K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hậu quả :viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, gây chứng thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch… Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Cách phòng : uống thuốc tẩy run thường suyên ăn chín uống sôi , đồ ăn phải sạch sẽ hợp vệ sinh,....

8 tháng 11 2021

Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:
- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh,  thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn. 
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.
-  Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.
- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Tham khảo

9 tháng 11 2016

- Tỉ lệ người mắc bệnh giun sán ở nước ta rất cao, nhất là trẻ em (trên 90%). Giun sán ngoài lấy tranh chất dinh dưỡng của người, còn sinh ra độc tố gây hại cho người, có thể gây ra tắc ruột hoặc tắc ống mật

- Cách phòng chống bệnh giun sán:

+ Phải ăn uống vệ sinh:

  • Thức ăn nấu chín.
  • Uống nước sôi để nguội.
  • Ngay cả tắm rửa cũng cần chọn chỗ nước sạch.
  • Động vật ăn uống sạch.

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường.

+ Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay.

+ Đi giày, ủng khi tiếp xúc với đất.

+ Tẩy giun ở người và động vật.

CHÚC BN HỌC TỐT!

 

10 tháng 11 2016

câu đầu sai r`, hỏi vì sao mà thím -_-

1 tháng 11 2016

Câu 1 + 2 :

Trùng kiết lị và giun đũa kí sinh gây bệnh cho cơ thể người

Cánh phòng tránh :

+ Ăn chín , uống sôi

+ Vệ sinh rau củ quả trước khi ăn

+ Rửa tay trước khi ăn

+ Tránh ăn đồ ăn sống

+ Tẩy trùng định kì

Câu 2 :

Vì trâu,bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ kí sinh của sán lá gan.Ngoài ra ,trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên có nhiều kén sán

1 tháng 11 2016

khi bị mắc bệnh,người bệnh cảm thấy ntn?

15 tháng 12 2021

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

15 tháng 12 2021

1.Tham Khảo:

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. - Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Tác hại nhiễm giun sán. Những người bị nhiễm giun truyền qua đất thường không  triệu chứng hoặc  một số các triệu chứng như đau bụng, chán ăn. Khi bị nhiễm giun nặng  thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm: tiêu chảy, mất máu, chậm phát triển thể chất và nhận thức.

22 tháng 12 2016

Giun sán kí sinh lây nhiễm qua đường ruột non. Để phòng bệnh chúng ta phải :

+ Giữ vệ sinh sạch sẽ

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

+ Ăn uống hợp vệ sinh và đúng cách

 

22 tháng 12 2016

Đường lây truyền của giun chủ yếu qua ăn uống. Ví như giun đũa, giun kim thường theo phân của người bệnh ra ngoài. Sau khi đi ngoài không rửa tay có thể khiến nguồn bệnh lây vào thức ăn, người khác ăn phải sẽ nhiễm bệnh.

 

Bệnh giun đũa, giun kim cũng có thể lây truyền qua vật trung gian truyền bệnh như gián, chuột… Khi bị bệnh giun đũa mà không được tẩy giun, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm phát triển. Ấu trùng giun móc xâm nhập qua đường tiêu hóa hoặc qua da. Trứng giun theo phân người ra ngoài rồi nở thành ấu trùng, sau đó chui qua chân người đi đất để vào cơ thể và gây bệnh. Giun móc gây thiếu máu vì mỗi ngày, chúng có thể tiêu thụ 50ml máu trong ruột.

1/ Giữ vệ sinh sạch sẽ ngừa giun sán

Rửa tay sạch: Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện, rửa ***** cho trẻ, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng, đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy. Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch sẽ để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn. Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun sán.

2/ Ăn uống đúng cách và hợp vệ sinh

  • – Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm: Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, rửa ráy chân tay. Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy, vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước. Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.
  • – Đi vệ sinh an toàn: Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan nguồn bệnh vào môi trường. Không chỉ trẻ em, mà cả nguồn lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình… Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần thủng ***** để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc…

Khi nào cho trẻ uống thuốc tẩy giun?

Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp. Sau đây là một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ:

  • Albendazol: ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lưỡng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi dùng 400mg.( 1V) Còn với giun móc thì uống albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên và uống trong 3 ngày liên tiếp
  • Mebendazol: cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg.
  • Pyratel: Có biệt dược là hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg: tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụnng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều 10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên

Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé uống nhắc lại sau 6 tháng.

27 tháng 12 2021

27 tháng 12 2021

Trình bày vòng đời của sán lá gan bằng sơ đồ

4 tháng 12 2021

Ăn chín uống sôi

Rửa tay trước khi ăn

Ăn đồ uống đảm bảo sạch

4 tháng 12 2021

Tham khảo

Biện pháp phòng ngừa nhiễm giun sán kí sinh cho động vật:

- Thường xuyên dọn dẹp chuồng nuôi

- Ko thả động vật bừa bãi

- Tẩy giun sán định kỳ cho động vật

4 tháng 1 2021

- Tác hại: hút chất dinh dưỡng trong cơ thể người, động vật, phả hủy cơ quan nội tạng của vật chủ.

- Cách phòng tránh: +giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

                              + giữ vệ sinh môi trường, tiêu diệt ruồi nhặng, không vứt rác bừa bãi, không tưới phân tươi cho rau.

                              + giáo dục trẻ em bỏ thói quen mút tay

                               + đi giàu, ủng khi tiếp xúc với đất bẩn

                              + kiểm nghiệm thực phẩm và cấm buôn các loại thịt trâu, bò, lợn,... bị nhiễm bệnh.

                              + tẩy giun định kì 1-2 lần/ năm

Cô mình cho ghi vậy đấy. Mai bạn mới thi à, chúc thi tốt nhé!

4 tháng 1 2021

thank bạn nha thank you very much

15 tháng 11 2021

C

15 tháng 11 2021

C nha