giấy cạnh một cây nến đã thắp sáng. Cờ được luồn nẹp và lồng dây rua vàng treo vào khung. Lá cờ được đặt trang trọng cạnh những cúp thể thao mà nhà trường đã giành được trong các kì thi Hội khoẻ Phù Đổng, các kì cắm trại của Liên chi đội trưởng.

Lá cờ tuy nhỏ nhưng nó là vật biểu tượng cho thành tích dạy và học của thầy trò trường em. Lá cờ còn mang ý nghĩa động viên, cổ vũ cho toàn trường dạy tốt và học tốt. Cờ được giữ gìn và trưng bày để chúng em phát huy năng lực học tập, học tốt, học giỏi hơn.

Ngắm lá cờ ở phòng Truyền thống nhà trường,em càng thêm yêu mến ngôi trường Tiểu học thân quen. Em tự hào trường em có nền nếp tốt, học tập giỏi. Em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập để không hổ thẹn là anh chị lớn, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.

 k mk

25 tháng 2 2018

Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.

Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.

Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.

Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng

những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.

Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.

19 tháng 2 2018

Vào ngày thứ sáu vừa qua, trong chuyến đi thựctế của môn tư tưởng hồ chí minh tập thể lớp4TMB của em đã có dịp đến tham quan bảo tàngHồ Chí Minh và chuyến đi này đã để lại trong emrất nhiều suy nghĩ và xúc động về vị chủ tịch –người cha già của dân tộc Việt Nam. Đi một đoạn đường khá dài vào một buổi trưanắng, ai cũng cảm thấy mệt nhọc trên đường đi,ấyvậy mà vừa đến bảo tàng Hồ Chí Minh, không khíyên tĩnh, bầu không khí mát rượi bởi gió từ sôngSài Gòn thổi vào đã làm mọi người cảm thấy thậtdễ chịu. Rảo bước vào tòa nhà màu cam nằm sâubên trong khu đất, ai cũng cảm thấy rất háo hứckhi lần đầu tiên được đến tham quan một trongnhững bảo tàng lớn ở miền Nam về Bác HồBước chân vào trong, ấn tượng đầu tiên đối vớiem là căn phòng tràn ngập hình của Bác Hồ, những bức hình được chụp trắng đen từxưa, rất chân thật và ở rất nhiều góc độ và hoàn cảnh khác nhau.Trước tới giờ, emcũng ít có dịp nhìn nhiều hình của bác,chỉ là một số tấmảnh thoáng qua trên vài bộ phim tư liệu, tấm ảnh chândung Bác trong phòng học kế bên là “ Năm điều BácHồ dạy” Do đó. cảm giác trước tiên nhất là em cảmthấy Bác thật gần gũi bên mình. Rảo bước đi qua từngtấm hình, đọc từng lời chú thích trên hình, càng hiểuthêm về Bác, càng tri ân thêm và cảm động thêm vềnhững hành động cao cả cũng như tấm lòng bao la của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân Việt Nam. Những tấm hình, những hiện vật 

Tả 1 ca sĩ đang biểu diễn ( Jack )Tả 1 nghệ sĩ hài mà em yêu thíchHãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện mà em đã đọcTả 1 loài hoa mà em thíchTả 1 loại trái cây mà em thíchTả 1 giàn cây leoTả 1 cây non mới trồngTả 1 cây cổ thụTả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của emTả cái đồng hồTả 1 đồ vật trong nhà mà em yêu thíchTả 1 đò vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu...
Đọc tiếp
  1. Tả 1 ca sĩ đang biểu diễn ( Jack )
  2. Tả 1 nghệ sĩ hài mà em yêu thích
  3. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện mà em đã đọc
  4. Tả 1 loài hoa mà em thích
  5. Tả 1 loại trái cây mà em thích
  6. Tả 1 giàn cây leo
  7. Tả 1 cây non mới trồng
  8. Tả 1 cây cổ thụ
  9. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em
  10. Tả cái đồng hồ
  11. Tả 1 đồ vật trong nhà mà em yêu thích
  12. Tả 1 đò vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em
  13. Tả 1 đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan săt
  14. Hãy tả 1 con vật mà em yêu thích
  15. Tả 1 ngày mới bắt đầu ở quê em
  16. Tả 1 đêm trăng đẹp
  17. Tả trường em trước buổi học
  18. Tả 1 khu vui chơi, giải trí mà em thích
  19. Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp
  20. Tả 1 người ở địa phương em sinh sống ( chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,...)
  21. Tả 1 người em mới gặp 1 lần nhưng lại cho em những ấn tượng sâu sắc
1
1 tháng 1 2020

Đề 14, 16 dễ and hay

8 tháng 5 2018

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nượp, ai cũng đã thấm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biêt tổ nào đã đổ xuống đây. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi mầu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch sẽ cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhựng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.

 

18 tháng 5 2018

Mùa hè năm ngoái, nhân dịp sinh nhật của em, bố mẹ đã tặng cho em một chuyển đi ở Cát Bà. Đó là chuyến du lịch rất đáng nhớ nhất  của em. Em kể cho mọi người cùng nghe nhé.

Sinh nhật của em đúng vào dịp nghỉ hè năm ngoái, bố mẹ đã mua vé tàu đi du lịch Cát Bà để em có một dịp sinh nhật tuyệt với. Đây là dịp đầu tiên em được đi xa cùng bố mẹ. Buổi tối hôm trước em háo hức lắm, nên nằm mãi mới ngủ được. Sáng hôm sau, cả nhà dậy sớm để khởi hành. Em và bố mẹ ngồi trên xe những ba tiếng đồng hồ mới tới nơi.

Cát Bà có những bãi biển dài rất đẹp, bờ cát trắng và nước biển xanh ngắt. Em được bố mẹ cho đi tắm biển vào lúc chiều mát. Sóng biển vỗ rì rào nghe rất vui tai. Mẹ dắt em đi dạo quanh bờ biển nhặt vỏ sò, còn bố thì dạy em cách xây lâu đài cát. Ở Cát Bà, em được ăn rất nhiều món hải sản ngon như tôm, ốc, mực…Ngày hôm sau, bố mẹ còn đưa em đi vườn quốc gia Cát Bà chơi. Ở đó có rất nhiều cây xanh và con vật. Con vật em thích nhất  là những chú khỉ tinh nghịch. Trước khi ra về, em còn được mua một vài món đồ lưu niệm biếu ông bà và người thân.

18 tháng 5 2018

Em đã có rất nhiều chuyến đi xa cùng gia đình và mỗi chuyến đi là một kỉ niệm ngọt ngào, đẹp đẽ trong tuổi thơ. Nhưng chuyến đi trải nghiệm thực tế đến Đền Hùng - Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Lăng Bác (Hà Nội) do trường THCS Lê Quý Đôn thân yêu của em tổ chức đã để lại cho em ấn tượng hơn cả.  Đó thực sự là một chuyến trải nghiệm bổ ích, lí thú và đáng nhớ đối với mỗi học sinh đã được tham gia.
             Đúng 5h30' ngày 11/11/2015, học sinh khối 7 đều tập trung đông đủ tại trường để chuẩn bị lên xe bắt đầu chuyến đi. Ai trông cũng vui vẻ, háo hức trước chuyến đi trải nghiệm đầu tiên. Trước ngày đi, chúng em đã được cô giáo chủ nhiệm dặn dò kĩ càng về quy định của nhà trường trong suốt chuyến đi cũng như các đồ dùng cần chuẩn bị nên các bạn đều đã có những hành trang cần thiết.
 


 

              Đến 6h00 chiếc xe bắt đầu lăn bánh chở chúng em đến Đền Hùng (Phú Thọ) - mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Sau gần 4 giờ đi đường, chúng em đã đến nơi. Một số bạn bị mệt sau chặng đường dài trên ô tô nhưng điều đó không làm giảm đi sự háo hức về với cội nguồn của các bạn. Đầu tiên, chúng em được tham quan Đền Hạ, chùa Thiên Quang. Qua sự giới thiệu của chị hướng dẫn viên, chúng em biết Đền Hạ là nơi được dân gian tương truyền rằng mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con là nguồn gốc của cộng đồng người Việt. Chùa Thiên Quang tọa lạc gần Đền Hạ, được xây dựng vào thời Trần. Trước cửa chùa còn có cây vạn tuế đã gần 800 năm tuổi. Sau đó, chúng em được tham quan Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu, người con hiếu thảo làm ra bánh chưng, bánh dầy. Trên cao hơn nữa là Đền Thượng nơi thờ 18 vị vua Hùng. Cuối cùng, chúng em đến tham quan Đền Giếng Ngọc. Đây là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Mọi thứ tạo nên một bức tranh phong cảnh thật hoang sơ, rộng lớn nhưng không kém phần linh thiêng, trang trọng. Trước những quang cảnh hùng vĩ đó và những trang lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc, chúng em càng thêm yêu quý và tự hào về dân tộc ta, đất nước ta.
 


 

             Sự yêu quý và niềm tự hào đó dường như được nhân lên rất nhiều khi  đến khu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi đã cho chúng em thấy được truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Với thông tin truyền thông trên báo, đài và sự hướng dẫn cụ thể của chị hướng dẫn viên, chúng em đã có rất nhiều thông tin cần thiết, bổ ích về nơi đây. Chúng em biết vào năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ Khống Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám - nơi được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta. Hiện trong khu di tích còn 82 tấm bia đá, khắc tên của 1306 vị tiến sĩ đỗ đạt trong 82 kì thi. Qua chuyến tham quan, chúng em còn thấy được nước ta là một đất nước coi trọng giáo dục và có nền giáo dục rất lâu đời.
 


 

              Ngày hôm sau, chúng em được đi thăm lăng Bác. Để tham dự lễ chào cờ diễn ra vào mỗi buổi sáng tại quảng trường Ba Đình, chúng em phải dậy sớm hơn thường ngày. Buổi chào cờ theo nghi thức quốc gia diễn ra thật trang trọng, đầy tự hào. Sau đó, chúng em đi tham quan chùa Một Cột như hình bông hoa sen nở rộ giữa mặt hồ phẳng lặng. Tiếp đến, chúng em nhanh chân xếp hàng để làm lễ báo công dâng Bác với sự kính trọng và niềm tự hào về những kết quả mà nhà trường đã đạt được trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Rồi đoàn chúng em vào lăng viếng Bác. Không khí trang nghiêm trong lăng dường như làm thời gian ngừng trôi, không gian như dừng lại để chúng em được ngắm nhìn Bác lâu hơn. Chúng em còn được đi tham quan Phủ Chủ Tịch, ao cá, nhà sàn và khu nhà 58 nơi Bác từng sống và làm việc. Cuối cùng, khi được xem tư liệu về những giây phút cuối đời Bác, rất nhiều bạn đã không cầm được nước mắt mà bật khóc vì nhân cách, lẽ sống chan hòa, giản dị của Bác. Hành trình tham quan lăng Bác kết thúc với những cảm xúc khó quên.


 

                Địa điểm cuối cùng chúng em được tham quan trong chuyến đi là Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn và vườn hoa Lý Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm rộng lớn với tháp Rùa ở giữa từ lâu đã là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Phía trên hồ là cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Còn vườn hoa Lý Thái Tổ thì thật lung linh với rất nhiều loài hoa khác nhau đang khoe sắc. Đứng trước những khung cảnh đẹp đẽ đó, không ít bạn đã phải thốt lên rằng: "Ôi! Hà Nội thật đẹp quá!"
                Chuyến trải nghiệm kết thúc để lại cho chúng em rất nhiều sự lưu luyến và tiếc nuối. Qua chuyến đi, chúng em đã biết thêm được nhiều điều bổ ích và có những kỉ niệm thật khó quên.

8 tháng 8 2020

trời hỏi vậy mà cg hỏi đc

9 tháng 8 2020

ai v ai mà tả đc bạn ây