K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2016

Hãy kể ra 2 từ láy 3 từ tả tính chất của sự vật

long lanh, mỏng manh, lung linh,...(cái cây này thật là lung linh huyền ảo, đôi mắt này thật long lanh,...)

Hãy kể ra 2 từ láy 4 từ tả thái độ của con người 

nhí nhảnh, nhóp nhép, nhũn nhặn, hồng hộc,hờ hững, minh mẫn,....( con bé kia thật nhí nhảnh, em tồi làm việc rất hờ hững,...)

Hãy kể ra 2 từ láy 4 từ tả cảnh thiên nhiên

mênh mông, mịn màng, mịt mờ, mù mịt,....( Nước biển mênh mông đại hải, cát chạy dọc theo bờ biển đến nỗi mịn màng luôn cả nước,....)

8 tháng 6 2016

Trong cuộc thi "Long An quê hương tôi"

8 tháng 6 2016

ban doan dung roi, hj

5 tháng 3 2019

Ngoài việc miêu tả bằng lời kể chuyện, còn có nguồn gốc trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm thì đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật Xan-ti-a-gô

- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

    + Người đọc hình dung được sự việc đang diễn ra trực tiếp

   + Hình thức đối thoại chứng tỏ Xan-ti-a-go chiêm ngưỡng được con cá kiếm như một con người

    + Vẻ đẹp của con người khi chinh phục, hoàn thiện giấc mơ của mình

→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm

→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang nghĩa biểu tượng, gợi lên triết lí tảng băng trôi của tác giả

13 tháng 5 2017

- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc "đối thoại" giữa ông lão với con cá kiếm.

Có lúc nó là độc thoại nội tâm, có lúc là đối thoại với con cá kiếm:

+ "Đừng nhảy, cá" - Lão nói - "Đừng nhảy!"

+ "Cá ơi" - ông lão nói - "Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chất. Mày muốn tao cùng chết nữa à?".

+ "Mày đừng giết tao, cá à?" - ông lão nghỉ - "Mày có quyền làm thế!". "Tao chưa từng thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!".

- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc

+ Hình thức đôi thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.

+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.

Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để vươn tới và đạt được ước mơ, khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê.

17 tháng 3 2016

Mình nghĩ triết lí đó là: vật chất không quan trọng mà quan trọng chính là tấm lòng.

~amen~

28 tháng 4 2016

n

 

4 tháng 9 2017

Đoạn thơ gợi ra khung cảnh vùng rừng núi hiểm trở, khúc khuỷu trên đường hành quân vất vả, gian lao của những người lính

- Nhịp điệu 4-3 ở ba câu thơ đầu

- Sự phối hợp các thanh T và B ở ba câu thơ đầu, câu thơ đầu thiên về vần T, câu 4 toàn vần B

→ Gợi không gian hiểm trở làm nổi bật hình ảnh những người lính Tây Tiến dũng mãnh, quả cảm

- Cuối khổ thơ toàn vần B gợi tả không khí thoáng đãng, rộng lớn trải trước mặt khi vượt qua con đường gian lao

- Các từ láy gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.

- Sử dụng phép đối từ: Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm; ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống

Phép lặp từ ngữ: dốc, ngàn thước

Phép nhân hóa: súng ngửi trời

→ Khung cảnh núi rừng hiểm trở, tính khốc liệt của cuộc hành quân

N~ Câu nói hay: có thời gian bạn hãy đọc và suy ngẫm những câu nói hay trong cuộc sống này để hiểu rõ và giúp bạn vượt qua một cách dễ dàng hơn.1. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.2. Đừng che dấu tình yêu và sự dịu dàng của mình cho đến khi bạn lìa đời. Hãy làm cuộc...
Đọc tiếp

N~ Câu nói hay:

có thời gian bạn hãy đọc và suy ngẫm những câu nói hay trong cuộc sống này để hiểu rõ và giúp bạn vượt qua một cách dễ dàng hơn.

những câu nói hay trong cuộc sống

1. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.

2. Đừng che dấu tình yêu và sự dịu dàng của mình cho đến khi bạn lìa đời. Hãy làm cuộc đời bạn tràn đầy sự ngọt ngào. Hãy nói những lời thân thương khi bạn còn nghe được và tim bạn còn rung động.

3. Sự chân thành là điều tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người. Sự thật, lòng tin cậy, tình bạn và tình yêu đều tùy thuộc vào điều đó cả.

4. Không thể nào sống mà không mắc sai lầm, trừ khi bạn cẩn trọng đến mức tối đa, nhưng như thế thì vô hình bạn đã mắc sai lầm rồi đấy.

những câu nói hay nhất về cuộc sống

5. Dù ngôi nhà của bạn có to bao nhiêu đi nữa, dù bạn mới vừa tậu một chiếc xe hơi mới tinh, hay kể cả tiền của bạn trong tài khoản ngân hàng có nhiều cỡ nào, thì phần mộ của bạn cũng chỉ nhiêu đó kích thước. Hãy khiêm tốn.

6. Đừng nói mà hãy làm. Đừng huyên thuyên mà hãy hành động. Đừng hứa mà hãy chứng minh.

7. Đừng bao giờ quyết định những vấn đề lâu dài trong lúc cảm xúc đang ngắn hạn.

8. Đối với bạn mà nói, sẽ chẳng bao giờ là quá già để có một mục tiêu mới hay để mơ một giấc mơ mới.

0
Giải trí bằng một ít câu đố vui nha:Câu hỏi: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sôngcó rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ănnhững con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?Câu hỏi:1 người đi vào...
Đọc tiếp

Giải trí bằng một ít câu đố vui nha:

Câu hỏi: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sôngcó rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ănnhững con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?

Câu hỏi:1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật ko may cho ông ta khi bắtgặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông tacó 2 con dao , ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên vàsau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?

Câu hỏi: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quátrọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng,tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làmsao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?

 

10
13 tháng 6 2016

câu hỏi: Cách đơn giản nhất để thoát khỏi cái hoàn cảnh này là không tưởng tượng nữa

câu hỏi: mình ko biếtbucminh

câu hỏi: Chỉ cần bác tài xuống xe và đi qua cầu

21 tháng 8 2016

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).

* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống –  chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…

– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…

* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.