Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gồm có tín ngưỡng phồn thực ( thờ việc thực khí và việc sinh đẻ :v ), sùng bái tự nhiên ( thờ Tam, Tứ phủ; thờ Tứ Pháp; thờ động vật, cây cối ), thờ người ( hồn vía và tổ tiên; thờ tổ nghề, thánh hoàng, giỗ tổ, tứ bất tử, tiền hiền ) và thờ thần.
Tình yêu nước là một truyền thống quý báu cảu dân tộc ta từ bao đời nay. Từ trước đến nay, đất nước ta luôn bị các nước khác nhòm ngó,hòng chiếm đất nước ta.Nhưng nhân dân ta vẫn một lòng bảo vệ chủ quyền đất nước, xả thân vì đất nước. Từ thời xa xưa đất nước ta có bao nhiêu là các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, THĐ...và các cuộc đấu tranh giành độc lập như Sông BĐ và các cuộc kháng chiến trống thực dân Pháp và đế Quốc Mĩ cứu nước...Tinh thần ấy lại dc truyền lại cho các con cháu đời sau. Khi dịch Covid 19 xuất hiện thì tinh thần ấy lại trỗi dậy. Mỗi người dân VN đều ý thức , hiểu biết về dịch bệnh, tuân theo sự chỉ đạo hướng dẫn của ban lãnh đạo Đảng nhà nước đồng thời xuất hiện những nhà hảo tâm, cây ATM gạo, khẩu trang, những anh chị thanh niên ko quản ngại khó khăn, các y bác sĩ ngày đêm chữa trị cho những người bị bệnh... Với mỗi chúng ta hãy phát huy truyền thống tốt đẹp đó để đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến một miền đất xa xôi mà con đã chọn để học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình, xa bạn bè và xa quê hương. Ôi !Hai tiếng quê hương ! Nhớ quê! Con chỉ biết khóc, con thấy đâu đây vị ngọt, ngọt ngài của nước mắt, chính quê hương đã ban cho con những giọt nước mắt ngọt ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này, đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa ! Gặp những con người mới của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . Dưới bầu trời xa lạ ấy, quê hương con nằm ở đây, trong tim này của con .
Câu đặc biệt là: Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê!
Đi! Đi thật xa!
Tết là một lễ hội quốc gia và gia đình. Đây là dịp để mọi người Việt Nam có một khoảng thời gian vui vẻ trong khi suy nghĩ về năm cuối cùng và năm sau. Vào dịp Tết, các hội chợ mùa xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc với người mua sắm Tết. Tại nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp, thức ăn đặc biệt được nấu chín, các món ăn, nước ngọt, hoa và trầu được làm trên bàn thờ gia đình với những chè hương đốt hương thơm. Việc đầu tiên được thực hiện khi khách hàng may mắn đến và trẻ em được tặng tiền may mắn được gói trong một phong bì màu đỏ nhỏ. Tết cũng là thời gian cho hòa bình và tình yêu. Trong dịp Tết, trẻ em thường xuyên cư xử tốt và bạn bè, người thân và hàng xóm của mình trao cho nhau những lời chúc tốt nhất cho năm mới.
Nhìn nhận những hạn chế
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...
Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh...
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
Thậm chí, có những từ ngữ bị dùng sai bản chất với ngụ ý không lành mạnh.
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.
Quyết tâm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa
Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.
Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.
Hội Sinh viên Việt Nam các cấp cần trở thành mái nhà chung ấm áp để sinh viên đóng góp, cống hiến trong các phong trào Hội.
Hội Sinh viên cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và giải trí của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Những hội viên và quan trọng hơn là những cán bộ nòng cốt của Hội phải là những người tiên phong đi đầu, làm gương trong công tác này, chủ động xây dựng tác phong, lối sống đẹp, sống có ích... và động viên, khuyến khích các bạn trẻ hưởng ứng. Được như vậy, vai trò của Hội Sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ nhanh chóng được khẳng định.
inh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu. “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu độ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.”
Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ!) Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III tr. CN., dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 tr. CN. đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh... Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Có những bà mẹ có tới chín người con trai, một người con rể và cả chồng là liệt sĩ! Đây là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý đế án đàm, nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên.
Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn Giàu, “vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”.
Ngày nay, toàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếu, khách quan , cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Toàn cầu hoá chứa đựng nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít những thách thức. Để nắm vững và dân dụng có hiệu quả những cơ hội, đồng thời vượt qua những thách thức, mỗi quốc gia cần phải phát huy được tối đa sức mạnh vốn có của mình và lấy đó làm nền tảng đưa đất nước tiến lên.
Việt Nam bước vào hội nhập trong điều kiện đất nước đã hoàn toàn giải phóng, nhân dân được sống trong hoà bình. Nỗi nhục mất nước đã được rửa, nhưng nỗi nhục nghèo đói thì vẫn còn đó. Nước ta vẫn còn là một nước trong nhóm các quốc gia nghèo nhất thế giới hiện nay, đời sống của đại đa số nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, khoa học và công nghệ còn lạc hậu. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn đang từng ngày, từng giờ âm mưu chống phá nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, đặc biệt là sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Có thể nói, đây là thời kỳ đầy khó khăn, thách thức đối với cách mạng Việt Nam và mức độ khốc liệt của nó cũng không thua kém gì so với thời kỳ chiến tranh giành độc lập dân tộc. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải phát huy tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc, tinh thần dám xả thân nước mà ông cha ta để lại để đưa đất nước vượt qua những thử thách khắc nghiệt này.
Mặt khác. xu thế toàn cầu hoá lai đang có những tác đông không nhỏ đến tinh thần yêu nước hiện nay của nhân dân ta theo những chiều hướng khác nhau. Trong bối cảnh hội nhập, chúng ta dễ dàng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của cả thể giới bởi vì, dưới những hình thức đa dạng của toàn cầu hoá, ranh giới giữa các nước dường như mờ đi, khoảng cách dường như ngắn lại, mức độ cập nhật thông tin gần như là tức thời, sự xâm nhập lẫn nhau về tư tưởng, lối sống giữa các quốc gia là rất lớn. Trước tình hình đó đã có nhiều người tự thấy trách nhiệm của mình đối với đất nước, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc được đánh thức bởi “trông mình lại nghĩ đến ta" và mong muốn làm được một cái gì đó có ích cho dân tộc mình, đất nước mình.
Trong khi đó, cũng đã xuất hiện không ít tư tưởng so sánh rồi bi quan về tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nước ta so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Có người sẵn sàng đánh đổi tất cả, thậm chí cả Tổ quốc để có được một cuộc sống vật chất vương giả. Không ít người được cử ra nước ngoài học tập nhưng lại không muốn trở về nước để phục vụ Tổ quốc, mà tìm mọi cách ở lại nhằm có được cuộc sống giầu sang, sung sướng cho riêng mình. Tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước vốn có trước kia bây giờ đã có dấu hiệu giảm sút. Có nhiều thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự, không muốn cống hiến, chỉ muốn hưởng thụ. Cũng có không ít người còn lợi dụng chính sách mở cửa để kiếm lợi riêng cho bản thân mình, bất chấp cả lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đã xuất hiện tư tưởng sùng bái một cách tuyệt đối các giá trị vật chất cũng như tinh thần của các nước tư bản phát triển dẫn tới đánh mất lòng tự hào dân tộc, làm tăng mức độ đòi hỏi về quyền lơi mà không chú trọng tới nghĩa vụ của bản thân mình đối với Tổ quốc.
Thêm vào đó, sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho nhiều người dân chỉ mải mê kiếm tiền bằng mọi cách mà ít khi nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Đau lòng hơn, tâm lý này không chỉ có ở những người dân bình thường, mà còn có ở không ít cán bộ, đảng viên. Tình trạng tham nhũng trở nên phổ biến như một quốc nạn, số đảng viên tha hoá về mặt nhân cách ngày càng tăng. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến lòng tin của quần chúng nhân dân, vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và làm giảm sức chiến đấu của Đảng ta. Đây là một mảnh đất thuận lợi cho việc tiến hành những âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Rõ ràng, trong bối cảnh toàn cấu hoá hiện nay, tinh thần yêu nước truyền thống phải được kế thừa và phát huy một cách cao độ hơn bao giờ hết, nhưng tinh thần đó cũng cần phải được bổ sung nhưng nội dung và hình thức mới cho phù hợp. Nếu như trước đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc làm mục tiêu cao nhất với phương châm "tất cả cho tiền tuyến" , thì ngày nay, yêu nước phải là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêu cao hơn là mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” .
Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Có xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất để bảo vệ Tổ quốc. Không thể có chủ nghĩa xã hội nếu không có một cơ sở vật chất - kỹ thuật ngang tầm với trình độ văn minh thế giới. Chính vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là phương hướng cơ bản để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới.
Để vững vàng bước vào hội nhập, chúng ta không những phải bảo vê được nền độc lập tự chú của quốc gia, mà còn phải có được một tiềm lực kinh tế vững mạnh, đủ sức hợp tác và cạnh tranh trên trường quốc tế. Vì vậy trong bối cảnh hiện nay, trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một phút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn coi trọng quốc phòng và an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ. Trong điều kiện mới hiện nay, xây dựng và bảo vệ đang xâm nhập lẫn nhau đến mức xây dựng là gốc của bảo vệ và bảo vệ là bộ phận hợp thành của xây dựng. Đây là điểm rất mới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay.
Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay cần được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực và mọi đối tượng. Có như vậy mới có thể phát huy tối đa tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội vào sự nghiệp đấu tranh chung vì những mục tiêu cao đẹp của chủ nghĩa xã hội. Đối với mỗi người dân Việt Nam ngày nay, yêu nước là luôn có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước tiên, phải có lòng tự hào dân tộc, có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá tri vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc ta đã tạo dựng được từ bao đời nay. Mặt khác phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó và góp phần làm thất bại mọi âm mưu đen tối nhằm chống phá chế độ ta của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Hơn nữa, mỗi người cũng cần thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự để bảo vệ vững chắc vùng trời. vùng biển thân yêu của Tồ quốc. Trong xây dựng kinh tế, yêu nước chính là cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Lớp trẻ ngày nay cần mạnh dạn xông pha nơi trận tuyến kinh tế và tri thức, cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách để chiếm lĩnh những đỉnh cao mới với tinh thẩn “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta" , mà nên tự hỏi “ta đã làm gì Cho Tổ quốc thân yêu”. Dân giàu thì nước mới mạnh, vì vậy mà mỗi người hãy đem hết tài năng và trí tuệ của mình để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và cho xã hội. Mỗi cá nhân, dù ở cương vị nào, cũng phải cố gắng hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình, biết hưởng các quyền lợi nhưng đồng thời cũng phải thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của công dân, phấn đấu góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười để từng nói: các thế hệ trước đây đà "rửa được nôi nhục nô lệ cho dân tộc", thế hệ ngay nay "phải tiếp nối sư nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà để rửa nỗi nhục nghèo khổ, mớ ra một chương sử mới rạng rỡ cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới"
Từ thế kỷ thứ XV, Nguyễn Trãi đã từng khẳng định rằng, nước Đại Việt ta thật là một nước văn hiến và hào kiệt không bao giờ thiếu. Kế thừa tư tưởng đó, yêu nước ngày nay là phải nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, tránh tư tưởng tự ti, bi quan. Mặt khác, yêu nước phải gắn với sự phát triển chung của phong trào xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào chống chủ nghĩa khủng bố... vì sự tiến bộ xã hội trên toàn thê giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần ái quốc của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế". Tinh thần yêu nước truyền thống Viết Nam gắn liền với tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị giữa nhân dân lao động các dân tộc trên thế giới. Nó được kế thừa và phát triển trong quan điểm "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cây của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" của Đảng ta.
Yêu nước trong bối cảnh hiện nay đặc biệt phải gắn liền với độc lập tư chủ và ý chí tự lực tự cường. Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độ c lập tự chủ, tránh được sự lệ thuộc về nhiều mắt vào các đối tác trong quá trình hội nhập. Hơn nữa, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta không thể trông đợi vào sự giúp đỡ vô tư của các nước khác, cũng không thể có thái độ thu động, ỷ lại vào bất cứ ai. Chúng ta cần phải nhận thức rõ rằng. trong quan hệ quốc tế, một trong những nguyên tắc cơ bản được đặt ra là : bình đẳng và cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Vì vậy, ngày nay một mặt, chúng ta vẫn tiếp nhận các nguồn vốn vay, vốn viện trợ... của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên thế giới. Mặt khác, chúng ta nên thận trọng với những điều kiện kèm theo những ưu đãi đó, không vì việc nhỏ mà hy sinh việc lớn, không cái lợi trước mắt mà không chú ý đến cái lợi lâu dài của quốc gia, dân tộc. Trong khi tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. chúng ta cần xác định dựa vào nguồn lực trong nước là chính.
Yêu nước ngày nay phải kết hợp chặt chế với việc chống tham nhũng, bởi nó chính là một trong những thù trong vô cùng nguy hiểm. Về phía Nhà nước, cần phải xây dựng được một cơ chế quản lý thích hợp, đồng thời cũng cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những kẻ tham nhũng. Về phía nhân dân, không nên tiếp tay hay tạo cơ hội cho việc tham nhũng, mà cần phát hiện, tố cáo với các cơ quan hữu quan để xử lý kịp thời. Các tố chức đảng cũng cần tăng cường công tác phê và tự phê một cách có hiệu quả, tiến tới làm trong sách hàng ngũ của Đảng để Đảng ta thực sự làm tốt vai trò lãnh đạo của mình. Cần khắc phục tình trạng quan liêu, cửa quyền, hách dịch đang xảy ra rất phổ biến ở nhiều cơ quan nhà nước hiện nay đe Nhà nước ta thực sư là Nhà nước của dân, do dân và vì dân và để kế thừa tư tưởng yêu nước mà Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: yêu nước gắn liền với thương dân, khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng hờn giận oán sầu.
Như vậy, yêu nước ngày nay là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh theo phương châm "ích nước, lợi nhà”; tăng cường đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh và đoàn kết với nhân dân thế giới trong sư nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong suốt quá trình hội nhập đề vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tinh thần yêu nước phải nằm vươn tới mục tiêu: dân giàu. nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh mà Đảng ta đã đề ra.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
Bài làm
1) - Hành vi :
+ Ép buộc người khác phải từ bỏ đạo Thiên Chúa
+ Người thuộc tôn giáo này đi nói xấu một tôn giáo khác
+ Đánh người trong đạo
2) - Hành vi:
+ Truyền bá các tôn giáo kêu gọi chống phá nhà nước
+ Cản trở việc người khác theo một tôn giáo khác
+ Dùng quyền lực trong tôn giáo để áp bức người khác
# Học tốt #
1) Hành vi 1: - Cô A là một người đi chùa hàng năm, cô tin rằng có Phật Tổ. Cô B lại cấm cô A không được làm như vậy.
Tương tự với các hành vi còn lại.
2) Hành vi 1: Cô X là người theo Đạo Giáo, cô F là người theo Phật Giáo. Cô F lại cấm cô X không được theo Đạo Giáo
Tương tự với các hành vi còn lại. ( Theo sách GDCD 7 ).