Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Cái đúng của sự so sánh ở câu thơ trên vì “trẻ em” giống như “búp trên cành”- đều là những sự vật còn tươi non, đang phát triển. Hay là vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh (búp trên cành) gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về “trẻ em”: tác giả muốn nói trẻ em luôn đầy sức sống, non tơ, chứa chan niềm hy vọng…
c) Cái đúng của sự so sánh ở câu thơ “Bà như quả ngọt chín rồi, Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng” vì: “bà” sống đã lâu, tuổi đã cao, giống như “quả ngọt chín rồi”- đều phát triển đến độ già dặn, có giá trị cao. Hay vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh (quả ngọt chín rồi) gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về “bà”: có tấm lòng thơm thảo, đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng…
hai câu thơ trên sử dụng biện pháp và so sánh
đúng không , ghép hai câu lại nhé
Biện pháp tu từ :
+) So sánh : Bà với quả ngọt đã chín rồi
=> TD : gợi tuổi tác của bà : tuổi bà đã cao , bà đã sống lâu , có nhiều kinh nghiệm trong cuộc đời.Đồng thời , gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về “bà”: có tấm lòng thơm thảo, đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời của mỗi chúng ta ( chăm sóc , nâng niu , yêu thương ta hết mực) , đáng nâng niu và trân trọng.
- so sánh : người bà như "quả ngọt" càng thêm tuổi tác càng nhiều kinh nghiệm,vốn sống => thể hiện sự quý trọng đối với người bà
đặc điểm so sánh là chín
từ so sánh là như
cón sự vật dùng để so sánh là bà
có đúng không
Sử dụng biện pháp tu từ: Ẩn dụ
Quả khi chín tới bắt đầu có mùi thơm, lòng cũng chuyển từ xanh sang màu ruột chín thường là màu vàng, và vị quả đổi từ chát, chua sang ngọt ngào... quả càng chín tới hương càng đượm lòng càng ngọt vị càng ngon.
Tác giả đem lòng bà mà ví với quả là biện pháp tu từ tượng hình nữa. Khi ta ngất ngây với vị quả chín trong miệng, với hương quả ngào ngạt trên mũi thì tình cảm bà dành cho ta cũng nồng nàn như thế.
Cả hai thực thể, quả chín và bà đều tăng trưởng về mức độ nồng nàn theo thời gian.
Bài 1: Từ đứng trong các câu sau có nghĩa là gì?
a) Về môn Toán, An đứng đầu lớp
Từ " đứng" có nghĩa là thứ tự xếp hạng.
b) Lan và Hoa cãi nhau, tôi phải đứng ra để hòa giải
Từ " đứng" có nghĩa là: xen vào giữa hai sự vật để gỡ rối.
Bài 2: Đặt 2 câu với từ của:
a) Một câu có từ của là danh từ:
- Của cải, vật chất, chỉ là thứ bề ngoài, còn tình cảm bên trong con người là vô giá.
b) Một câu có từ của là quan hệ từ:
Mẹ của tôi rất là hiền.
Bài 3: Câu: "Nhưng bình minh nơi thôn dã từ xưa tinh khiết, trong trẻo và rộn rã lạ lùng."
a) Một quan hệ từ. Đó là từ " Nhưng "
Bài 4: Hãy chỉ ra cái đúng và cái hay của sự so sánh trong câu thơ sau:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác cáng tươi lòng vàng.
Bài làm
Trong câu thơ đó, tác giả Võ Thanh An đã ví
- Bà-quả ngọt chín
- tuổi tác-cáng tươi lòng vàng
Chỉ người bà giống quả chín, nếu càng có tuổi thì lại càng già.
Bài 5: Hãy tả về một người thầy, cô giáo của em.
Bài làm
Nếu nhắc đến người mà suốt đời tôi không thể nào quên được bên cạnh gia đình tôi thì đó chính là cô giáo chủ nhiệm năm lớp bốn của tôi. Cho đến bây giờ, hình bóng của cô vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi.
Cô giáo tôi năm nay đã ngoài ba mươi, nhưng trông cô vẫn trẻ trung lắm. Dáng người cô cao, hơi gầy. Cô có mái tóc dài, đen óng ả, mượt mà lúc nào cũng được cô để xõa đến ngang lưng. Ở người giáo viên ấy tỏa sáng với làn da trắng hồng hào, khiến cô lúc nào trông cũng trẻ hơn so với tuổi. Khuôn mặt cô tròn, cân đối, với một vầng trán cao. Trên khuôn mặt ấy nổi bật lên đôi mắt đen láy, sáng như vầng trăng trên bầu trời, lúc nào cũng ngắm nhìn chúng tôi bằng cái nhìn trìu mến đầy tình yêu thương. Làn môi hồng, mỏng manh, cô hay cười lắm, mỗi lần cô cười lại để lộ hàm răng trắng như sứ, đều tăm tắp cùng hai lúm đồng tiền khiến cô càng thêm duyên dáng. Đôi bàn tay cô mềm mại như búp măng non, ngày ngày viết những dòng chữ nắn nót như rồng múa phượng bay trên bảng.Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng, mỗi giờ học của cô, tôi như đắm chìm vào trong từng câu từng chữ của bài giảng, lời cô như tiếng ru ấm áp của mẹ ngày tôi còn bé thơ vậy. Trang phục thường ngày của cô rất giản dị mà duyên dáng, khi thì bộ váy công sở nhạt màu, khi thì áo sơ mi cùng quần âu đen nghiêm túc , tất cả đều không làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có của cô mà càng làm cô trở nên đầy thu hút.Cô là một người giáo viên tận tâm và hết mình với nghề, cô luôn chăm lo, dạy dỗ chúng tôi từng li từng tí, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi. Cô luôn yêu thương, dạy dỗ chúng tôi đến nơi đến chốn. Có đôi khi tôi thoáng nhìn thấy những cái nhăn mày, những ánh mắt buồn rầu của cô vì học sinh, những lúc như vậy, tôi càng thương cô hơn. Cũng có lúc cô thường tâm sự, cho học sinh lời khuyên bảo chân thành khi gặp khó khăn. Cô đã từng nói “ Niềm vui của cô mỗi khi đi dạy là được nhìn thấy nụ cười của học sinh, đó là động lực để cô tiếp tục công việc của mình” . Cô chính là một người giáo viên luôn tận tình, gần gũi với học trò, một người giáo viên luôn tràn đầy tâm huyết trong nghề nghiệp.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất nhớ cô giáo của tôi,tôi yêu quý cô rất nhiều. Dù sau này có thế nào , tôi cũng sẽ luôn cố gắng để trở thành một người học trò khiến cô tự hào.
# Chúc bạn học tốt #
"Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà"
Đó là hình ảnh mang đậm ý nghĩa sâu sắc giữa con người và thiên nhiên hòa quyện,gắn bó với nhau thật là đẹp đẽ.Tiếng đàn ngân nga lan tỏa trong đêm trăng như lay động cả mặt nước dòng sông Đà cùng những ánh trăng sáng từ trên cao chiếu xuống mặt sông,làm cho dòng sông như dòng trăng lấp loáng tạo nên thơ.Cho thấy sự gắn kết gữa tâm hồn của con người với thiên nhiên và ánh trăng,dòng sông cùng tiếng đàn ngân nga.
a,
Chín 1 là chỉ số lượng của quả cam
chín 2 là chỉ mức độ nó đã chín và có thể dùng .
\(\Rightarrow\)2 từ chín trên là từ đồng âm
b,
Cầu 1 là chỉ một thứ giúp con người đi qua để sang muốn sang .
Cầu 2 là 1 hiện tượng giúp có mưa nhưng đc nhân dân tin tưởng .
\(\Rightarrow\)đây cũng là từ đồng âm .
còn mấy câu sau để mik nghĩ đã !
a) Cây cam này có chín (1) quả cam đã chín (2)
- Chín (1) : số lượng
- Chín (2): khi quả đã già
=> Hai từ này là từ đồng âm
b) - Cầu(1) : một thứ bắc ngang qua con sông ( nghĩa gốc)
- Cầu (2): mong nguyện
=> Từ đồng âm
c) - Chín (1): khi quả đã già
- Chín (2): suy nghĩ kĩ
=> Từ nhiều nghĩa
d) - Từ nhiều nghĩa
e) - Từ nhiều nghĩa
g) - Từ nhiều nghĩa
h) - Từ đồng âm
p/s nha! mk ko chắc đâu!
Tác dụng của phép tu từ trong những câu thơ trên là:
phép tu từ so sánh .
so sánh bà như quả chín là nói lên sức khỏe bà ngày càng yếu như quả đã chín không biết chừng nào sẽ rụng . Người cháu rất lo cho sức khỏe bà , khi tuổii bà ngày càng cao.
" Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng thêm lòng vàng. "
=> Cái đúng và cái hay của sự so sánh trong câu thơ trên là : " bà " đã sống lâu, tuổi đã cao, giống như " quả ngọt chín rồi " - đều phát triển đến độ già dặn, có giá trị cao. Hay vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh ( quả ngọt chín rồi ) gợi sự suy nghĩ, liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về " bà ": có tấm lòng thơm thảo, đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng, ...