K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2018

I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chất sử thi của tác phẩm.
II. Thân bài
1.Khái niệm Sử thi
Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần hoặc văn xuôi), có quy mô hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những thành tựu, những sự kiện có tính chất toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng, ca ngợi những anh hùng bộ tộc mang sức mạnh thần kỳ, tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của bộ tộc (như anh hùng Rama trong Sử thi Ramayana; Hecto trong sử thi Iliat, Ôđixê của Hy Lạp..v.v…Ở Việt Nam có người anh hùng Đam San trong Bài ca Đăm Săn của người Ê Đê…)
Mỗi bộ sử thi chính là niềm tự hào to lớn của dân tộc đó. Sử thi thời cổ đại là thể loại một đi không trở lại. Nền văn học hiện nay không còn thể loại sử thi nữa nhưng cái không khí, tính chất của sử thi vẫn được người cầm bút mang vào trong các sáng tác. Và chất sử thi đã làm nên giá trị, làm nên sức sống cho từng trang viết, làm sống lại không khí hùng tráng của một thời đại anh hùng. Một số truyện ngắn tiêu biểu minh họa cho sự tồn tại của nền văn học sử thi trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 như: Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi, truyện ngắn Rừng xà nu, tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyễn Trung Thành, tiểu thuyếtHòn Đất của Anh Đức…
2. Hoàn cảnh sử thi
Truyện ngắn Rừng xà nu được in trong tập truyện ngắn Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.Tác phẩm được viết vào năm 1965. Đây là thời điểm Mỹ đổ quân tham chiến ở miền Nam . Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam ở vào hồi quyết liệt: giặc Mỹ điên cuồng đánh phá Cách mạng miền Nam. Trước sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù, tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân (từ miền ngược đến miền xuôi) càng kiên cường và bất khuất “Họ đã xuống đường và đem cả lương tâm và nhân phẩm bắn tỏa lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai)
3. Chất sử thi thể hiện trong tác phẩm Rừng Xà Nu
Ý 1: Chất sử thi được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên hùng vĩ , tráng lệ vừa đậm chất thơ của núi rừng Tây Nguyên.
Thiên nhiên trong Rừng xà nu thấm đẫm một cảm hứng sử thi và chất thơ hào hùng thể hiện qua từng trang sách miêu tả về rừng xà nu. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh “cả rừng xà nu hàng vạn cây”, thì kết túc tác phẩm vẫn là rừng xà nu “nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. Đó chính là bức tranh thiên nhiên toàn cảnh về cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn và hào hùng của dân tộc ta.
Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật như: nhân cách hóa, ẩn dụ, tượng trương, so sánh, bi tráng hóa… nhà văn đã dựng nên bức tranh rừng xà nu ở nhiều góc độ:
- Rừng xà nu chịu nhiều đau thương mất mát do bom đạn của kẻ thù gây ra.
- Sức sống mãnh liệt của cây xà nu không bom đạn nào có thể khuất phục được (So sánh với sức sống của con người Xô Man)
- Cây xà nu ham ánh sáng, yêu tự do, luôn vươn lên đón ánh nắng và khí trời.
- Cây xà nu vững chãi với thế đứng “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho cả dân làng”.
“Một cây ngã cả rừng cây lại mọc
Người tiếp người đã mấy vạn mùa xuân”
(Nhà văn Nguyễn Trung Thành)
Người hi sinh đất hồi sinh
Máu người hóa ngọc lung linh giữa đời
(Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng)
Ý 2: Tnú – hình ảnh người anh hùng bất tử của dân làng Xôman.
Đến với truyện ngắn “Rừng xà nu”, chúng ta được thả hồn theo những cánh rừng xà nu bát ngát, xanh rờn đến tận chân trời, được chứng kiến sức sống mãnh liệt không gì hủy diệt được của những cây xà nu. Mặt khác chúng ta lại khâm phục biết bao người anh hùng Tnú với những phẩm chất tốt đẹp. Xây dựng hình tượng người anh hùng này cũng là biểu hiện chất “Sử thi”.
• Tnú: Cuộc đời đầy đau khổ, cay đắng, bị kẻ thù giết hại cả gia đình, anh đã biến đau thương thành hành động trở thành anh lực lượng đi đánh giặc trả thù nhà nợ nước.
- Tnú và chặng đường đầu của cách mạng (Nuôi giấu cán bộ, làm liên lạc, bị giặc bắt)
- Vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc.
- Cùng một lúc phải hứng chịu hai tấn bi kịch do tội ác của giặc gây ra (vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị giặc đốt cụt mười đầu ngón tay)
- Hình tượng đôi bàn tay Tnú (đôi tay cần cù lao động, đôi tay chứng nhân tội ác kẻ thù, đôi tay chưa bao giờ biết phản bội…)
“Gấp trang sách lại, hình ảnh Tnú với bao phẩm chất tốt đẹp vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Tnú tiêu biểu cho hình mẫu người anh hùng dân tộc Tây Nguyên và cũng mang những nét chung của hinh mẫu anh hùng dân tộc thấm đượm chất “Sử thi”. Cùng với Trần Quốc Toản, La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Nguyễn Văn Trỗi và biết bao anh hùng, liệt sĩ khác các anh ca lên bài ca khải hoàn chiến thắng cho dân tộc Việt Nam yêu dấu” (Phan Huy Dũng)
Ý 3. Tính cộng đồng trong tác phẩm:
Bên cạnh việc miêu tả,làm nổi bật lên hình ảnh của người anh hùng Tnú, người ta còn thấy được hình ảnh của những con người khác xung quanh nhân vật này, những người gan dạ dũng cảm trong cộng đồng làng Xô man. Mỗi con người là một sức mạnh, mỗi ngọn giáo đứng lên là thể hiện một lòng căm thù. Sức sống mãnh liệt đó được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ các cụ già đến những em bé còn ngây thơ nhưng đã có ý thức về nỗi đau mất nước, mất người thân, mất chủ quyền dân tộc. Tính chất cộng đồng được thể hiện trong tác phẩm rất rõ:
- Đó là hình ảnh sum vầy, quây quần bên nhau, nương tựa vào nhau “cơm nước xong từ phía nhà ưng có ai đấy đánh lên một hồi mõ dài ba tiếng , dân làng lũ lượt kéo tới nhà cụ Mết”. Tất cả mọi người từ các cụ già các cô gái, những đứa trẻ sum tụ bên nhau để nghe câu chuyện cuộc đời Tnú.
- Cụ Mết, thế hệ đi trước, một con người từng xông pha trong kháng chiến chống Pháp, nay lại tiếp tục sứ mệnh tiếp thêm sức mạnh cho con cháu, là người chỉ đường dẫn lối, là người truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ mai sau “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
- Dít, một cô gái với lòng dũng cảm, sự thông minh, ấn tượng bởi “đôi mắt mở to và bình thản”. Bình thản trước súng gươm của kẻ thù. Phẩm chất kìm nén đau thương để biến thành hành động, nhanh chóng trở thành cô bí thư chi bộ, cấp chỉ huy cao nhất của làng Xô Man.
- Rồi đến Heng “đội cái mũ sụp xin được của một anh giải phóng, mặc chiếc áo bà ba dài phết đít, vẫn đóng khố, súng đeo chéo ngang lưng ra vẻ một người lính thực sự.”, cũng dũng cảm, cũng nhanh nhẹn như Tnú. Cũng là một cây xà nu con mọc lên, tiếp bước với cây lớn làm nên rừng xà nu, làm nên bản làng Xô man mạnh mẽ.
• Có thể nói chất anh hùng tự ngàn đời đã chảy vào huyết quản của già làng Mết, từ già làng chảy qua Tnú, Tnú chảy qua Mai, Mai chảy qua Dít, Dít chảy qua Heng, Heng chảy vào những cây xà nu con mới mọc đã nhọn hoắt như những mũi lê chóc thẳng lên bầu trời. Dân tộc Việt Nam dù có hy sinh, dù có mất mát nhưng vẫn không bao giờ lùi bước trước quân thù:
“Nước Việt Nam từ trong biển máu
Người vươn lên như những thiên thần”
(Tố Hữu)
“Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
(Nguyễn Đình Thi)
Ý 4. Nghệ thuật trong truyện ngắn Rừng Xà Nu

- Hình thức kể chuyện với cách tạo không khí truyện rất Tây Nguyên đậm đà màu sắc sử thi truyền thống. Bao trùm lên toàn bộ thiên truyện là một khung cảnh nghiêm trang, hào khí lại vừa mang đậm chất lãng mạn cuốn hút về làng Xô man bất khuất kiên cường.
- Giọng văn trong Rừng Xà Nu là giọng văn mang âm hưởng vang dội như tiếng cồng tiếng chiêng của đất rừng Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. Giọng văn đó ẩn chứa chất liệu làm nên tính sử thi hoàng tráng của tác phẩm.
- Kết cấu truyện theo lối vòng tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng. Chính kết cấu đó tạo nên dư âm hùng tráng. Lối kết cấu này như cái khung bền vững để nhà văn khai triển câu truyện. Đây là lối kết cấu vừa đóng vừa mở. Câu chuyện đóng lại để mở một câu truyện khác. Điều này làm chúng ta tưởng tượng đây chỉ là một chương trong lịch sử ngàn đời của người Xô man, chỉ là một chương trong bản anh hùng ca vô tận của Tây Nguyên.
- Biện pháp nhân cách hóa, miêu tả cây xà nu như con người Xô Man. Vì vậy cây xà nu hiện ra như một nhân vật của câu truyện. Nguyễn Trung Thành đã biến rừng xà nu thành cả một hệ thống hình ảnh được miêu tả song song với hệ thống hình tượng nhân vật.
- Sử dụng kiểu thời gian gấp khúc “đau thương nuôi con người vụt lớn lên” (Tnú ngày bị bắt mới chỉ đứng ngang bụng cụ Mết, 3 năm sau trở về đã là chàng thanh niên lực lưỡng; Dít ngày Tnus đi còn bé, 3 năm sau anh trở về Dít đã là bí thư chi bộ)
III. Kết bài
Khẳng định vẻ đẹp sử thi của tác phẩm, của thời đại. Liên hệ “Những đứa con trong gia đình”.

28 tháng 1 2019

Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống

Đáp án cần chọn là: C

18 tháng 3 2016

Tính sử thi của truyện thể hiện ở các mặt sau:

1. Hình tượng nhân vật Tnú được xây dựng đậm chất sử thi, mang những đặc điểm của nhân vật sử thi gợi ta nhớ đến Đăm san, Xing nhã trong sử thi Tây Nguyên. Vì:

            - Tnú có sức mạnh hơn người: vượt thác băng băng như một con cá kình,..

            -Tnú mang những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng người Xô man: thật thà, giàu tình nghĩa với quê hương, gan góc dũng cảm...

            - Tnú suốt đời phụng sự lý tưởng cộng đồng. Đó là việc Tnú dấn thân một đời cho cách mạng, đấu tranh bảo vệ làng, bản.

            => Tnú là người con, người anh hùng của đất rừng Tây Nguyên, là niềm tự hào của dân làng Xô man.

2. Câu chuyện về người anh hùng trong sử thi luôn được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng ( kể khan ). Câu chuyện về Tnú cũng vậy, được cụ Mết kể lại cho dân làng bao nhiêu lần.

3. Không gian nghệ thuật của tác phẩm có chất hoành tráng đậm chất sử thi. Không gian ấy được tạo dựng bởi những đồi, những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

4. Sự kiện được đề cấp trong tác phẩm có chất sử thi (sự kiện có ảnh hưởng đến đời sông, sinh mạng của cả cộng đồng). Đó là sự kiện chống Mỹ cứu nước.

5. Âm hưởng của tác phẩm: Tự hào và ngợi ca. Đó là âm hưởng của các tác phẩm sử thi. Cuộc đời người anh hùng Tnú có những bi thương nhưng nhìn chung chất hùng tráng lấn át cái bi thương 

* Vì tác phẩm có những yếu tố nghệ thuật tương tự tác phẩm sử thi nên có thể nói “Rừng xà nu” là một tác phẩm có chất sử thi hoành tráng.

8 tháng 6 2016

I. Mở bài :

– Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;

– Giới thiệu bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba của vở kịch

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam những năm tám mươi của thế kỷ XX.Ông được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. tác phẩm của ông toát lên một ý vị triết lí và nhân sinh về đời người, kiếp người. Ông có nhiều tác phẩm kịch gây chấn động dư luận , trong đó có vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Trong đoạn trích ( cảnh 7) của vở kịch, tác giả đã diễn tả sâu sắc bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba, một con người phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

II. Thân bài:

1. Khái quát về tác phẩm : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, tóm tắt cốt truyện.
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được sáng tác từ năm 1981, nhưng ba năm sau (1984) mới được ra mắt khán giả.Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của “tiên cờ” Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba.
Đoạn trích là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu.

2. Phân tích bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba :

a. Bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích bắt đầu bằng lớp thứ nhất của cảnh 7, đó là màn đối thoại giữa Hồn Trương ba và Xác hàng thịt.

– Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết:”- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! . Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ thể hiện trong những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải . Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng.

– Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận : cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với“tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì…“. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây Hồn cho là “phàm”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”,… Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”. Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.

– Cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn cùng tồn tại trong một con người. Thể xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ với nhau, cả hai gắn bó với nhau để cùng sống, cùng tồn tại. Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, vì nó là nơi trú ngụ của linh hồn. Khi thể xác tiêu tan thì linh hồn cũng mất. Khi linh hồn “bay đi” thì thể xác cũng trở về cát bụi. Nhờ có linh hồn đấu tranh, chi phối với những ham muốn, những dục vọng tầm thường của thể xác mà nhân cách được hoàn thiện, tâm hồn được trong sáng. Câu nói của xác hàng thịt: “Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn” đã cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa thể xác và linh hồn, làm cho ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt thêm cụ thể, sâu sắc.

b. Bi kịch Hồn Trương Ba được đẩy lên tới đỉnh điểm, cao trào ở màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân. Đó là bi kịch bị từ chối.

– Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được… còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”.

– Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân : tôi không phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.

– Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, “khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”

– Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến Hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào.

– Nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ… Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát. Sự do dự bị đẩy lùi, bị xua tan. Sự tỉnh ngộ của hồn Trương Ba tuy muộn mằn nhưng thật có nhiều ý nghĩa. Con đường tự giải thoát, linh hồn đã nhìn thấy ánh sáng.

c. Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba được kết thúc trong màn đối thoại với Đế Thích- Bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”

– Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn… Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

– Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

– Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ “bao nhiêu sự rắc rối” vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.

d. Ứng xử của Trương Ba trước tình trạng bi kịch đó :

– Trương Ba không chấp nhận buông xuôi: khi không thể thay đổi được xác hàng thịt để xác có thể hoà hợp với hồn, Trương Ba quyết định từ bỏ mối quan hệ với cái xác ấy :”chẳng lẽ nào ta lại chịu thua mày…”,”không cần đến cái đời sống do mày mang lại”.

– Khẳng định mạnh mẽ nhu cầu được sống là mình : “không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”. Với Trương Ba, nhu cầu sống cuối cùng vẫn được đánh giá cao hơn nhu cầu tồn tại. Đặt ra vấn đề“sống như thế nào”là biểu hiện của ý thức cao về sự sống và cách sống để có một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa.

– Trong đoạn kết, Trương Ba được giải thoát khỏi bi kịch. Đoạn kết vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” gợi cho độc giả, khán giả nhiều bâng khuâng. Hồn Trương Ba không theo Đế Thích về trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn quấn quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao… của vợ con thương yêu. Cho dù thân cát bụi lại trở về cát bụi, nhưng hồn Trương Ba cao khiết vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng tác phẩm.

3. Nhận xét về nghệ thuật thể hiện bi kịch Hồn Trương Ba:

– Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện sự phát triển của tình huống kịch;

– Những đoạn đối thoại nội tâm của Hồn Trương Ba góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm về kẽ sống đúng đắn.

– Đặc biệt, đoạn trích rất thành công trong việc xây dựng đối thoại. Những đối thoại giàu kịch tính, đậm chất triết lí góp phần tạo nên chiều sâu cho vở kịch.

4. Ý nghĩa tư tưởng:

a. Tư tưởng của Lưu Quang Vũ :

– Được sống làm người là rất quý giá song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.

– Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những ngịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

b. Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng ấy :

– Có ý nghĩa thực tế rất cao bởi đây không chỉ là vấn đề của nhân vật Trương Ba mà còn là vấn đề của con người hiện đại.

– Gợi mở lối sống đúng đắn để đem lại hạnh phúc và sự thanh thản của tâm hồn.

III. Kết bài :

Tóm lại, trong đoạn trích, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện một cách sâu sắc và sinh độngbi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba, bi kịch của một con người không được sống toàn vẹn mà mình phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

Qua bi kịch của Hồn Trương Ba, nhà viết kịch tài năng đã gửi tới độc giả nhiều thế hệ những triết lí nhân sinh sâu sắc về hạnh phúc, sự sống và cái chết, đồng thời phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ, góp phần đấu tranh chống lại sự tha hoá ở mỗi con người trong đời sống hiện nay.

28 tháng 6 2017

Lưu Quang Vũ thoạt đầu được nhiều người biết đến với tư cách nhà thơ. Nhưng về sau, ông gây được tiếng vang và đặc biệt được biết tới một với tư cách một nhà viết kịch tài ba. Những năm tám mươi, kịch của Lưu Quang Vũ đã chiếm lĩnh sàn diễn của rất nhiều nhà hát.

Lưu Quang Vũ mang khát vọng được bày tỏ, muốn được thể hiện tâm hồn mình vào thế giới xung quanh, muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gứi và dâng hiến. Khi đất nước bước vào thời kì vận động đổi mới, ý thức dân chủ trong đời sống xã hội đã ùa vào văn học. Hiện thực được phản ánh mang tính đa diện, đa chiều. Số phận con người, vấn đề cá nhân được khám phá, thể hiện đầy đu hơn, sâu sắc hơn. Khát vọng được tham dự, được trao gứi. dâng hiến, khát vọng về cái đẹp, cái thiện, về sự hoàn thiện nhân cách con người vừa là ý thức công dân vừa trớ thành nhiệt hứng nghệ sĩ ờ Lưu Quang Vũ. Lúc ấy, viết kịch chính là hình thức có điều kiện tham dự, “xung trận” trực tiếp.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt được sáng tác theo hướng khai thác cốt truyện dân gian và gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sống hiện thời. Truyện dân gian gây kịch tính sau khi hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới “vụ tranh chấp” chồng của hai bà vợ phải đưa ra xử, bà Trương Ba thắng kiện được đưa chồng về. Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt đầu ở chỗ kết thúc của tích truyện dân gian. Khi hồn Trương Ba được sống “hợp pháp” trong xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ, tuyệt vọng khiến Hồn Trương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được chết hẳn. Xâv đựng tình huống và giải quyết xung đột như vậy, Lưu Quang Vù đã gứi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: cuộc sống thật đáng quý, nhưng không phải sống thế nào cũng được. Nếu sống vay mượn, sống chắp vá, không có sự hài hòa giữa vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và nhu cầu vật chất thì con người chỉ gặp bi kịch mà thôi. Cuộc sống của mỗi con người chỉ thực sự hanh phúc, chỉ có giá trị khi được sống đúng là mình, được sống tự nhiên trong một thể thống nhất. Đó là chủ đề tư tưởng chính của vở kịch.

Tài năng kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện trên nhiều phương diện, tiêu biểu nhất là tài dựng cảnh và dựng đối thoại. Kịch tính căng ra trong những xung đột, những mâu thuẫn bên ngoài và bên trong nhân vật. Ngôn ngữ hành động và ngôn ngữ nội tâm được diễn tả sống động, lời thoại thấm đẫm triết lí nhân sinh.

Đoạn trích có thể gọi là “Thoát ra nghịch cảnh” là cảnh cuối, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật hồn Trương Ba ngày càng trờ nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình. Hồn Trương Ba cảm thấy không thể sống trong “da” anh hàng thịt, không thế kéo dài “nghịch cảnh” mãi được. Hồn muốn tách ra khỏi cái thân xác kềnh càng, thô lỗ. Trong tình trạng ấy; nhà văn đã sáng tạo khi dựng lên đoạn đối thoại giữa hồn và xác để rồi trước sự giễu cợt, mỉa mai của xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba càng trở nên đau khổ, bế tắc. Thái độ cư xử của người thân trong gia đình càng khiến hồn tuyệt vọng. Hồn Trương Ba đã châm hương gọi Đế Thích, hai bên đang đối thoại thì cu Tị chết. Đế Thích gợi ý để hồn rời xác anh hàng thịt sang xác cu Tị. Nhưng hồn Trương Ba, sau một “quãng đời” vô cùng thấm thía, hình dung ra những “nghịch cảnh” khác khi phải sống trong thân xác một đứa bé đã quyết định xin cho cu Tị được sống và mình được chết hẳn.

Đúng là “nghịch cảnh” trớ trêu. Lưu Quang Vũ đã dựng lên hai cuộc đối thoại đặc sắc (đối thoại giữa hồn và xác và đối thoại giữa hồn và Đế Thích) cùng những đối thoại hỗ trợ khác (hồn với người vợ, với cái Gái, với chị con dâu) để đẩy xung đột nội tâm của hồn Trương Ba lên đến tận cùng từ đó ý nghĩ tư tưởng, những triết lí nhân sinh được phát biểu một cách sâu sắc, thấm thía.

Trước khi diễn ra cuộc đổì thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trưưng Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: Không! Không! Tỏi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ớ không phải là cùa tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi. ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”.

Rõ ràng, hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với cái ước nguyện khắc khoải của hồn đã nói lên điều đó. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, quan tâm tới hàng xóm láng giềng như ngày trước. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ vụng về. thô lỗ, phũ phàng lắm. Người đọc. người xem càng lúc càng được thấy rõ điều đó qua các đối thoại và hồn Trương Ba cũng cáng lúc rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.

Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn hồn vẫn phải thừa nhận Đó là cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thớ nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì...”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây hồn cho là “phàm. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mùi”, ... tất cả đều là sự thật. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy minh ti tiện. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.”. Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo, khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu. Không chỉ đau khổ, hồn còn xấu hổ trước những lời nói công khai của xác mà trước đó hồn đã cảm thấy mà không muốn nói ra, không muốn thừa nhận.

Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân.

Người vợ mà ông rất mực vêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được... còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cám nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”.

Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình cảm của ông: tôi không phải là cháu ông.. Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả câv sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cụ Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó “ông nội đời nào, thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.

Chị con dâu là người sâu sắc. chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa..”.

Tất cả những người thân yêu của hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”.

Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần... lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt câu hỏi có vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: “Thầy ơi, làm sao. làm sao giữ được thầy ở lại. hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng cơn xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?” thì đương nhiên hồn không thể chịu đựng thêm được nữa.

Nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ.. Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

Cuộc trò chuyện giừa hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gởi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng:

Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn...

Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.

Người đọc, người xem có thế nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gứi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng chênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối” vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.

Cái chết cua cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ “mở nút”. Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm.

Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, với tinh thần chiến đấu thẳng thắn của một nghệ sĩ hăng hái tham dự vào tiến trình cải cách xã hội, trong vở kịch này nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ. Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chi thích hường thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đã từng cánh báo “muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn”. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Lưu Quang Vũ đã chết một cách rất thương tâm trong một tai nạn giao thông. Khoảng trống mà nhà viết kịch tài ba ấy để lại trong nền sân khấu Việt Nam là không thế lấp đầy. Vở kịch cuối cùng được Lưu Quang Vũ đặt tên là Chim sâm cầm không chết. Với tất cả những gì để lại cho đời thì mãi mãi Lưu Quang Vũ không chết. Từ bấy đến nay, Hồn Trương Ba, da hàng thịt và gần 50 vờ kịch khác của Lưu Quang Vũ vẫn được dàn dựng và công diễn. Những triết lí về cuộc đời, về con người, về xã hội... đặt ra trong các vở kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời.


28 tháng 11 2019

Theo Nguyễn Đình Thi, hình ảnh thơ là: “Hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào ấy. Đụng chạm với hành động hằng ngày, tâm hồn nảy lên bao nhiêu hình ảnh như những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắt trên đe. Người làm thơ lượm những tia lửa ấy, kết nên một bó sáng, nó là hình ảnh thơ”

Đáp án cần chọn là: B

8 tháng 6 2016

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)

- Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)

- Giới thiệu về mối tương quan đối lập và sơ lược về Hồn Trương Ba và da hàng thịt.

2. Thân bài

a. Giới thiệu chung

- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

- Hồn Trương Ba da hàng thịt là vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ. Dựa vào tích xưa, Lưu Quang Vũ đã bộc lộ khả năng sáng tạo của mình khi xây dựng hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt.

- Đây là hai nhân vật chính của tác phẩm, tư tưởng triết lý nhân sinh của vở kịch bật lên mối tương quan đối lập giữa hai nhân vật này.

b. Phân tích mối tương quan đối lập giữa hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

- Cuộc gặp gỡ giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

+ Sự sai lầm của thượng giới dẫn đến cuộc đối đầu đầy bi kịch.

+ Hồn Trương Ba đau khổ trong xác anh hàng thịt (dc)

- Những mâu thuẩn không thể giải quyết giữa Hồn Trương Ba vaà xác anh hàng thịt

+ Hồn Trương Ba không thể sống chung trong cái xác vay mượn, tách ra khỏi để tranh luận

+ Cuộc tranh luận diễn ra căng thẳng quyết liệt, không có sự thỏa hiệp.

c. Những điểm khác nhau cơ bản giữa Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

- Ông Trương Ba chất phác, hiền lành, nho nhã – Anh hàng thịt thân xác vạm vỡ, kềnh càng, thô lỗ.

- Hồn Trương Ba thanh cao, sống theo những chuẩn mực đạo đức – Xác anh hàng thịt hưởng thụ, sống thiên về bản năng, dễ dàng chạy theo những ham muốn trần tục.

d. Đánh giá

- Hồn và xác là hai phần đối lập, nhưng luôn tồn tại trong một con người, không thể tách rời nhau.

- Đưa ra sự đối lập này, nhà văn muốn nhấn mạnh rằng : con người không chỉ sống bằng thân xác mà cũng không chỉ sống bằng tinh thần.

- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật kịch thông qua những lời thoại.

3. Kết luận

          - Khẳng định sự đối lập giữa hai nhân vật Hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt.

          - Khẳng định giá trị của tác phẩm, tài năng của Lưu Quang Vũ.

8 tháng 6 2016

A.MỞ BÀI
Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.

B. THÂN BÀI
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba

1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt:

Có thể nói Trương Ba đã chết một cách vô lí, ai cũng biết cái chết của Trương Ba là do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào. Nhưng sự sửa sai của Nam Tào và Bắc Đẩu theo lời khuyên của Đế Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh vô lí hơn là linh hồn mình phải trú nhờ trong thể xác của kẻ khác. Do phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt. Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay vì phải sống mượn, vá lắp, tạm bợ và lệ thuộc nên chẳng những đã không sai khiến được xác thịt thô phàm của anh hàng thịt mà trái lại còn bị cái xác thịt ấy điều khiển. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm độc bởi cái tầm thường của xác thịt anh đồ tể. Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ (Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải). Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.Ý thức được điều đó linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác. Xác hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích, đã cười nhạo hồn Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ranh mãnh dồn hồn Trương Ba vào thế đuối lí và hơn nữa, ve vãn hồn Trương Ba thoà hiệp vì, theo lí lẽ của xác thịt là "chẳng còn cách nào khác đâu", vì cả hai "đã hoà vào nhau làm một rồi". Trước những "lí lẽ ti tiện" của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, đã mắng mỏ xác thịt hèn hạ nhưng đồng thới cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch cành mà mình đã lâm vào, đành nhập trở lại vào xác thịt trong tuyệt vọng. Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ. Một bên đại điện cho sự trong sạch, nhân hậu và khát vọng sống thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người và một bên là sự tầm thường, dung tục. Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người. Từ đó nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân Màn đối thoại này cho thấy
• Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá.
• Không chỉ đừng lại ở đó, tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.

2. Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân

Không phải ngẫu nhiên, tác giả không đưa anh con trai thực dụng của Trương Ba vào cuộc đối thoại của Trương Ba với những người thân. Các cuộc đối thoại với vợ con dâu và cháu gái càng làm cho Trương Ba đau khổ hơn. ông hiểu những gì mình đã, đang và sẽ gây ra cho người thân là rất tệ hại nặc dù ông không hề muốn điều đó. Thái độ của vợ trương Ba, con đâu và cháu gái trước sự biến đổi và tha hoá của Trương Ba.
• Vợ Trương Ba buồn bã, đau khổ nhưng vốn bàn tính vị tha nên định nhường Trương Ba cho cô vợ anh hàng thịt.
• Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, "khổ hơn xưa nhiều lắm". Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa...".
• Trái lại, cái Gái, cháu Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ dội. Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân (tôi không phải là cháu ông... Ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như cái xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!". Tuy nhiên, họ chỉ là những người dân thường, họ không giúp gì được cho tình trạng hiện tại của Trương Ba. Tình huống kịch thúc đẩy Trương Ba phải lựa chọn và sau màn độc thoại nội tâm (hồn Trương Ba thách thức xác anh hàng thịt: "có thật là không còn cách nào khác?" và phản kháng quyết liệt: "Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!". !". Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

3. Màn đối thoại giữa. Trương Ba với Đế Thích

Gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nữa và muốn được là mình một cách toàn vẹn "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Qua lời thoại này của nhân vật Trương Ba. Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm vào đó thông điệp: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi. Khi con người bị chi phối bở những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thân xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn, dưới đất, trên trời đều thế cả. Nhưng Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: "Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết". Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chấp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch! Đế Thích định tiếp tục sửa sai của mình và của Tây Vương Mẫu bằng một giải pháp khác, tệ hại ít hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống giả tạo, mà theo ông là chỉ có lợi cho đám chức sắc tức lão lí trưởng và đám trương tuần, không chấp nhận cái cuộc sống mà theo ông là còn khổ hơn là cái chết. Trương Ba kêu gọi Đế Thích hay sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là trả lại linh hồn cho bé Tị. Đế Thích cuối cùng cũng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba với lời nhận xét: "Con người hạ giới các ông thật kì lạ". Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này.

Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ của kịch Lưu Quang Vũ cũng được bộc lộ ở đây.

4. Màn kết:

Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hôn được trong sạch và hoá thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thăng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực.

C. KẾT BÀI

Không chỉcó ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất , con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai , lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra , vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ. Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giới thượng lưu đương thời

3 tháng 3 2021

Ngay từ tác phẩm đầu tay “Đất nước đứng lên”, Nguyên Ngọc đã cho thấy ông luôn có khuynh hướng vươn đến những vấn đề có ý nghĩa lớn lao với cộng đồng, dân tộc. Ở truyện “Rừng xà nu” cũng vậy. Tác giả đã nghiền ngẫm, lý giải, cắt nghĩa bằng hình tượng nghệ thuật về con đường mà dân tộc ta phải đi trong hoàn cảnh giặc đã cầm vũ khí uy hiếp, hủy hoại gia đình, quê hương. Đặc biệt, hình tượng rừng xà nu trong truyện được xây dựng vô cùng đặc sắc, trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất trong cả tác phẩm nói riêng và các tác phẩm viết về Tây Nguyên thời chống Mỹ nói chung. “Rừng xà nu” là truyện ngắn ra đời vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại chọn cây xà nu, rừng xà nu làm hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Trước hết, vì đây là loài cây phổ biến ở vùng đất Tây Nguyên, là biểu tượng của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Nguyễn Trung Thành đã từng nói về loài cây này bằng những lời đắm say, ngưỡng mộ: “Tôi yêu say mê cây xà nu, ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa,...”. Bằng việc mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, tác giả đã gợi lên một bức tranh thiên nhiên hoang dại, nguyên sơ, giàu sức sống. Mặc khác, trong tác phẩm, nhà văn còn gần hai mươi lần nói đến “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… điều này cho thấy hình tượng cây xà nu chính là mạch nguồn xuyên suốt cả tác phẩm.

“Ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.” Đây là những dòng tả cảnh hiếm có, được làm nên bởi một ngòi bút tài hoa giỏi về dựng cảnh, vẽ hình. Những câu văn như thế không chỉ góp phần đem lại cho tác phẩm một thứ hương vị riêng biệt của Tây Nguyên mà còn có khả năng lôi cuốn người đọc vào bức tranh thiên nhiên chân thực, hùng vĩ của núi rừng giống như được tận mắt chứng kiến và cảm nhận. Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên, thấm vào nếp nghĩ, cảm xúc và trở thành lá chắn để bảo vệ làng Xô Man trước đạn pháo quân thù.

“Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.” Cánh rừng xà nu trong đoạn văn được miêu tả là một cánh rừng “trong tầm đại bác”, ngày nào cũng bị bắn hai lần. Như vậy, ngay trong câu đầu tiên của tác phẩm, Nguyên Ngọc đã dựng nên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa của sự diệt vong. Cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm vì thế còn là biểu tượng cho đau thương chứ không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù cũng tượng trưng cho những mất mát, đau thương mà dân làng Xô man và đồng bào Tây Nguyên phải chịu đựng trong chiến tranh.

Tuy nhiên, cảm hứng chủ yếu của những trang viết về cánh rừng xà nu ấy vẫn không phải là cảm hứng thương đau. Tác giả muốn cái cuối cùng còn lại trong tâm trí người đọc về rừng xà nu là ấn tượng về một rừng cây mà dù đại bác có không ngừng bắn phá vẫn kiên cường sống và hướng về ánh sáng. Cây xà nu trong truyện ngắn có vẻ đẹp và sức sống vô cùng mãnh liệt. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.”

Sức sống mãnh liệt của lớp lớp cây xà nu cũng chính là sức sống dẻo dai, kiên cường của biết bao thế hệ dân làng Xô Man thời chiến. Họ có thể hi sinh như anh Xút, bà Nhan, như Mai, có thể chịu nhiều tổn thương như Tnú nhưng cuối cùng, họ vẫn nối nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù, hướng về mục tiêu bảo về buôn làng, đất nước, quê hương. Xà nu có cây già, cây trẻ, cây non thì người làng Xô Man cũng có ba thế hệ: thế hệ cụ Mết, thế hệ Tnú, Mai và thế hệ của bé Heng. Ba thế hệ với ba vẻ đẹp khác nhau nhưng đều mang một nét chung: vẻ đẹp của khát vọng tự do và ý chí kiên cường, bất khuất.

Có thể nói, hình tượng cây xà nu trong tác phẩm là một sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Nó nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Hình tượng cây xà nu cho thấy tác phẩm của Nguyên Ngọc thiết tha hướng về sự sống. Miêu tả về những tổn thương mà cây xà nu nói riêng, cộng đồng người Tây Nguyên nói chung phải chịu đựng chẳng qua chỉ để bày tỏ lòng khẩm phục và ca ngợi sức sống nồng nàn, bất khuất, bất diệt. Đấy là điều làm nên chất nhân văn sâu đậm trong thiên truyện ngắn.

3 tháng 3 2021

Tham khảo ạ:

Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.

Xuyên suốt tác phẩm “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.

Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.

Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnu, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lấy dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khăn, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng Tây Nguyên, mười ngón tay của Tnu bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện “không có gì mạnh bằng cây xà nu”, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.

Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, cháy rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnu mặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thể gắng gượng và chiến đấu đến cùng.

Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này. Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.

Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnu và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai.

Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnu. Cây xà nu và Tnu là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnu mà không hề lẫn lộn với ai.

Bằng tình yêu Tây Nguyên, sự quan sát tinh tế, Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đối với mảnh đất và con người Tây Nguyên.

8 tháng 6 2016

I. Mở bài:

  - Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhà văn Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành đã sống, gắn bó và chiến đấu ở mảnh đất Tây Nguyên. Truyện ngắn “Rừng xà nu” của ông là một truyện ngắn xuất sắc của Văn học Việt Nam thời chống Mỹ.

  - Tác phẩm là bản hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên đồng thời là bài ca hùng tráng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách Mạng Việt Nam trong chiến đấu. Nhà văn đã khắc họa thành công chân dung những người anh hùng của vùng đất Tây Nguyên rộng lớn. Trong số họ, tiêu biểu nhất là Tnú – một chàng trai ưu tú, một cây xà nu đẹp nhất, dũng cảm nhất trong đại ngàn xà nu Tây Nguyên.

II. Thân bài:

 1. Giới thiệu khaùi quaùt:

      - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm.

- Nguyễn Trung Thành đã dành phần lớn chiều dài tác phẩm để ghi lại lời kể chuyện của người già làng bên bếp lửa. Trong cái đêm đầm ấm ấy, câu chuyện chỉ kể chủ yếu về cuộc đời của người anh hùng Tnú. Nhân vật Tnú hiện lên qua lời kể trìu mến, thương yêu của cụ Mết, qua sự ngưỡng mộ, khâm phục của dân làng. Anh chính là người con ưu tú nhất của Xô man anh hùng. Cuộc đời của Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giải phóng của đồng bào Tây Nguyên.

  2.  Phân tích:

   a. Tnú là con người gan góc, táo bạo, dũng cảm và trung thành với Cách Mạng:

  * Thuở nhỏ:

  - Mặc cho giặc khủng bố, tàn sát dã man “treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, “chặt đầu bà Nhan cột tóc treo đầu súng”, Tnú vẫn đi nuôi cán bộ hăng hái nhất. Thậm chí, có đêm Tnú ngủ luôn ngoài rừng vì sợ “giặc lùng, không ai dẫn cán bộ chạy”. Tuổi nhỏ nhưng Tnú đã thể hiện tinh thần cách mạng rất cao, ý chí kiên cường bộc lộ rất rõ.

- Những khi đi liên lạc cho anh Quyết, Tnú thường phán đoán tình hình, nếu giặc vây các ngả đường thì xé rừng mà đi, qua sông lựa chỗ thác mạnh mà bơi, “vì chỗ nước êm thằng Mỹ hay phục”. Một lần đến sông Đắc Năng, bị địch phục kích, Tnú nuốt thư vào bụng. Tnú làm việc một cách linh hoạt, nhạy bén, thông minh với tinh thần trách nhiệm rất cao.

- Bị địch bắt, bị tra tấn, Tnú vẫn không khai nơi chỗ ở của cách mạng, dũng cảm đặt tay lên bụng và nói “Cộng sản ở đây này”, để rồi lưng anh hằn thêm những vết dao chém của kẻ thù.

- Học chữ thua Mai, Tnú lấy đá đập vào đầu, một hành động chất phác, thật thà, nhưng thể hiện ý chí, quyết tâm: phải học để sau này làm cách mạng giỏi.

* Lớn lên:

- Chứng kiến cảnh vợ con bị những trận mưa roi sắt của kẻ thù, Tnú một mình xông ra khi trong tay không có vũ khí.

- Giặc tẩm nhựa xà nu vào mười đầu ngón tay anh và đốt, đau đớn tột cùng nhưng Tnú quyết không hề kêu, cắn răng chịu đựng. Anh tự động viên mình: “Không, Tnú sẽ không kêu! Không.” Tiếng thét ấy là lời hiệu triệu chiến đấu.

­ Mười ngón tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt nhưng bàn tay tàn tật đó vẫn cầm súng tham gia lực lượng Giải phóng quân để trả thù nhà, bảo vệ bản làng, bảo vệ đất nước. Những ngón tay bị cụt đầy hận thù ấy vẫn bóp cổ đến chết tên chỉ huy đồn giặc

b. Tnú là một thanh niên giàu lòng yêu thương, có tính kỷ luật cao:

     - Yêu bản làng, yêu quê hương đất nước:

     + Ngày về phép, từ xa nghe tiếng chày giã gạo, lòng anh xao xuyến bồi hồi “cố giữ bình tĩnh, nhưng ngực anh vẫn đập liên hồi, chân vấp mãi mấy cái rễ cây ở chỗ ngả quẹo vào làng”.

     + Anh nhớ đến mẹ, Mai, Dít, những cô gái Strá… một đời tần tảo của quê anh.

  - Yêu thương vợ con:

    + Vô cùng đau đớn  trước cảnh vợ con bị tra tấn dã man: Anh bứt đứt hàng chục trái vả mà không hề hay biết, trong lòng anh là nỗi căm thù sôi sục“ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”.

    + Ba năm xa làng, gặp Dít anh ngỡ như trông thấy Mai của ngày nào  bất chợt anh nghe một luồng lạnh rân rân ở mặt và ở ngực.

* Đánh giá:

 -  Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm được xây dựng bằng bút pháp sử thi mang đậm cảm hứng lãng mạn. Tnú là cây xà nu mà đạn đại bác của giặc không thể giết nổi.

 - Bi kịch cuộc đời Tnú không chỉ là của riêng anh mà nó còn mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận đau thương của dân làng Xô man.  Phẩm chất anh hùng của Tnú là biểu tượng cho sức sống quật cường, bất diệt của dân làng Xô man nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung.

 III. Kết bài:

- Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công một hình tượng anh hùng, gắn bó với một tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn thời đại vừa đậm  phong cách Tây Nguyên.

- Tnú xứng đáng là người anh hùng của dân làng Xô man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung. Anh đại diện cho cộng  đồng, sống chết, gắn bó số phận với cộng đồng được ngợi ca bằng những hình ảnh giản dị nhưng đầy kiêu dũng, bằng giọng văn say mê hùng tráng.

8 tháng 6 2016

I. Mở bài

Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng. Với Nguyễn Trung Thành, đó là Tây Nguyên. Ta đã gặp một anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên thời chống Pháp, giờ đây ta lại đến với các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít trong Rừng xà nu thời chống Mĩ. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.

II. Thân bài

Rừng xà nu là câu chuyện làng Xô Man (Tây Nguyên) chống Mĩ. Truyện có nhiều nhân vật nhưng tiêu biểu nhất là ba nhân vật: cụ Mết (già làng), Tnú (thanh niên) và Dít (phụ nữ). Đó là hai thế hệ già - trẻ cùng tiếp nối nhau đứng lên đánh Mĩ (truyện còn hé mớ cho người đọc thấy thế hệ thứ ba là thế hệ của bé Heng để hoàn thiện bức tranh Tây Nguyên chống Mĩ).

Ba nhân vật nói trên được nhà văn miêu tả sinh động, hấp dẫn, trở thành những ấn tượng lâu bền trong lòng người đọc, bởi vì, ở mức độ nhất định, họ đã được điển hình hóa, vừa mang nét chung của con người Tây Nguyên đánh Mĩ, lại mang nét riêng in đậm tính cách và phẩm chất cùa từng người cụ thể.

A. Nét chung

Nét chung ở đây là phẩm chất anh hùng. Họ đều là những người con kiên cường bất khuất cùa Tây Nguyên, thể hiện ở những điểm sau đây:

 

- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

- Quyết tâm đứng lên đánh giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.

- Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ. (Chọn những dẫn chứng thật tiêu biểu của ba nhân vật để chứng tỏ cái nét chung đó).

B. Nét riêng

Đều anh hùng, kiên cường, bất khuất nhưng mỗi người lại anh hùng theo cái cách riêng, và sự kiên cường bất khuất cũng được biểu lộ khác nhau tùy theo tuổi tác, giới tính, cương vị xã hội và hoàn cảnh riêng của từng người. Nó làm nên đặc điểm riêng và vẻ đẹp riêng của từng nhân vật.

1. Cụ Mết: Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man chống Mĩ Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “như cây cổ thụ giữa buôn ngàn”, “ngực vồng cao như thân cây xà nu lực lường”, hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang. Cụ chi huy dân làng xông vào giết sạch bọn ác ôn trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lý giản dị “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...” Cụ còn là niềm tin người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc. Cái đêm cụ kể về cuộc đời cùa Tnú cho dân làng nghe bên ngọn lửa xà nu bập bùng vừa đầm ấm, vừa trang nghiêm, lại vừa có gì linh thiêng như kể về một huyền thoại...

2. Tnú: Người con ưu tú cua buồn làng đã ra đi đánh giặc (giải phóng quân) để trả thù cho quê hương và cho bản thân mình. Nét tính cách chủ yếu là quyết liệt, mạnh mẽ, rất đặc trưng cho sự kiên cường bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ. Căm thù thì như lửa cháy ngùn ngụt (hai con mắt như hai cục than đỏ, tay bóp nát trái vả lúc nào không biết), trả thù thì dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình (bóp chết kẻ thù bằng chính hai bàn tay cụt). Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của nhân vật như được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù. Đó là hình ảnh "bàn tay Tnú” độc đáo và đầy ấn tượng của Nguyền Trung Thành.

3. Dít: Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh đã trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo cao nhất của dân làng Xô Man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã hội. Nét tính cách nổi bật là gan dạ (giặc bắn uy hiếp tinh thần, áo quần rách tả tơi mà vẫn bình thản như không) và kiên quyết rắn rỏi (kiểm tra giấy phép cùa Tnú rất kĩ) nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cám, có giới tính (cảm thấy bùi ngùi khi Tnú lại phải đi ngay).

III. Kết bài

Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy lại hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ. Hình ảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường đánh giặc ở cuối tác phẩm chính là sự kết tụ rất hài hòa vẻ đẹp ấy để nó lắng sâu vào lòng người đọc.

6 tháng 3 2021

a) Mở bài

- Giới thiệu một số nét về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này.

Rừng xà nu được đánh giá là khúc sử thi của Tây Nguyên thời kì chống Mĩ, tái hiện con đường đấu tranh của dân làng Xô Man.

- Giới thiệu hình tượng cây xà nu: Bên cạnh hình tượng con người anh dũng, nổi bật là hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.

b) Thân bài: Phân tích hình tượng cây xà nu

* Vị trí của cây xà nu

- Cây xà nu xuất hiện ở đoạn mở đầu của tác phẩm

+ “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”

+ “bát ngát đến tận chân trời”

+ “những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”...

- Cây xà nu xuất hiện ở kết thúc và toàn bộ thiên truyện

+ “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt thiên truyện.

+ Truyện khép lại bằng hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận.

=> Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, trung tâm góp phần thể hiện chủ đề, tính sử thi của tác phẩm.

* Cây xà nu trong sự gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man

- Đặc điểm của cây xà nu:

+ Là cây họ thông

+ Gỗ quý, nhựa rất thơm

+ Sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời

- Dân làng Xô man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu sáng mỗi gian nhà.

- Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đồng khởi.

- Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch, hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.

=> Hình tượng xà nu tràn ngập trong tác phẩm gợi cho người đọc về bức tranh Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng, gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man.

 

- Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man.

+ Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.

+ Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo rất nhanh).

+ Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng cảm bước tiếp cha anh.

=> Thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.

- Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng là những gì mà con người nơi đây phải trải qua:

+ Nỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ (anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả, Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết, 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt).

- Biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên: là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.

+ Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.

+ Cả cánh rừng bạt ngàn sẽ không bao giờ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.

+ Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do.

- “Hóa thành ngọn lửa” chứng minh cho mọi sự kiện trọng đại, đau thương và anh dũng của làng Xô man.

c) Kết bài

- Cảm nhận của em về hình tượng cây xà nu.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giản dị, đậm chất Tây Nguyên, âm hưởng trang trọng,...

- Khái quát giá trị nội dung: Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

3 tháng 3 2016

Cụ Mết: Là cội nguồn, là lịch sử, “là Tây Nguyên của thời Đất n­ước đứng lên còn trư­ờng tồn cho đến hôm nay”. 

Cụ như­ một nhân vật huyền thoại từ hình dáng cho đến tính cách: quắc thư­ớc như­ xư­a, râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng xếch ng­ược, ở trần, ngực căng như­ một cây xà nu lớn. Một con ng­ười trầm tĩnh, sáng suốt, bền bỉ và vững chãi.

Ngôn ngữ: cách nói của cụ cũng khác lạ (không bao giờ khen tốt, lúc vừa ý nhất cũng chỉ nói đ­ược). Tấm lòng của cụ với buôn làng, với Tnú, với cách mạng là tấm lòng thuỷ chung, c­u mang đùm bọc, tình nghĩa.

Cụ Mết là khuôn mẫu của ng­ời già Tây Nguyên, yêu buôn làng, yêu n­ước, yêu cách mạng, tuổi cao chí càng cao. Hình ảnh cụ còn sống mãi với câu nói bất hủ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

Tnú: Cuộc đời Tnú đã phải trải qua bao thử thách khốc liệt từ thuở ấu thơ. Anh đã được hoàn cảnh hun đúc thành một con ng­ười có nhiều phẩm chất đáng quý.

Tnú có chữ, có văn hoá, lại sớm đ­ược giác ngộ cách mạng, một con ng­ười gan góc, trung thực.Dũng cảm, kiên c­ường, trung thành với cách mạng.

Ngoài tình thư­ơng vợ con, Tnú còn là ngư­ời nặng tình với buôn làng.

Tnú cũng chịu bao đau thư­ơng d­ưới bàn tay tội ác của kẻ thù.

Cuộc đời Tnú là một minh chứng hùng hồn rằng: “phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng”.

Dít: Có vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng. Gan góc, dũng cảm.

Một cán bộ Đảng trẻ, có năng lực, nghiêm túc, tình cảm trong sáng, cao đẹp.

Phác hoạ thành công một tập thể nhân vật anh hùng, Nguyễn Trung Thành đã làm nên thành công của Rừng xà nu. Họ là hiện thân của những phẩm chất anh hùng, đẹp đẽ của các thế hệ nhân dân, t­ượng tr­ng cho các thế hệ tiếp nối nhau của dân làng Xô Man.

Thông qua hệ thống nhân vật đó, tác giả đã thể hiện sinh động và nghệ thuật quy luật: có áp bức có đấu tranh, một chân lí của cách mạng miền Nam: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.