Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam”
Đó là những lời ca da diết thể hiện được tình cảm của tất cả thiếu nhi của Việt Nam đối với Bác Hồ- Vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu trong tim mỗi người Việt Nam. Đặc biệt, đối với các em thiếu nhi thì Bác Hồ như một người Bác hiền từ, rất mực thân thiết mà các em đặc biệt kính yêu.
Không hề là ngẫu nhiên, vô tình, cũng không phải Bác Hồ là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà các em thiếu nhi lại kính yêu Bác như vậy. Các em thiếu nhi của Việt Nam đều vô cùng thuần khiết, trong sáng nên khi các em đã dành những tình cảm tha thiết, sự kính yêu vô bờ với ai đó thì chứng tỏ người nhận tình yêu ấy của các em cũng vô cùng tuyệt vời, sẽ quan tâm và dành những tình cảm tương tự cho các em. Đúng vậy, Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là người Bác vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhi.
Mặc dù lúc nào Bác cũng bận rộn với việc nước, việc dân nhưng Bác luôn dành ra những thời gian đặc biệt để cùng các em thiếu nhi vui chơi, quan tâm đến cả hoạt động học tập, phát triển của các em. Cũng vì vậy mà không biết từ lúc nào, Bác Hồ đã trở thành một người mà các em thiếu nhi Việt Nam yêu quý nhất. Trong học tập, các em thiếu nhi luôn được Bác những lời động viên, quan tâm và cả niềm tin mãnh liệt vào các em – thế hệ tương lai của đất nước. Vào mỗi dịp khai trường, Bác luôn dành thời gian để cùng đến tham dự với các em thiếu nhi, nếu không thể đến dự thì Bác sẽ viết thư để gửi lời chúc đến các em.Đây cũng là lí do mà dù Bác không còn nữa nhưng vào mỗi dịp khai trường, các trường học lớn nhỏ trên cả nước đều đọc thư Bác gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường.
Đối với Bác, trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước nên sẽ là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Bác cũng đã từng viết những vần thơ về các em như:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết nói biết học hành là ngoan”
Sự quan tâm của Bác dành cho học sinh không phải là trách nhiệm của vị lãnh tụ đối với những chủ nhân tương lai của đất nước mà xuất phát từ chính tấm lòng nhân hậu, yêu thương đối với các em học sinh.
Bác không chỉ yêu thương, dành cho các em thiếu nhi những cử chỉ ân cần, ấm áp như một người cha già mà Bác Hồ còn dành cho các em thiếu nhi một niềm tin mãnh liệt, Bác tin tưởng thế hệ của các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ làm rạng danh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Trong một bức thư gửi cho các em học sinh, Bác viết : “ …Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sáng va với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…”
Đến nay, dù Bác đã mãi mãi rời xa dân tộc, đồng bào, rời xa các em thiếu nhi thì Bác vẫn luôn ở trong kí ức của mỗi người. Và những thế hệ sau này dù chưa từng được gặp Bác nhưng ở sâu thẳm mỗi trái tim bé nhỏ đều dành cho Bác những niềm kính yêu vô bờ.
bạn tham khảo nha
Câu 1. Viết đoạn văn khoảng ( 6- 8) câu trình bày ý nghĩa của lối sống giản dị.
Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có những tính cách, lối sống của riêng mình.Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ - một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc.Mọi người, nhất là lớp trẻ, cần nhận thức được giá trị phấn đấu tu dưỡng để có thể rèn luyện cho bản thân đức tính cao quý này.
Câu 2. Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là “Học tập tốt, lao động tốt”. Em hãy giải thích lời dạy trên.
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam và là người ông hiền lành rất mực yêu thương tuổi nhỏ Việt Nam. Sinh thời, Bác rất quan tâm giáo dục thiếu niên, nhi đồng để Tổ quốc Việt Nam có những công dân tốt. Bác lúc nào cũng lo chăm bón, vun trồng lớp “măng non” phát triển tốt tươi. Mỗi thiếu nhi Việt Nam đều ghi nhớ năm điều Bác dạy. Một trong năm điều quý báu đó là “Học tập tốt, lao động tốt”. Tìm hiểu sâu ý nghĩa câu nói để phấn đấu vươn lên là nhiệm vụ của học sinh.
Câu nói ngắn, vẻn vẹn có sáu chữ nhưng hiểu cho đầy đủ ý cũng không đơn giản. Thế nào là học tập tốt? Theo em nghĩ, học tập tốt trước hết phải được thể hiện ở sự xác định cho mình một động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Học tập là để mở mang trí tuệ, nắm được những tri thức văn hóa, khoa học của nhân loại, để từ đó biết vận dụng vào cải tạo, xây dựng cuộc sống cho bản thân mình và cho xã hội. Bác Hồ cũng đã dạy chúng em: học để làm người dân tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt, hay nói cách khác là làm người lao động có văn hóa, góp phần xây dựng đất nước.
Động cơ, mục đích học tập đúng đắn là điều rất cơ bản, nhưng chưa đủ. Muốn học tập tốt còn cần phải có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học, thích hợp.
Nói đến thái độ học tập đúng đắn là nói đến sự cần cù chăm chỉ vượt mọi khó khăn khách quan của đời sống hàng ngày, và không lùi bước trước những vấn đề hóc búa của khoa học. Đường đến trường có thể xa, một cuốn sách cần đọc có thể dày, một bài toán cần giải có thể rắc rối... Chính lúc đó đòi hỏi ta phải có đức tính: kiên trì và nhẫn nại. Phải chủ động vươn lên nắm lấy tri thức để học tập tốt...
Nói đến phương pháp học tập khoa học là nói đến hàng loạt biện pháp nhằm học tập đạt hiệu quả cao. Từ cách nghe giảng, cách ghi bài ở lớp, đến cách giải bài tập, cách ứng dụng thực hành ở nhà, từ học trong sách vở đến học ngoài cuộc sống, từ học thầy đến học bạn v.v... tất cả đều có tác dụng nâng cao chất lượng học tập cho cá nhân mình nếu biết làm đúng hướng, đúng cách và có nề nếp. Trao đổi với các bạn học giỏi, tuy mỗi người có mỗi cách, nhưng tất cả đều toát lên phẩm chất của những người học tốt là: động cơ, thái độ học tập đúng đắn và phương pháp học tập khoa học, sinh hoạt học tập nề nếp.
Còn lao động tốt có nghĩa là thế nào? Hiểu theo nghĩa rộng: lao động tốt là phải tạo ra được nhiều sản phẩm tốt cho xã hội. Nhưng trong phạm vi nhà trường, đối với chúng em, lao động còn có ý nghĩa là rèn luyện để tập làm người lao động sau khi ra trường. Nhưng dù là lao động phục vụ hay lao động sản xuất, dù đơn giản hay phức tạp, dù ở trường hay ở nhà, em nghĩ: đã gọi là lao động tốt thì phải bảo đảm 3 yếu tố: lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và năng suất cao. Học tập cũng là hình thức lao động trí óc của người học sinh.
Lao động có kỉ luật tức là phải bảo đảm giờ giấc, nội quy lao động, chống tùy tiện, được chăng hay chớ; kỉ luật tốt nhất là kỉ luật tự giác, nhận thức được ý nghĩa của công việc mình làm, để làm với ý thức là người chủ của công việc.
Mặt khác, nói đến lao động tốt là phải nói đến yêu cầu về kĩ thuật. Kĩ thuật, theo em nghĩ, là điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng sản phẩm, dù là sản xuất ra máy móc như các công nhân, hay làm một luống rau ở vườn trường như chúng em cũng vậy.
Ngoài ra, em còn nghĩ rằng xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng, yếu tố tăng năng suất trong lao động là cực kì quan trọng, không những bảo đảm chất lượng mà còn làm ra nhiều sản phẩm. Vì vậy lao động tốt là lao động với tinh thần tự giác, lao động có kỉ luật, cải tiến và sáng tạo để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ cho cuộc sống.
Lời dạy của Bác đã giúp cho chúng em phương hướng rèn luyện để vào đời. Ngay trong quá trình học tập, nhiều bạn đã trở thành “cháu ngoan Bác Hồ” cũng nhờ đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Riêng bản thân, em hiểu rõ dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng cần tự rèn luyện mình theo những điều Bác dạy.
chúc bạn học tốt nha
( mk nghĩ câu 2 sẽ sai, nếu sai thì cho mk xin lỗi nha)
Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác
Nhằm liên kết các câu trong trong đoạn thành một mạch văn thống nhất
a, Các bệnh nhân nhiễm covid 19 đã được các bác sĩ, y tá - những "chiến sĩ áo trắng" ngày đêm chăm sóc.
b, Trong thời gian này, việc cách ly xã hội để phòng chống dịch covid đã được toàn thể người dân Việt Nam thực hiện nghiêm túc.
1. Thế nào là câu chủ động và câu bị động?
a) Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.
Ví dụ: Vào năm ngoái, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.
Trong ví dụ này:
– Bộ phận chủ ngữ là: những người công nhân. Đây là chủ ngữ chỉ người thực hiện hoạt động.
– Bộ phận vị ngữ là: đã xây dựng xong. Đây là vị ngữ chỉ hoạt động của chủ ngữ hướng vào đối tượng khác.
– Bộ phận bổ ngữ là: cây cầu này. Đây là phụ ngữ chỉ đối tượng hướng tới của hành động thể hiện ở chủ ngữ.
b) Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
Ví dụ: Vào năm ngoái, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân.
Trong ví dụ này:
– Bộ phận chủ ngữ là: cây cầu này. Đây là chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào {những người công nhân).
– Bộ phận vị ngữ là: đã được xây dựng xong.
– Bộ phận phụ ngữ là: những người công nhân.
c) Câu chủ động và câu bị động tương ứng (như ở ví dụ nêu trong mục a, b) là hai kiểu câu có quan hệ mật thiết với nhau. Thường thì, chỉ khi nào trong câu chủ động mà vị ngữ là động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ để câu được trọn nghĩa thì câu đó mới có câu bị động tương ứng.
2. Về nội dung và cấu tạo của câu chủ động và câu bị động
a) Về mặt nội dung, câu chủ động và câu bị động về cơ bản là giống nhau.
Ví dụ:
Câu chủ động: Thầy Hiệu trưởng khen ngợi Lan.
Câu bị động: Lan được thầy Hiệu trưởng khen ngợi.
Hai câu này được coi như có sự giống nhau về nghĩa.
Tuy vậy, giữa hai câu này cũng có nét khác biệt tinh tế về nội dung. Nếu câu chủ động có sự tập trung chú ý nhiều vào thầy Hiệu trưởng, thì trong câu bị động lại có sự hướng nhiều vào Lan hơn.
b) Về mặt cấu tạo, câu bị động thường có các từ được, bị như một dấu hiệu hình thức để phân biệt câu bị động với câu chủ động. Tuy vậy, các em cũng cần chú ý có hai loại câu bị động:
Câu bị động có dùng được, bị.
Ví dụ: Chiếc xe máy đã được sửa xong.
Câu bị động không dùng được, bị.
Ví dụ: Ngôi đền xây từ thời Lí.
3. Tác dụng của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Câu bị động thường được dùng trong các trường hợp sau:
– Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng.
– Khi không cần nhấn mạnh chủ thể của hành động.
– Dùng trong văn phong khoa học.
Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc hơn.
câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác , vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người vật được hoạt động của người vật khác hướng vào (chỉ đối tượng hoạt động)
mục đích :nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất
Các cháu thiêu nhi, nhi đồng được Bác Hồ vô cùng yêu quý.
Các cháu thiếu nhi,nhi đồng được Bác Hồ vô cùng yêu quý