K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2016

a) Khả năng về tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Đất :

  + Diện tích đất rộng : khoảng 3 triệu ha ( trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

  +  Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.

  + Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.

- Khí hậu : Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.

- Nguồn nước : phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt)

- Khó khăn : thiếu nước ngọt trong mùa khô, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

b) Biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc sản xuất lương thực.

- Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ

- Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn

6 tháng 2 2016

Lại nữa . ko bít . hi

13 tháng 2 2019

a) Khả năng về mặt tự nhiên

-Đất:

+Diện tích rộng: khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp

+Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ

+Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu

-Khí hậu: Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm

-Nguồn nước: phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt)

-Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

b) Biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc săn xuất lương thực

-Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ

-Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.

20 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

a) Khả năng về tự nhiên

− Đất

+ Diện tích đất rộng khoảng 3 tiệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

+  Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.

+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.

− Khí hậu: Cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.

− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).

− Khó khăn: Thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

b) Biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho sản xuất lương thực

− Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng một vụ.

− Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.

5 tháng 9 2019

Biện pháp quan trọng nhất để khai thác tốt hơn tiềm năng tự nhiên cho sản xuất lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long là giải quyết tốt vấn đề thủy lợi. Vì nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở ĐBSCL; mùa khô kéo dài không chỉ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất mà còn làm tăng cường bốc phèn, bốc mặn => Chọn đáp án A

31 tháng 10 2018

-Về lương thực:

+Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước

+Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu

+Khí hậu, nguồn nước về cơ bản thích hợp với việc phát triển ngành trồng lúa

+Trở ngại lớn nhất là sự nhiễm phèn, nhiễm mặn của đất, trong lúc nước ngọt lại không đủ vào mùa khô. Ngoài ra, tình trạng chậm phát triển của một số ngành kinh tế khác cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất lương thực của vùng

-Về thực phẩm

+Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển. Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn lần vào thời gian từ tháng V đến tháng IX. Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV

+Có 25 cửa sông, luồng lạch cùng vùng bãi triều rộng khoảng 48 vạn ha, trong đó gần 30 vạn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Ngoài ra còn 1.500 km sông ngòi, kênh rạch có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt

+Có những thuận lợi nhất định đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm (vịt).

3 tháng 10 2018

HƯỚNG DẪN

a) Khả năng phát triển sản xuất lương thực

− Đất

+ Diện tích rộng khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

+ Đất được pù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.

+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.

− Khí hậu: cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.

− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).

− Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

b) Khả năng phát triển sản xuất thực phẩm
− Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700km đường bờ biển.

− Có các ngư trường với trữ lượng cá lớn.

− Có 25 cửa sông, luồng lạch cùng bãi triều rộng có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

− Có 1500 km sông ngòi, kênh rạch có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

28 tháng 3 2019

HƯỚNG DẪN

a) Khả năng về tự nhiên

− Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700km đường bờ biển.

− Có các ngư trường với trữ lượng cá lớn.

− Có 25 cửa sông, luồng lạch cùng vùng bãi triều rộng có khả năng nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

− Có 1500 km sông ngòi, kênh rạch chằng chịu có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

b) Thực trạng

− Sản lượng thủy sản dẫn đầu cả nước (hơn 1/2 sản lượng của cả nước).

− Là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta; trong những năm gần đây phát triển mạnh việc nuôi cá, tôm và tăng cường xuất khẩu.

− Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thủy sản là Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

− Diện tích nuôi trồng ngày càng được mở rộng.

− Chú ý việc bảo vệ môi trường sinh thái.

11 tháng 6 2017

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

2 tháng 11 2018

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất ở nước ta vì các lí do sau:

-Diện tích trồng lúa chiếm trên 50% diện tích trồng lúa cả nước

-Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu

-Khí hậu có tính chất cận xích đạo; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

-Nguồn lao dộng dồi dào, nhiều kinh nghiệm trồng lúa, năng động

-Bước đầu đã xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật (hệ thống thủy lợi, cơ sở tạo giống, dịch vụ bảo vệ thực vật, công nghiệp xay xát,...)

-Các nguyên nhân khác (chính sách khuyến nông, nhu cầu về gạo ở trong nước và xuất khẩu,...)

b) Định hướng phát triển sản xuất lương thực của vùng

-Tập trung thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng

-Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, công nghệ sau thu hoach,...

5 tháng 10 2018

Đáp án C