Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
* Nghề cá :
- Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa; sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển
- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa.
- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng.
- Chú ý khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
* Du lịch biển :
- Có nhiều bãi biển nổi tiếng : Mỹ Khê ( Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né ( Bình Thuận)
- Hình thành các trung tâm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách
b) Đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng Duyên hải Nam trung Bộ
- Có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ
- Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển đảo của nước ta
Giải thích: Mục 2, SGK/162 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C
Chọn: C.
Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa.
Chọn: D.
Ý nghĩa của việc đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: Mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế - xã hội (việc làm, thu nhập tăng); Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển (tránh khai thác gần bờ) ; Khẳng định chủ quyền biển – đảo của nước ta.
a) Khai thác phát triển giao thông vận tải biển ở vùng biển nước ta
- Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước :
+ Hàng loạt cảng hàng hóa lón đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng....
+ Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn ( Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Hàng loạt các hải cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
- Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.
b) Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng
- Khai thác nguồn lợi hải sản xa bờ, tăng sản lượng thủy sản
- Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng trời nước ta
Đáp án C