Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thời kì mở cửa hiện nay, xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Đời sống kinh tế ngày càng tăng trưởng kéo theo nhiều tệ nạn như nghiện ngập, cờ bạc, lô đề, trộm cướp, gian dối, lừa đảo, ăn bám… Các tệ nạn này như một bệnh dịch lan truyền cả vào chốn học đường và một số học sinh đã trở thành nạn nhân của nó. Các tệ nạn mà học sinh thường mắc phải là nói tục chửi thề, hành xử có tính chất bạo lực, hút thuốc lá và gian lận trong học tập, thậm chí cả cờ bạc.
Điều đáng lo ngại là hiện tượng nói tục chửi thề khá phổ biến trong học sinh, cả nam lẫn nữ. Nhiều bạn có thói xấu khó bỏ: hễ mở miệng là phải chửi thề rồi nói gì mới nói, coi đó là chuyện bình thường, bất chấp phản ứng của mọi người xung quanh. Có khi còn cho đó là dấu hiệu, là đặc điểm của “dân chơi sành điệu”. Các bạn ấy thích “sáng tạo” ra những từ mới, cách phát âm mới không theo một chuẩn mực nào, cho dù nó chướng tai đến đâu cũng mặc.
Tệ nạn gian dối trong học tập hiện nay đã đến mức báo động. Số học sinh trung thực và có tính tự trọng trở thành “quý hiếm” và thường phải chịu bất công vì kẻ lười nhác, học dốt mà kết quả học tập, thi cử chẳng kém gì mình, có khi còn cao hơn nhờ những trò gian dối như giở tài liệu hay quay cóp…
Tác hại của phim ảnh, sách truyện, băng đĩa… có nội dung xấu đối với lứa tuổi học trò cũng rất đáng sợ. Nếu thường xuyên đọc mục Kí sự pháp đình trên báo Tuổi trẻ hay theo dõi báo Pháp luật, chúng ta sẽ thấy có những học sinh phải đứng trước vành móng ngựa, bị kết án tù vì đánh bạn, thậm chí giết chết bạn vì những nguyên nhân chẳng đáng kể như hỏi mượn một cái gì đó mà bạn không cho, đòi chép bài kiểm tra mà bạn không đưa cho chép, thậm chí có khi chỉ vì một cái nhìn. Câu trả lời lạnh tanh của một phạm nhân là học sinh đã đánh bạn đến chết trước Tòa: “Thích thì đánh” là dấu hiệu cảnh báo nạn bạo lực trong học đường cần phải được ngăn chặn và loại trừ tận gốc.
Học sinh là lứa tuổi tò mò, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểu, chưa phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở thành đối tượng tấn công của các tệ nạn xã hội. Ban đầu, tệ nạn xã hội đến với tuổi thanh thiếu niên một cách rất tình cờ. Học sinh thường bắt chước những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời hay nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà không qua phân tích, nhận xét đó là tốt hay là xấu. Thấy các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành điệu, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ”, một lần, hai lần… thế là thích, là thèm, thiếu không chịu được, riết rồi nghiện lúc nào không hay.
Tệ nạn gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, nhân cách, tình cảm, kinh tế, sức khỏe… Đây là nguy cơ trước mắt và lâu dài không chỉ của một cá nhân mà là của cả dân tộc và đất nước. Khi đã nhiễm phải một tệ nạn nào đó thì rất khó từ bỏ hoặc muốn dứt bỏ nó thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nói tục chửi thề làm mất danh dự của cá nhân, chứng tỏ mình là người thiếu giáo dục, vô văn hóa. Gian lận trong học hành thi cử dần dần làm thoái hóa nhân cách, không còn tính tự trọng, tự lập, tạo cho mình thói lười nhác, ỷ lại, đối phó, lừa mình, lừa người… tất yếu trở thành kẻ bất tài, vô dụng. Chơi lô đề, cờ bạc là tự hủy hoại cuộc đời vì ông bà xưa đã đúc kết: Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm, hết tiền thì đi vay đi mượn, dối trá, lừa đảo… để rồi mắc vào vòng tù tội. Nghiện hút thuốc lá, hê-rô-in vừa tốn tiền bạc vừa hại sức khỏe, vừa dễ mắc các căn bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng xấu tới giống nòi.
Chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt các tệ nạn xã hội trong học đường. Trước hết nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn. Sau đó là có các hình thức hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh để cuốn hút và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của học sinh. Bên cạnh đó, mỗi học sinh phải biết cách giữ mình trước sự cám dỗ ghê gớm của các tệ nạn, chọn bạn tốt để chơi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.
Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.
Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.
Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần vó biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và coi trọng người thầy. Ca dao tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nhắc nhở con người về thái độ Tôn sư trọng đạo: "ăn vóc, học hay", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc Cầu kiểu - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"... Ngày nay, đặt trong bối cảnh của xã hội hiện đại, truyền thống ấy cần được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo.
Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, Nho giáo đặc biệt đề cao sự học và vai trò của người thầy. Người thầy đại diện cho những gì tôn kính nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng nhất của xã hội phong kiến (quân, sư, phụ)... ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa"; lược bớt các nghi lễ mang tính hình thức khắt khe, rườm rà, chú trọng đến nội dung nhân bản của thái độ coi trọng tri thức và mối quan hệ thầy trò. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa, đạo đức quý giá của người Việt. Nhờ coi trọng việc học tôn kính người thầy, nhân dân ta đã góp phần tạo dựng nền văn hiến của đất nước. Thời đại nào cũng có nhiều tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò. Có những người thầy đã xa khuất mà tài năng, nhân cách vẫn tỏa sáng cho bao nhiều thế hệ mai sau. Có những học trò đỗ đạt, làm quan to nhưng khi trờ về thăm thấy cũ nơi làng quê hẻo lánh vẫn lễ phép, khiêm nhường như người trò ngày xưa...
Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thế tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được vói cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gừi gắm con em cho nhà trường và thầy cô..Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực đang tác động không tốt đên truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương nhận được chưa đi đảm bảo cho người thầy một mức sống trung bình. Thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm thêm để kiếm sống - vừa mất đi thời gian, sức lực lẽ ra phải dành cho việc giảng dạy, vừa làm suy giảm hình ảnh người thầy. Đây đó, cũng có những giáo viên không đứng vững trước “cơn bão thị trường” đã làm giảm sút sự trân trọng của xã hội đối với người thầy... Đồng thời mức lương thực tế được tạo nên sự so sánh với các ngành, nghề khác, khiến học sinh giỏi có tâm lí ngại làm nghề dạy học. Chẳng hạn, một sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương có thể dễ đàng tìm việc làm với mức lương khởi điểm từ ba đến năm triệu đồng một tháng; trong khi một sinh viên Trường Đại học Sư phạm ra trường chỉ có thể nhận hơn một triệu đồng một tháng. Mà cơ hội tìm việc làm lại khó khăn rất nhiều... Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh, khi chúc mừng các học trò thi đỗ đạt đã có mấy lời "cảm tác" đáng để suy ngẫm: "Các em vào đại học, thầy vui - Duy chút băn khoăn, thoáng ngậm ngùi - ít em mong muốn vào sư phạm - Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?". Mặt khác, sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh còn mang tính thực dụng cũng làm giảm nhiệt tâm của không ít thầy,cô. Không
hiếm học trò chăm chỉ đến thăm, tặng quà thầy, cô trong ngày lễ nhưng lại chểnh mảng, lười biếng trong giờ học. Có những học trò ra trường, khi thành đạt không hề nhớ đến người thầy đã tận tụy dạy dỗ mình. Có lẽ, họ không biết rằng, chỉ một lời thăm hỏi qua điện thoại cũng khiến thầy, cô hạnh phúc và yêu nghề hơn. Thậm chí, có cả những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh xúc phạm nặng nề đến thân thể và nhân phẩm của thầy, cô giáo... Đó là những biểu hiện hoàn toàn xa lạ đối với nếp sống, nếp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Những biến đổi phức tạp cùa đời sống trong xã hội hiện đại ngày càng đòi hỏi mỗi chúng ta góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và bổ sung cho truyền thống này những nội dung mới. Về phía nhà nước và xã hội. Tôi nghĩ cần có sự quan tâm hơn nữa để nâng cao mức sống cho giáo viên, đặc biệt là các thầy, cô giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa. Cần phải có những chính sách ưu tiên - không chỉ khi học mà cả sau khi ra trường : thu hút nhân tài cho các trường sư phạm. Phải có các thế hệ thầy giỏi thì mới có trò giòi; mới tạo đà cho "sự học" ở Việt Nam hội nhập cùng thế giới, về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần chú ý hơn đến việc giáo dục con em mình thái độ thực sự tôn trọng đối với các thầy giáo, cô giáo. Mỗi học sinh cũng cần biết thế hiện tình cảm với thầy, cô một cách chân thành, đúng đắn.Theo tôi, tình cảm đó không thể "gói ghém" trong một bó hoa, một chiếc phong bì hay túi quà nhân ngày lễ, tết. Trái lại, nó phải được thể hiện trước hết là sự nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng của người trò; ở thái độ
Phương tiện giao thông ở vùng nông thôn tăng lên đáng kể nhưng ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân lại hạn chế, tình trạng vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông diễn ra khá phổ biến. Tai nạn giao thông nông thôn đang là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, các cấp chính quyền và ngành chức năng đang tìm giải pháp hữu hiệu để kiềm chế tai nạn giao thông ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trên các tuyến đường, từ quốc lộ đến đường liên xã, liên thôn, chúng ta dễ nhận thấy đủ các kiểu vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông của người dân, như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đặc biệt là tình trạng phóng nhanh vượt ẩu của một số thanh thiếu niên…
Trên các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, tình trạng vi phạm còn phổ biến hơn. Tại đây, đa số người dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông. Khi được hỏi, mỗi người đưa ra một lý do: nhà gần, đi loanh quanh trong thôn, xóm mà, có công an đâu mà đội…
Một thực trạng đáng quan tâm nữa là, ở vùng nông thôn có không ít trẻ em chưa đến tuổi được phép điều khiển xe máy vẫn vô tư điều khiển xe máy chạy trên đường. Các em không chỉ điều khiển chạy xe một mình mà còn chở 2, chở 3. Chắc chắn rằng, các bậc cha mẹ cũng biết các em chưa đủ tuổi nhưng vẫn giao xe cho các em điều khiển, bởi không ít bậc cha mẹ cho rằng ở nông thôn lượng xe tham gia giao thông ít nên không dễ xảy ra tai nạn đâu mà sợ(!).
Tình trạng thanh niên nhiều vùng nông thôn trong các cuộc vui, thường uống rượu, bia đến say xỉn, sau đó lên xe máy điều khiển phóng nhanh vượt ẩu, trong khi kỹ năng điều khiển phương tiện, xử lý tình huống kém, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông cũng là vấn đề đáng báo động.
Một vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông ở vùng nông thôn nữa là vẫn còn những chiếc xe độ chế tham gia giao thông. Xe máy độ chế được người dân sử dụng không chỉ vận chuyển nông sản cồng kềnh mà lại còn phóng nhanh, vượt ẩu, rú ga, nẹt pô... khiến nhiều người đi đường cảm thấy “rợn tóc gáy”.
Qua tìm hiểu ở ngành chức năng và chính quyền địa phương cơ sở, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là đã vận động, tuyên truyền và yêu cầu các cơ sở sửa chữa xe máy cam kết không nhận, sửa chữa, độ chế các loại xe. Hầu hết các cơ sở đều cam đoan và ký vào bản cam kết. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở sửa chữa xe máy ở các xã vùng sâu vùng xa vẫn sửa chữa, độ chế xe và tình trạng xe độ chế được người dân sử dụng không những không giảm mà còn gia tăng…
Cần phải nhìn nhận rằng, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thôn ở vùng nông thôn phổ biến, ngoài ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân chưa cao thì một phần do lực lượng chức năng rất ít quan tâm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tại địa bàn này. Hơn nữa, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cơ sở chưa quan tâm nhiều đến việc chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đến người dân. Chính vì thế, nguy cơ mất an toàn giao thông ở vùng nông thôn vẫn ở mức cao.
Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân khu vực nông thôn tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thôn; thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn như đi xe máy tuân thủ tốc độ quy định; đã uống rượu bia thì không lái xe...
Để người dân có thể chuyển biến nhận thức và hành động, công tác tuyên truyền cần được thực hiện một cách thường xuyên liên tục, gắn với các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt văn hóa, hội họp của thôn, làng… Ngoài ra, ở mỗi thôn làng cần thành lập các tổ tuyên truyền về an toàn giao thông lấy thành phần nòng cốt là trưởng thôn, già làng, bí thư đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, phụ nữ và công an thôn... để làm công tác tuyên truyền vận động người dân.
Về lâu dài, cũng cần đưa việc thực hiện chấp hành Luật Giao thông đường bộ vào hương ước, quy ước của thôn làng, đồng thời lấy đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua, xét công nhận gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa… từ đó nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ ở vùng nông thôn, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn…
Việc kiểm soát an toàn giao thông ở nông thôn cần có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng ở địa phương cơ sở khu vực nông thôn (công an xã, dân quân tự vệ…) và sự phối hợp tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Cùng với đó, nên ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền xã với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thôn trên địa bàn… Như vậy, sẽ góp phần làm cho hoạt động giao thông ở vùng nông thôn diễn ra an toàn, tính mạng và tài sản của người dân được bảo đảm./.
câu 1:- Vấn đề an toàn giao thông ở địa phương em đc thực hiện khá tốt, tuy nhiên, có vài người dân,hoặc phần lớn là các bạn trẻ chưa thực hiện đúng luật ATGT.
- Vd : các bạn học sinh chưa đủ 18 tuổi nhưng đã biết và chạy xe honda ; chạy xe đạp điện, xe honda mà không đội mũ bảo hiểm...
Câu 2 : giản dị, trung thực,tự trọng đem lại cho em :
- Được bạn bè quý mến.
- Cuộc sống trở nên dễ dàng, an nhàn hơn.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.
Câu 3: Trong cuộc sống, chúng ta phải biết yêu thương con người. Không tình cảm nào quý hơn tình người. Có tình người, chúng ta mới có mối quan hệ tốt, tạo nên sự khắng khít, trân trọng giữa người với người. Tình người đã tạo nên biết bao câu chuyện đẹp trong đời sống. Ví dụ : các chiến sĩ công an giúp người dân chống lũ ở Quảng Ninh,...
Câu 4 : - Tôn sư: tôn trọng thầy cô.
- Trọng đạo : biết quý trọng đạo đức, lẽ phải.
Câu 5 : Ý nghĩa : đoàn kết, tương trợ tạo nên nguồn sức mạnh của tập thể. Ví dụ : cùng nhau hoàn thành 1 bài tập khó theo nhóm sẽ dễ hơn khi làm cá nhân,...
Câu 6 :- khoan dung nghĩa là sự tha thứ
-em đã từng tha thứ cho 1 bạn mượn rồi vô ý làm mất cây bút chì của em .
Câu 16: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn?
A. Tình bạn cần có sự thông cảm và đồng cảm sâu sắc.
B. Tình bạn vì lợi ích có thể khai thác được.
C. Biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
D. Tình bạn là sự tự nguyện, bình đẳng.
Câu 17: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không nói về tình bạn?
A. Tình bạn tươi thắm như hoa.Tình bạn là bản tình ca tuyệt vời.
B. Sống trong bể ngọc kim cương.Không bằng sống giữa tình thương bạn bè .
C. Lá lành đùm lá rách .
D. Bạn bè là nghĩa trước sau .Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.
Câu 18: Bản thân em góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách.
A. Chăm ngoan nhưng lười học B. Làm tổn hại đến danh dự gia đình
C. hay cãi nhau với anh chị em D. Kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ
Câu 19: Biểu hiện nào nói lên trách nhiệm của mình với gia đình?
A. Xa ngã vào các tệ nạn xã hội. B. Ăn chơi đua đòi.
C. Ham những thú vui thiếu lành mạnh. D. Sống giản dị, lành mạnh.
Câu 20: Theo em đâu là tiêu chuẩn của gia đình văn hóa? Gia đình
A. Hòa thuận, hạnh phúc, luôn giúp đỡ mọi người.
B. Không thực hiện nghĩa vụ của công dân.
C. Gia đình giàu có, con cái hư hỏng.
D. Con cái học giỏi nhưng sinh đẻ nhiều con .
Câu 21: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin.
B. Giúp cho mọi người gần gũi nhau hơn.
C. Giúp cho mọi người đoàn kết hơn.
D. Giúp cho con người cảm thấy vui vẻ.
Câu 22: Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào?
A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
B. Tình bạn đầy toan tính.
C. Tình bạn để vụ lợi.
D. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ.
Câu 23: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?
A. Gia đình đoàn kết.
B. Gia đình hạnh phúc.
C. Gia đình vui vẻ.
D. Gia đình văn hóa.
Câu 24: Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Quyền khiếu nại.
Câu 25: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tố cáo.
Câu 26: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp
Câu 27: Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là?
A. Quyền định đoạt.
B. Quyền khai thác.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền sử dụng.
Câu 28: Khi trông thấy bạn cùng lớp với em đang lấy trộm tiền của một người lớp khác, em sẽ làm gì ?
A. Làm lơ, lặng thing
B. Tiếp tay giúp đỡ bạn để bạn dễ hành động trộm cắp
C. Ngăn cản hành động của bạn, giải thích để bạn bỏ ý định đó.
D. Báo cho công an
Câu 29: Gia đình nhà hàng xóm có chồng suốt ngày uống rượu say đánh vợ, con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống chan hòa với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không?
A. Không, vì con học giỏi.
B. Không vì không đủ tiêu chuẩn .
C. Có vì có con gái đạt giải cao.
D. Có, vì vợ sống hòa thuận với láng giềng.
Câu 30: Biểu hiện của gia đình văn hóa là?
A. Bố mẹ phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.
B. Con cái không có quyền đóng góp ý kiến với bố mẹ.
C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.
D. Sinh con nhiều là có phúc.
Câu 16: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn?
A. Tình bạn cần có sự thông cảm và đồng cảm sâu sắc.
B. Tình bạn vì lợi ích có thể khai thác được.
C. Biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
D. Tình bạn là sự tự nguyện, bình đẳng.
Câu 17: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không nói về tình bạn?
A. Tình bạn tươi thắm như hoa.Tình bạn là bản tình ca tuyệt vời.
B. Sống trong bể ngọc kim cương.Không bằng sống giữa tình thương bạn bè .
C. Lá lành đùm lá rách .
D. Bạn bè là nghĩa trước sau .Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.
Câu 18: Bản thân em góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách.
A. Chăm ngoan nhưng lười học B. Làm tổn hại đến danh dự gia đình
C. hay cãi nhau với anh chị em D. Kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ
Câu 19: Biểu hiện nào nói lên trách nhiệm của mình với gia đình?
A. Xa ngã vào các tệ nạn xã hội. B. Ăn chơi đua đòi.
C. Ham những thú vui thiếu lành mạnh. D. Sống giản dị, lành mạnh.
Câu 20: Theo em đâu là tiêu chuẩn của gia đình văn hóa? Gia đình
A. Hòa thuận, hạnh phúc, luôn giúp đỡ mọi người.
B. Không thực hiện nghĩa vụ của công dân.
C. Gia đình giàu có, con cái hư hỏng.
D. Con cái học giỏi nhưng sinh đẻ nhiều con .
Câu 21: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin.
B. Giúp cho mọi người gần gũi nhau hơn.
C. Giúp cho mọi người đoàn kết hơn.
D. Giúp cho con người cảm thấy vui vẻ.
Câu 22: Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào?
A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
B. Tình bạn đầy toan tính.
C. Tình bạn để vụ lợi.
D. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ.
Câu 23: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?
A. Gia đình đoàn kết.
B. Gia đình hạnh phúc.
C. Gia đình vui vẻ.
D. Gia đình văn hóa.
Câu 24: Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Quyền khiếu nại.
Câu 25: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tố cáo.
Câu 26: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp
Câu 27: Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là?
A. Quyền định đoạt.
B. Quyền khai thác.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền sử dụng.
Câu 28: Khi trông thấy bạn cùng lớp với em đang lấy trộm tiền của một người lớp khác, em sẽ làm gì ?
A. Làm lơ, lặng thing
B. Tiếp tay giúp đỡ bạn để bạn dễ hành động trộm cắp
C. Ngăn cản hành động của bạn, giải thích để bạn bỏ ý định đó.
D. Báo cho công an
Câu 29: Gia đình nhà hàng xóm có chồng suốt ngày uống rượu say đánh vợ, con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống chan hòa với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không?
A. Không, vì con học giỏi.
B. Không vì không đủ tiêu chuẩn .
C. Có vì có con gái đạt giải cao.
D. Có, vì vợ sống hòa thuận với láng giềng.
Câu 30: Biểu hiện của gia đình văn hóa là?
A. Bố mẹ phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.
B. Con cái không có quyền đóng góp ý kiến với bố mẹ.
C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.
D. Sinh con nhiều là có phúc.
- Tuyên truyền cho các bạn ý thức được những việc làm đúng khi tham gia giao thông.
- Tổ chức các hoạt động, những buổi tuyên truyền dưới Cờ, phát thanh măng non về an toàn giao thông tại cổng trường.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể trong nhà trường về công tác giáo dục ATGT; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ATGT trong trường học.
- Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng quy định của pháp luật về ATGT trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ tham gia giao thông trong học sinh. Góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, đặc biệt là trẻ em.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường trong việc tự giác chấp hành và có ý thức tuyên truyền sâu rộng trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về các quy định của pháp luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông.
# Chúc bạn học tốt!