Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án D
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời. Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng. Ý thức đấu tranh của các lực lượng xã hội này cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc ngày càng rõ nét. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Phong trào công nhân nước ta trong mấy năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát triển trong bối cảnh:
- Hoạt động của tổ chức Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 ở Sài Gòn.
- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và công nhân thuỷ thủ Trung Quốc ở các bến cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải... (1921).
⟹ Những sự kiện này có tác dụng cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh và là nguyên nhân làm cho phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh.
- Hoạt động của tổ chức Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 ở Sài Gòn.
- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và công nhân thuỷ thủ Trung Quốc ở các bến cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải...
- Những sự kiện này có tác dụng cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh và là nguyên nhân làm cho phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh.
- Hoạt động của tổ chức Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập năm 1920 ở Sài Gòn.
- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và công nhân thuỷ thủ Trung Quốc ở các bến cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải...
- Những sự kiện này có tác dụng cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh và là nguyên nhân làm cho phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau chiến tranh
Qua các cuộc đấu tranh cụ thể nổ ra từ Bắc chí Nam và mục đích đấu tranh, cho thấy ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ bước phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vì:
- Những cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra với quy mô lớn từ Bắc chí Nam như:
+ Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.
+ Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,… đã nổ ra.
+ Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn (8/1925).
- Mục đích đấu tranh: từ mục tiêu kinh tế (nghỉ ngày chủ nhật có trả lương) cho đến mục đích chính trị (ngăn cản tàu chiến Pháp mang quân sang đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc).
⟹ Ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển nhanh chóng, chứng tỏ bước phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nếu như trước chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân chủ yếu tham gia phong trào đấu tranh của các giai cấp-tầng lớp khác trong xã hội với hình thức chủ yếu là đập phá máy móc,đất giao kèo,...thì sau chiến tranh, họ đã tách ra tổ chức các cuộc đấu tranh độc lập và bước lên vũ đài chính trị và phát triển cao hơn 1 bước so với giai đoạn trước.Sự phát triển ấy thể hiện ở:
-Số lượng.
-Quy mô.
-Mục đích đấu tranh.
-Sự trưởng thành về ý thức chính trị của giai cấp CN.
-Tính chất của phong trào:Từ tự phát lên tự giác.
Sang thế kỉ XV, XVI đội ngũ “ Những người lao động làm thuê” đã xuất hiện. Đầu thế kỉ XIX, ngành khai mỏ phát triển và hàng ngàn “thợ” mỏ làm việc trong các mỏ khai thác than, thiếc. Nhưng đó chưa phải là công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công nghiệp.Đội ngũ công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I (từ năm 1897 đến năm 1914) của thực dân Pháp. Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Hòn Gai đã làm cho số công nhân tăng nhanh... Số lượng công nhân năm 1906 là 49.500 người trong đó có 1.800 thợ chuyên môn.Nhiều xí nghiệp tập trung đông công nhân như: Xi măng Hải Phòng có 1.500 người, 3 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn có tới 3.000 người, riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người. Ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa”. Tổng số công nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I có khoảng 10 vạn người.Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh. Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến... dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền nhiều nơi tập trung hàng vạn người. ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định.Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người