K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2017

Di tích lịch sử-văn hóa

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP QUỐC GIA, do Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận:

  • Đền Đức Hoàng thờ vua Lê Trang Tông tại xã Yên Sơn.
  • Đền thờ Thái phó Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan tại xã Tràng Sơn.
  • Đền thờ Thái phó Chân quận công Thái Bá Du tại xã Yên Sơn (bên Quốc lộ 7).
  • Đền Quả Sơn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của Lý Thái Tổ. Đây là ngôi đền lớn có lịch sử hàng trăm năm.Theo nhiều người đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, Dân gian lưu truyền câu: "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".
  • Đình Phú Nhuận và nhà thờ họ Hoàng Trần gắn với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
  • Đình Lương Sơn bên bờ sông Lam.
  • Khu di tích lịch sử Truông Bồn.
  • Đền Phú Thọ tại xã Lưu Sơn (Đang hoàn thiện thủ tục)

DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP TỈNH:

  • Nhà thờ họ Nguyễn Nguyên và Tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành.
  • Đền Hội Thiện tại thôn Cự Đại, xã Trù Sơn thờ một nàng công chúa, gọi là Ngọc Hoa công chúa, con gái thứ 9 của vua Trần Dụ Tông.
  • Đền Khai Long tại xã Tân Sơn.
  • Chùa Bà Bụt (Tiên Tích tự) ở xã Lam Sơn
  • Đình Long Thái tại xã Thái Sơn, gắn với truyền thuyết về vua Lê Trang Tông.
  • Đền Linh Kiếm tại xã Thuận Sơn.
  • Đình Phúc Hậu tại xã Lam Sơn.
24 tháng 12 2017

đền Khai Long ở thôn Đông Bích (thờ Khai Long sứ quân và Nguyễn Cảnh Mô), đền Bà chúa Nhâm ở xã Hoà Sơn, đền Nghiêm Thắng xã Đông Sơn (thờ Trịnh Bá Tương - văn thần đời Lê), Đền Đông Trung xã Đông Sơn (thờ Trần Kim Vĩnh - thần khai canh), Đền Kẻ Cà ở làng Yên Thạch, tổng Bạch Hà, nay là xã Thái Sơn (thờ Nguyễn Quang Thiều), đền Đặng Thượng (thờ Cao Sơn Cao Các hay gọi Đền Cả), Đền Tiên Đô (Tiên Đô Miếu linh tự) xã Đặng Sơn nơi thờ 3 vị thần Bản cảnh thành Hoàng: Mạc Đăng Lượng, Hoàng Trần Ích, Hoàng Bá Kỳ; Đền phủ Nghè Ná thờ Thành Hoàng ngài Hoàng Bá Kỳ ở Thôn Khả phong trên sân vận động xã Nam sơn hiện nay, đền Bụt Đà ở xã Đà Sơn (thờ đức Thánh Thiên Giám), đền Thuần Trung (thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Mô), đền Nại Lăng (thờ Thái gia linh ứng tôn thần), đền Phúc Đồng ở xã Liên Sơn (cũ) nay là thị trấn Đô Lương, đền Đào Giang (thờ Thái Đăng Khoa), đền Bần Xá (thờ Phụ quốc quế linh tôn thần), Đền Nhà Vi ở xã Đông Sơn.

13 tháng 2 2019

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan(Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

13 tháng 2 2019

Bao gồm. Tên chỗ đó. Ở đâu. Đẹp hoặc cổ kính thế nào. Được công nhận là di sản thế giới không. Lịch sử đó có được nhà nước xếp hạng không ? 

13 tháng 6 2019

Bài làm :

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

13 tháng 6 2019

Bài làm :

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

   Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

   Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

   Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

   Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

   Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

   Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động

   Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.

   Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

   Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

   Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!

14 tháng 4 2021

có làm thì mới có ăn , ko dưng dưng ai hễ đem phần đến cho 

dựa vào câu hỏi của bn đó :))

nếu có sai sotsmong pạn chỉ bảo ạ UwU

15 tháng 4 2021

1)  muốn sang thì bắc cầu kiều

  muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

2)  bầu ơi thương lấy bí cùng

  tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

3)  nực cười châu chấu đá xe

  tưởng rằng chấu ngã,ai dè xe nghiêng

4)  nhiều điễu phủ lấy giá gương

  người trong 1 nước phải thương nhau cùng

5)  cá không ăn muối cá ươn 

  con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư

6)  ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

7)  muôn dòng sông đổ biển sâu

  biển chê sông nhỏ,biển đâu nước còn

8)  lên non mới biết non cao

  lội sông mới biết lạch nào cạn sâu

9)  núi cao bởi đất có bồi

  núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu

10)  dù ta nói đông nói tây

  lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng 

11)  chiều chiều ngó ngược,nó xuôi

  ngó không thấy mẹ,ngùi ngùi nhớ thương

12)  nói chín thì nên làm mười

  nói mười,làm chín,kẻ người cười chê

13)  ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  ăn gạo nhớ kẻ đâm,xay,giần,sàng

14)  uốn cây từ thuở còn non

  dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây

15)  nước lã mà vã nên hồ

  tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

16)  con có cha như nhà có nóc

  con không cha như nòng nọc đứt đuôi

15 tháng 2 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

– Sáng 20 – 12 – 1946: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

– Thu – đông 1947: Chiến thắng Việt Bắc

– Thu – đông 1950: Chiến thắng biên giới

– 17 giờ 30 phút ngày 7 – 5 – 1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ

#NamN

21 tháng 3 2018

bài 2 là

núi Đại Huệ

núi Thiên Nhẫn

đình Nam Hoa

bài 1 mình chịu

25 tháng 1 2018
Văn học Việt Nam là kho tàng của những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ tích đã nhẹ nhàng đi vào lời ru của bà, của mẹ. “Cây khế” là một trong những truyện cổ tích gần gũi, thân quen với tuổi thơ các bạn nhỏ. Tôi chính là nhân vật Chim Thần trong truyện cổ tích đó. Hôm nay, tôi xin được kể lại câu chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ ý nghĩa của nó. Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Người anh tham lam lười biếng. Người em lại hiền lành, chăm chỉ. Khi hai anh em lấy vợ chưa được bao lâu thì người anh chia gia tài. Vốn bản tính tham lam sẵn có lại cậy thế mình là anh cả hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt. Vợ chồng người anh sống sung sướng, an nhàn trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn sống qua ngày. Tuy cuộc sống vất vả nhưng ngày nào người em cũng không quên tưới nước, chăm sóc cho cây khế. Mùa khế năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra hoa kết trái, cành nào cành ấy đều sai trĩu quả. Vợ chồng người em thầm nghĩ bán quả lấy tiền mua thóc gạo. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, tình cờ lại bay ngang qua khu vườn của người em, thấy những quả khế chín mọng hấp dẫn, tôi vội sà xuống ăn hết trái này đến trái khác. Thấy tôi ăn khế, người em ở đâu đi đến đứng ngước mắt nhìn tôi, anh ta không đuổi tôi đi mà chỉ buồn rầu than thở với tôi: - Chim ơi! Gia tài nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này thôi. Chim ăn hết rồi, tôi biết lấy gì để sống? Tôi vốn là loài chim biết trả ơn bèn đáp: - Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Vợ chồng người em có vẻ bất ngờ vì tôi biết nói tiếng người. Nhưng cũng theo lời đi may một cái túi ba gang. Mấy hôm sau, theo như lời hẹn, tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em thấy vàng chất đầy đảo nhưng không hề tỏ vẻ tham lam, chỉ lấy đủ một túi ba gang rồi nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có. Vợ chồng người em còn đem tiền và gạo giúp đỡ mọi người trong vùng. Chuyện đến tai người anh. Người em không giấu diếm kể hết sự việc. Lòng tham nổi lên, người anh bèn gạ đổi gia tài của mình để lấy cây khế. Vợ chồng người em đồng ý, thế là anh ta chuyển về chỗ người em ở. Mùa khế ra hoa kết trái năm sau tôi lại đến ăn như lần trước. Người anh cũng than thở với tôi y như người em. Tôi vẫn đáp: - Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng. Anh ta vui mừng khôn xiết, nhưng hai vợ chồng người anh lại may một cái túi to đến mười hai gang. Tôi đưa anh ta đến đảo lấy vàng. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang và cố gắng nhét đầy mọi chỗ trên người mình. Lúc trở về, ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi hắn mới bò lên được lưng tôi. Nhưng vì nặng quá, tôi phải vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên khỏi mặt đất được. Đường về nhà hắn phải bay qua biển rộng, phần vì chở quá nặng, phần vì có một luồng gió bất chợt thổi đến, tôi không giữ được thăng bằng, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi vàng xuống biển sâu. Câu chuyện qua đã lâu nhưng vẫn nhắc nhở mỗi người không nên tham lam. Tham lam sẽ nhận lại hậu quả thích đáng.
25 tháng 1 2018

mk làm đề thứ 3 nhé bn

 Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.


 

3 tháng 1 2018

con ốc sên nha bn !

3 tháng 1 2018

con ốc sên

Bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam số 1: Việt Nam quê hương ta - Tác giả: Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan ...

Bài thơ ca ngợi tổ quốc Việt Nam số 2: Quê Hương - Tác giả: Đỗ Trung Quân

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ ...

Bài thơ ngắn về Tổ quốc số 3: Quê Hương - Tác giả: Nguyễn Đình Huân

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Bài thơ về quê số 4: Đường Về quê Mẹ - Tác giả: Đoàn Văn Cừ

U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân.
Tôi nhớ đi qua những rặng đề,
Những dòng sông trắng lượn ven đê.
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,
Người xới cà, ngô rộn bốn bề.
Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.
Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng,
Đoàn người về ấp gánh khoai lang,
Trời xanh cò trắng bay từng lớp,
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.
Tà áo nâu in giữa cánh đồng,
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.
Bóng u hay bóng người thôn nữ
Cúi nón mang đi cặp má hồng.
Tới đường làng gặp những người quen.
Ai cũng khen u nết thảo hiền,
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.

Bài thơ số 5: Tràng Giang - Tác giả: Huy Cận

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Bài thơ số 6: Đất nước - Nguyễn Đình Thi

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da ...
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

Bài thơ số 7: Về Làng - Tác giả: Nguyễn Duy

Làng ta ở tận làng ta
Mấy năm một bận con xa về làng
Gốc cây hòn đá cũ càng
Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay
Cha ta cầm cuốc trên tay
Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa
Lưng còng bạc nắng thâm mưa
Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì
Không răng... cha vẫn cười khì
Rượu tăm còn để dành khi con về
Ngọt ngào một chút nem quê
Cay tê cả lưỡi đắng tê cả lòng
Gian ngoài thông thống gian trong
Suốt đời làm lụng sao không có gì
Không răng... cha vẫn cười khì
Người còn là quý xá chi bạc vàng
Chiến tranh như trận cháy làng
Bà con ta trắng khăn tang trên đầu
Vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
Đường làng cây cỏ lưa thưa
Thanh bình từ ấy sao chưa có gì
Không răng... cha vẫn cuời khì
Giàu nghèo có số nghĩ chi cho buồn
Mẹ ta vo gạo thổi cơm
Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù
Nhà bên xay lúa ù ù
Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào
Lũ em ta vác cuốc cào
Giục nhau bước thấp bước cao ra đồng
Mồ hôi đã chảy ròng ròng
Máu và nước mắt sao không có gì
Không răng... cha vẫn cười khì
Đời là rứa kể làm chi cho rầu
Cha con xa cách đã lâu
Mấy năm mới uống với nhau một lần...
Ruột ta thắt mặt ta nhăn
Cha ta thì cứ không răng cười cười
Ta đi mơ mộng trên trời
Để cha cuốc đất một đời chưa xong

Bài thơ số 8: Quê Hương - Tác giả: Giang Nam

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
"Ai bảo chăn trâu là khổ''
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Có những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh bờ ao
Mẹ bắt được ...
Chưa đánh roi nào tôi đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích ...
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên có ai ngờ!
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi!
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời mà lòng tôi ấm mãi ...
Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Tôi lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi!
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng ...
Rồi hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.

Bài thơ số 9: Quê Hương - Tác giả: Tế Hanh

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nữa ngày sông
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió.
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Bài thơ hay về quê hương số 10: Trở về Quê Nội - Tác giả: Lê Anh Xuân

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhó dồn trong tay ta nóng bỏng.
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng trưa
Ầu ơ ... thương nhớ lắm
Ơi nhũng bông trang trắng, những bông trang hồng.
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông.
Mẹ lưng còng tóc bạc
Ngậm ngùi kể chuyện ta nghe
Tám em bé chết vì bom xăng đặc
Trên đường đi học trở về.
Giặc giết mười người trong một ấp
Bà con khiêng xác chất đầy ghe
Chở lên Bến Tre đấu tranh với giặc
Làng ta mấy lần bom giội nát
Dừa ngã ngổn ngang, xơ xác bờ tre,
Mẹ dựng tạm mái lêu che mưa che gió.
Ta có ngờ đâu mái lều của mẹ
Dưới lớp đất kia ngọn lửa vẫn còn
Mẹ ta tần tảo sớm hôm
Nuôi các anh ta dười hầm bí mật
Cả đời mẹ hy sinh gan góc
Hai mươi năm giữ đất, giữ làng
Ôi mẹ là bà mẹ miền Nam.
Ta có ngờ đâu em ta đấy
Dưới mái lều kia em đã lớn lên
Em đệp lắm như mùa xuân bừng dậy
Súng trên vai cũng đẹp như em
Em ơi! Sao tóc em thơm vậy
Hay em vừa đi qua vườn sầu riêng
Ta yêu giọng em cười trong trẻo
Ngọt ngào như nước dừa xiêm
Yêu dáng em đi qua cầu tre lắt lẻo
Dịu dàng như những nàng tiên
Em là du kích, em là giao liên
Em là chính quê hương ta đó
Mười một năm rồi ta nhớ, ta thương
Đêm đầu tiên ta ngủ giữa quê hương
Sao thấy lòng ấm lạ
Dù ngoài trời tầm tã mưa tuôn
Tiếng đại bác gầm rung vách lá
Ôi quê hương ta đẹp quá!
Dù trên đường còn những hố bom
Dù áo em vẫn còn mảnh vá
Chỉ có trái tim chung thủy, sắt son
Và khẩu súng trong tay cháy bỏng căm hờn.

Bài thơ về quê hương hay nhất số 11: Vẽ quê Hương - Tác giả: Định Hải

Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm.
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ ...
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
Hoa nở chói ngời
A, nắng lên rồi
Lá cờ Tổ quốc
Bay giữa trời xanh ...
Chị ơi bức tranh
Quê ta đẹp quá!

Bài thơ số 12: Tre Việt Nam - Tác giả: Nguyễn Duy

Tre xanh
xanh tự bao giờ
chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh?
Thân gày guộc, lá mong manh
mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
ở đâu tre cũng xanh tươi
cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
Có gì đâu, có gì đâu
mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
rễ siêng không ngại đất nghèo
tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
thương nhau tre không ở riêng
lũy thành từ đó mà nên hỡi người
chẳng may thân gãy cành rơi
vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
nòi tre đâu chịu mọc cong
chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
có manh áo cộc tre nhường cho con
măng non là búp măng non
đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
năm qua đi tháng qua đi
tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau
mai sau
mai sau
đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

Bài thơ thứ 13: Thơ tình người Lính biển - Nhà thơ: Trần Đăng Khoa

Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên.
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên.
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên.
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên.
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên.
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ.
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên

Bài thơ ngắn về đất nước, quê hương số 14: Quê hương tuổi thơ tôi - Tác giả: Bình Minh

Tôi sinh ra nơi miền quê duyên hải
Đất Hải Phòng mê mải cánh buồm nâu
Biển quê tôi rất đẹp và rất giàu
Hoàng hôn đến với một màu tím biếc
Thời gian trôi theo dòng đời hối tiếc
Bên mái trường ta học Viết ngày xưa
Tháng 5 về mùa phượng đỏ đong đưa
Còn nhớ mãi chiều tắm mưa xóm nhỏ
Có nhiều hôm nắng chưa vờn ngọn cỏ
Cùng bạn bè theo gió thả diều quê
Bao năm rồi trong nức nở tái tê
Tìm ký ức đam mê ngày xưa ấy
Thời gian trôi như một dòng sông chẩy
Xa mất rồi ai tìm thấy được chăng
Nơi quê cũ ơi tình sâu nghĩa nặng
Tuổi thơ nào say đắm của ngày xưa ..

Bài thơ số 15: Nước ngon ngàn dặm - Tác giả: Tố Hữu

Nước non ngàn dặm
Ra đi
Cái tình chi ...
(Câu ca Nam Bình)
Nửa đời tóc ngả màu sương
Nhớ quê, anh lại tìm đường thăm quê
Đường vào như tỉnh như mê
Đường ra phía trước, đường về tuổi xuân
Đã đi muôn dặm xa gần
Nay về Nam cũng bước chân bồi hồi!
Sông Bến Hải bên bồi bên lở
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương
Cách ngăn mười tám năm trường
Khi mô mới được nối đường vô ra?
Bây giờ cầu lại bắc qua
Ván thơm gỗ mới cho ta gặp mình ...
Anh về Quảng Trị ... Gio Linh
Trèo lên dốc Miếu, lặng nhìn Quán Ngang
Bời bời cỏ lút đồng hoang
Chim kêu cành cụt, chang chang nắng cồn
Tả tơi mấy ấp khu khu dồn
Mái tôn, rào kẽm, tháp đồn chơ vơ!
Thương em chín đợi mười chờ
Con thuyền nay đã đỏ cờ sang sông
Em vui em mặc áo hồng
Máy reo máy đẩy, mênh mông biển trời
Thuyền về Cửa Việt ra khơi
Thuyền lên Ái Tử, thuyền bơi Đông Hà ...
Anh còn lặn lội đường xa
Sông Hương đành nhớ, chưa qua sông Bồ
Phù lai ba bến con đò
Thanh Lương quê ngoại câu hò còn chăng?
Êm dòng Thạch Hãn đêm trăng
Những lo ngược gió Tan Giang nặng chèo!
Xe lên đường 9 cheo leo
Hố bom đỏ mắt, trắng đèo bông lau
Cây khô, chết chẳng nghiêng đầu
Nghìn tay than cháy rạch màu trời xanh
Trưa nồng, gà gáy Khe Sanh
Tà Cơn dứa mật, hoa chanh ngát đồi.
Chợt nghe ... từ tuổi hai mươi
Tiếng xiềng Lao Bảo gọi người bạn xưa
Ngỡ ngàng rẽ lối le thưa
Vông đồng mấy cội, xác xơ lá cành
Hoang tàn hầm đá, đồn canh
Bâng khuâng nhớ bóng các anh những ngày!
Nhìn quanh, núi đứng mây bay
Võng anh giải phóng, rừng lay nắng chiều ...
Thương nhau, đừng khóc, em yêu
Tự do, phải trả bao nhiêu máu này!
Có qua những bước đi đày
Càng thêm ấm những bàn tay giữa đời.
Sáng hè đẹp lắm, em ơi
Đầu non cỏ lục, mặt trời vừa lên
Da trời xanh ngát, thần tiên
Đỏ au đường lớn mang tên Bác Hồ
Trường Sơn mây núi lô xô
Quân đi, sóng lượn nhấp nhô, bụi hồng ...
Ai trông, lên đó mà trông
Cha Ki oanh liệt, Bản Đông anh hùng
Mỹ thua, nguỵ chạy đường cùng
Xác tăng như xác bọ hung đen bờ
Mấy chàng lính trẻ măng tơ
Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi.
Xe lao qua dốc qua đồi
Gió tây giội lửa ồi ồi sau lưng
Bụi bay, bụi đỏ lá rừng
Mịt mù lối kín, cát bưng đường hầm
Nóng nung vạt áo ướt đầm
Thương con bướm trắng quạt ngầm suối khô.
Con sông Xê Noong ai dò
Mà dòng nước mát hẹn hò cùng ta?
Tới đây, tre nứa là nhà
Giỏ phong lan nở nhành hoa nhuỵ vàng
Trưa nằm đưa võng, thoảng sang
Một làn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.
Lán đêm, ghé tạm trạm binh
Giường cây lót lá cho mình đỡ đau
Nghĩ người, thăm thẳm rừng sâu
mười năm bom đạn, măng rau, sốt ngàn.
Xê Công, Xê Nọi, Chà Vàn
Mở đường, bao nỗi gian nan với đường!
Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang.
Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng.
Trường Sơn, vượt núi, băng sông
Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa.
Trường Sơn, đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình.
Vui sao buổi bình minh, gặp cháu
Nhớ ngày nào cháu mới lên ba
Gác canh cho chú trong nhà ...
Nay giữa Phi Hà, D trưởng công binh
Trên đường lớn Hồ Chí Minh
Gác ba biên giới ... mối tình Đông Dương!
Tả Ngâu, trong vắt mắt gương
Xốn xang trông lửa chiến trường, mà cay
Xê Xan, tan nát đạn cày
Trống trơ rừng khộp, khô gầy rừng le
Bằng lăng bạc nắng trưa hè
Nghe như cưa xẻ, tiếng ve rít dài.
Cỏ vàng lạc bước hươu nai
Sóc buôn thấp thoáng bóng xoài đu đưa
Vườn ai, cháy trụi ngọn dừa
Mái chùa cong, gãy nét xưa diệu huyền
Voi đi lững thững, bình yên
Bỗng ngơ ngác đứng, Bom rền xa xa ...
Anh vào tuyến lửa, đêm qua
Bất ngờ một trận như là bão rơi
Lại đi ... "phấn khởi tơi bời"
Còn non, còn nước, còn người, cứ đi!
Rừng khuya, không ngủ, mơ gì
Sao hôm lấp lánh cũng vì miền Nam ...
Chào anh du kích đất Cam
Đẹp như pho tượng Đam San thuở nào
Ngực anh đỏ tựa đồng thau
Vui tình đồng chí, trắng phau răng cười
AK nòng thép xanh ngời
Hôn anh một cái, hỡi người bạn thân!
Đường qua biên giới tới gần
Nghe lòng rạo rực, nghe chân bồn chồn.
Đơn xơ một khúc cầu con
Một khe suối nhỏ, cũng hồn quê ta.
Ôi, gò đất mịn son pha
Thắm tươi dòng máu ông cha bao đời ...
Bình Long, Nam Bộ ta ơi!
Buổi đầu mới gặp mặt Người sáng nay.
Cầm hòn đất đỏ trong tay
Trái tim bỗng nghẹn như say rượu nồng
Ôm anh Giải phóng vào lòng
Đã mơ chạy khắp cánh đồng Cà Mau ...
Chú lái trước, anh ngồi sau
Rừng cao su mát một màu lá xanh
Xe bay, nghiêng gió dạt cành
Đã quen lối tắt đường quanh hiểm nghèo
Đến đâu, anh cũng bám theo
Áo bà ba, mũ tai bèo chú em!
Câu thơ cũ, ai đem tới đó?
"Anh chạy vào đất đỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy từng!"
Nao nao nhìn mỗi góc rừng
Cuối hàng cây thẳng, sáng bừng trời cao.
Hầm tăng, ụ pháo, chiến hào
Dấu răng vuốt Mỹ cắn cào, còn đau!
Chị em tù những nơi đâu
Côn Lôn, Phú Quốc, dìu nhau trở về
Lá buông trắng vách lều tre
Bài ca hy vọng hát nghe ấm lòng.
Lộc Ninh xinh một cụm hồng
Ai hay đất lửa, máu nồng đơm hoa!
Cái vui sinh nở chan hoà
Nghe rừng căng sữa, nhựa ra đầu mùa
Lao xao phố thợ, chợ trưa
Sầu riêng, măng cụt cũng vừa ngọt thanh
Lá cờ nửa đỏ nửa xanh
Màu đỏ của đất, màu xanh của trời
Ngôi sao, chân lý của đời
Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay.
Càng nhìn ta, lại càng say
Biển Đông lồng lộng gió lay ngọn cờ ...
Ôi, bà mẹ tóc bạc phơ
Vườn riêng, mẹ hái trái dừa cho con
Má già với trái dừa non
Bởi thơm lòng má, nên ngon lòng dừa
Dẫu còn cay đắng, nắng mưa
Miền Nam mát ngọt, hồn ta vẫn đầy
Trăng còn che nửa bóng mây
Mà rừng lá nón đêm nay ngời ngời
Gặp nhau, đồng chí đây rồi!
Xôn xao hết đứng lại ngồi bên nhau
Chuyện nhà, Nam Bắc, trước sau
Mừng ra nước mắt, nên đau lại cười
Phải chi còn Bác vô chơi!
Bỗng nghe cháu nói ... đất trời lặng thinh
Trông vời Đồng Tháp mông mênh
Mấy con thuyền ngược dòng kênh, nặng hàng
Sóng Tiền Giang gọi Hậu Giang
Có ai về đó, ta sang cùng về!
Hỡi người chị của Bến Tre
Cửu Long đồng khởi bốn bề đó chăng?
Miền Nam gan dạ ai bằng
Đội quân đầu tóc, khăn rằn vắt vai
Khăn rằn ai dệt cho ai
Sợ chi súng đạn, rào gai quân thù!
Ánh đèn soi giữa chiến khu
Mái đầu tóc bạc, võng dù hoa râm
Nhà anh lợp mái trung quân
Quan thềm sương nắng, đêm xuân ngày hè
Ngoài vườn reo một tiếng xe
Tiếng reo se sẽ, mà nghe rộn ràng ...
Chân nhanh qua ấp qua làng
Đất còn nóng lửa Tràng Bàng, Củ Chi
Dang tay một với, xa gì
Sài Gòn ơi, lại phải đi bao ngày?
Lưới nào vây nổi chim bay
Chắc trong ấy nhớ ngoài này, chẳng yên!
Chia tay lưu luyến mắt nhìn
Sầu riêng bịn rịn nhớ miền Nam xa
Ta về mở rộng đường ta
Cho Nam với Bắc vào ra thêm gần
Hành quân nhẹ bước sang xuân
Chè xanh hoa nở trắng ngần đường xe ...
Vượt Bù-gia-mập, Cao Lê
Qua Xê-rê-pôk, lại về Tây Nguyên
Tây Nguyên ơi! Bước truân chuyên
Tuổi trai ta đã từng quen chốn này
Ban-mê ngục sắt những ngày
Cũng con đường máu đi đầy năm nao!
"Đường lên Đak Sút, Đak Pao ..."
Ngẩng trông núi dựng trời cao lạ lùng
Bao la đất mới một vùng
Dọc ngang thế trận, quân hùng là đây!
Thác Gia-ly trắng tầng mây
Ào ào, tưởng máy điện quay tưng bừng ...
Gặp anh, mừng thiệt là mừng
Chào anh Núp của núi rừng tự do!
Rằng: Qua gió lớn mưa to
Lòng dân như nước Pa-cô càng đầy
Tây Nguyên gan góc, dạn dày
Như cây lim đứng, chẳng lay giữa ngàn.
Hỏi đâu giặc đóng, giặc càn?
- Nó như kiến lửa, kiến đàn chạy quanh
Nó leo lên ngon lên cành
Mình ôm lấy gốc, nó giành thử coi!
Một lời, nghe vút tiếng roi
Nghe sông gọi suối, nghe voi gọi bầy ...
"Đường lên đỉnh núi Đak Lay
Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim"
Biết ai mà hỏi mà tìm
Con đường xưa của trái tim, đường này
Đường đi từ tuổi thơ ngây
Nửa vòng thế kỷ, hôm nay đường về ...
Hương đâu thơm lựng rừng hè
Nhặt cành lá quế mà tê tái lòng
Trà My đấy, hỡi Trà Bồng
Có hay cây quế đợi trông tháng ngày?
Nâng cành quế héo trên tay
Càng thương quế ngọt quế cay cùng người!
Hội An, Đà Nẵng xa khơi
Ấy nơi mẹ ắm, ấy nơi mẹ nằm
Nhớ cồn cát trắng giăng giăng
Nhớ thuyền Bàn Thạch, nhớ trăng biển Hàn
Hẳn còn sóng gió gian nan
Bên vui rồi lại Đại An. Sơn Trà.
Sông Trà, sông Lại, sông Ba
Khu Năm dằng dặc lòng ta mọi miền
Vạn ngày, có buổi nào yên?
Cá ăn phải máu, chim quên lối vườn
Con người, như dãy Trường Sơn
Vững chân bám trụ, chẳng sờn óc gan.
Đạn bom, bão lụt, cơ hàn
Chết đi lại sống, hết tàn lại tươi
Thuỷ chung, vẫn đậm tình người
Cắn đôi hạt muối, chung đời cháo rau
Uống cùng viên thuốc chia đau
Quên mình chia lửa, cứu nhau chia hầm.
Hỡi em, dũng sĩ mười lăm
Trẻ thơ mà đã ngang tầm nước non
Hỡi ông, tuổi tám mươi tròn
Ngực phanh mĩ súng, tra đòn chẳng nao
Sống hiên ngang, sống thanh cao
Quê hương, biết mấy tự hào lòng ta!
*
Đường đi, như sự tình cờ
Con sông My, lại bây giờ lần theo
Vượt từ xưa, bước gieo neo
Cùng dòng thác ấy, ngủ treo đầu cành
Đọt lau, rau má vả xanh
Đói lòng, hát khúc quân hành vẫn vui.
Nhớ thương bạn, lại bùi ngùi
Nhớ làng Rô, nhớ người nuôi năm nào
Ghé thăm, lòng xót xa sao!
Bến sông lửa cháy, bom đào bãi lau
Hỏi Già, Già mất, còn đâu
Hỏi em, em đã từ lâu chết rồi!
Ôi! Làng Rô nhỏ của tôi
Cao cao ngọn núi, chiếc nôi đại bàng
Trăm năm ta nhớ ơn làng
Cánh tay che chở bước đường gian nguy
Thương em, cô gái sông My
Nắm xôi đưa tiễn anh đi qua rừng.
Anh đi, làng hỏi thăm chừng
Làng xưa, anh vẫn nhớ từng người xa
Hôm nay như trở lại nhà
Bữa cơm dưa muối cũng là liên hoan
Non cao rực rỡ ánh vàng
Đêm rằm vằng vặc bến Giàng trăng lên ...
Con thuyền rời bến sang Hiên
Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung
Chập chùng thác Lửa, thác Chông
Thác Đài, thác Khó, thác Ông, thác Bà
Thác bao nhiêu thác, cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi!
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
Mưa từ biển nhớ mưa lên
Hay mưa từ núi vui trên A Sầu?
Nặng lòng xưa giọt mưa đau
Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà
Mưa rào cho đất tươi da
Hố bom lấp loáng như là gương soi
Bãi sim, tà áo tím phơi
Con sông A Sá, tóc dài làm duyên
Rộn ràng tiếng hát thanh niên
Mải mê xếp đá mà quên ướt mình ...
Hỡi anh lái trẻ vô tình
Dừng chân một chút mà nhìn quê tôi!
Có đâu đẹp vậy tuyệt vời
Trường Sơn lượn xuống hàng đồi thông reo
Dòng Hương nước biếc, trong veo
Gió khơi Bạch Mã, sóng đèo Hải Vân
Huế mình đẹp nhất lòng dân
Mùa Thu khởi nghĩa, mùa Xuân dậy thành
Ngày đi tóc hãy còn xanh
Mai về, dù bạc tóc anh cũng về
Nhớ ai khắc khoải chiều hè
Con chim cu gáy dốc Chè, nôn nao
Bàng hoàng ... như giữa chiêm bao
Trắng mây Tam Đảo tuôn vào Trường Sơn
Dốc quanh sườn núi mưa trơn
Tưởng miền Nam đó, chập chờn hôm mai.
Đường đi ... hay giấc mơ dài?
Nước non ngàn dặm nên bài thơ quê.

Bài thơ số 16: Dáng đứng Việt Nam - Tác giả: Lê Anh Xuân

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

Bài thơ số 17: Nhớ cơn mưa quê hương - Tác giả: Lê Anh Xuân

Quê nội ơi
Mấy năm trời xa cách
Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc ...
Cớ sao lòng thấy nhớ thương.
Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người - biết mấy yêu thương.
Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm.
Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm
Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong.
Ôi đâu rồi những trò chơi tuổi trẻ
Những tàu chuối bẹ dừa, những mảnh chòi nhỏ bé
Những vết chân thơ ấu buổi đầu tiên
Mấy tấm mo cau là mấy chiếc thuyền
Mưa cuốn đi rồi.
Mưa chảy xuống dòng sông quê nội
Sóng nước quê hương dào dạt chảy về khơi,
Chở những kỷ niệm xưa, chìm lắng bốn phương trời.
Và ta lớn tình yêu hoà bể rộng
Cơn mưa nhỏ của quê hương ta đã sống
Nay vỗ lòng ta rung động cả trăm sông,
Ôi cơn mưa quê hương.
Mưa là khúc nhạc của bài ca êm mát.
Những đêm ta nằm nghe mưa hát mưa ơi
Nghe mưa đập cành tre, nghe mưa rơi tàu lá,
Thầm thì rào rạt vang xa ...
Có lúc bỗng phong ba dữ dội
Mưa đổ ào như thác dồn trăm lối.
Giấc mơ xưa có chớp giật, sấm gầm,
Trang sử nhỏ nhà trường bỗng hoá mưa giông.
Nghe như tiếng của Cha Ông dựng nước,
Truyền con cháu phải ngẩng cao mà bước
Nghe như lời cây cỏ gió mưa.
Đang hát tiếp bài ca bất khuất ngàn xưa ...
Mưa tạnh rồi, như mùa xuân nhẹ trổi
Thấy sánh xanh trên những cành xanh nắng rọi
Mưa ơi mưa, mưa gội sạch những cành non
Mang đến mùa xuân những quả ngọt tươi ngon.
Ôi vui quá không thấy chim đâu cả
Mà bờ tre nghe giọng hót trong lành.
Nhà ai đấy nhịp chày ba rộn rã,
Làm hạt mưa trên cành lá rung rinh.
Mấy cô gái bên kia sông giặt áo
Tay rẩy nước. Bỗng mưa rào nho nhỏ
Cánh tay cô hay cánh gió nhẹ đưa
Rung cành tre rơi nhỏ một cơn mưa ...
Ôi yêu quá mấy hàng dừa trước ngõ
Rễ dừa nâu, muờn mượt gân tơ
Đường tạnh ráo, đất lên màu tươi mởn
Đã yêu rồi sao bổng thấy yêu hơn ...
Quê hương ơi, mấy năm trời xa cách
Đêm nay ta nằm nghe mưa rơi,
Nghe tiếng trời gầm xa lắc ...
Cớ sao lòng lại xót đau ...
Ta muốn về quê nội
Ta muốn trở lại tuổi thơ
Ta muốn nằm trên mảnh đất ông cha
Nghe mưa đập cành tre, nghe mưa rơi tàu lá ...
Ôi tiếng sấm từ xa, bỗng gầm vang rộn rã ...

Bài thơ về Tổ quốc số 18: Tổ quốc nhìn từ biển - Tác giả: Nguyễn Việt Chiến

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

Hãy cùng xem những bài thơ về quê hương đất nước, tổ quốc con người Việt Nam trên đây mà Taimienphi.vn đã tổng hợp và chia sẻ nhé, chắc chắn, bạn sẽ nhớ đến một thời đã qua và lại được sống trong những kỉ niệm vui tươi và hồn nhiên thêm lần nữa.

Bên cạnh bài thơ hay về quê hương đất nước, con người, Taimienphi.vn còn tổng hợp và chia sẻ 20 bài thơ Tết xa nhà hay nhất giúp bạn dễ tìm được bài thơ Tết xa nhà phù hợp để diễn tả tâm trạng tâm trạng của mình.

Những bài thơ về quê hương đất nước thường chất chứa rất nhiều những cảm xúc, sự nhớ thương và khiến những người xa quê phải xao xuyến. Để làm vơi đi những nỗi nhớ hay những tình yêu quê hương đất nước các bạn hãy cùng tham khảo danh sách các thơ về quê hương đất nước đê thưởng thức cũng như phần nào thấu hiểu hơn về tình yêu quê hương đất nước.Những bài thơ về quê hương đất nước thường chất chứa rất nhiều những cảm xúc, sự nhớ thương và khiến những người xa quê phải xao xuyến. Để làm vơi đi những nỗi nhớ hay những tình yêu quê hương đất nước các bạn hãy cùng tham khảo danh sách các thơ về quê hương đất nước đê thưởng thức cũng như phần nào thấu hiểu hơn về tình yêu quê hương đất nước. {C}

Hiện nay có rất nhiều những bài thơ về quê hương đất nước được sáng tác rất hay và ý nghĩa, các bạn có thể tham khảo cũng như lựa chọn cho mình những bài thơ hay nhất đáp ứng được như cầu sử dụng của mình. Các bài thơ ngắn hay dài, thuộc các thể loại thơ khác nhau được cập nhật đầy đủ để bạn dễ dàng chọn lựa hay thể hiện tình cảm của mình qua các bai thơ về quê hương đất nước

12 tháng 2 2019

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan ...

Bài Thơ Ca Ngợi Tổ Quốc Việt Nam Số 2: Quê Hương - Tác Giả: Đỗ Trung Quân

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ ...

Bài Thơ Ngắn Về Tổ Quốc Số 3: Quê Hương - Tác Giả: Nguyễn Đình Huân

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Bài Thơ Về Quê Số 4: Đường Về Quê Mẹ - Tác Giả: Đoàn Văn Cừ

U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,
Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,
Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
Bên miền quê ngoại của hai thân.
Tôi nhớ đi qua những rặng đề,
Những dòng sông trắng lượn ven đê.
Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,
Người xới cà, ngô rộn bốn bề.
Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.
Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng,
Đoàn người về ấp gánh khoai lang,
Trời xanh cò trắng bay từng lớp,
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.
Tà áo nâu in giữa cánh đồng,
Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.
Bóng u hay bóng người thôn nữ
Cúi nón mang đi cặp má hồng.
Tới đường làng gặp những người quen.
Ai cũng khen u nết thảo hiền,
Dẫu phải theo chồng thân phận gái
Đường về quê mẹ vẫn không quên.

Bài Thơ Số 5: Tràng Giang - Tác Giả: Huy Cận

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Bài Thơ Số 6: Đất Nước - Nguyễn Đình Thi

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da ...
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

Bài Thơ Số 7: Về Làng - Tác Giả: Nguyễn Duy

Làng ta ở tận làng ta
Mấy năm một bận con xa về làng
Gốc cây hòn đá cũ càng
Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay
Cha ta cầm cuốc trên tay
Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa
Lưng còng bạc nắng thâm mưa
Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì
Không răng... cha vẫn cười khì
Rượu tăm còn để dành khi con về
Ngọt ngào một chút nem quê
Cay tê cả lưỡi đắng tê cả lòng
Gian ngoài thông thống gian trong
Suốt đời làm lụng sao không có gì
Không răng... cha vẫn cười khì
Người còn là quý xá chi bạc vàng
Chiến tranh như trận cháy làng
Bà con ta trắng khăn tang trên đầu
Vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
Đường làng cây cỏ lưa thưa
Thanh bình từ ấy sao chưa có gì
Không răng... cha vẫn cuời khì
Giàu nghèo có số nghĩ chi cho buồn
Mẹ ta vo gạo thổi cơm
Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù
Nhà bên xay lúa ù ù
Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào
Lũ em ta vác cuốc cào
Giục nhau bước thấp bước cao ra đồng
Mồ hôi đã chảy ròng ròng
Máu và nước mắt sao không có gì
Không răng... cha vẫn cười khì
Đời là rứa kể làm chi cho rầu
Cha con xa cách đã lâu
Mấy năm mới uống với nhau một lần...
Ruột ta thắt mặt ta nhăn
Cha ta thì cứ không răng cười cười
Ta đi mơ mộng trên trời
Để cha cuốc đất một đời chưa xong

Bài Thơ Số 8: Quê Hương - Tác Giả: Giang Nam

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
"Ai bảo chăn trâu là khổ''
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Có những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh bờ ao
Mẹ bắt được ...
Chưa đánh roi nào tôi đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích ...
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên có ai ngờ!
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi!
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời mà lòng tôi ấm mãi ...
Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Tôi lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi!
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng ...
Rồi hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.

Bài Thơ Số 9: Quê Hương - Tác Giả: Tế Hanh

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nữa ngày sông
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Mảnh thuyền to như mảnh hồn làng
Rướn thân trằng bao la thâu góp gió.
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời , biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi non thân bạc trắng
Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng
Khắp thân người nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mõi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Bài Thơ Hay Về Quê Hương Số 10: Trở Về Quê Nội - Tác Giả: Lê Anh Xuân

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhó dồn trong tay ta nóng bỏng.
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng trưa
Ầu ơ ... thương nhớ lắm
Ơi nhũng bông trang trắng, những bông trang hồng.
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông.
Mẹ lưng còng tóc bạc
Ngậm ngùi kể chuyện ta nghe
Tám em bé chết vì bom xăng đặc
Trên đường đi học trở về.
Giặc giết mười người trong một ấp
Bà con khiêng xác chất đầy ghe
Chở lên Bến Tre đấu tranh với giặc
Làng ta mấy lần bom giội nát
Dừa ngã ngổn ngang, xơ xác bờ tre,
Mẹ dựng tạm mái lêu che mưa che gió.
Ta có ngờ đâu mái lều của mẹ
Dưới lớp đất kia ngọn lửa vẫn còn
Mẹ ta tần tảo sớm hôm
Nuôi các anh ta dười hầm bí mật
Cả đời mẹ hy sinh gan góc
Hai mươi năm giữ đất, giữ làng
Ôi mẹ là bà mẹ miền Nam.
Ta có ngờ đâu em ta đấy
Dưới mái lều kia em đã lớn lên
Em đệp lắm như mùa xuân bừng dậy
Súng trên vai cũng đẹp như em
Em ơi! Sao tóc em thơm vậy
Hay em vừa đi qua vườn sầu riêng
Ta yêu giọng em cười trong trẻo
Ngọt ngào như nước dừa xiêm
Yêu dáng em đi qua cầu tre lắt lẻo
Dịu dàng như những nàng tiên
Em là du kích, em là giao liên
Em là chính quê hương ta đó
Mười một năm rồi ta nhớ, ta thương
Đêm đầu tiên ta ngủ giữa quê hương
Sao thấy lòng ấm lạ
Dù ngoài trời tầm tã mưa tuôn
Tiếng đại bác gầm rung vách lá
Ôi quê hương ta đẹp quá!
Dù trên đường còn những hố bom
Dù áo em vẫn còn mảnh vá
Chỉ có trái tim chung thủy, sắt son
Và khẩu súng trong tay cháy bỏng căm hờn.

Bài Thơ Về Quê Hương Hay Nhất Số 11: Vẽ Quê Hương - Tác Giả: Định Hải

Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm.
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ ...
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
Hoa nở chói ngời
A, nắng lên rồi
Lá cờ Tổ quốc
Bay giữa trời xanh ...
Chị ơi bức tranh
Quê ta đẹp quá!

Bài Thơ Số 12: Tre Việt Nam - Tác Giả: Nguyễn Duy

Tre xanh
xanh tự bao giờ
chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh?
Thân gày guộc, lá mong manh
mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
ở đâu tre cũng xanh tươi
cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
Có gì đâu, có gì đâu
mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
rễ siêng không ngại đất nghèo
tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
thương nhau tre không ở riêng
lũy thành từ đó mà nên hỡi người
chẳng may thân gãy cành rơi
vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
nòi tre đâu chịu mọc cong
chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
có manh áo cộc tre nhường cho con
măng non là búp măng non
đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
năm qua đi tháng qua đi
tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau
mai sau
mai sau
đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

21 tháng 2 2019

con đã nói rồi 

21 tháng 2 2019

dạ, em biết rồi nhưng em đang hỏi những người khác chị nhé :))