Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi:
+ Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và trách nhiệ trong công việc.
+ Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về chăn nuôi.
+ Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường.
* Liên hệ bản thân: em cảm thấy mình có đủ điều kiện để lao động trong một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi. Vì em đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong chăn nuôi.
Tham khảo:
Một số nghề phổ biến trong chăn nuôi:
- Nhà chăn nuôi (Nhà chăn nuôi lợn; nhà chăn nuôi trâu, bò; Nhà chăn nuôi dê; Nhà chăn nuôi gia cầm; Nhà chăn nuôi tôm cá..)
- Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản
- Bác sĩ thú y
Yêu cầu về chuồng nuôi của gà:
Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn. Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 - 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.
Tường chuồng: xhỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.
Yêu cầu về chuồng nuôi của lợn:
Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 - 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
Yêu cầu về chuồng nuôi của bò:
Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50 cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt nền phẳng không đọng nước, không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.
Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.
Mái chuồng: đảm bảo độ cao để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).
Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần:
Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.
Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.
Một số sản phẩm phổ biến là trứng, thịt
Cách bảo quản, chế biến
-Trứng: để ở nhiệt độ thấp (từ 0-4 độ C) trong tủ lạnh.
Chế biến thì có thể làm omlet, trứng chiên, trứng hấp hoặc trứng luộc.
-Thịt: để ở nhiệt độ thấp (từ 0-4 độ C) trong tủ lạnh.
Để chế biến thịt, thì có thể nấu, nướng hoặc chiên.
Tham khảo:
Một số công việc phổ biến của ngành cơ khí chế tạo:
- Thợ cơ khí (cơ khí hàn, cơ khí ô tô,...), kỹ sư cơ khí chế tạo máy, kĩ sư thiết kế cơ khí, nhân viên kĩ thuật - bảo trì thang máy.
- Đặc điểm nhận biết: thường làm việc với các vật liệu kim loại, mặc đồ bảo hộ lao động, thiết kế bản vẽ các chi tiết máy,...
Địa phương em đã ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi như: hầm biogas, chế phẩm sinh học, ủ phân hiếu khí từ đó bảo vệ môi trường, cung cấp phân hữu cơ cho trồng trọt
- Hình 2.1a: người trong hình đang thiết kế sản phẩm với các chi tiết. Đây là một trong những bước đầu tạo ra sản phẩm, bởi nó lên hình ảnh, chi tiết cũng như cấu tạo/cách tạo ra sản phẩm
- Hình 2.1b: người trong hình đang dùng máy cơ khí để rèn/tạo ra hình dáng sản phẩm. Công việc này giúp tạo khuôn/hình khối của một sản phẩm
Một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi:
Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học: Chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi,...) được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí. Quá trình lên men kị khí sẽ phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học, đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi. Khí sinh học tạo ra sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm chất đốt, chạy máy phát điện,... Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón. Nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng trong trang trại chăn nuôi. Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi có sử dụng nước để dội chuồng, tắm, làm mát cho gia súc.
Ủ phân compost: Ủ phân compost là quá trình quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi (phân vật nuôi, chất độn chuồng,...) thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. Thông qua quá trình ủ, các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi được phân huỷ nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Bên cạnh đó, nhiệt độ đống ủ có thể đạt đến 70oC nên hầu hết các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt. Phương pháp ủ được sử dụng chủ yếu đối với chất độn chuồng và phân của động vật.
Xử lí nhiệt: Phương pháp xử li nhiệt (đốt) sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt để làm giảm kích thước chất thải cho khâu xử lí tiếp theo. Đốt chất thải rắn có độ an toàn dịch bệnh cao, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng. Năng lượng phát sinh trong quá trình đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt.
Lọc khí thải: Không khí trong chuồng nuôi thường chứa bụi, ammonia và các hợp chất gây mùi. Khi vật nuôi được nuôi trong hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng được lọc bụi, mùi và ammonia trước khi xả thải ra ngoài. Việc giảm thiểu các khí gây mùi trong không khí có thể thực hiện bằng các kĩ thuật tách khí như hấp thụ khí gây mùi bằng các chất hấp thụ thể lỏng, thể rắn và hoá lỏng khí. Tuy vậy, các giải pháp này thường có chi phí cao.
Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Địa phương em thường xuyên áp dụng khí sinh học (biogas) và ủ phân compost để xử lí chất thải chăn nuôi.
Tham khảo:
Người làm việc trong ngành chăn nuôi cần có một số yêu cầu cơ bản như: Có kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi và kinh tế. Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành các thiết bị, máy móc công nghệ cao trong sản xuât. Chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong công việc.