K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2018

A. Mở bài

- Giới thiệu đề tài đất nước quê hương trong văn học Việt Nam thời kì từ CMT8.

- Giới thiệu hai tác phẩm.

- Giới thiệu đề bài.

B. Thân bài

1. Vẻ đẹp dòng sông Đà

Theo tác giả, sông Đà có hai tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình, Sông Đà chỉ thơ mộng khi mang nét trữ tình.

Khi sông Đà chảy qua vùng bình nguyên thì nó trở nên hiền hòa, là bạn của con người chứ không phải là kẻ thù số một như ở đoạn trên. Tác giả nhìn con sông Đà ở đoạn này với nhiều góc độ khác nhau.

- Ở trên cao nhìn xuống sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, ẩn hiện trong mây trời, hoa núi mùa xuân gợi vẻ đẹp mơ màng, duyên dáng, kín đáo.

- Bên bờ nhìn xuống thì thấy dòng sông lấp loáng như đứa trẻ nghịch gương, nhìn thấy nó như đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân => vẻ hiền hòa, thân thiện.

- Dưới thuyền nhìn lên thấy bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, bở sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ... => gợi vẻ đẹp tự nhiên, giàu chất thơ, chất hội họa.

=> Tác giả dùng nhiều phép so sánh sáng tạo, ngôn ngữ mềm mại, giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh thơ mộng, dịu dàng nên đã vẻ được ra nhiều bức tranh giàu chất hội họa: dòng sông ẩn hiện trong mây trời, con hươu ngẩng đầu ra khỏi ánh cỏ sương ... để từ đó làm nổi bật hình ảnh dòng sông hiền hòa, thơ mộng, trong sáng. Dòng sông có vẻ đẹp của thi ca, nhạc họa.

Nguyễn Tuân đã khám phá dòng sông ở phương diện thẩm mĩ: được xem là một tác phâm hội họa tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho đất nước. So với ngôn ngữ sắc cạnh ở đoạn trên, ngôn ngữ ở đoạn này rất mềm mại, chứng tỏ nhà văn có một vốn từ phong phú và sử dụng nó một cách điêu luyện, tài hoa.

2. Vẻ đẹp của sông Hương

Tác giả tả tỉ mỉ, từ thượng nguồn Trường Sơn, dòng Hương chảy qua núi đồi, cánh đồng, làng mạc, kinh thành rồi đổ ra biển Đông. Dòng sông được nhân hóa như người con gái có dáng dấp, trang phục, gương mặt, tính cách, tâm hồn ...

- Giữa dòng Trường Sơn, nó là bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn ... như cô gái di-gan phóng khoáng và man dại ... nó có bản lĩnh gan dạ với một tâm hồn tự do và trong sáng.

- Khi ra khỏi rừng, sông Hương lại mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, như người mẹ phù sa, tâm hồn sâu thẳm đã đóng kín lại ở cửa rừng. Những ngọn đồi tạo nên những mảng phản quang lên gương mặt sông nhiều màu sắc trên nền tây nam thành phố: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.

- Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, dòng sông như người đẹp nhủ mơ màng ... uốn mình theo những đường cong thật mềm ... sắc nước xanh thẳm.

- Giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, dòng sông đi qua giữa chốn bốn bề núi phủ mây phong lại mang vẻ đẹp trầm mặc ... kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga ...

- Từ đó, như tìm đúng đường về, sông Hương lại vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô. Giáp mặt thành phố thì sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến quanh năm sương khói mơ màng, làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói của tình yêu.

- Khi rời khỏi kinh thành, nó lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc ... như sự nhớ điều gì chưa bịp nói, nó đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh ... như chút vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu ... ấy là tấm lòng người Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.

=> Giọng văn mềm mại giàu chất nhạc, ngôn từ giàu chất thơ đã lột tả hết vẻ phong phú của dòng sông nhưng nổi bật nhất là vẻ duyên dáng, hiền hòa, trong xanh phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Gương mặt của dòng sông phả chiếu tấm gương muôn màu và thanh âm của quê hương xứ sở. Chiều dài của dòng sông như chiều dài của một chuyến đi, cũng là hành trình lớn lên của một cuộc đời được đào thải những tính nết chưa đẹp để giữ lại nét đáng yêu của tuổi đương thì, nên dòng chảy biểu lộ một tính cách có thay đổi theo địa hình để vừa tô điểm cho vẻ đẹp kinh thành như một con người của quê hương xứ Huế.

3. Sông Đà và sông Hương

Sông Đà được Nguyễn Tuân so sánh như con quái vật hung hãn khi qua vùng thác dữ hay như áng tóc của người con gái hiền hòa thơ mộng; còn Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh sông Hương như người con gái ... (vì nó tên Hương?) Nhờ thể tùy bút với lối so sánh tài hoa ấy mà người đọc có thể hình dung từng đường nét, chi tiết vẻ đẹp phong phú của con sông và đó là nét đẹp kiểu chưa từng lặp lại bất cứ con sông nào trên thế giới.

=> Vẻ đẹp phong phú của dòng sông còn mang đến thi hứng cho văn nhân nên sau đó những vần thơ được bắt nhịp để trở về tô điểm cho con sông. Sông Hương thành con sông của thi ca nhạc họa, bồi đắp phù sa văn hóa cho đất kinh thành. Biết bao sung sướng tự hào của tác giả về dòng sông thơ mộng của quê mình.

C. Kết bài

- Cả hai nhà văn đều sử dụng thể tùy bút để khám phá vẻ đẹp riêng của mỗi dòng sông, giúp người đọc thêm hiểu biết về vẻ đẹp phong phú của cảnh quan đất nước.

- Hai đoạn trích đều bộc lộ lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước của hai nhà văn.

23 tháng 5 2017

Dòng sông Đà trữ tình:

- Sự liên tưởng độc đáo: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình của người thiếu nữ

- Sông Đà được nhìn qua làn mây, qua ánh nắng với màu sắc

    + Xuân: xanh màu xanh ngọc bích

    + Thu: lừ đừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa

- Sông Đà gắn bó với con người tựa cố nhân

- Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử- hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa

→ Sông Đà trữ tình, hiền hòa, sự tài hoa của Nguyễn Tuân đã mang lại những áng văn bức tranh trữ tình làm say đắm lòng người

2 tháng 1 2022

“Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khác phức tạp…”, đó là lời nhận xét khá đúng của nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh cho hình ảnh dòng sông trong “Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân”. Trong tác phẩm có đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”. Để viết bài văn cảm nhận hình ảnh sông Đà trong đoạn trích này, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây!
 

con-song-da.jpg


Nguyễn Tuân là một nhà văn sinh ra và lớn lên trong một thời đại xã hội có nhiều biến động. Trước Cách mạng, ông học cuối bậc Thành Chung, là con người ham mê xê dịch nên đã từng bị bắt vào tù. Ở tù ra, ông bắt đầu viết văn, viết báo. Tên tuổi Nguyễn Tuân bắt đầu trở nên nổi tiếng từ năm 1938. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhiệt tình tham gia hoạt động Cách mạng. Tuy vậy, máu đam mê xê dịch vẫn còn, nó thôi thúc nhà văn đi tìm chất liệu cho những sáng tác văn học nghệ thuật của mình. “Vang bóng một thời” là một tác phẩm thành công vang dội đánh dấu tên tuổi của nhà văn trên hành trình khẳng định mình. Với ông, viết văn là để khẳng định được cá tính của mình. Sự tài hoa uyên bác, thái độ quý trọng thật sự nghề viết văn, sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ hình ảnh của mình đã giúp Nguyễn Tuân viết nên những tác phẩm văn chương để đời. “Người lái đò sông Đà” có thể coi là một tác phẩm để đời của nhà văn. Với tác phẩm này, có đề bài yêu cầu phân tích hình ảnh con sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”. Để bài viết của mình đầy đủ và ấn tượng hơn, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây. Chúc các bạn thành công!
 

hinh-tuong-song-da(1).jpg


BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG SÔNG ĐÀ TRONG ĐOẠN VĂN SAU: “CÒN XA LẮM MỚI ĐẾN THÁC DƯỚI…HẠ BỘ NGƯỜI LÁI ĐÒ”
Nhà văn Nguyễn Tuân trong cảm nhận của Nguyễn Đình Thi là “một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật…”. Đọc và cảm nhận những trang văn của người nghệ sĩ này, ta thấy lời nhận xét đó quả thực rất đúng. “Người lái đò sông Đà” là một bài kí tiêu biểu cho “cái đẹp, cái thật” trong văn chương Nguyễn Tuân. Trong tác phẩm, hình tượng sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò” được rất nhiều người đọc quan tâm và dành nhiều suy nghĩ, cảm nhận về nó.

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ra và lớn lên tại Thanh Xuân, Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống giàu ý nghĩa. Là con trai trong một gia đình có cha là nhà Nho, một ông tú kép, hơn ai hết, nhà văn thấm thía sâu sắc tâm trạng của một nhà Nho đương thời khi Hán học đi vào cảnh xế chiều và Tây học bắt đầu thịnh hành. Niềm bất mãn, sự níu giữ…về một thời vang bóng tất thảy được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Vang bóng một thời”. Nhận xét về tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan từng chia sẻ: “Tác phẩm gần đạt đến độ “toàn thiện toàn mỹ” ấy góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. “Vang bóng một thời” vẽ lại những cái “đẹp xưa” của thời phong kiến suy tàn…vì thế có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc”. “Vang bóng một thời” đã đánh dấu tên tuổi nhà văn, đưa tên tuổi Nguyễn Tuân đến với nhiều người ở nhiều thế hệ hơn. Bên cạnh tác phẩm đó, “Người lái đò sông Đà” cũng là một bút kí nổi bật giúp cho nhà văn khẳng định được tài năng, vị thế của mình trong nền văn học nước nhà.

“Người lái đò sông Đà” được nhà văn viết năm 1958, trong một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc. Đó là thời điểm miền Nam Việt Nam vẫn tiếp tục kháng chiến chống Mĩ còn miền Bắc bắt tay vào xây dựng xã hội chủ nghĩa. Với mục đích là đi tìm chất vàng thiên nhiên Tây Bắc và “chất vàng mười” của tâm hồn con người Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã quan sát tỉ mỉ, lựa chọn kĩ lưỡng và đưa vào trang văn của mình những hình ảnh chân thực, sống động và đậm sâu ý nghĩa, cảm xúc nhà văn. “Người lái đò sông Đà” là một bài kí được viết dưới thể tùy bút. Với các tác phẩm kí, ta thường thấy những điểm chung nổi bật là tính chân thực của các sự kiện trong tác phẩm, cái tôi hiện lên rõ nét, trực tiếp bộc lộ quan điểm, cảm xúc. Và nổi bật trong tùy bút đó chính là chất tự do, phóng khoáng, nhiều lúc thấm đẫm chất trữ tình. Với tâm hồn tinh tế đi cùng với sự linh hoạt, nhạy bén của mình, tác phẩm của Nguyễn Tuân đã được nhiều nhà văn, nhà thơ đánh giá cao cũng như lưu lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Hình ảnh sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới...hạ bộ người lái đò” đã góp phần khắc họa đậm nét hơn hình ảnh sông Đà trong hình dung tưởng tượng của người đọc cũng như phần nào góp sức vào sự thành công của tác phẩm và dấu ấn tác giả.

Đoạn trích đã khắc họa nên hình ảnh một dòng sông Đà hùng vĩ nhưng có phần hung bạo và đầy hiểm trở. Để cho người đọc có cái nhìn cận cảnh về sự nguy hiểm của sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân tự lúc nào đã vào vai một người đạo diễn tài hoa và dũng cảm với những thước phim quay chậm. Tiếp đó, người đọc không khỏi bị ấn tượng bởi hình ảnh những ngọn thác hùng vĩ, bởi tiếng nước “réo gần mãi lại réo to mãi lên…nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi như lại khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”. Từng âm thanh vang lên từ thác, hòa vào nhau như đang nói một điều gì đó với người lái đò đầy dũng cảm. Nguyễn Tuân nhân hóa hình ảnh ngọn thác, rồi tiếng thác nước chảy, khiến ta cứ ngỡ như đó là những con người có tâm hồn, có cảm xúc, những con người biết “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo” bất kì người nào khi đi qua đó.

“Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”, đó là lời nhận xét vô cùng sâu sắc và thấm thía của Vũ Ngọc Phan dành cho một cây bút vô cùng tài hoa của làng văn Việt Nam. Đọc “Người lái đò sông Đà”, cảm nhận hình ảnh dòng sông trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”, ta vừa hình dung rõ nét hơn con sông quê hương, đất nước, vừa thêm trân trọng và ngưỡng mộ tài năng, sự tinh tế trong cách nhìn, cảm nhận và cách thể hiện của nhà văn Nguyễn Tuân.“Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khác phức tạp…”, đó là lời nhận xét khá đúng của nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh cho hình ảnh dòng sông trong “Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân”. Trong tác phẩm có đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”. Để viết bài văn cảm nhận hình ảnh sông Đà trong đoạn trích này, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây!
 

con-song-da.jpg


Nguyễn Tuân là một nhà văn sinh ra và lớn lên trong một thời đại xã hội có nhiều biến động. Trước Cách mạng, ông học cuối bậc Thành Chung, là con người ham mê xê dịch nên đã từng bị bắt vào tù. Ở tù ra, ông bắt đầu viết văn, viết báo. Tên tuổi Nguyễn Tuân bắt đầu trở nên nổi tiếng từ năm 1938. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhiệt tình tham gia hoạt động Cách mạng. Tuy vậy, máu đam mê xê dịch vẫn còn, nó thôi thúc nhà văn đi tìm chất liệu cho những sáng tác văn học nghệ thuật của mình. “Vang bóng một thời” là một tác phẩm thành công vang dội đánh dấu tên tuổi của nhà văn trên hành trình khẳng định mình. Với ông, viết văn là để khẳng định được cá tính của mình. Sự tài hoa uyên bác, thái độ quý trọng thật sự nghề viết văn, sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ hình ảnh của mình đã giúp Nguyễn Tuân viết nên những tác phẩm văn chương để đời. “Người lái đò sông Đà” có thể coi là một tác phẩm để đời của nhà văn. Với tác phẩm này, có đề bài yêu cầu phân tích hình ảnh con sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”. Để bài viết của mình đầy đủ và ấn tượng hơn, các bạn có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây. Chúc các bạn thành công!
 

hinh-tuong-song-da(1).jpg


BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG SÔNG ĐÀ TRONG ĐOẠN VĂN SAU: “CÒN XA LẮM MỚI ĐẾN THÁC DƯỚI…HẠ BỘ NGƯỜI LÁI ĐÒ”
Nhà văn Nguyễn Tuân trong cảm nhận của Nguyễn Đình Thi là “một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật…”. Đọc và cảm nhận những trang văn của người nghệ sĩ này, ta thấy lời nhận xét đó quả thực rất đúng. “Người lái đò sông Đà” là một bài kí tiêu biểu cho “cái đẹp, cái thật” trong văn chương Nguyễn Tuân. Trong tác phẩm, hình tượng sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò” được rất nhiều người đọc quan tâm và dành nhiều suy nghĩ, cảm nhận về nó.

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ra và lớn lên tại Thanh Xuân, Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống giàu ý nghĩa. Là con trai trong một gia đình có cha là nhà Nho, một ông tú kép, hơn ai hết, nhà văn thấm thía sâu sắc tâm trạng của một nhà Nho đương thời khi Hán học đi vào cảnh xế chiều và Tây học bắt đầu thịnh hành. Niềm bất mãn, sự níu giữ…về một thời vang bóng tất thảy được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Vang bóng một thời”. Nhận xét về tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan từng chia sẻ: “Tác phẩm gần đạt đến độ “toàn thiện toàn mỹ” ấy góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. “Vang bóng một thời” vẽ lại những cái “đẹp xưa” của thời phong kiến suy tàn…vì thế có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc”. “Vang bóng một thời” đã đánh dấu tên tuổi nhà văn, đưa tên tuổi Nguyễn Tuân đến với nhiều người ở nhiều thế hệ hơn. Bên cạnh tác phẩm đó, “Người lái đò sông Đà” cũng là một bút kí nổi bật giúp cho nhà văn khẳng định được tài năng, vị thế của mình trong nền văn học nước nhà.

“Người lái đò sông Đà” được nhà văn viết năm 1958, trong một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc. Đó là thời điểm miền Nam Việt Nam vẫn tiếp tục kháng chiến chống Mĩ còn miền Bắc bắt tay vào xây dựng xã hội chủ nghĩa. Với mục đích là đi tìm chất vàng thiên nhiên Tây Bắc và “chất vàng mười” của tâm hồn con người Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã quan sát tỉ mỉ, lựa chọn kĩ lưỡng và đưa vào trang văn của mình những hình ảnh chân thực, sống động và đậm sâu ý nghĩa, cảm xúc nhà văn. “Người lái đò sông Đà” là một bài kí được viết dưới thể tùy bút. Với các tác phẩm kí, ta thường thấy những điểm chung nổi bật là tính chân thực của các sự kiện trong tác phẩm, cái tôi hiện lên rõ nét, trực tiếp bộc lộ quan điểm, cảm xúc. Và nổi bật trong tùy bút đó chính là chất tự do, phóng khoáng, nhiều lúc thấm đẫm chất trữ tình. Với tâm hồn tinh tế đi cùng với sự linh hoạt, nhạy bén của mình, tác phẩm của Nguyễn Tuân đã được nhiều nhà văn, nhà thơ đánh giá cao cũng như lưu lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Hình ảnh sông Đà trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới...hạ bộ người lái đò” đã góp phần khắc họa đậm nét hơn hình ảnh sông Đà trong hình dung tưởng tượng của người đọc cũng như phần nào góp sức vào sự thành công của tác phẩm và dấu ấn tác giả.

Đoạn trích đã khắc họa nên hình ảnh một dòng sông Đà hùng vĩ nhưng có phần hung bạo và đầy hiểm trở. Để cho người đọc có cái nhìn cận cảnh về sự nguy hiểm của sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân tự lúc nào đã vào vai một người đạo diễn tài hoa và dũng cảm với những thước phim quay chậm. Tiếp đó, người đọc không khỏi bị ấn tượng bởi hình ảnh những ngọn thác hùng vĩ, bởi tiếng nước “réo gần mãi lại réo to mãi lên…nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi như lại khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”. Từng âm thanh vang lên từ thác, hòa vào nhau như đang nói một điều gì đó với người lái đò đầy dũng cảm. Nguyễn Tuân nhân hóa hình ảnh ngọn thác, rồi tiếng thác nước chảy, khiến ta cứ ngỡ như đó là những con người có tâm hồn, có cảm xúc, những con người biết “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo” bất kì người nào khi đi qua đó.

“Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”, đó là lời nhận xét vô cùng sâu sắc và thấm thía của Vũ Ngọc Phan dành cho một cây bút vô cùng tài hoa của làng văn Việt Nam. Đọc “Người lái đò sông Đà”, cảm nhận hình ảnh dòng sông trong đoạn: “Còn xa lắm mới đến thác dưới…hạ bộ người lái đò”, ta vừa hình dung rõ nét hơn con sông quê hương, đất nước, vừa thêm trân trọng và ngưỡng mộ tài năng, sự tinh tế trong cách nhìn, cảm nhận và cách thể hiện của nhà văn Nguyễn Tuân.

Trong đoạn văn dưới tác giả kết hợp phương thức biểu đạt gì?“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Mùa xuân dòng sống xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu canh hến của sông Gâm sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừa chín đỏ...
Đọc tiếp

Trong đoạn văn dưới tác giả kết hợp phương thức biểu đạt gì?“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Mùa xuân dòng sống xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu canh hến của sông Gâm sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừa chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa ,lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. Câu 1: chỉ ra nét tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân trong đoạn văn trên: Câu2: Em hiểu như thế nào về câu văn :"Con sông Đà tuôn dài,tuôn dài.... núi mèo đốt nương xuân": Câu 3: chủ đề của văn bản trên: Mọi người giúp mình với mai mình phải nộp bài rồi :(((

1
17 tháng 12 2021

Mn giúp mình với :((

 

17 tháng 12 2021

Lát chiều 2h30 mình nộp rùi ai giúp mình với