K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày xửa, ngày xưa, có một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ, vì vậy, mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm, mẹ cô bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Trước khi đi, mẹ cô dặn:

– Con đi thì đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng mà chó sói ăn thịt con đấy. Trên đường đi, cô thấy đường vòng qua rừng có nhiều hoa, nhiều bướm, không nghe lời mẹ dặn, cô tung tăng đi theo đường đó. Đi được một quãng thì gặp Sóc, Sóc nhắc:

– Cô bé quàng khăn đỏ ơi, lúc nãy tôi nghe mẹ cô dặn đi đường thẳng, đừng đi đường vòng cơ mà. Sao cô lại đi đường này?

Cô bé không trả lời Sóc. Cô cứ đi theo đường vòng qua rừng. Vừa đi, cô vừa hái hoa, bắt bướm. Vào đến cửa rừng thì cô gặp chó sói. Con chó sói rất to đến trước mặt cô. Nó cất giọng ồm ồm hỏi:

– Này, cô bé đi đâu thế?

Nghe chó sói hỏi, cô bé quàng khăn đỏ sợ lắm, nhưng cũng đành bạo dạn trả lời:

– Tôi đi sang nhà bà ngoại tôi.

Nghe cô bé nói đi sang bà ngoại, chó sói nghĩ bụng: À, thì ra nó lại còn có bà ngoại nữa, thế thì mình phải ăn thịt cả hai bà cháu. Nghĩ vậy nên chó sói lại hỏi:

– Nhà bà ngoại cô ở đâu?

– Ở bên kia khu rừng. Cái nhà có ống khói đấy, cứ đẩy cửa là vào được ngay.

Nghe xong, chó sói bỏ cô bé quàng khăn đỏ ở đấy rồi chạy một mạch đến nhà bà ngoại cô bé. Nó đẩy cửa vào vồ lấy bà cụ rồi nuốt chửng ngay vào bụng. Xong xuôi, nó lên giường nằm đắp chăn giả là bà ngoại ốm.

Lúc cô bé quàng khăn đỏ đến, cô thấy chó sói đắp chăn nằm trên giường, cô tưởng “bà ngoại” bị ốm thật, cô hỏi:

– Bà ơi! Bà ốm đã lâu chưa?

Sói không đáp giả vờ rên hừ… hừ…

– Bà ơi, mẹ cháu bảo mang bánh sang biếu bà.

– Thế à, thế thì bà cám ơn cháu và mẹ cháu. Cháu ngoan quá. Cháu lại đây với bà.

Cô bé quàng khăn đỏ chạy ngay đến cạnh giường, nhưng cô ngạc nhiên lùi lại hỏi;

– Bà ơi! Sao hôm nay tai bà dài thế?

– Tai bà dài để bà nghe cháu nói được rõ hơn. Chó sói đáp

– Thế còn mắt bà, sao hôm nay mắt bà to thế?

– Mắt bà to để bà nhìn cháu được rõ hơn.

Chưa tin, cô bé quàng khăn đỏ lại hỏi:

– Thế còn mồm bà, sao hôm nay mồm bà to thế?

– Mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy.

Sói nói xong liền nhảy ra khỏi giường, nuốt chửng em bé Khăn Đỏ đáng thương.

Sói đã no nê lại nằm xuống giường ngủ ngáy o o. May sao, lúc đó bác thợ săn đi ngang thấy thế. Bác giơ súng lên định bắn. Nhưng bác chợt nghĩ ra là chắc sói đã ăn thịt bà lão, và tuy vậy vẫn còn có cơ cứu bà. Bác nghĩ không nên bắn mà nên lấy kéo rạch bụng con sói đang ngủ ra. Vừa rạch được vài mũi thì thấy chiếc khăn quàng đỏ chóe, rạch được vài mũi nữa thì cô bé nhảy ra kêu:

– Trời ơi! Cháu sợ quá! Trong bụng sói, tối đen như mực. Bà lão cũng còn sống chui ra, thở hổn hển. Khăn đỏ vội đi nhặt đá to nhét đầy bụng sói. Sói tỉnh giấc muốn nhảy lên, nhưng đá nặng quá, nó ngã khuỵu xuống, lăn ra chết.

Từ dạo ấy, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.

Sự tích bông hoa cúc trắng

Ngày xửa ngày xưa, ở một xóm vắng có nhà nọ chỉ có hai mẹ con nương tựa nhau mà sống. Còn người cha thì đã mất từ rất sớm, để lại hai mẹ con đơn côi trong túp lều nhỏ. Họ phải làm việc vô cùng vất vả thì mới kiếm vừa đủ ăn.

Vào một ngày kia, người mẹ vì làm việc quá nhiều nên bị ốm. Bà liền gọi con gái tới và bảo rằng:

– Con ơi! Giờ con hãy đi tìm thầy thuốc tới đây giúp mẹ.

Cô bé vâng lời mẹ, vội vàng ra đi, cô cứ vừa đi vừa lo lắng cho mẹ của mình. Trên đường, cô vô tình gặp một cụ già tóc bạc, râu trắng. Cụ già thấy cô bé vội vã như vậy thì hỏi thăm:

loading...

– Này cô bé, cháu đi đâu sao mà lại vội thế?

Dù đương vội nhưng cô bé cũng dừng lại trả lời cụ già:

– Thưa cụ, giờ cháu đang đi mời thầy thuốc ạ, mẹ của cháu đang bị bệnh nặng.

Nghe vậy cụ già lại bảo cô bé:

– Ta chính là thầy thuốc. Vậy giờ cháu dẫn ta tới nhà cháu đi, ta sẽ khám bệnh giúp mẹ cháu.

Cô bé hết sức vui mừng, dẫn đường cho cụ già về nhà mình. Đến nơi, cụ già liền khám bệnh cho mẹ của cô. Sau đó thì cụ già mới bảo cô bé là:

– Bệnh của mẹ cháu đã nặng lắm rồi. Nhưng ta sẽ cố gắng hết sức để có thể chữa khỏi bệnh cho mẹ cháu. Giờ thì cháu phải đi ngay ra chỗ gốc đa ở đầu rừng, cháu sẽ thấy gần đó có bông hoa màu trắng, sau đó cháu hãy đem bông hoa về đây.

Ngoài trời bây giờ đang rất là lạnh. Mà cô bé của chúng ta chỉ mặc có một chiếc áo rất mỏng ở trên người. Nhưng thương mẹ, cô cứ đi mãi, đi mãi, cho đến khi đôi chân đã mỏi nhừ thì cô mới tới được chỗ gốc đa nơi đầu rừng như lời chỉ của cụ già kia.

Khi cô nhìn ngó xung quanh thì thấy ngay ở bụi cây gần đó có một bông hoa màu trắng rất là đẹp. Không chần chừ lâu, cô bé hái bông hoa, nâng niu nó trên tay như là vật quý. Đột nhiên cô bé lại nghe thấy có tiếng nói của cụ già đang văng vẳng ở bên tai mình:

– Bông hoa có bao nhiêu cánh nghĩa là mẹ cháu sống được bấy nhiêu ngày.

Cô bé lập tức nhìn xuống bông hoa và cẩn thận đếm từng cánh một:

– Một cánh, hai cánh, ba cánh, bốn cánh… hai mươi cánh. Trời ơi! Nghĩa là mẹ mình chỉ còn có thể sống được hai mươi ngày nữa sao?

Sau một hồi suy nghĩ thì cô bé liền ngồi xuống, nhẹ nhàng xé từng cánh hoa ra thành rất nhiều sợi nhỏ khác. Và mỗi sợi nhỏ ấy lại trở thành một cánh hoa vừa dài vừa mượt. Từ bông hoa chỉ có hai mươi cánh giờ đã trở thành bông hoa có vô vàn là cánh hoa.

Sau đó cô bé mới đem theo bông hoa chạy nhanh về nhà. Về đến nơi cô đã thấy cụ già kia đứng ngay cửa để chào đón mình. Cụ già tươi cười mà nói với cô rằng:

– Mẹ của cháu khỏi bệnh rồi đấy. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn của cháu!

Kể từ đó về sau, hằng năm cứ vào mùa thu là những bông hoa có nhiều cánh lại đua nhau nở rộ, vô cùng xinh đẹp. Và người ta đặt tên cho chúng là bông cúc trắng, nó là biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

6 tháng 9 2016

a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.

b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.

6 tháng 9 2016

cảm ơn nha

 

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?b) Trong...
Đọc tiếp

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

2
16 tháng 2 2019

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

25 tháng 8 2024

Đố mẹo part 1 

 

6 tháng 9 2016

cậu cũng học lớp 6 à trường nào thế

 

6 tháng 9 2016

THCS quang tien

26 tháng 12 2023

Khi kể lại câu chuyện HS cần lưu ý những nội dung quan trọng sau:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Bước 4: Trao đổi, đánh giá.

7 tháng 4 2019

Hôm nay là một đêm trăng rằm tuyệt diệu. Gió từ biển thổi lên mát lạnh, ánh trăng đeo bám vào những chiếc lá ánh ngời ngoài vườn va vào nhau nghe lao xao, lao xao. Tôi mở tung tất cả những cánh cửa sổ. Cùng với gió, trăng tha hồ tràn vào nhà soi những khoảng không gian tối trở nên rực rỡ.

Lúc đó gia đình tôi vừa ăn xong bữa cơm tối, mẹ đang còn bận dọn dẹp, Ba ngồi trên chiếc ghế trầm ngâm cuốn điếu thuốc như con sâu kèn. Còn nội thì vừa bỏm bẻm nhai trầu và đưa võng. Thằng Tuấn, em trai tôi thì nằm trong lòng bà ngọ nguậy như khống muốn rời võng. Tôi ngồi trên chiếc ghế mây ở hiên mải mê nhìn cảnh vật. Không gian như mát dịu hẳn đi khi bầu trời xanh thẳm đến vô cùng, khi những đợt gió cứ lùa trăng đi và tấp vào những đám cây ngoài kia là những đợt sóng vàng lóng lánh... Nội tôi cũng nhìn trăng, bà chỉ lên những hình đen đen trên đó và đố chị em tôi đó là cái gì? Nhìn hoài mà chúng tôi chẳng biết là cái gì cả. Em tôi cho rằng đó là những dãy núi, còn tôi lại thấy giống như một bầy súc vật chẳng ai chăn dắt...

Bà tôi nói rằng: “Thế các cháu chưa hề nghe câu chuyện “Chú Cuội cung trăng” ư?”. Thằng em tôi nhanh nhảu: Chưa, chưa nội ơi. Nội kể cho chị em cháu nghe đi. Ở trên ấy mà cũng có người hả nội?.

9. Ừ, để thong thả nội nhớ lại rồi nội kể cho nghe. Còn việc câu chuyện này có thật hay không thì nội không dám chắc. Nội cũng được nghe bà cố của các con kể lại mà thôi.

10. Ồ, nếu bà cố mà kể thi chắc chắn lắm rồi. Chúng con rất tin là có người ở trên ấy đó - Tuấn ngoảnh sang tôi để lấy sự đồng tình - Phải không chị Hà? - Tôi khẽ gật đầu. Chúng tôi nhìn ba xem ba tỏ thái độ ra sao? Chỉ thấy người cười tủm tỉm, khuôn mặt khuất trong bóng tối, chỉ khi điếu thuốc sáng lên chúng tôi mới nhìn thấy nụ cười.

Nội tôi bỏm bẻm nhai xong miếng trầu, rồi bắt đầu kể. Cái miệng móm của bà trông hiền từ và dễ thương làm sao ấy. Nội như một bà tiên hiền hậu vậy. Giọng kể của bà thật là hấp dẫn, chúng tôi cũng bị cuốn hút theo. Điếu thuốc trên tay ba tôi cũng không còn lập lòe nữa. Chắc ba cùng đang theo dõi câu chuyện say mê không kém chúng tôi. Mọi vật đều im lặng, chúng tôi như chơi vơi lạc vào một thuở xa xôi nào. Chúng tôi hết đến với cánh rừng nơi Cuội đi đốn củi, rồi lại thấy Cuội cùng cây đa bay lên cung trăng chị Hằng ...
Thật là một niềm hạnh phúc dễ chịu. Mẹ tôi đã ngồi bên tôi tự lúc nào. Cả nhà ngồi nghe nội kể một cách say mê. Câu chuyện hấp dẫn thật đấy, nhưng với tôi, cái không khí giản dị và ấm cúng của gia đình nó lặng lẽ âm thầm gieo vào lòng tôi một niềm vui trọn vẹn...

Chuyện nội kể xong rồi mà chúng tôi vẫn chưa thấy hết. Chúng tôi ngồi im lặng ngắm vầng trăng huyền bí. Ồ thì ra những mảng đen trên ấy đâu có phải như những phỏng đoán của chúng tôi.

- Em nhìn thấy rồi, chị Hà ơi... Tuấn đang đứng ngoài sân nói vọng vào - Chị coi kìa, chú Cuội đang đi lại bên gốc đa kia kìa. Ồ chú ăn mặc sao mà lạ quá. Chú đang ngồi nơi tảng đá, lưng tựa vào gốc đa mà nhìn em, có nhìn thấy không chị Hà?...

Cháu ngoan của bà

Tôi cố nhìn nhưng không thấy như vậy. Trăng vẫn ngời ngợi, trăng vẫn tuôn ánh sáng xuống trần gian. Và kìa, trăng đã soi rõ chiếc võng nội đang nằm. Tóc nội trắng phau đầm đìa ánh trăng. Chúng tôi nhìn nội, nội mỉm cười và lấy tay trỏ vào miệng móm của mình. Nội muốn nói với hai chị em tôi là nội không nói chuyện được vì bận nhai trầu.

Ôi, những kỉ niệm giản dị và ấm cúng như vậy sẽ luôn luôn theo tôi đi trong cuộc đời. Tôi thầm nguyện ước nội tôi sẽ ở mãi với chúng tôi, và nội tôi đừng có già thêm nữa. Để những đêm như đêm nay, nội bỏm bẻm nhai trầu và kể cho chúng tôi những câu chuyện ngày xưa tuyệt diệu.

Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau :- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi !- Cậu kể cho mình nghe , Lan là người như thế nào - Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ ?- Thơm ơi , lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắma) Gặp trường hợp như thế , theo em , người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì ?b) Trong những...
Đọc tiếp

Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu và câu hỏi như sau :

- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi !

- Cậu kể cho mình nghe , Lan là người như thế nào 

- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ ?

- Thơm ơi , lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm

a) Gặp trường hợp như thế , theo em , người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì ?

b) Trong những trường hợp trên , câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó . Ví dụ , nếu muốn cho bạn biết Lan là một người tốt , người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan ? Vì sao ? Nếu người trả lời kể một câu chuyện vềAn mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không ? Vì sao ?

 

1
18 tháng 9 2016

 Người nghe muốn biết về sự việc diễn ra và đương nhiên sự việc đó phải có thực nhưng trong trường hợp ( a ) thì đó là 1 câu truyện giả thuyết. Có thể kể nó theo chuyện dân gian.

Người kể phải biết rõ nội dung đừng kể ko đúng sự việc nếu không biết thì phải nói là không rõ còn nếu biết tùy từng trường hợp nên nói hay không nên nói chuyện đó có quan trọng lắm không? Hoặc người ấy không cho nói và kêu giữ bí mật

Trong trường hợp cuối cùng, nếu là chuyện tốt thì nên nghe còn về chuyện xấu hoặc không đúng với thực tế nói xấu nhua thì không nên nghe tránh người khác phàn nàn

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 11 2021
     Ngày xưa có một người con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thân ở dưới nước và ở cả trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.

Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.

Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.

Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.

Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.

Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:

- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.

Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:

- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.

Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:

- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.

Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:

- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.

Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.

Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.

 
16 tháng 3 2022

THAM KHẢO :

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

 

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

4 tháng 2 2021

Ai trong cuộc sống cũng có những tình bạn đẹp mãi mãi chẳng thể nào quên được. Và em cũng vậy. Một trong những tình bạn đẹp nhất của em đó là với bạn An, người bạn đã đồng hành cùng em suốt 5 năm tiểu học. Thật may mắn là nhà An cũng gần nhà em nên chúng em thường xuyên chơi với nhau khi còn nhỏ. Khi vào lớp 1, em và An lại may mắn được học chung một lớp. Từ đó, tình bạn của chúng em cứ thế nảy nở và gắn bó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng em không chỉ là những người bạn thân thiết của nhau mà còn giúp đỡ nhau rất nhiều trên con đường học tập. Chúng em cùng học, cùng chơi và cùng giúp đỡ nhau học hành và tiến bộ. Khi em có bài khó thì An sẽ giúp em hiểu và làm được. Khi An có vấn đề gì khó khăn thì em sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Một trong những kỷ niệm mà em mãi mãi chẳng thể nào quên được với An đó là việc bạn đã từng chạy mưa suốt 5 tiếng đồng hồ để mang bài tập đến cho em. Hôm đó, em sang nhà bà ngoại vì thăm bà ốm nên em đã xin phép cô giáo cho mình được nghỉ học. Thế nhưng hôm đó lớp em học phần kiến thức vô cùng quan trọng và khó nhằn. Ngày mai còn có bài kiểm tra liên quan nữa. Em cảm thấy vô cùng lo lắng không biết phải làm sao. Hôm đó trời còn mưa rất to nữa. Tầm 2 tiếng sau giờ tan học chiều, em thấy có người bấm chuông cửa, em liền chạy ra và thật bất ngờ khi đó là An. Người An ướt nhẹp, tay chân run lẩy bẩy nhưng miệng thì vẫn mỉm cười thật tươi đưa cho em quyển vở rồi nói "Tớ biết cậu lo lắng nên đã bảo bố mẹ rằng tớ sang đây rồi. Cậu yên tâm". Khoảnh khắc ấy em đã suýt khóc. Khoảnh khắc ấy khiến em trân trọng tình bạn quý báu này biết bao nhiêu. Em mời An vào nhà. Sau khi lau người xong, An còn giảng lại bài cho em hiểu. Thật may vì sau đó bạn không bị cảm lạnh Tóm lại, tình bạn của em và An là một tình bạn đẹp và đáng quý biết bao. Dù cho lên cấp hai chúng em học những ngôi trường khác nhau nhưng em vẫn thường xuyên qua nhà bạn chơi và vẫn thân thiết như xưa.

Em tham khảo :

Đề số 3 :

Em rất thích câu chuyện cổ tích “Cây khế”. Em sẽ kể lại câu chuyện này theo lời của nhân vật chú quạ.

    “Trong đợt về cây cổ thu vừa rồi, tôi đã kể chuyến phiêu lưu của tôi cho các cháu tôi nghe. Câu chuyện như sau :

Tôi đang bay trên trời thì khát nước quá, tôi quay đầu xuống thấy cây khế có quả mọng nước, liền đậu xuống ăn. Ăn được năm, sáu quả thì có một cặp vợ chồng nghèo đi ra khỏi căn nhà gỗ và nói :Ngươi ăn hết khế thì chúng tôi lấy gì kiếm sống đây ?Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt! – Tôi nói

Hôm sau, tôi đã chở người chồng đến đảo vàng. Sau khi về căn nhà gỗ ấy, tôi chào và hẹn gặp lại.

1 tháng sau, tôi cũng ra cây khế ấy và định xin vài trái khế. Nhưng tôi không thấy cặp vợ chồng nào nữa và thay vào đó là một người đàn ông to béo. Ông tự xưng là anh trai của người chồng đó và cho tôi ăn vài chục quả rồi tôi cũng nói :

Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt!

Hôm sau, tôi rất ngạc nhiên vì thấy cái túi chín gang mà ông anh đang cầm. Sau khi bỏ hết vàng vào túi, ông còn nhét vào túi áo, túi quần. Trên đường trở về, tôi nói bỏ bớt vàng đi nhưng ổng không chịu. Tôi mỏi quá nên bị nghiêng cánh và giờ đây đã thấy nhẹ hơn. Hóa ra ông anh đã rơi xuống biển và bị chết đuối. Sau đợt đó, cánh của tôi bị đau ê ẩm. Mà đến bây giờ tôi vẫn còn thấy đau.”

  Câu chuyện trên rút cho ta bài học là nếu ta không tham thì ta sẽ sống tốt. Còn nếu ta tham thì ta sẽ phải trả giá cho lòng tham của mình. Giống như câu thành ngữ : “Tham thì thâm” 

12 tháng 7 2021

Bạn tham khảo nha !!

Ngoài tình thương yêu bao la của bố mẹ dành cho, em còn sống và lên trong lời ru êm ái và tình thương của ngoại nữa. Đêm nào, em cũng đi sâu vào giấc ngủ một cách ngon lành bởi những câu chuvện cổ tích thần kì của bà.

          Ngoại em năm nay tròn bảy mươi tuổi. Bà có khuôn mặt rất hiền từ, da hơi nhăn nheo, đôi mắt mỏi mòn sâu thẳm trong đó ẩn chứa biết bao nỗi niềm, cả cuộc đời này bà đã sống để hi sinh tất cả cho con, cho cháu. Bà thường an ủi, động viên cháu, cho cháu từng cái bánh, quả cam, kể cho cháu nghe những câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa”.

          Mỗi buổi tối ăn cơm xong em thường nằm trong lòng bà trên chiếc võng ngoài hiên nhà nhìn sao trời lấp lánh trong đêm. Em được bà kể chuyện cổ tích. Bà kể rằng: “Ngày xưa có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau thân thiết. Năm ấy trời hạn hán rừng cây trơ trọi, ruộng đồng nứt nẻ, mọi người khốn khổ”. Kế đến đây nét mặt bà đượm buồn, dường như bà đang chia sẻ nỗi khổ đau với người trong truyện. Bà kế tiếp: “Tới buổi mai hôm nọ, khí trời oi ả, nóng nực, Bê Vàng thức dậy quyết định ra đi tìm cỏ nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi, đi mãi chẳng thấy cỏ đâu. Thế là Bê Vàng quên đường về”. Nước mắt bà rưng rưng làm em cũng buồn theo thương Bê Vàng quá. Em hỏi:

   - Thế rồi sao nữa hả bà?

          Thế rồi “Giữa cánh rừng hoang vắng, sợ không gặp lại Dê Trắng, từng giọt nước mắt lăn dài trên má Bê Vàng. Ngày lại qua ngày Dê Trắng không thấy bạn trở về nên bèn đi tìm bạn, đi mãi mà không thấy Bê Vàng đâu cả”. Kể đến đây giọng bà như nghẹn lại. Nhìn nét mặt và cử chỉ của bà trong lúc đang kể chuyện em tưởng như bà là một diễn viên đã nhập vai. Ngoài câu chuyện trên, bà còn kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích thật thú vị mà em vẫn còn nhớ mãi.

         Xa bà, em sẽ nhớ lắm. Em mong bà sống thật lâu đế dạy bảo em những điều hay lẽ phải và kể cho em nghe những câu chuyện ngày xưa.