K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một số cơ chế làm suy giảm hệ miễn dịch khi mắc bệnh ung thư:

- Khối u phát triển trên da và màng nhày có thể phá vỡ rào cản tự nhiên cho phép tác nhân gây bệnh xâm nhiễm.

- Các khối u lớn đè lên các cơ quan, bộ phận gây tổn thương hoặc làm giảm sự lưu thông của máu (sự di chuyển của các tế bào miễn dịch trọng máu) trong cơ thể.

- Một số tế bào ung thư xâm nhập vào tế bào tủy xương, cạnh tranh với tế bào tủy xương về không gian sống và chất dinh dưỡng. Khi nhiều tế bào tủy xương bị phá hủy, số ít còn lại không tạo đủ các tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống bệnh.

- Ngoài ra, việc sử dụng các liệu pháp điều trị ung thư như dùng thuốc, hóa trị hoặc xạ trị cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Có nhiều nguyên nhân gây ra suy giảm miễn dịch thứ phát, nhưng phần lớn sự suy giảm miễn dịch là kết quả của một hoặc nhiều điều sau đây:

Rối loạn toàn thân (ví dụ, bệnh tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, nhiễm HIV)

Điều trị miễn dịch (ví dụ như hóa trị bằng cytotoxic, cắt bỏ tủy xương trước khi cấy ghép, xạ trị)

Các bệnh nghiêm trọng kéo dài (đặc biệt ở những bệnh nhân nặng, già và/hoặc nhập viện)

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Lý do khiến hệ miễn dịch không thể phát hiện ra các tế bào ung thư để tiêu diệt đó là vì chúng có khả năng ẩn náu xen lẫn với các tế bào khỏe mạnh bình thường. Ví dụ có những khối u có thể tiết ra một loại protein có tính chất tương tự như protein do các hạch bạch huyết sản xuất.

Cơ chế tiêu diệt tác nhân gây bệnh của hàng rào miễn dịch không đặc hiệu khi chúng xâm nhiễm vào cơ thể:

- Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì đầu tiên sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào bề mặt cơ thể: vi khuẩn vô hại trên bề mặt da cạnh tranh phát triển với vi khuẩn gây bệnh; dịch nhày giữ bụi và tác nhân gây bệnh; dòng nước mắt, nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh ra ngoài; hàng rào hóa học như acid (dạ dày, đường sinh dục) tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh; lysozyme (có trong nước bọt, nước mắt) tiêu diệt tác nhân gây bệnh;…

- Nếu tác nhân gây bệnh thoát khỏi hàng rào bề mặt cơ thể thì chúng sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào bên trong cơ thể với nhiều cách thức khác nhau như:

+ Thực bào: Các tế bào thực bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

+ Giết chết tế bào bệnh: Tế bào giết tự nhiên nhận diện những biến đổi bất thường trên bề mặt các tế bào bệnh, tiết protein làm chết các tế bào bệnh.

+ Tổng hợp peptide và protein chống lại tác nhân gây bệnh: Các tế bào tổng hợp peptide và protein (như interferon) có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Hàng rào bảo vệ cơ thể gồm:

- Hàng rào bảo vệ bên ngoài: 

+ Da: Lớp sừng và các tế bào biểu bì chết ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh và sự cạnh tranh giữa các vi khuẩn trên da với vi khuẩn gây bệnh.

+ Niêm mạc: Lớp dịch nhầy giúp ngăn chặn không cho tác nhân gây bệnh bám vào tế bào.


+ Các chất tiết: Chứa enzyme lysozyme, dịch tiêu hóa, dịch mật tiêu diệt vi khuẩn giúp niêm mạc thường xuyên được rửa sạch. Chất nhờn và mồ hôi ức chế sự sinh trưởng của nhiều vi sinh vật

- Hàng rào bảo vệ bên trong:

+ Các cơ quan: Tủy xương, tuyến ức, lá lách và hạch bạch huyết tạo ra các loại bạch cầu của cơ thể.

+ Các tế bào bạch cầu: Thực bào các tác nhân gây hại, tiết các chất kháng khuẩn, tiết enzyme tiêu diệt động vật kí sinh,..

Vai trò của miễn dịch

- Miễn dịch là cơ chế bảo vệ đặc hiệu của cơ thể có chức năng ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh.

Một số cơ quan, tế bào của hệ miễn dịch người

+ Một số cơ quan của hệ miễn dịch ở người: tủy xương, tuyến ức, hạch bạch huyết, lá lách, da, niêm mạc,…

+ Một số tế bào của hệ miễn dịch ở người: đại thực bào, tế bào tua, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên, tế bào mast, tế bào lympho,…

- Những bệnh có thể xuất hiện khi chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ: tiêu chảy, viêm phổi, ung thư, viêm não,...

Cơ chế hoạt hóa tuyến miễn dịch đặc hiệu:

- Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, các tế bào thực bào sẽ tiêu diệt tác nhân gây bệnh và trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào. Tế bào trình diện kháng nguyên kích hoạt các tế bào $T$ hỗ trợ. Khi được kích hoạt, tế bào $T$ hỗ trợ tăng sinh và kích hoạt tế bào $B$ và $T$ độc thực hiện đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

Vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào:

- Vai trò của miễn dịch dịch thể: Tế bào $plasma$ sản sinh kháng thể để liên kết đặc hiệu và bất hoạt kháng nguyên trong dịch cơ thể giúp các tế bào thực bào dễ dàng bắt giữ và loại bỏ kháng nguyên. Các tế bào $B$ nhớ tạo thành trí nhớ miễn dịch giúp cơ thể chống lại kháng nguyên nhanh và hiệu quả hơn nếu kháng nguyên này lại tiếp tục xâm nhập vào cơ thể.

- Vai trò của miễn dịch qua trung gian tế bào: Tế bào $T$ độc liên kết đặc hiệu với các tế bào bị nhiễm, đồng thời sản sinh $enzyme$ và $perforin$ làm cho các tế bào nhiễm bệnh bị phân hủy.

5 tháng 7 2018

Đáp án đúng : B