K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2021

Vẻ đẹp của hồ Ba Bể hiện lên thật đẹp trong đoạn thơ. Để khám phá vẻ đẹp của hồ, thuyền ta lướt nhẹ, chỉ với một từ lướt nhẹ thôi mà ta có hình dung như đang bước trên chốn tiên cảnh nhân gian. Cảnh hồ đẹp thêm muôn phần bởi sự tô điểm của mây trời và núi xanh. Thiên nhiên vạn vật cũng tô điểm cho vẻ đẹp hồ Ba Bể. Những áng mây trắng xóa trôi lặng lẽ như đầy luyến tiếc trước cảnh sắc hồ Ba Bể. Trên dòng nước đẹp xinh, đó là con người với công việc lao động, công việc tô điểm cho cái đẹp của hồ. Đó là hình ảnh một mái chèo lướt nhẹ trên mặt nước và hòa vào cảnh núi, mây trời đẹp tươi. 

13 tháng 7 2021

trả lời:

 Khi con thuyền lướt nhẹ trên Ba Bể nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bóng trên mặt nước. Khiến cảnh tượng như con thuyền đang trôi bồng bềnh trên bầu trời. Mái chèo khua nước làm mặt nước rung rinh in bóng núi tạo nên thú vị, kì ảo của cảnh vật. Cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp nên thơ của Hồ Ba Bể càng thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả đối với quê hương đất nước.

hok tốt

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 2 2018

a. Những ngư dân ngày đêm lao động hăng say trên biển để đem về những mẻ cá tươi ngon. Công việc của họ tuy vất vả những họ vẫn tràn đầy niềm vui, niềm hứng khởi và lao động hăng say. Những người ngư dân ấy ngày đêm lao động, không mệt mỏi để góp phần dựng xây đất nước giàu đẹp.

b. Đoạn thơ gây ấn tượng trong bài:

"...Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"

=> Đoạn thơ vừa khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên và cho thấy tầm vóc của những người lao động trên biển.

Những người dân trở về từ biển cả với tâm trạng hứng khởi và không khí khẩn trương như chạy đua với thời gian. Điều đó vừa cho thấy sức mạnh, tầm vóc vừa cho thấy nhiệt huyết của những người dân chài. Và những mẻ cá tươi ngon với "mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi" chính là thành quả lao động xứng đáng của họ. Bên cạnh đó, đoạn thơ còn khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên: thiên nhiên như đồng hành cùng con người trong mỗi chuyến đi. Phép nhân hóa "đội" và điệp từ "mặt trời" đã góp phần khắc họa sự gần gũi mà kĩ vĩ của thiên nhiên vùng sông nước...

4 tháng 5 2018

who is Bạm

18 tháng 12 2019

Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể. Vì bài văn không có các nhân vật cũng không có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật, mà chỉ giới thiệu về vị trí, độ cao, chiều dài.

16 tháng 4 2019

1.

-Ăn cháo đá bát

-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

-Ăn chắc mặc bền

-Ăn coi nồi, ngồi coi hướng

-Ăn bữa trưa chừa bữa tối

-(Ăn khế trả vàng).......................................................................đùa thôi, đừng có ghi nhá!

giúp mình câu này với:Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:Hồ Ba Bể      Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.      Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc...
Đọc tiếp

giúp mình câu này với:

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

Hồ Ba Bể

      Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.

      Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì. Sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: "Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ". Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần.

 (Theo Dương Thuấn)

Văn bản sau có nội dung gì?

Giới thiệu về hồ Ba Bể.
Giải thích nguồn gốc của hồ Ba Bể.
Sự ra đời của tên gọi hồ Ba Bể.
Các sinh vật sống ở hồ Ba Bể.
2

Giới thiệu về hồ ba bể

18 tháng 9 2021

 giới thiệu hồ Ba Bể  

3 tháng 7 2018

a)Cha tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng mẹ già tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn.

Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì ai nấy đều kinh sợ và xua đuổi bà. Mẹ tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con tôi đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và mẹ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn. ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Mẹ tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Mẹ và tôi chia nhau đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.

Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy, tôi và mẹ, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ mẹ con tôi đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.

b)

Trong một ngôi nhà nhỏ chỉ có hai mẹ con sống với nhau. Hằng ngày, người mẹ phải làm lụng rất vất vả để nuôi con, người con hiếu thảo biết mẹ khổ nên vô cùng thương mẹ.

Vì làm việc vất vả nên không may người mẹ lâm bệnh nặng, người con đã chăm sóc mẹ hết lòng nhưng bệnh vẫn ngày một nặng thêm. Sợ quá, không biết phải làm sao, người con chỉ còn biết ôm mẹ mà khóc rồi ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, người con mơ thấy một bà tiên bay xuống đứng bên cạnh, ôm người con vào lòng và nói: “ Bé con của bà, làm sao con khóc? Có phải con khóc vì sợ không thể cứu được mẹ đúng không? Con hãy nín đi, bà sẽ giúp con cứu mẹ. Nhưng có thể con sẽ phải hi sinh đến tính mạng của mình đấy vì đường đi lấy thuốc rất xa và nguy hiểm, liệu con có làm được không?..”

Người con vô cùng sung sướng và bừng tỉnh giấc, vội vàng làm theo lời bà tiên trong giấc mơ. Cô chạy vào rừng, qua rất nhiều ngọn núi, đến một thung lũng xa xôi, vượt lên ngọn núi cao. Trên đỉnh núi có một bông hoa cúc tỏa hương thơm ngào ngạt. Cô bé vội vàng chạy tới nói với hoa: “Hoa ơi, hoa đẹp quá, nếu tôi hái hoa thì chắc là hoa sẽ đau lắm! Nhưng hoa đừng trách tôi nhé vì mẹ tôi đang bị ốm nặng ở nhà, tôi phải mang hoa về để chữa cho mẹ tôi”. Rồi cô hái bông hoa và băng băng chạy về nhà tặng hoa cho mẹ. nhưng người mẹ vẫn không tỉnh lại. Chợt nhớ đến lời dặn của bà tiên: “ Con phải tước nhỏ từng cánh hoa, càng tước được nhiều thì mẹ con càng sống lâu hơn”. Cô bé miệt mài ngồi tước thật nhỏ, thật nhỏ từng cánh hoa suốt hai ngày hai đêm. Và điều đó đã trở thành sựu thật. Hai mẹ con vô cùng hạnh phúc, ôm lấy nhau khóc nức nở và sống vui vẻ bên nhau mãi mãi.

c)

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
- Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
- Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc. 
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
 Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký

 Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy. 
Phỏng theo Bàn chân kì diệu Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường trung học ở Thành phố Hồ Chi Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3, tập hai.
Ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giàu nghị lực của Nguyễn Ngọc Ký Tuy bị bại liệt hai cánh tay nhưng kiên trì, vượt khó, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước.

3 tháng 7 2018

a)Cha tôi xấu số mất sớm. Tôi sống cùng mẹ già tại xã Nam Mẫu, tỉnh Bắc Cạn.

Năm ngoái, làng tôi mở hội cúng Phật. Ai cũng lo làm việc tốt để cầu phúc. Nhưng đáng tiếc, mọi người chưa thực sự có tâm nên hôm ấy, khi một bà lão mình mẩy lở loét xuất hiện giữa đám hội xin ăn thì ai nấy đều kinh sợ và xua đuổi bà. Mẹ tôi thấy bà lão tội nghiệp bèn đưa bà cụ về, cho bà cụ ăn và mời bà ngủ lại. Tối hôm ấy, hai mẹ con tôi đang ngủ chợt tỉnh giấc vì một thứ ánh sáng rực rỡ phát ra từ chỗ bà cụ nằm. Nhìn kĩ, tôi và mẹ thấy một con Giao Long to lớn đang cuộn mình trên võng. Mẹ con tôi sợ quá đành nhắm mắt mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con tôi vẫn bình an, không thấy Giao Long đâu cả. Chỗ ấy vẫn là bà cụ gầy yếu. Rồi bà lão sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt, bà lão nói với hai mẹ con tôi: “Vùng này sắp có lụt lớn. ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn”. Mẹ tôi không muốn chỉ mình mình sống trong khi dân làng phải chết nên mạnh dạn hỏi bà cụ: “Làm thế nào để cứu dân làng khỏi chết chìm”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho hai mẹ con tôi hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi bà biến mất. Mẹ con tôi thấy điềm lạ nên vội vàng làm theo lời bà cụ dặn. Mẹ và tôi chia nhau đi báo cho dân làng biết sắp có lũ để tránh nhưng dân làng không ai chịu tin. Họ đều cho rằng chúng tôi bị mất trí.

Tối hôm đó, khi dân làng đang cúng bái thì bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên kèm theo một tiếng nỗ dữ dội. Nhà cửa, người vật đều chìm trong biển nước. Người dân trong làng sợ hãi vô cùng. Thấy vậy, tôi và mẹ, mỗi người chèo một chiếc thuyền đi cứu dân làng đưa về nhà mình tránh lũ. Chả là nhờ rắc tro quanh nhà theo lời bà lão – giờ mẹ con tôi đã biết là thủy thần – nên nhà của hai mẹ con tôi không bị chìm trong nước. Nước càng dâng cao bao nhiêu, nền nhà lại cao lên bấy nhiêu. Còn chiếc thuyền chở dân chúng chính là hai mảnh vỏ trấu mà bà lão cho khi trước. Sau sự kiện đó, làng tôi bị sụt lún, tạo thành một cái hồ rộng lớn. Dân làng gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con tôi nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.

23 tháng 12 2021

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

Đây nhé (´ ∀ ` *)