Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp phòng trừ | Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại |
- Vệ sinh đồng ruộng. | - Diệt trừ mầm mống sâu bệnh. |
- Làm đất. | - Diệt trừ mầm mống sâu bệnh. |
- Gieo trồng đúng thời vụ. | - Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát sinh mạnh. |
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí. | - Tăng cường sức chống chịu cho cây. |
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. | - Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh. |
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh | - Hạn chế sâu bệnh. |
- Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại:
+ Phòng là chính.
+ Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
- Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là:
+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại
+Biện pháp thủ công
+Biện pháp hóa học
+Biện pháp sinh học
+Biện pháp kiểm dịch thực vật
GOOD LUCK!
1)Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh tốn ít công, dễ thực hiện, chi phí ít vì canh tác có thể tránh được những kỳ sâu bệnh phát triển cây phù hợp với điều kiện sống, chống sâu, bệnh hại.
2)-Tác dụng của các biện pháp làm đất, xáo trộn đất, làm nhỏ đất, thu gom, vùi lấp cỏ dại, dễ chăm sóc.
Câu 1: Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh để phòng trừ sâu bệnh, tốn ít công, chi phí ít?
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh tốn ít công, dễ thực hiện, chi phí ít vì canh tác có thể tránh được những kỳ sâu bệnh phát triển cây phù hợp với điều kiện sống, chống sâu, bệnh hại.
Câu 2: Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng?
-Tác dụng của các biện pháp làm đất, xáo trộn đất, làm nhỏ đất, thu gom, vùi lấp cỏ dại, dễ chăm sóc.
-Tác dụng của biện pháp bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ.
Có 4 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:
1.Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.
2.Biện pháp thú công.
3.Biện pháp hóa học.
4.Biện pháp sinh học.
5.Biện pháp kiểm dịch thực vật.
Xin trả lời gấp: Tại sao biện pháp canh tác còn sử dụng giống chống sâu, bệnh để phòng trừ sâu, bệnh
Biện pháp kiểm dịch thực vật: Là các biện pháp kiểm tra, xử lý sản phẩm nông,lâm nghiệp.
+ Ưu điểm: Ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.
+ Nhược điểm: Tốn kém.
Tùy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác là chủ yếu.
Các biện pháp canh tác có tác dụng diệt trừ mầm móng sâu bệnh.
Sử dụng giống chống sâu bệnh làm cho sâu bệnh tránh xa cây trồng vì cây trồng tiết ra những chất nhựa, mùi hương khó chịu
- Sử dụng biện pháp canh tác: Diệt mầm mống sâu bệnh trong đất, tránh thời kì sâu bệnh phát triển mạnh, thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn
- Sử dụng giống chống sâu bệnh: Hạn chế sâu bệnh phát triển, cây có sức để kháng cao.
- Do những nguyên nhân trên 2 biện pháp này có hạn chế được sâu bệnh rất nhiều, thực hiện lại ít tốn công hơn so với các biện pháp khác.
Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại để phòng trừ sâu, bệnh ít tốn công, dễ thực hiện, chi phí ít nhưng hiệu quả cao vì canh tác có thể tránh được những kì sâu bệnh phát triển cây phù hợp với điều kiện sống, chống sâu, bệnh hại.
CHÚC BN HỌC TỐT!
Vì biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu,bệnh hại sẽ tránh sâu,bệnh hại xâm nhập cây trồng,phá nơi ẩn nấp,tránh sâu bệnh phát triển nhanh, tăng sức chống chịu sâu bệnh hại cây trồng,thay đổi điều kiện sống và thay đổi nguồn thức ăn.
Câu 1 :
- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhắm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Ví dụ : Bón thúc cho cây ăn quả hàng năm thường bón thúc 2 – 3 lần vào giai đoạn sau khi thu hoạch ( chủ yếu bón đạm), trước khi ra hoa ( đạm và lân), và khi quả mới hình thành còn nhỏ ( đạm và kali). Giai đoạn từ khi chuẩn bị ra hoa đến khi quả đang lớn nên phun thêm phân bón qua lá.
- Ví dụ : Bón lót cho cây lúa trước khi gieo trồng.
Câu 2:
- Muốn có giống cây trồng tốt cần đạt những tiêu chí :
+ Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
+ Có chất lượng tốt.
+ Có năng suất cao và ổn định.
+ Chống, chịu được sâu, bệnh.
- Tạo giống bằng phương pháp chọn lọc là lấy những giống cây con, giống cây tốt đem đi cấy, chọn những loại hạt có năng suất cao đem giống đi sản xuất đại trà.
Hãy cho biết các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
a) Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại:
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Làm đất.
- Gieo trồng đúng thời vụ.
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích.
- Sử dụng giống chống sâu, bệnh.
b) Các biện pháp khác:
- Biện pháp thủ công.
- Biện pháp hóa học.
- Biện pháp sinh học.
- Biện pháp kiểm dịch thực vật.
Tại sao lại nên phòng bệnh hơn chữa bệnh?
Vì nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho năng suất cao, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế. Còn nếu để vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, còn gây ảnh hưởng đến con người. Vậy nên, ta phải phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Vai trò của giống cây trồng:
- Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, tăng vụ, tăng chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.
Hãy cho biết cách bón phân ( phân gì bón lót, phân gì bón thúc) và cách sử dụng
a) Cách bón phân:
- Bón theo hốc.
- Bón theo hàng.
- Bón ***** (rải)
- Phun trên lá.
b) Phân gì bón lót, phân gì bón thúc
- Bón lót: Phân hữu cơ và phân lân.
- Bón thúc: Phân đạm, kali và phân hỗn hợp.
- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.
Nêu các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
- Làm ruộng bậc thang.
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
- Bón vôi.
CHÚC BN HỌC TỐT!
- Diệt trừ mầm mống sâu bệnh ( vệ sinh đồng ruộng , làm đất )
- Ngăn bệnh phát sinh mạnh ( gieo trồng đúng thời vụ )
- Tăng sức chống sâu , bệnh ( Chăm sóc kịp thời bón phân hợp lý )
- Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu ( luôn phiên các loại trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích )
- Hạn chế sâu bệnh ( sử dụng giống chống sâu bệnh )
Ảnh hưởng của phân bón, thuốc trừ sâu đến môi trường, con người và sinh vật khác:
-Gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
-Gây độc hại cho con người, thực vật và động vật.
-Gây hại cho các sinh vật có lợi khác ở đồng ruộng.