K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài viết tham khảo:

Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".

Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.

Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.

Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Nghệ thuật thời Phục hưng

Phục Hưng là một phong trào văn hóa bao gồm giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Những thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền văn minh nhân loại. Thành tựu của phong trào văn hóa phục hưng Là một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ các nền văn học tiếng Latinh cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập.

- Về hội họa và điêu khắc: điểm độc lạ của mỹ thuật thời Phục Hưng là tính hiện thực cao, những tác giả biểu lộ đậm chất ngầu và nội tâm khác hẳn thời kỳ trước . Đặc điểm chung của nghệ thuật hội họa thời kì này là tùy đề tài vẫn khai thác trong kinh thánh hoặc thần thoại, nhưng nội dung thì hoàn toàn hiện thực. Nhà danh họa khổng lồ người Ý của thời kỳ này là Lêôna đơ Vanhxi với các tác phẩm như Nàng Giôcôngđơ, Bữa tiệc cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá. Từ thế kỷ XV, ông đã có ý tưởng thay mái chèo của thuyền bằng cánh quạt đẩy nước, vẽ ra nguyên tắc hoạt động của máy bay, dù thoát hiểm,… Bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng”, dựa vào câu chuyện trong bữa tiệc chia tay nhau, Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ của mình rằng: “Trong các ngươi sẽ có một kẻ phản bội ta”. Bức tranh đã thể hiện được nội tâm của các nhân vật dự tiệc khi nghe câu nói đó: người thì ngạc nhiên, người thì tức giận, người thì buồn bã, người thì biểu thị sự ngay thẳng trung thực của mình... Đây là một bức tranh rất hoàn hảo về mô tả nhân vật, bố cục và màu sắc. Raphaen (1483-1520) cũng là một họa sĩ thiên tài của Ý. Tuy ông chết tương đối sớm (37 tuổi) nhưng ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Cô gái làm vườn xinh đẹp, các bức tranh vẽ về thánh mẫu... Ông là một họa sĩ có sở trường về vẽ chân dung, đặc biệt là thể hiện được một cách sống động vẻ đẹp tươi tắn của các cô gái, vẻ hiền hậu dịu dàng của người mẹ và nét ngây thơ đáng yêu của các em bé.

- Về phương diện kỹ thuật, các thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng lịch sử 10 có thể kể đến như:

+ Phát minh in ấn, chế tạo ra giấy => bình dân hóa việc học, thúc đẩy văn hóa phát triển.

+ Xây dựng thành công lò gang nấu quặng, không chỉ nấu được gang mà luyện được thép.

+ Cải tiến bánh xe nước cùng nhiều phát minh mới thúc đẩy ngành công nghiệp.

+ Ngành giải phẫu có nhiều bước tiến mới đã đánh một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa duy tâm.

Về khoa học tự nhiên, thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng đem lại nhiều bước tiến vượt bậc với sự góp phần của nhiều nhà khoa học: Nhiều nhà khoa học đã dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người thời bấy giờ về Trái Đất và vũ trụ như Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Kiến trúc thành Thăng Long

Sau khi ra chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã cho xây dựng thành quách, cung điện chùa chiền thành một kinh thành Thăng Long nguy nga tráng lệ để đóng đô.

Kinh thành Thăng Long gồm 3 vòng thành, mọi hoạt động của hoàng tộc qua các triều đều tại Cấm Thành, phía bên ngoài là cung điện, phủ đệ, cụm kiến trúc giáo dục tín ngưỡng,…

Trong liên lục 8 thế kỷ Thăng Long tồn tại với một toà thành hoa lệ, bề thế. Vào thời Lý Hoàng Thành dựa trên vị trí của thành Đại La. Trải qua các triều đại nhà Trần, hậu lê, toà thành vẫn ở trên vị trí này, có chỉnh trang lại.

Vào thời nhà Nguyễn, kinh đô dời vào Phú Xuân (Huế), Hà Nội trở thành Tổng Trấn Bắc. Quy mô của thành Hà nội vào thời kỳ này nhỏ hơn các thời kỳ trước đó.

Thành cổ Hà nội xưa có 3 vòng (tam trùng thành quách). Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm Thành, là nơi chỉ dành cho nhà vua, hoàng hậu cùng số ít cung tần mỹ nữ trú ngụ. Qua các triều đại kinh thành Thăng Long có nhiều tên gọi khác nhau, thời lý gọi là Cung Thành, thời Trần gọi là long Phượng Thành, thời Hậu lê gọi là Cấm Thành.

Một cửa duy nhất nối liền giữa Cấm Thành và Hoàng Thành là Đoan môn.
Hoàng Thành là vòng thành thứ 2 ở giữa Cấm Thành với thành ngoài. Trong Hoàng Thành là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan trong triều, giữa Hoàng Thành với Kinh Thành Thăng Long có khá nhiều cửa, nay chỉ còn lại một cửa là bắc Môn, hiện thuộc địa phận phố Phan Đình Phùng.

Vòng ngoài cùng gọi là Kinh Thành, đắp bằng đất. Đây là chỗ dân cư sinh sống. Kinh Thành có nhiều cửa trổ ra bên ngoài. Vào thời Lê, Kinh Thành Thăng Long có tất cả 16 cửa ô. Vào thời Nguyễn còn 12 cửa ô. Đầu thế kỷ 20 chỉ còn 5 cửa ô là Ô Dừa, Ô Đống Mác, Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy và ô Quan Chưởng.

Ngày nay, riêng Ô Quan Chưởng, tên cũ là Đông Hà môn có nghĩa là cửa dành cho thuyền ra vào bến sông, còn được tồn tại. Cửa Ô Quan Chưởng gồm một cửa chính và hai cửa phụ. Trên có vọng lâu, bên tường phía trái có một tấm bia khắc năm 1882 ghi lệnh của tổng đốc Hoàng Diệu, cấm binh lính sách nhiễu dân chúng qua lại. Bốn cửa ô khác chỉ còn trong trí nhớ mơ màng của người dân đất Hà Thành mỗi khi hoài niệm về thuở xa xôi. Một số đoạn thành đất của Kinh Thành xưa còn để lại dấu vết như là đường Đại La, Hoàng Hoa Thám và La Thành.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên:

Ẩn dụ: “đứt gánh tương tư”, “mối tơ thừa” ám chỉ việc tình yêu tan vỡ.

+ So sánh, ẩn dụ: “Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” thể hiện số phận bất hạnh, tâm trạng đau khổ của Kiều.

+ Độc thoại: thể hiện ý chí quyết tâm cắt bỏ đoạn tình cảm với chàng Kim, nhưng rồi lại khổ đau tột cùng khi nghĩ đến việc phải rời xa người yêu, “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, “Dù em nên vợ nên chồng/ Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

- Nội dung đặc sắc của tác phẩm: Thể hiện con người của Thúy Kiều thấu tình đạt lí, quyết liệt lấy lại phẩm giá, quyền sống cho mình. Đồng thời thể hiện sự ngang tàng, chính trực bên ngoài và nồng nàn yêu thương bên trong của Từ Hải. Để lại sự nuối tiếc, đau xót với khung cảnh chàng trai Từ Hải chết. 

- Nghệ thuật đặc sắc: Thể hiện rõ được biến đổi tâm lí phức tạp của Kiều, lối nói vần điệu ngôn từ truyền thống.

- Nhận xét của tác giả về tác phẩm: 

+ Ưu điểm: Có sự lồng ghép tự nhiên câu nói, câu thơ, giản lược một số điển cố điển tích nhằm dễ nghe, dễ hiểu và đi sâu vào lòng mọi người hơn mà không đánh mất đi hồn cốt của tác phẩm. 

+ Hạn chế: Chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và vũ đạo. Vũ đạo hơi nhiều hơn so với mức cần thiết, chưa thực sự mạnh dạn đẩy đến mức phá cách để tạo ấn tượng đậm sâu hơn là những khung cảnh quen thuộc trong tác phẩm.

17 tháng 3 2021

– Quá trình hiện đại hoá đạt được những thành tựu đáng kể.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh), Hầu trời (Tản Đà), Gánh nước đêm (Trần Tuấn Khải)…các sáng tác bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc.

– Nhiều yếu tố của văn  vẫn còn tồn tại.

– Quá trình đổi mới hoàn tất, nhiều thành tựu ở mọi lĩnh vực.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Thơ duyên (Xuân Diệu)….

VHVN có thể hội nhập với nền VH thế giới.

17 tháng 3 2021

Từ đầu Thế Kỉ XX đến 1930 mà bạn

27 tháng 8 2023

- Một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên:

+ Tác giả sử dụng những điển cố, điển tích điển hình để thể hiện nỗi đau đớn, xót xa của Thúy Kiều, “Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”, “trâm gãy bình tan”, “ngậm cười chín suối”, “Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”. Những hình ảnh này nhằm làm nổi bật nỗi thống cổ trong hoàn cảnh éo le của nàng Kiều.

+ Độc thoại: thể hiện ý chí quyết tâm cắt bỏ đoạn tình cảm với chàng Kim, nhưng rồi lại khổ đau tột cùng khi nghĩ đến việc phải rời xa người yêu, “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, “Dù em nên vợ nên chồng/ Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”. Kiều vẫn muốn giữ lại chút tấm lòng, chút tình cảm sâu nặng giữa hai người, thể hiện lối suy nghĩ của một cô gái sắc sảo, thông minh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài viết trình bày kết hợp giữa giá trị nội dung, luận điểm về giá trị nghệ thuật trong mỗi luận điểm.