K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Biển Cửa Lò

Đây là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất của du lịch Nghệ An với lượng khách du lịch đổ về đông vô cùng vào mùa hè. Đây cũng là một địa điểm chụp ảnh lý tưởng khi bạn sẽ được thoải mái tạo dáng bên bãi biển, cồn cát hay có thể bắt ngay những khoảnh khắc đẹp nhất khi bạn đạp xe đạp đôi dạo quanh đây, công viên ở đây hay những khu vực mọc rất nhiều cây thông. 

Đồi chè Thanh Chương

Nằm ở miền Tây xứ Nghệ, nơi nổi tiếng với khí hậu khô nóng, khắc nghiệt vô cùng nhưng bạn sẽ cảm giác hạ nhiệt hẳn khi bước vào “ốc đảo” chè ở huyện Thanh Chương. Những quả đồi được phủ bởi màu xanh ngắt ngút ngàn của những cây chè, đan xen giữa những khu đồi là những hồ nước được phản chiếu màu chè. Khi những tia nắng bắt đầu ngày mới tỏa sáng, cả đồi chè trở nên đẹp rực rỡ cùng làn không khí trong lành khiến bạn không khỏi ngạc nhiên.

1 tháng 1 2019

Làng Sen
Làng Sen, là nơi sinh ra của Bác hồ, thuộc xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Một làng quê yên bình, tĩnh lặng giống với lối sống giản dị, mộc mạc của Bác. Nơi đây trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách mọi phương. Ngôi nhà của Bác hòa với thiên nhiên, tạo cảm giác thư thái khi đến đây, là một nơi đến hấp dẫn dành cho bạn khi muốn sự yên tĩnh.
Biển Diễn Thành
Đây là bãi biển đẹp và hấp dẫn nhất Nghệ An. Nơi đây thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm khi đến Nghệ An. Với dòng nước trong xanh, mặt biển êm đềm và sóng nhẹ nhàng là một bãi tắm lí tưởng.
Biển Diễn Châu
Biển Diễn Châu là một bãi biển đẹp trong những bãi biển của Nghệ An. Đây cũng là một bãi biển thu hút nhiều khách du lịch với vẻ đẹp huyền diệu của nó.
Bãi Lữ
Đây là một bãi biển mang vẻ đẹp hấp dẫn của Nghệ An. Nó thu hút du khách đến thăm với vẻ đẹp huyền bí không kém hấp dẫn. Mặt nước dịu êm khiến bạn có cảm giác yên bình mỗi đến thăm.
Đền Cuồng
Đây là ngôi đền được xem là linh thiêng nhất Nghệ An, được bộ thể thao và du lịch công nhận là di tích nghệ thuật quốc gia. Ngôi đền với kiến trúc cổ xưa và độc đáo là nơi thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm mỗi khi đến Nghệ An.
Đền Cờn
Đây cũng là một ngôi chùa linh thiêng của Nghệ An. Được xây dựng một nơi phong thủy hữu tình và thơ mộng. Đền có kiến trúc cổ kính và độc đáo cũng là nơi thu hút khách du lịch đến đây.
Núi Mộ Dạ
Đến với Nghệ An không chỉ chiêm ngưỡng các bãi biển thơ mộng mà bạn còn có thể chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ. Núi Mộ Da là một ngọn núi lớn và hùng vĩ của Nghệ An. Nơi đây luôn luôn hấp dẫn khách du lịch.
Giếng ngọc Mỵ Châu
Đây là một nghệ thuật kiến trúc lâu đời thời vua An Dương Vương. Giếng có vẻ đẹp quyến rũ không kém phần kì bí đối với du khách ghé thăm. Là điều đáng tiếc khi đến Nghệ An mà không đến giếng ngọc Mỵ Châu.
Đền Hồng Sơn
Đây là một chốn linh thiêng của Nghệ An, đền được xây dựng với kiến trúc độc đáo. Nơi đây là điểm nhiều du khách đến thăm quan bởi sự tĩnh lặng và linh thiêng của nó.
Chùa Sư Nữ
Chùa được gọi là Sư Nữ vì đây là nơi các sư nữ sinh hoạt. Ngôi chùa có kiến trúc cổ xưa, và trước chùa có một đầm sen trắng, bạn sẽ cảm thấy thanh tịnh khi đến đây.
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh                                                                                                                                                                    Đây là nơi lưu giữ các hiên vật trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp năm 1930- 1931. Không những lưu giữ mà nơi đây còn giới thiệu lại cuộc kháng chiến hào hùng đó.
vvvvvvvvvvvvvvvvv.......

hoc tốt 

happy new year
 

11 tháng 4 2019

Một số địa điểm du lịch:

Trung Quốc:

- Vạn lý trường thành.

- Tử cấm thành.

- Bến Thượng Hải.

- Di Hòa Viên ( Cung điện mùa hè).

- Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

- Chùa treo Huyền Không.

Lào:

- Hang Pak Ou.

- Cánh đồng Chum.

- Vang Viêng.

- Si Phan Don.

- Pha That Luang.

- Viêng Xai

Cam-pu-chia:

- Ăng-ko-vat.

- Biển hồ Tonle Sap.

- Chùa Vàng – Chùa Bạc.

- Đảo Koh Rong.

Đoạn văn giới thiệu:

Vạn lý trường thành, tức "thành dài vạn lý" là bức tường thành nổi tiếng của trung quốc, một công trình kiến trúc phòng thủ được xây dựng hoành tránh và quy mô. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công xâm lăng của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Theo lịch sử : Lịch sử xây dựng của Vạn Lý Trường Thành có thể truy ngược về thời kỳ Chiến Quốc, với mục đính chủ yếu là ngăn chặn sự di cư của các bộ lạc du mục phương bắc.
Năm 221 Tr.CN, Tần Thủy Hoàng, sau khi thống nhất Trung Quốc, đã cho nối liền và đắp lại ba đoạn thành cũ của các nước Tần, Triệu, Yên, hình thành một tấm lá chắn dài hơn 5000 km ở biên giới phía bắc, trở thành tuyến phòng ngự tiền tiêu, chống lại những cuộc tập kích bất ngờ của những đoàn kỵ binh du mục đến từ thảo nguyên Mông Cổ. Bức tường thành - một minh chứng cụ thể cho sức mạnh và quyền uy của Hoàng đế - được làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở khoảng cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn Lý Trường Thành hiện tại, với điểm cực đông nằm sát phần bắc bán đảo Triều Tiên, đến nay chỉ còn lại ít di tích là những ụ đất thấp, dài.Hán Vũ Đế, trong cuộc chiến với người Hung Nô, cũng đã từng nhiều lần tiếp tục xây dựng vạn Lý Trường Thành nhằm bảo vệ các vùng đất chiến lược Hà Sáo, Lũng Tây, với độ dài lên tới hơn 10.000 km.Trong các thời kỳ sau đó, các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng không ngừng củng cố, xây dựng Vạn Lý Trường Thành ở các mức độ khác nhau, nhưng có chung một kiểu thiết kế với vật liệu là đất nện và có tháp canh nhiều tầng được xây ở khoảng cách vài dặm.

T**k mik nhé!

Hok tốt!

19 tháng 4 2019



Hôm nay chúng ta sẽ đi tham quan Vang Vieng. Vangvieng nằm cách thủ đô của Lào khoảng 150km, thị trấn bé nhỏ Vang Vieng nằm lọt thỏm trong mênh mông của núi rừng xanh ngát. Được biết đến là vùng quê yên bình với khí hậu trong lành, mát mẻ và cũng là điểm du lịch nổi tiếng của đất nước Lào xinh đẹp. Nơi đây không có công trình kiến trúc tuyệt mỹ, không resort hiện đại hay những con đường rộng thênh thang lót đá… Với lợi thế về địa hình lý tưởng – lưng tựa núi mặt nhìn sông, thị trấn Vang Vieng được biết đến như một vùng quê thanh bình bên dòng sông Nam Song. Thị trấn nhỏ bé này vừa ẩn chứa trong mình nét hoang sơ lại vừa là một thị trấn vô cùng yên bình. Ngay khi vừa đặt chân tới Vang Vieng, chúng ta sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho thị trấn nhỏ bé này. Dừng chân ở Vang Vieng, chúng ta có thể nghỉ ngơi trong những căn lều cỏ dựng ngay trên mặt nước, thong dong thả mình trên những chiếc phao để tận hưởng không khí trong lành, hoặc chèo kayak thư giãn và ngắm cảnh trời mây sông nước…

Học tốt

8 tháng 5 2019

Danh lam thắng cảnh

  • Cụm di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa Yên Đức - xã Yên Đức
  • Khu du lịch sinh thái hồ Khe Chè
  • Cụm di tích lịch sử nhà Trần, khu đập Trại Lốc
  • Đập Bến Châu
  • Chùa Ngọa Vân với phong cảnh hữu tình

Di tích lịch sử

  • Đền Lê Chân - Xã Thủy An
  • Đền An Sinh—Xã An Sinh
  • Chùa Ngọa Vân—Xã Bình Khê
  • Chùa Hồ Thiên—Xã Bình Khê
  • Cửa Chúa Năm Phương—Xã Tràng Lương
  • Lăng mộ các vua Trần - Xã An Sinh
  • Chùa Quỳnh Lâm - Xã Tràng An
  • Chùa Chạo Hà—Phường Đức Chính
  • Chùa Cầm—Xuân Cầm-Phường Xuân Sơn
  • Chùa Mễ Sơn—Phường Xuân Sơn
  • Chùa Đông Sơn—Phường Xuân Sơn
  • Chùa Mĩ Cụ—Phường Hưng Đạo
  • Chùa Ngọc Thanh—Thôn Vị Thủy -Xã Thủy An
  • Đền Thái—Thái miếu vương Triều Trần tại quê gốc.
  • Chùa Tuyết -
  • Chùa Nhuệ Hổ - Phường Kim Sơn
  • Chùa Bắc Mã - Xã Bình Dương
  • Đình Bắc Mã - Xã Bình Dương
  • Chùa Hổ Lao - Xã Tân Việt
  • Đình Hổ Lao - Xã Tân Việt
  • Chùa Non Đông (Tường Quang Tự)
  • Chùa Tế (Tường Vân Tự) - Vĩnh Quang - Mạo Khê
  • Chùa Cảnh Huống - Xã Yên Đức
  • Chùa Kỉnh
  • Đình Xuân Quang
  • Lũy thành nhà Mạc
  • Đền nhà Bà - Xã Hoàng Quế
8 tháng 5 2019

"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.

Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"

Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:

"Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao"

Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

học tốt

8 tháng 4 2019

Trả lời:

Địa điểm du lịch nổi tiếng của Yên Bái có 10 chữ là: Bản Lìm Mông

 Hok tốt

8 tháng 4 2019

Bản Lìm Mông

t.c.k. nha

27 tháng 4 2019

đất nước em ở châu lục châu á có các bạn bè như người ở châu phi nhungwcacs bạn ở đó rất khỏe

27 tháng 9 2019

đất nước em sống ở châu á

28 tháng 12 2017

1/ Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?

2/ Diện tích phần đất liền nước ta là bao nhiêu?

4/ Dân số tăng nhanh sẽ gây ra hậu quả gì?

3/ Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu của nước ta?

5/ Nêu vai trò của vùng biển nước ta?

6/ Trình bày vai trò của sông ngòi?

7/ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Dân cư tập trung đông đúc ở đâu?

8/ Nêu những điều kiện để TPHCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?

9/ Hãy kể tên các sân bay quốc tế, những thành phố có cảng biển lớn?

10/ Kể tên những con sông lớn của nước ta mà em biết?

11/ Kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn của nước ta mà em biết?

12/ Kế tên các loại hình giao thông của nước ta?

13/ Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta và ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?

14/ Hãy điền chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S trước câu sai:

Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất.......

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên........

Ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.........

Ở nước ta, ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.......

Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.......

Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta.......

1/ Viết các sự kiện lịch sử vào sau các mốc thời gian sau:

  • 01/ 9/1858
  • 05/6/1911:
  • 03/ /1930: 
  • 19/ /1945: 
  • 02/9/1945:

2/ Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên 3 loại "giặc" mà Cách mạng nước ta phải đương đầu năm 1945?

3/ Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua tình thế hiểm nghèo như thế nào?

4/ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch HCM đã khẳng định điều gì và có tác dụng như thế nào?

5/ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?

6/ Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng sản, mở mang đường sá, xây dựng nhà máy, lập các đồn điền,... nhằm mục đích gì?

7/ Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp nào?

8/ Hãy nêu thời gian, địa điểm, người chủ trì, kết quả của hội nghị thành lập Đảng?

10/ Sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian, bằng cách đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4,...vào ô trống trước mỗi sự kiện lịch sử đó.

Chiến dịch Biên giới. ...

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. ....

Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. ....

Chiến dịch Việt Bắc. .....

Xô viết Nghệ Tĩnh. ....

28 tháng 12 2017

cảm ơn bạn nhé 

mình chúc bạn học giỏi

31 tháng 5 2019

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.

Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"

Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:

"Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao"

Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

Bên cạnh Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt hay phần Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây nhằm củng cố kiến thức của mình.

31 tháng 5 2019

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106058' - 107022' kinh độ Ðông và 20045' - 20050' vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.

Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. Chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.

Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.

8 tháng 10 2017

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.