Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
rất nghiêm khắc:
-sự hõn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy
-con mà lại xúc phạm đến mẹ conuw
-thôi,trong 1 thời gia con dừng hôn bố
-việc như thế ko bao giờ dc tái phạm nữa
-phải xin lỗi mẹ
-thà rằng ko có con còn hơn thấy con hỗn láo với mẹ
yêu thuơg
-bố rất yêu con
-con là niềm hị vọng tha thiết nhất của đời bố
-qua các từ:En-ri-cô à,En-ri-cô ạ,En-ri-cô này
=>hết lòng thương yêu vợ con,rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con,chọn cách giáo dục tế nhị nhưng có hiệu quả sâu sắc
tick hộ mình nha
Ý kiến của em là:
Ý kiến đó đã sai rồi. Bố của En-ri-cô rất yêu thương En-ri-cô và là một người rất tuyệt vời. Bố đã viết bức thư để cảnh cáo và dạy bảo con thay vì đánh và mắng En-ri-cô, điều này cho thấy bố En-ri-cô rất nghiêm túc nhưng ông ấy vẫn rất thương yêu En-ri-cô.
1. Vì nội dung bức thư nói về người mẹ của En-ri-cô.
2. Thái độ của người bố: khuyên răn, dạy bảo En-ri-cô một cách nghiêm khắc. Dựa vào lời nói của người bố trong bức thư. Lí do khiến ông có thái độ như vậy là vì En-ri-cô đã có hành vi vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm.
3. Hình ảnh, chi tiết: (câu này bn mở sách tìm nha, mk k còn giữ sách Ngữ văn 7^^)
Qua đó, ta thấy được rằng mẹ của En-ri-cô là người mẹ dịu dàng, tận tâm, thương yêu con hết mực...
4.Chọn d và e.
Lí do khác: vì En-ri-cô cảm nhận được tình yêu của bố mẹ dành cho mình và En-ri-cô cảm thấy có lỗi với mẹ.
5. Vì viết thư sẽ giúp người bố dễ dàng nói chuyện và dạy dỗ En-ri-cô nhiều hơn và giúp En-ri-cô dễ dàng cảm nhận và hiểu được lời dạy bảo của bố.
Chúc bạn học tốt!
Xi-xin-li-a Ngày 12 tháng 8 năm 2016 (ngày mình viết bài) |
Bố kính mến! Con là En-ri-cô, con trai của bố đây, bố ạ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con. Thưa bố! Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ, và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật quá nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thứ vị làm sao! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm… Những trò ấy chúng con chơi không bao giờ chán. Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày… và cô giáo đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng: Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con! Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ ra vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ. Bố ơi! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là nguồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ. Vậy mà con đã…! Vâng! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng đắn của mẹ cha? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy. Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thi sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sông của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích! Bố kính yêu! |
a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:
+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố
+ Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con
⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu
b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau
- Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba
c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí.
Bố en-ri không phải là không thương en-ri mà muốn con trở thành người tốt , thành đạt , lễ phép .
Muốn con nên người .
Hok tốt !!
# MissyGirl #
Qua bức thư, ta thấy ông bố rất thương yêu con, cậu con trai bé nhỏ của mình. Giọng thư trìu mến, yêu thương: “En-ri-cô của bố ạ !” “Hãy nghĩ xem En- ri-cô à !”, “Hãy nghĩ kỹ điều này, En-ri-cô ạ”, “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng…”; hoặc “Bố rất yêu con, Ẹn-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố…”. Nhắc lại tên con nhiều lần, kèm theo các từ: “ạ !”, “này”, “rằng”, giọng bố trở nên tâm tình, thủ thỉ, tha thiết; lời giáo huấn cứ thấm sâu vào tâm hồn con, làm cho En-ri-cô “xúc động vô cùng”.
Tuy thương yêu con hết mực, nhưng bố rất nghiêm khắc, kiên quyết. Bố nói cho con biết nỗi đau đớn cay đắng của mình vì “trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ”, và “sự hổn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy !”. Đau đớn vì con hư ! Tủi nhục vì bố mẹ có đứa con thiếu giáo dục !
Bố nhắc con “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ. Bố đã chỉ cho con thấy công ơn to lớn và tình thương bao la của mẹ đối với con, “tình yêu thương, kinh trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Đó là cái gốc của đạo làm người, vì thế kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó, “thật đáng xấu hổ và nhục nhã”.
Bố bắt con phải xin lỗi mẹ “không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng” nghĩa là do sự ăn năn hối hận, do lương tâm cắn rứt ? Bố khuyên con “hãy cầu xin mẹ hôn con”, chiếc hôn tha thứ đứa con tội lỗi, chiếc hôn để “xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghũa trên trán con”.
Cuối bức thư, thái độ của bố càng quyết liệt hơn. Yêu và ghét, còn và mất được bố nêu lên một cách kiên quyết. Tuy rất yêu con, coi con là “niềm hi vọng tha thiết nhất”, nhưng nếu con “bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” Càng nghiêm khắc hơn nữa khi người bố viết: “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố; bố sẽ không thể vui ...