Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a,Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.
B2
Phát hiện và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các trường hợp sau:
a) Quê Hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
=> Các biện pháp tu từ:
1. So sánh: Quê Hương là cánh diều biếc
-> tác dụng: gợi tả một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp và gợi hoài niệm tuổi thơ gắn liền với cánh diều biếc
2. sử dụng các tính từ: biếc, nhỏ, êm đềm,
-> td: gợi tả cánh diều, con đò tuyệt đẹp.
BPTT được sử dụng: So sánh:
Miệng Cười: Hoa Ngâu
Khăn đội Đầu: Hoa Sen
=> So sánh với hình ảnh của thiên nhiên, cuộc sống. Tác dụng:
Khuôn miệng tươi tắn, duyên dáng, trẻ trung thế nào?
Tới cái khăn đội đầu cũng như bông hoa sen trên người => Nét đẹp thanh lịch, duyên dáng
=> Cho ta thấy vẻ đẹp của người thiếu nữ
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
=>So sánh
=> Người phụ nữ đẹp, đáng yêu “miệng cười như thể hoa ngâu”, cùng với “nết ở khôn ngoan” và cung cách ứng xử thông minh, tinh tế, dịu dàng, khéo léo từ gia đình đến ngoài xã hội.
- Các phép so sánh là:
Mây trắng như bông, bông trắng như mây, đội bông như thể đội mây
+ Mây trắng như bông -> những đám mây trắng, xốp, trôi nhẹ nhàng trên bầu trời.
+ Bông trắng như mây -> cảnh mặt đất, những '' núi'' bông nối tiếp nhau như nh~ đám mây bông bềnh trắng xốp.
=> Hai câu trên sử dụng phép so sánh tạo sự đối chiếu từ trên trời xuống mặt đất, từ mặt đất lên bầu trời. Cả k gian rộng lớn tràn ngập 1 màu trắng tinh khiết => Nhấn mạnh 1 vụ mùa bội thu
=> Trên nền màu trắng của bông và mây, xuất hiện màu đỏ trên má các cô gái, màu đỏ trở nên nổi bật và đầy sức sống-> đó chính là vẻ đẹp người lao động.
- Đôi mông như thể đội mây -> Hình ảnh người lao động đang chuyển bông về làng 1 cách nhanh nhẹn, thanh thoát. Công việc lao động k những k phải là gánh nặng của con người, k đè bẹp con mà nâng tầm vóc và vẻ đẹp con người, hình ảnh nh~ nàng tiên nữ xinh đẹp đang bay lượn trong k gian tràn ngập màu trắng.
===> Bài ca dao là bài ca về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước và sự trân trọng đối với người dân lao động.
Đoạn thơ miêu tả hình ảnh cánh đồng quê và hoạt động lao động của những cô thôn nữ- một hình ảnh quen thuộc nhưng trở nên độc đáo nhờ việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Thể thơ lục bát rất phù hợp trong việc miêu tả hoặc bày tỏ tình cảm của con người. Ở cặp lục bát thứ nhất " Trên trời" đối với " Ở dưới', " mây" đối với "bông". Cách sử dụng nghệ thuât đối góp phần gợi tả không gian mây trời bát ngát, cánh đồng quê bao la rộng lớn. Đồng thời biện pháp đảo ngữ " mây trắng như bông" ở câu 1 và " bông trắng như mây" ở câu 2 kết hợp biện pháp so sánh làm nổi bật màu sắc chủ đạo của không gian, đó là màu trắng tinh khiết của bông và mây. Đến câu thứ ba, chúng ta bắt gặp hình ảnh các cô thôn nữ, đó là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Từ láy " hây hây" gợi tả đôi má ửng hồng của các cô gái khi lao động. Mặc dù công việc lao động - đội bông rất nặng nhọc nhưng với việc sử dụng nghệ thuật so sánh ở câu bát " Đội bông như thể đội mây về làng" ( có dị bản viết là: về trời) khiến người đọc có cảm giác công việc lao động đội bông thật nhẹ nhàng. Đồng thời ta còn liên tưởng hình ảnh các cô thiếu nữ như những nàng tiên duyên dáng, xinh đẹp. Sử dụng nghệ thuật so sánh như vậy quả thật tác giả dân gian phải có một trí tưởng tượng phong phú, óc quan sát tinh tế và tình yêu làng quê, yêu lao động.
13 tháng 8 2017 lúc 15:16
a)Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học
+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta
Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
b)+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.
Câu 2 nè:
BPTT được sử dụng: So sánh:
Miệng Cười: Hoa Ngâu
Khăn đội Đầu: Hoa Sen
=> So sánh với hình ảnh của thiên nhiên, cuộc sống. Tác dụng:
Khuôn miệng tươi tắn, duyên dáng, trẻ trung thế nào?
Tới cái khăn đội đầu cũng như bông hoa sen trên người => Nét đẹp thanh lịch, duyên dáng
=> Cho ta thấy vẻ đẹp của người thiếu nữ
Học tốt nha bn
câu 1 nữa