Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó".
Câu 2:
- Phân tích ý nghĩa của chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó":
+ Là một sự chuộc lỗi ông dành cho cậu Vàng.
+ Cái chết ấy là sự chấm dứt một đời con người nhưng nó đôi khi lại là sự giải thoát cho số phận bi kịch của một đời người.
+ Cái chết ấy vừa bộc lộ rõ phẩm chất lòng tự trọng của ông, vừa thể hiện được hoàn cảnh khốn khó của người nông dân nghèo trong xã hội.
+ Thể hiện được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực mà nhà văn muốn truyền tải.
(em phân tích theo các ý chị liệt kê nhé!)
- Nếu được chọn đặt nhan đề khác, em sẽ đặt nhan đề cho truyện là "Cái chết của lão Hạc". Vì đây là chi tiết đắt của câu chuyện, vừa gợi được nội dung, gợi được cảm giác tò mò cho độc giả "vì sao lão Hạc chết?".
Câu 3:
- Tác giả chọn nhan đề cho truyện ngắn là "Lão Hạc", bởi vì lão Hạc chính là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Ông là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho người nông dân hiền lành, chân chất, ngay. Thế nhưng phải chịu cảnh đói nghèo đến bần cùng của nạn sưu cao thuế nặng của thời kì nửa thực dân phong kiến. Cái tên truyện gói gọn trong hai từ nhưng vẫn đủ sức làm nổi bật, gợi sự hứng thú, tò mò về nội dung của truyện ngắn. Gợi liên tưởng về người cha già gần gũi, có số phận đau thương, bất hạnh.
Bài 1: Ý nghĩa của nhan đề "Gió lạnh đầu mùa" là sự lạnh lẽo của thời tiết nhưng vẫn còn một chút ấm áp còn sót lại đó là sự ấm áp của tình người
Bài 2:
1. Mở đoạn: Khẳn định tầm quan trọng của lối sống đẹp
2. Thân đoạn:
- Lối sống đẹp là lối sống văn minh và phù hợp với thời đại, hoàn cảnh. Và với việc duy trì lối sống đẹp chúng ta sẽ giữ dược trạng thái tinh thần thoải mái nhất.
Ý nghĩa của việc sống đẹp:
+ Học được cách yêu thương và đối xử tốt với mọi người xung quanh
+ Giữ được trạng thái tâm hồn thoải mái nhất, suy nghĩ lạc quan hơn
+ Sống đẹp được mọi người yêu quý, kính trọng
+ Góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp
=> Bài học nhận thức: chúng ta cần hình thành lối sống đẹp mỗi ngày
- Liên hệ bản thân...
3. Kết đoạn: Em làm gì để sống đẹp
Cần xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức đầy đủ tác hại to lớn,nhiều mặt đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng
Tham khảo:
Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.
Tham khảo:
Bài 2:
“Nam Cao, nhà văn không biết khóc cho khốn khó đời mình lại rất dễ khóc cho đời người. Khó biết nhân vật hay tác giả khóc, bởi mỗi chữ ứa lệ khi lão Hạc khóc. Khi “rân rấn”, khi “ầng ậng nước”, khi khóc thầm, khi vỡ òa. Nước mắt ẩn cả trong nụ cười, “cười đưa đà”, “cười nhạt”, “cười và ho sòng sọc”, “cười như mếu”. Thật xúc động khi đọc đoạn lão khóc con đi phu. Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...
Với đứa con trai duy nhất, Nam Cao nhìn ra ở người cha xác xơ, còm cõi này một tình phụ tử nguyên sơ và vĩnh cửu. Không phải lão không biết quý sinh mạng của mình. Tuy nhiên có một thứ lão còn quý hơn: ấy là đạo làm người, làm cha! Hoàn cảnh cùng cực ấy đã đẩy lão đến một sự lựa chọn nghiệt ngã: Muốn sống thì phải lỗi đạo làm cha (phải xâm phạm vào mảnh vườn – tài sản duy nhất đáng giá mà lão đêm ngày giữ gìn để bù trì tạo lập cho giọt máu duy nhất mình để lại chơ vơ trên cõi đời này), còn để trọn đạo làm cha thì phải chết. Và lão đã quyên sinh. Cái chết của lão Hạc khiến ta đâu đớn nhận ra tình phụ tử mộc mạc ấy mới thăm thẳm và mới thiêng liêng làm sao!”.
Bài 3:
Lão Hạc chọn cái chết như con chó. Cảnh lão Hạc chết có những nét tương đồng với với cảnh thằng Mục và thàng Xiên bắt cậu Vàng. Đó là lời tạ lỗi chân thành và sâu sắc nhất với câu Vàng. Qua cái chết đó nam cao muốn thể hiện niềm tin vào người nông dân: dù có chết họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện lòng thương con và sự tự trọng của mình. đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.
Câu 4:
- Nó là một tài sản "Lão lẩm nhẩm quy ra tiền", một "vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt", nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.
- Lão coi nó như một đứa con, một thành viên trong gia đình lão Hạc
Em tham khảo:
2.
Lão đã khóc 2 lần
( 1 ) Lão khóc vì khi kể lại câu chuyện thằng con trai lão đi phu với ông giáo
( 2 ) Lão khóc vì đã bán đi con chó mà bao lâu nay đã sống chung với mình
Cho thấy lão là người yêu thương con và có lòng nhân hậu
3.
Lão chết do ăn bả chó của Binh Tư
Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu, trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.
4.
Cậu Vàng giúp cho nhân vật bộc lộ cảm xúc, lòng nhân hậu.
Với lão Hạc, nó giúp lão có thêm niềm vui, như có con trai ở bên
Lời cảm ơn là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống, mang lại ý nghĩa sâu sắc và tác động tích cực đến cả người nói lời cảm ơn và người nhận. Lời cảm ơn không chỉ đơn thuần là một cách để bày tỏ lòng biết ơn, mà còn có tác dụng xây dựng mối quan hệ, tạo ra sự kết nối và tăng cường sự đồng lòng trong xã hội.
Trước tiên, lời cảm ơn giúp chúng ta thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với những người đã giúp đỡ, hỗ trợ hoặc đóng góp vào cuộc sống của chúng ta. Bằng cách này, chúng ta không chỉ thể hiện sự biết ơn mà còn khẳng định giá trị của người khác và tạo ra một môi trường tôn trọng và đáng tin cậy.
Thứ hai, lời cảm ơn có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt. Khi chúng ta biết cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn đến người khác, chúng ta tạo ra một liên kết sâu sắc và tạo niềm tin giữa các bên. Điều này có thể dẫn đến việc hỗ trợ và sự đồng lòng trong tương lai, tạo ra một môi trường hòa hợp và thân thiện.
Cuối cùng, lời cảm ơn còn có tác dụng tích cực đến tâm trạng và sự hạnh phúc của chúng ta. Khi chúng ta tự thể hiện lòng biết ơn và nhận thức về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, chúng ta tạo ra một tư duy tích cực và tăng cường sự biết ơn. Điều này giúp chúng ta tập trung vào những điều tích cực, tăng cường sự hài lòng và tạo ra một tâm trạng tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Tóm lại, lời cảm ơn mang ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Nó không chỉ là cách để bày tỏ lòng biết ơn, mà còn tạo ra sự kết nối, xây dựng mối quan hệ và tăng cường sự hạnh phúc. Bằng cách thể hiện lòng biết ơn, chúng ta góp phần xây dựng một xã hội tôn trọng và đáng sống.
Đoạn văn dạng mở?
Gợi ý cho em:
Lời cảm ơn là một trong những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Lời cảm ơn là lời bày tỏ sự biết ơn khi ta được nhận một điều gì đó, được giúp đỡ, được yêu thương...
Tham khảo
Từ cách đặt tên tác phẩm là "Tắt Đèn'', ta đã hiểu rõ được phần nào ý nghĩa của tác phẩm.Tắt đèn trong đêm tối ko khác nào sống trong một thế giới nghèo nàn công lý,luôn bị á́p bức,chèn ép,đó là hình ảnh ẩn dụ cho một cuộc đời đầy khó khăn,khổ ải.Từ đó cho ta thấy hiện thực xã hội pk xưa kia,những người lao động chân chính ,hiền lành luôn bị áp bức,bóc lột,dồn vào chân tường,ko cònđường lui
Tắt đèn mang hai hàm nghĩa :
+ Nghĩa thứ nhất là khi tắt đèn, mọi vật đều chìm trong bóng tối ( có thể nói là chấm dứt )
+ Còn nghĩa nhan đề ở đây tức là khi quân xâm lược đô hộ nước ta, cuộc sống nhân dân lâm vào bể khổ. Cuộc sống tự do, tự tại chấm dứt và những tháng ngày cơ cực, mịt mù không lối thoát bao trùm.
⇒ Tắt hết niềm hy vọng, và bị bao trùm bởi màu đen của ách thống trị ngang tàn
*Tiêu đề "Sống chết mặc bay" :
- Sống chết mặc bay có ý nghãi là sự thờ ơ của con người đối với người khác gặp nạn, nhìn thấy cảnh khó khăn của người khác nhưng lại làm như ko biết gì.
=> Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.
Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đangchống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng.
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ => chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.
**Tiêu đề "Sống chết mặc bay" :
- Sống chết mặc bay có ý nghãi là sự thờ ơ của con người đối với người khác gặp nạn, nhìn thấy cảnh khó khăn của người khác nhưng lại làm như ko biết gì.
=> Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.
Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đang chống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng.
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ => chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.