K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2016
Kỳ Nhân Sư một hình tượng lý tưởng trong tác phẩm “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu đã tự xông đui đôi mắt của mình cho tròn y đạo và nhân đạo để không phải đem nghề y ra phục vụ cho kẻ thù của Tổ quốc và nhân dân. Nhân cách cao thượng ấy của Nguyễn Đình Chiểu còn để lại dấu ấn sâu sắc trong các thế hệ lương y sau nầy. Người thầy thuốc chân chính trong nhân dân làm nghề thuốc còn vì mục đích từ thiện chớ không phải chỉ có kinh doanh trên sự đau khổ của đồng bào. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để biểu lộ lòng yêu nước, thương dân và lấy đó làm vũ khí chống giặc; làm ông Đồ dạy học không biết mệt mỏi vì sự nghiệp nuôi dưỡng “hào khí Đồng Nai” giữ gìn bản sắc Việt Nam trong đời sống văn hóa của nhân dân giữa thời loạn ly; làm thầy thuốc vì đạo cứu người chứ không chỉ vì nghề để vụ lợi. Đó là lối sống có văn hóa, biết tự hào dân tộc, biết tự trọng của một người trí thức chân chính, biết trân trọng phẩm giá của con người, giữ đúng tiết tháo của một kẻ sĩ. Bằng cuộc đời và sự nghiệp của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần xứng đáng cho đời sống văn hóa dân tộc trải qua thử thách nghiệt ngã được bảo tồn và phát triển. Sống trong tình thương và sự kính trọng của nhân dân, những người làm nên lịch sử và sáng tạo văn hóa, Nguyễn Đình Chiểu mãi mãi là một nhân cách lớn, một nhà văn hóa chân chính của nhân dân.
 
 
5 tháng 12 2016

Cậu viết vắn tắt hơn đc ko

5 tháng 12 2016

Ngay nhan đề của bài văn đã đề cập đến chữ “tâm” và chừ “tài” trong nghề y. Nhan đề chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” thì dường như ý nói thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thì có nghĩa là thầy thuốc vừa giỏi vừa có tâm lòng. Trong đó, tấm lòng là gốc. Nhan đề như thế mới đúng với nội dung câu chuyện: Thầy thuốc không chi giỏi tay nghề mà còn là người rất yêu thương bệnh nhân. Nguyễn Du quan niệm về “tâm” vả “tài”: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Bác Hồ yêu cầu người cán bộ phải vừa hồng vừa chuyên và nhấn mạnh "Cán bộ cần phải yêu thương chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn." (Hồ Chí Minh, Thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế, tháng 2 — 1955).

Chúc bạn học tốt!
 
5 tháng 12 2016

Thank you yeu

10 tháng 11 2023

Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ hay viết về đề tài quê hương, đất nước. Cây bút tài hoa Nguyễn Đình Thi đã lựa chọn thể thơ lục bát để khắc họa nên phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Mỗi câu thơ khiến không chỉ bản thân em mà người đọc như được chìm đắm trong kí ức về tuổi thơ, về hình ảnh thân thương quen thuộc của quê hương xứ sở. Những điều tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt” hiện lên thật sinh động, rõ nét. Đi kèm với những điều thân thuộc là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù không quản ngại gian khó, nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Với tình yêu quê hương nồng nàn, tác giả còn kể cho người đọc câu chuyện về truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam nhỏ bé luôn phải kiên cường chống âm mưu xâm lược của giặc ngoại xâm. Và dù trải qua bao năm tháng thăng trầm, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Lớp lớp anh hùng đã xuất hiện, đứng lên lãnh đạo nhân dân, bảo vệ đất nước. Cách truyền tải thông điệp về niềm tự hào dân tộc ấy thật đặc biệt nhưng cũng rất giản gị, chân chất. Nhà thơ tiếp tục viết về những phẩm chất tốt đẹp, về tinh thần kiên cường, bất khuất và những đau thương của con người Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh nào, người Việt Nam luôn tình nghĩa, thủy chung, sắt son. Chi tiết "tay người như có phép tiên” nói về bàn tay lao động chăm chỉ của nhân dân tự tạo nên những vật chất, của cải... Niềm tự tôn dân tộc lúc này được nhà thơ bộc lộ qua sự cảm phục, yêu mến và tự hào đối với đôi bàn tay khéo léo, đầy tài hoa của những con người lao động chân chất, thật thà. Chỉ ai có niềm tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam mới có thể viết nên áng thơ hay như Việt Nam quê hương ta.

10 tháng 11 2023

Cho e hỏi ah/cj tự lm hay trên google ạ?

13 tháng 11 2023

bn tham khảo nha 

Bài thơ "Việt Nam Quê Hương Ta" của tác giả Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm vô cùng đặc biệt và đầy cảm xúc. Khi đọc bài thơ này, em không thể không bị cuốn hút bởi những từ ngữ tinh tế và hình ảnh sống động mà tác giả đã sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của quê hương Việt Nam. Cảm xúc đầu tiên mà em cảm nhận được khi đọc bài thơ này là lòng tự hào và yêu quê hương. Tác giả đã tả đến những nét đẹp tinh túy của Việt Nam, từ cảnh sông núi, biển cả, cho đến những nét văn hóa truyền thống và tình yêu thương của người dân. Mỗi câu thơ đều truyền tải một thông điệp sâu sắc về sự tự hào và tình yêu quê hương, khiến em cảm nhận được sự đặc biệt và đẹp đẽ của đất nước mình.
9 tháng 4 2018

vì bác vẩn thức hoài

9 tháng 4 2018

Phó từ"vẫn" bổ sung ý nghĩa cho từ thức hoài

1 đọc hiểu . đọc đoạn thơ dưới và trả lời câu hỏi sau ?"nếu nhắm mắt nghe bà kể tryuện ,sẽ được nhìn thấy các bà tiên,thấy chú bé đi hài bảy dặm,quả thì thơm,cô tấm rất hiền. nấu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,đã nuôi em khôn lớn từng ngày,tay bồng bế,sớm khuya vất vả,mắt nhắm rồi lại mở ngay."                    (nói với em-Vũ quần...
Đọc tiếp

1 đọc hiểu . 

đọc đoạn thơ dưới và trả lời câu hỏi sau ?

"nếu nhắm mắt nghe bà kể tryuện ,

sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

thấy chú bé đi hài bảy dặm,

quả thì thơm,cô tấm rất hiền.

 

nấu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

tay bồng bế,sớm khuya vất vả,

mắt nhắm rồi lại mở ngay."

                    (nói với em-Vũ quần phương)

câu 1:xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên?

câu 2:đoạn thơ thứ nhất giúp em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào của nước ta?

câu 3:xác định danh từ,động từ,tính từ trong các từ gạch chân ở câu thơ sau:"tay bồng bế , sớm khuya vất vả"(từ in nghiêng và từ ko in đậm)

câu 4:từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái đối với cha mẹ?

2 :tạo lập văn bản 

câu 1: viết đoạn văn (khoảng 7-10 dòng) căn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sao:

"việt nam đất nước ta ơi 

mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 

cánh cò bay lả rập rờn

mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều"

                                   (việt nam đất nước ta -Nguyễn đình thi)

0
1 đọc hiểu . đọc đoạn thơ dưới và trả lời câu hỏi sau ?"nếu nhắm mắt nghe bà kể tryuện ,sẽ được nhìn thấy các bà tiên,thấy chú bé đi hài bảy dặm,quả thì thơm,cô tấm rất hiền. nấu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,đã nuôi em khôn lớn từng ngày,tay bồng bế,sớm khuya vất vả,mắt nhắm rồi lại mở ngay."                    (nói với em-Vũ quần...
Đọc tiếp

1 đọc hiểu . 

đọc đoạn thơ dưới và trả lời câu hỏi sau ?

"nếu nhắm mắt nghe bà kể tryuện ,

sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

thấy chú bé đi hài bảy dặm,

quả thì thơm,cô tấm rất hiền.

 

nấu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

tay bồng bế,sớm khuya vất vả,

mắt nhắm rồi lại mở ngay."

                    (nói với em-Vũ quần phương)

câu 1:xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên?

câu 2:đoạn thơ thứ nhất giúp em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào của nước ta?

câu 3:xác định danh từ,động từ,tính từ trong các từ gạch chân ở câu thơ sau:"tay bồng bế , sớm khuya vất vả"

câu 4:từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái đối với cha mẹ?

2 :tạo lập văn bản 

câu 1: viết đoạn văn (khoảng 7-10 dòng) căn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sao:

"việt nam đất nước ta ơi 

mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 

cánh cò bay lả rập rờn

mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều"

                                   (việt nam đất nước ta -Nguyễn đình thi)

0
7 tháng 2 2019

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua: