K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2022

tham khảo

 

Sau 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật; trong đó kinh tế tăng trưởng liên tục, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe được tăng cường; quốc phòng, an ninh được củng cố và ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả,... Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn đối với môi trường sinh thái. Tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động phát triển; đa dạng sinh học (ĐDSH) và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng; sự cố môi trường xảy ra nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa. Những vấn đề môi trường cấp bách này đã trở thành nguy cơ lớn cản trở mục tiêu phát triển bền vững của Đất nước.

Ô nhiễm nước mặt các lưu vực sông, đặc biệt là sông Nhuệ - Đáy, Bắc Hưng Hải, Cầu, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai - Sài Gòn diễn ra nghiêm trọng và tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Lượng nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn[1], hầu hết không qua xử lý, xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu[2]. Nhiều nguồn nước mặt đã hết khả năng tiếp nhận chất thải, trong khi hàng ngày đang phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải. Nhiều dòng sông không còn khả năng tự làm sạch và bị biến thành nơi dẫn, tiêu thoát và chứa nước thải.

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5) đang trở thành vấn đề báo động ở Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây tâm lý bất an và lo lắng cho nhân dân. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trong thời gian qua tại một số địa phương có xu hướng gia tăng do gia tăng các chất ô nhiễm từ hoạt động kinh tế; chất lượng không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư (nhất là tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) đã suy giảm nghiêm trọng. Tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm, khi gia tăng các nguồn phát thải vào không khí kết hợp với các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù đã làm cho tình trạng ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng hơn.

ONMT các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở mức đáng lo ngại. Chất thải rắn (CTR) đang là vấn đề nóng, mang tính cấp bách cần được ưu tiên đầu tư giải quyết ở Việt Nam hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt[3], CTR công nghiệp, hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm. Trong khi đó, hầu hết CTR chưa được phân loại tại nguồn, năng lực thu gom còn nhiều hạn chế, phần lớn CTR được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây phát tán mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân. Ô nhiễm trên biển Đông diễn biến phức tạp và chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả, trong đó có vấn đề rác thải nhựa, nạo vét nhận chìm vật liệu nạo vét. Các sự cố môi trường biển có xu hướng gia tăng, nổi lên là ô nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển; sự cố tràn dầu trên biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến các vùng ven biển ở nước ta. Các chất có nguồn gốc từ đất liền thải ra đã và đang gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển ven bờ.

Đến nay, Việt Nam còn nhiều khu vực ô nhiễm tồn lưu, cơ sở gây ONMT nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để[4], nhiều cơ sở công nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư chưa được di dời. Tình trạng suy giảm nghiêm trọng sức khỏe và sức sản xuất của đất nông nghiệp do xói mòn, rửa trôi ở các khu vực đồi núi; ONMT đất và thoái hóa đất do dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học và các loại chất thải tiếp tục diễn biến phức tạp và gia tăng. Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tiếp tục ra tăng về tần suất, quy mô và mức độ ảnh hưởng. Công tác quản lý, khai thác và ONMT môi trường nước của hệ thống sông xuyên biên giới diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát.

Các sự cố ONMT nghiêm trọng[5] và rất nghiêm trọng[6] xảy ra trên diện rộng trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, sức khỏe của người dân, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo và là bài học đắt giá cho Đất nước ta về việc phát triển kinh tế thiếu bền vững, thiếu quan tâm đầu tư thỏa đáng cho công tác cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT).

Số lượng các loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa đã gia tăng. Các hệ sinh thái (HST) tự nhiên tiếp tục bị chia cắt, thu hẹp về diện tích và xuống cấp về chất lượng; dẫn đến mất cân bằng sinh thái, giảm chức năng phòng hộ, mất nguồn cung cấp nước ngầm, mất nơi sinh cư và sinh sản của các loài sinh vật. Số loài và số cá thể các loài hoang dã bị giảm mạnh; nhiều loài bị săn bắt, khai thác, buôn bán trái phép dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng cao; nguy cơ mất an ninh sinh thái do sinh vật ngoại lai xâm hại và rủi ro từ các sinh vật biến đổi gen.

Thực trạng và xu hướng diễn biến môi trường sinh thái của Việt Nam trong những năm qua cho thấy, môi trường Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn trong những năm tiếp theo nếu chúng ta không có những giải pháp khắc phục kịp thời.

2. CÁC THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

2.1. Suy thoái đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái

Việt Nam là một trong 12 trung tâm ĐDSH của thế giới, tiềm năng ĐDSH rất phong phú, các HST có tính đa dạng cao, giống loài và nguồn gen quý hiếm. Tuy nhiên, nguồn gen trong tự nhiên chưa được bảo tồn hiệu quả, đặc biệt là các nguồn gen bản địa, quý hiếm, có giá trị khoa học, có giá trị kinh tế,… gây mất mát nguồn gen lớn. Việt Nam được xếp vào những nước bị mất ĐDSH lớn trên thế giới, ĐĐSH đang tiếp tục bị suy thoái với tốc độ nhanh. Sức khỏe các HST tự nhiên đang xấu đi nhanh chóng hơn bao giờ hết, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, xói mòn nền tảng và nguồn vốn tự nhiên của nền kinh tế, sinh kế, an ninh lương thực, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai Đất nước.

Mặc dù số lượng các khu bảo tồn, khu Ramsar, vườn di sản ở Việt Nam tiếp tục gia tăng[7]; số lượng các nguồn gen quý hiếm được bảo tồn tiếp tục tăng, nhưng các HST tự nhiên (như rừng trên cạn, rừng ngập mặn, đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, núi đá vôi, bãi bồi cửa sông ven biển,…) tiếp tục bị tàn phá và chia cắt, thu hẹp diện tích, xuống cấp và suy thoái chất lượng ở mức báo động, làm mất nơi sinh cư của nhiều loài động thực vật hoang dã. Tài nguyên sinh vật đang bị khai thác quá mức, khai thác tận diệt, nhất là thủy sản, hải sản, lâm sản gỗ và phi gỗ. Số loài và số cá thể các loài hoang dã giảm mạnh, nhiều loài bị săn bắn, khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép[8] nên nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

Thời gian qua, nhiều chi, loài mới được phát hiện nhưng các loài này lại phải đối mặt với những nguy cơ rất lớn, số loài cần được ưu tiên, bảo vệ cũng gia tăng. Đến năm 2017, Việt Nam đã xác định 1.211 loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa và đề xuất đưa vào Sách đỏ Việt Nam thời gian tới, gồm 600 loài thực vật và 611 loài động vật (tăng 329 loài so với Sách đỏ Việt Nam 2007, gồm 136 loài thực vật và 193 loài động vật); khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng[9].

Trong thời gian qua, sự nhiễu loạn của các HST, sự xâm lấn của các sinh vật ngoại lai xâm hại[10] và sinh vật biến đổi gen đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam, gây ra các nguy cơ và rủi ro đối với ĐDSH, mất cân bằng sinh thái và tổn thất kinh tế. Bài học trước đây về nhập khẩu ốc bươu vàng để phát triển kinh tế và loài này đã trở thành đại dịch, vẫn tiếp tục gây hại mùa màng, tác động trực tiếp đến ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, các loài khác như: rùa tai đỏ, chuột hải ly[11], tôm hùm đất, gián đất, chồn nhung đen,... là những loài được quốc tế cảnh báo xâm hại nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng đến sinh thái, tác động tiêu cực đến ĐDSH, các ngành kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, HST tự nhiên Việt Nam còn bị xâm hại của các loài ngoại lai theo các con đường tự nhiên như cây mai.

2.2. Chất lượng rừng tiếp tục suy giảm và mất chức năng phòng hộ

Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước khoảng 14,3 triệu ha (tỷ lệ che phủ đạt 43,8%, trên mức an toàn sinh thái là 33%); năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha (34%); 1985 còn 9,3 triệu ha (30%); 1995 còn 8 triệu ha (28%); 1999 có 10,88 triệu ha (33%). Trong 10 năm qua (2010-2019), diện tích rừng và độ che phủ rừng của Việt Nam liên tục tăng[12] nhờ kết quả của các chương trình phát triển lâm nghiệp, nhưng chất lượng và tính đa dạng của rừng tự nhiên ngày càng suy giảm; nhiều nơi diện tích rừng tiếp tục bị chặt phá nghiêm trọng, số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng hàng năm có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao[13]. Diện tích rừng tăng hàng năm là rừng mới trồng với các loài cây mọc nhanh (các loài keo), có chất lượng thấp và chức năng phòng hộ kém. Diện tích rừng nguyên sinh giảm trầm trọng, hiện chỉ còn rất ít, tập trung ở các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phần lớn rừng tự nhiên hiện nay còn lại là rừng nghèo[14]. Đến năm 2012, Việt Nam có 131.520 ha rừng ngập mặn, mất 67% diện tích so với năm 1943 (408.500 ha)[15] và hiện đang tiếp tục suy giảm mạnh về chất lượng, dẫn đến mất chức năng phòng hộ của hệ thống rừng.

Chất lượng rừng suy giảm mạnh là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng tầng suất, quy mô và cường độ các thiên tai xảy ra trong những năm qua, như: Lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn. Do đó, mất chức năng phòng hộ của hệ thống rừng đang là một thực trạng cấp bách đáng báo động, là một trong những thách thức lớn cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Đất nước trong bối cảnh những tác động của BĐKH gia tăng bất thường và khó dự báo.

2.3. Gia tăng chất thải, ô nhiễm môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm

Các chất thải phát sinh ở Việt Nam ngày càng tăng với thành phần phức tạp do dân số tăng nhanh và tăng trưởng các ngành kinh tế công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, làng nghề, y tế, du lịch và dịch vụ. Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh trên cả nước khoảng 61.000 tấn/ngày và ước tính CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10-16%/năm; CTR công nghiệp thông thường phát sinh hàng năm khoảng 25 triệu tấn, đặc biệt, tại các khu vực có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh như Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương,... CTR nguy hại phát sinh trên toàn quốc ước khoảng 800.000 tấn/năm. Tổng lượng CTR y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Khối lượng CTR từ hoạt động nông nghiệp phát sinh mỗi năm ước tính khoảng hơn 14.000 tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại và khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi.

Hiện nay, túi nilon và rác thải nhựa trở thành vấn đề đáng lo ngại trong quản lý CTR. Lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhựa ở nước ta tăng lên nhanh chóng, năm 2015 khoảng 5 triệu tấn (trong đó 80% nguyên liệu sản xuất nhựa là nhập khẩu). Lượng nhựa tiêu thụ bình quân năm 2019 là 41 kg/người, cao hơn 10 lần so với lượng tiêu thụ năm 1990 (3,8 kg/người). Lượng nhựa thải ra biển ước tính khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm (chiếm 6% tổng lượng nhựa thải ra biển của thế giới), xếp thứ 4 trong số các nước có lượng nhựa thải ra biển nhiều nhất.

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam[16] (điện mặt trời đất, điện mặt trời nổi và điện mặt trời mái nhà). Với tiềm năng vô hạn, điện mặt trời được kỳ vọng trở thành lời giải cho Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm triển khai ồ ạt các dự án[17] năng lượng mặt trời đã để lộ ra nhiều bất cập, tiềm ẩn rủi ro môi trường trong tương lai. Việc sử dụng axít HF hay NaOH tẩy rửa bề mặt tấm pin mặt trời, các kim loại nặng (Pb, Cr, Cd) trong các tấm pin sẽ trở thành một vấn đề môi trường nan giải đối với Việt Nam trong thời gian tới. Tuổi thọ của các tấm pin năng lượng mặt trời trung bình khoảng 25 - 30 năm, sau thời gian sử dụng thường rất khó để tiêu hủy hoặc tái chế[18]. Trong khi Việt Nam hoàn toàn chưa có hiểu biết và kinh nghiệm về quản lý và tiêu hủy chất thải từ các tấm pin này.

 Ô nhiễm thực phẩm gia tăng cùng với tình trạng gia tăng ÔNMT và đã trở thành vấn đề nóng ở Việt Nam trong những năm qua. Bên cạnh việc xả thải các chất thải ra môi trường đất và nước, việc lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc kháng sinh trong trồng trọt và chăn nuôi; hóa chất trong chế biến và bảo quản đã dẫn đến ô nhiễm thực phẩm ở mức đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tình trạng ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến thực phẩm nhiễm bẩn ở Việt Nam diễn ra phổ biến, nghiêm trọng[19] và có xu hướng gia tăng.

2.4. Gia tăng rủi ro và sự cố môi trường

Thực tế những năm qua cho thấy, Việt Nam đang đối mặt và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về môi trường sinh thái. Các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác xử lý và khắc phục hậu quả. Hầu hết, các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ thải trộm hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu,… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường. Điển hình sự cố môi trường biển 04 tỉnh miền Trung[20]; sự cố xả chất thải của Công ty Mía đường Hòa Bình và Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng gây cá chết hàng loạt trên sông Bưởi (Thanh Hóa) tháng 5/2016; sự cố tràn bùn từ hồ lắng quặng đuôi của Công ty Nhôm Đắk Nông tháng 9/2018; sự cố vỡ hồ chứa nước thải khai thác vàng của Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản công nghiệp 6666 (Quảng Nam) tháng 3/2018; sự cố vỡ đập bờ bao hồ chứa chất thải của Nhà máy DAP số 2 (KCN Tằng Loỏng, Lào Cai) tháng 9/2018 làm khoảng 45.000 m3 nước và chất thải tràn ra ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ dân và môi trường nước mặt vùng lân cận.

Đặc biệt, gần đây, liên tiếp xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, mà còn đe dọa đến trật tự an ninh xã hội, điển hình sự cố cháy nổ tại Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (28/8/2019) đã làm phát tán lượng thủy ngân ra môi trường ước khoảng 15,1 - 27,2 kg; sự cố đổ dầu thải trên sông Đà (10/10/2019) gây khủng hoảng nước sạch kéo dài cho nhân dân các Quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông,… Hàng năm, trung bình có khoảng 5 - 6 vụ tràn dầu lớn được ghi nhận chủ yếu do va chạm, quá trình bốc dỡ hoặc đắm tàu gây ra. Hiện tượng dầu dạt vào bờ biển một số tỉnh miền Trung và miền Nam không rõ nguyên nhân, gây ONMT nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội.

2.5. Gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn và ảnh hưởng của thiên tai

Việt Nam là một trong 4 nước ở khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng lớn nhất của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây[21]. Thống kê 20 năm qua cho thấy, các thiên tai[22] ở nước ta có xu thế gia tăng tính cực đoan, diễn biến bất thường, trái quy luật và ngày càng nghiêm trọng; gia tăng cả về tần suất, quy mô và cường độ; gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Thiên tai xảy ra nhiều hơn tại các vùng trước đây ít khi xảy ra những trận thiên tai lớn, như bão ở vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Mưa đặc biệt lớn, trong đó mưa cục bộ ở nhiều vùng vượt giá trị lịch sử; mưa trái mùa ở một số khu vực như mưa sớm hơn hoặc mưa muộn cuối mùa (sau khi các hồ chứa đã tích đầy nước); bão lớn trên cấp 11 - 12 thường xuyên xảy ra và trái quy luật cả về thời gian hình thành và khu vực đổ bộ; lũ lớn xảy ra thường xuyên, thời gian xảy ra ngay từ đầu năm và kéo dài đến cuối năm. Hạn hán khốc liệt trên diện rộng, kéo dài tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thống kê của Tổng cục Phòng chống Thiên tai trong 10 năm qua, Việt Nam có hơn 3.600 người chết và mất tích do thiên tai, gây thiệt hại khoảng 288.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm, thiên tai làm cho Việt Nam mất đi từ 1,0 - 1,5% GDP.

Trong những năm qua, do ảnh hưởng nặng nề của BĐKH và nước biển dâng, thiên tai hạn h

20 tháng 3 2022

tham khảo

 

Sau 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật; trong đó kinh tế tăng trưởng liên tục, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; y tế và chất lượng chăm sóc sức khỏe được tăng cường; quốc phòng, an ninh được củng cố và ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả,... Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn đối với môi trường sinh thái. Tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động phát triển; đa dạng sinh học (ĐDSH) và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng; sự cố môi trường xảy ra nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa. Những vấn đề môi trường cấp bách này đã trở thành nguy cơ lớn cản trở mục tiêu phát triển bền vững của Đất nước.

Ô nhiễm nước mặt các lưu vực sông, đặc biệt là sông Nhuệ - Đáy, Bắc Hưng Hải, Cầu, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai - Sài Gòn diễn ra nghiêm trọng và tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Lượng nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn[1], hầu hết không qua xử lý, xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu[2]. Nhiều nguồn nước mặt đã hết khả năng tiếp nhận chất thải, trong khi hàng ngày đang phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải. Nhiều dòng sông không còn khả năng tự làm sạch và bị biến thành nơi dẫn, tiêu thoát và chứa nước thải.

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5) đang trở thành vấn đề báo động ở Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây tâm lý bất an và lo lắng cho nhân dân. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trong thời gian qua tại một số địa phương có xu hướng gia tăng do gia tăng các chất ô nhiễm từ hoạt động kinh tế; chất lượng không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư (nhất là tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) đã suy giảm nghiêm trọng. Tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm, khi gia tăng các nguồn phát thải vào không khí kết hợp với các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù đã làm cho tình trạng ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng hơn.

ONMT các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở mức đáng lo ngại. Chất thải rắn (CTR) đang là vấn đề nóng, mang tính cấp bách cần được ưu tiên đầu tư giải quyết ở Việt Nam hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt[3], CTR công nghiệp, hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm. Trong khi đó, hầu hết CTR chưa được phân loại tại nguồn, năng lực thu gom còn nhiều hạn chế, phần lớn CTR được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây phát tán mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân. Ô nhiễm trên biển Đông diễn biến phức tạp và chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả, trong đó có vấn đề rác thải nhựa, nạo vét nhận chìm vật liệu nạo vét. Các sự cố môi trường biển có xu hướng gia tăng, nổi lên là ô nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển; sự cố tràn dầu trên biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến các vùng ven biển ở nước ta. Các chất có nguồn gốc từ đất liền thải ra đã và đang gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển ven bờ.

Đến nay, Việt Nam còn nhiều khu vực ô nhiễm tồn lưu, cơ sở gây ONMT nghiêm trọng chưa được xử lý triệt để[4], nhiều cơ sở công nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư chưa được di dời. Tình trạng suy giảm nghiêm trọng sức khỏe và sức sản xuất của đất nông nghiệp do xói mòn, rửa trôi ở các khu vực đồi núi; ONMT đất và thoái hóa đất do dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học và các loại chất thải tiếp tục diễn biến phức tạp và gia tăng. Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tiếp tục ra tăng về tần suất, quy mô và mức độ ảnh hưởng. Công tác quản lý, khai thác và ONMT môi trường nước của hệ thống sông xuyên biên giới diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát.

Các sự cố ONMT nghiêm trọng[5] và rất nghiêm trọng[6] xảy ra trên diện rộng trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, sức khỏe của người dân, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo và là bài học đắt giá cho Đất nước ta về việc phát triển kinh tế thiếu bền vững, thiếu quan tâm đầu tư thỏa đáng cho công tác cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT).

Số lượng các loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa đã gia tăng. Các hệ sinh thái (HST) tự nhiên tiếp tục bị chia cắt, thu hẹp về diện tích và xuống cấp về chất lượng; dẫn đến mất cân bằng sinh thái, giảm chức năng phòng hộ, mất nguồn cung cấp nước ngầm, mất nơi sinh cư và sinh sản của các loài sinh vật. Số loài và số cá thể các loài hoang dã bị giảm mạnh; nhiều loài bị săn bắt, khai thác, buôn bán trái phép dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng cao; nguy cơ mất an ninh sinh thái do sinh vật ngoại lai xâm hại và rủi ro từ các sinh vật biến đổi gen.

Thực trạng và xu hướng diễn biến môi trường sinh thái của Việt Nam trong những năm qua cho thấy, môi trường Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn trong những năm tiếp theo nếu chúng ta không có những giải pháp khắc phục kịp thời.

2. CÁC THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

2.1. Suy thoái đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái

Việt Nam là một trong 12 trung tâm ĐDSH của thế giới, tiềm năng ĐDSH rất phong phú, các HST có tính đa dạng cao, giống loài và nguồn gen quý hiếm. Tuy nhiên, nguồn gen trong tự nhiên chưa được bảo tồn hiệu quả, đặc biệt là các nguồn gen bản địa, quý hiếm, có giá trị khoa học, có giá trị kinh tế,… gây mất mát nguồn gen lớn. Việt Nam được xếp vào những nước bị mất ĐDSH lớn trên thế giới, ĐĐSH đang tiếp tục bị suy thoái với tốc độ nhanh. Sức khỏe các HST tự nhiên đang xấu đi nhanh chóng hơn bao giờ hết, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, xói mòn nền tảng và nguồn vốn tự nhiên của nền kinh tế, sinh kế, an ninh lương thực, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai Đất nước.

Mặc dù số lượng các khu bảo tồn, khu Ramsar, vườn di sản ở Việt Nam tiếp tục gia tăng[7]; số lượng các nguồn gen quý hiếm được bảo tồn tiếp tục tăng, nhưng các HST tự nhiên (như rừng trên cạn, rừng ngập mặn, đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, núi đá vôi, bãi bồi cửa sông ven biển,…) tiếp tục bị tàn phá và chia cắt, thu hẹp diện tích, xuống cấp và suy thoái chất lượng ở mức báo động, làm mất nơi sinh cư của nhiều loài động thực vật hoang dã. Tài nguyên sinh vật đang bị khai thác quá mức, khai thác tận diệt, nhất là thủy sản, hải sản, lâm sản gỗ và phi gỗ. Số loài và số cá thể các loài hoang dã giảm mạnh, nhiều loài bị săn bắn, khai thác, buôn bán và tiêu thụ trái phép[8] nên nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

Thời gian qua, nhiều chi, loài mới được phát hiện nhưng các loài này lại phải đối mặt với những nguy cơ rất lớn, số loài cần được ưu tiên, bảo vệ cũng gia tăng. Đến năm 2017, Việt Nam đã xác định 1.211 loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa và đề xuất đưa vào Sách đỏ Việt Nam thời gian tới, gồm 600 loài thực vật và 611 loài động vật (tăng 329 loài so với Sách đỏ Việt Nam 2007, gồm 136 loài thực vật và 193 loài động vật); khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng[9].

Trong thời gian qua, sự nhiễu loạn của các HST, sự xâm lấn của các sinh vật ngoại lai xâm hại[10] và sinh vật biến đổi gen đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam, gây ra các nguy cơ và rủi ro đối với ĐDSH, mất cân bằng sinh thái và tổn thất kinh tế. Bài học trước đây về nhập khẩu ốc bươu vàng để phát triển kinh tế và loài này đã trở thành đại dịch, vẫn tiếp tục gây hại mùa màng, tác động trực tiếp đến ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, các loài khác như: rùa tai đỏ, chuột hải ly[11], tôm hùm đất, gián đất, chồn nhung đen,... là những loài được quốc tế cảnh báo xâm hại nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng đến sinh thái, tác động tiêu cực đến ĐDSH, các ngành kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, HST tự nhiên Việt Nam còn bị xâm hại của các loài ngoại lai theo các con đường tự nhiên như cây mai.

2.2. Chất lượng rừng tiếp tục suy giảm và mất chức năng phòng hộ

Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước khoảng 14,3 triệu ha (tỷ lệ che phủ đạt 43,8%, trên mức an toàn sinh thái là 33%); năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha (34%); 1985 còn 9,3 triệu ha (30%); 1995 còn 8 triệu ha (28%); 1999 có 10,88 triệu ha (33%). Trong 10 năm qua (2010-2019), diện tích rừng và độ che phủ rừng của Việt Nam liên tục tăng[12] nhờ kết quả của các chương trình phát triển lâm nghiệp, nhưng chất lượng và tính đa dạng của rừng tự nhiên ngày càng suy giảm; nhiều nơi diện tích rừng tiếp tục bị chặt phá nghiêm trọng, số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng hàng năm có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao[13]. Diện tích rừng tăng hàng năm là rừng mới trồng với các loài cây mọc nhanh (các loài keo), có chất lượng thấp và chức năng phòng hộ kém. Diện tích rừng nguyên sinh giảm trầm trọng, hiện chỉ còn rất ít, tập trung ở các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phần lớn rừng tự nhiên hiện nay còn lại là rừng nghèo[14]. Đến năm 2012, Việt Nam có 131.520 ha rừng ngập mặn, mất 67% diện tích so với năm 1943 (408.500 ha)[15] và hiện đang tiếp tục suy giảm mạnh về chất lượng, dẫn đến mất chức năng phòng hộ của hệ thống rừng.

Chất lượng rừng suy giảm mạnh là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng tầng suất, quy mô và cường độ các thiên tai xảy ra trong những năm qua, như: Lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn. Do đó, mất chức năng phòng hộ của hệ thống rừng đang là một thực trạng cấp bách đáng báo động, là một trong những thách thức lớn cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Đất nước trong bối cảnh những tác động của BĐKH gia tăng bất thường và khó dự báo.

2.3. Gia tăng chất thải, ô nhiễm môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm

Các chất thải phát sinh ở Việt Nam ngày càng tăng với thành phần phức tạp do dân số tăng nhanh và tăng trưởng các ngành kinh tế công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, làng nghề, y tế, du lịch và dịch vụ. Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh trên cả nước khoảng 61.000 tấn/ngày và ước tính CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10-16%/năm; CTR công nghiệp thông thường phát sinh hàng năm khoảng 25 triệu tấn, đặc biệt, tại các khu vực có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh như Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương,... CTR nguy hại phát sinh trên toàn quốc ước khoảng 800.000 tấn/năm. Tổng lượng CTR y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Khối lượng CTR từ hoạt động nông nghiệp phát sinh mỗi năm ước tính khoảng hơn 14.000 tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại và khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi.

Hiện nay, túi nilon và rác thải nhựa trở thành vấn đề đáng lo ngại trong quản lý CTR. Lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhựa ở nước ta tăng lên nhanh chóng, năm 2015 khoảng 5 triệu tấn (trong đó 80% nguyên liệu sản xuất nhựa là nhập khẩu). Lượng nhựa tiêu thụ bình quân năm 2019 là 41 kg/người, cao hơn 10 lần so với lượng tiêu thụ năm 1990 (3,8 kg/người). Lượng nhựa thải ra biển ước tính khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm (chiếm 6% tổng lượng nhựa thải ra biển của thế giới), xếp thứ 4 trong số các nước có lượng nhựa thải ra biển nhiều nhất.

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam[16] (điện mặt trời đất, điện mặt trời nổi và điện mặt trời mái nhà). Với tiềm năng vô hạn, điện mặt trời được kỳ vọng trở thành lời giải cho Việt Nam để giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm triển khai ồ ạt các dự án[17] năng lượng mặt trời đã để lộ ra nhiều bất cập, tiềm ẩn rủi ro môi trường trong tương lai. Việc sử dụng axít HF hay NaOH tẩy rửa bề mặt tấm pin mặt trời, các kim loại nặng (Pb, Cr, Cd) trong các tấm pin sẽ trở thành một vấn đề môi trường nan giải đối với Việt Nam trong thời gian tới. Tuổi thọ của các tấm pin năng lượng mặt trời trung bình khoảng 25 - 30 năm, sau thời gian sử dụng thường rất khó để tiêu hủy hoặc tái chế[18]. Trong khi Việt Nam hoàn toàn chưa có hiểu biết và kinh nghiệm về quản lý và tiêu hủy chất thải từ các tấm pin này.

 Ô nhiễm thực phẩm gia tăng cùng với tình trạng gia tăng ÔNMT và đã trở thành vấn đề nóng ở Việt Nam trong những năm qua. Bên cạnh việc xả thải các chất thải ra môi trường đất và nước, việc lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc kháng sinh trong trồng trọt và chăn nuôi; hóa chất trong chế biến và bảo quản đã dẫn đến ô nhiễm thực phẩm ở mức đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tình trạng ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến thực phẩm nhiễm bẩn ở Việt Nam diễn ra phổ biến, nghiêm trọng[19] và có xu hướng gia tăng.

2.4. Gia tăng rủi ro và sự cố môi trường

Thực tế những năm qua cho thấy, Việt Nam đang đối mặt và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về môi trường sinh thái. Các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác xử lý và khắc phục hậu quả. Hầu hết, các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ thải trộm hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu,… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường. Điển hình sự cố môi trường biển 04 tỉnh miền Trung[20]; sự cố xả chất thải của Công ty Mía đường Hòa Bình và Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng gây cá chết hàng loạt trên sông Bưởi (Thanh Hóa) tháng 5/2016; sự cố tràn bùn từ hồ lắng quặng đuôi của Công ty Nhôm Đắk Nông tháng 9/2018; sự cố vỡ hồ chứa nước thải khai thác vàng của Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản công nghiệp 6666 (Quảng Nam) tháng 3/2018; sự cố vỡ đập bờ bao hồ chứa chất thải của Nhà máy DAP số 2 (KCN Tằng Loỏng, Lào Cai) tháng 9/2018 làm khoảng 45.000 m3 nước và chất thải tràn ra ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ dân và môi trường nước mặt vùng lân cận.

Đặc biệt, gần đây, liên tiếp xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, mà còn đe dọa đến trật tự an ninh xã hội, điển hình sự cố cháy nổ tại Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông (28/8/2019) đã làm phát tán lượng thủy ngân ra môi trường ước khoảng 15,1 - 27,2 kg; sự cố đổ dầu thải trên sông Đà (10/10/2019) gây khủng hoảng nước sạch kéo dài cho nhân dân các Quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông,… Hàng năm, trung bình có khoảng 5 - 6 vụ tràn dầu lớn được ghi nhận chủ yếu do va chạm, quá trình bốc dỡ hoặc đắm tàu gây ra. Hiện tượng dầu dạt vào bờ biển một số tỉnh miền Trung và miền Nam không rõ nguyên nhân, gây ONMT nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội.

2.5. Gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn và ảnh hưởng của thiên tai

Việt Nam là một trong 4 nước ở khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng lớn nhất của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây[21]. Thống kê 20 năm qua cho thấy, các thiên tai[22] ở nước ta có xu thế gia tăng tính cực đoan, diễn biến bất thường, trái quy luật và ngày càng nghiêm trọng; gia tăng cả về tần suất, quy mô và cường độ; gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Thiên tai xảy ra nhiều hơn tại các vùng trước đây ít khi xảy ra những trận thiên tai lớn, như bão ở vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Mưa đặc biệt lớn, trong đó mưa cục bộ ở nhiều vùng vượt giá trị lịch sử; mưa trái mùa ở một số khu vực như mưa sớm hơn hoặc mưa muộn cuối mùa (sau khi các hồ chứa đã tích đầy nước); bão lớn trên cấp 11 - 12 thường xuyên xảy ra và trái quy luật cả về thời gian hình thành và khu vực đổ bộ; lũ lớn xảy ra thường xuyên, thời gian xảy ra ngay từ đầu năm và kéo dài đến cuối năm. Hạn hán khốc liệt trên diện rộng, kéo dài tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thống kê của Tổng cục Phòng chống Thiên tai trong 10 năm qua, Việt Nam có hơn 3.600 người chết và mất tích do thiên tai, gây thiệt hại khoảng 288.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm, thiên tai làm cho Việt Nam mất đi từ 1,0 - 1,5% GDP.

Trong những năm qua, do ảnh hưởng nặng nề của BĐKH và nước biển dâng, thiên tai hạn h

23 tháng 10 2023

Để tiếp bước thế hệ cha anh, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội và đất nước. Em sẽ tham gia các hoạt động tình nguyện, đóng góp cho cộng đồng và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Em cũng sẽ luôn giữ vững tinh thần yêu nước, tự hào về đất nước và sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

14 tháng 4 2022

Cả 2 đáp án a và b

14 tháng 4 2022

=Cả 2 đáp án a và b

25 tháng 3 2021

- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…

- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.



 

- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…

- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.

10 tháng 5 2021

Để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta, bản thân em, cũng như các bạn trẻ ngày nay cần phải cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chúng ta phải ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Luôn ghi nhớ lịch sử dân tộc và biết ơn những người đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc, cần học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh.

10 tháng 5 2021

Là học sinh em sẽ làm gì để phát huy những truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay?

`=>` Là một học sinh, em sẽ tuyên truyền với mọi người về phát huy những truyển thống đẹp mà cha ông truyền dạy.

`=>` Học tập thật tốt, có lòng yêu nước sâu sắc.

`=>` Giữ gìn truyền thống văn hóa học.

21 tháng 4 2021

 Tổ tiên chúng ta đã để lại cho chúng ta những truyền thống sau 

1 Lòng dũng cảm , yêu nước dành lại độc lập

2 Các nền văn hóa đặc sắc như hát chèo , hát xẩm, ...

3 Truyên thống ăn trầu cau , làm bánh chưng bánh giày

4 nhiều phong tục như nhuộm răng ...

Và còn nhiều truyền thống khác 

Theo mình chúng ta cần làm những việc sau : 

1 Học tập thật tốt để mai sau xây dựng đất nước 

2 Tham gia các lớp dạy học các truyền thống Việt Nam để các truyền thống không bị lãng quên

3 Luôn chăm ngoan nghe lời ông bà,cha mẹ, thầy cô 

MÌnh chỉ liệt kê từng được từng đo thôi nhưng mong bn tham khảo và like cho mình .

Chúc bn học tốt hihi