Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Rút gọn thành phần : chủ ngữ
b, Khôi phục : Ông cha ta đã răn dạy chúgng ta rằng : "Đói cho sạch rách cho thơm ''
c, Vì như thế sẽ làm gọn câu hơn , vừa dễ hiểu lại tránh lặp các từ ngữ xuất hiện phía trước .
Câu 3 . Nội dung : Khuyên người ta cho dù nghèo đến mức không có cơm ăn, áo mặc thì vẫn nên giữ được tính liêm khiết, ngay thẳng, sống trung thực.
`-` Nghệ thuật : tương phản.
Câu 4 :
`-` Câu đặc biệt : Than ôi !
`-` Tác dụng :Dùng để bộc lộ cảm xúc xót xa, tiếc nuối của con hổ về thời ngày xưa, lúc nó còn ngự trị nơi rừng xanh đại ngàn.
bạn tham khảo bài tớ nhé:
nguồn:Hoc24
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vịn vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.
TK
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu cha ông ta khuyên răn con người cần biết sống theo đạo lí biết ơn, một trong số đó là câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đúng vậy, câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván.
Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.
Trong cuộc sống có rất nhiều biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn như câu tục ngữ muốn nói. Mỗi người có lòng biết ơn sẽ luôn trân trọng, yêu mến những người tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học trò biết ơn thầy cô nên học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn nghe lời, phấn đầu thi đua. Con cái yêu thương cha mẹ bằng cách giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà cũng là một biểu hiện giản dị của lòng biết ơn. Chúng ta cũng luôn ghi nhớ công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của ông bà tổ tiên bằng cách tưởng nhớ ông bà trong ngày rằm, mùng một, giỗ, tết... Nhân dân cũng cần biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình… Dù là thời xưa hay nay, ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người, sống có trước có sau, có tình có nghĩa. Với lối sống ấy chúng ta sẽ nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người.
Bên cạnh câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, cha ông ta cũng có rất nhiều câu tục ngữ khác răn dạy con người về lòng biết ơn như:
“Uống nước nhớ nguồn”
Hay:
“Con ơi ghi nhớ lời này.
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên”...
Mỗi người chúng ta cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy đạo lí nhớ ơn này của dân tộc. Đồng thời, chúng ta cũng phê phán, lên án những kẻ vong ân bội nghĩa, “qua cầu rút ván”, ích kỉ, chỉ chăm chăm vào lợi ích của mình.
Nói tóm lại, câu tục ngữ dạy cho con người về lòng biết ơn, chịu ơn. Đạo lí tốt đẹp ấy góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống rất Việt Nam, rất Á Đông. Đây chính là nền tảng cho nhiều giá trị tốt đẹp khác của con người.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
-Nghĩa đen: mỗi người khi được thưởng thức hoa thơm quả ngọt, hãy nhớ đến người đã có công vun trồng, chăm sóc cây cối.
-Nghĩa bóng: câu tục ngữ gửi gắm bài học về truyền thống biết ơn - một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
- Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
REFER
– “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
– Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức
tham khảo :
Ông cha ta đã gửi gắm những lời răn dạy cho con cháu qua những câu tục ngữ. Và “Đói cho sạch, rách cho thơm” cũng là một trong số đó.
Câu tục ngữ có hai về “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” muốn chỉ sự thiếu thốn về vật chất - không được ăn no mặc đủ. Còn “sạch” và “thơm” nhằm nói đến vẻ đẹp ở bên trong con người. Từ đó, câu tục ngữ gửi gắm mỗi người bài học dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân.
Mỗi người sinh ra đều có một cảnh ngộ riêng. Có người sung sướng, đầy đủ. Cũng có người khó khăn, thiếu thốn. Nhưng điều đó không làm nên giá trị của con người. Cũng giống như câu nói: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn nơi mình sẽ sống”. Trước hoàn cảnh khó khăn, con người vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, để lại “tiếng thơm” bay xa mới thật đáng trân trọng.
Chúng ta có thể kể rất nhiều tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay cả Hồ Chủ tịch. Họ đều là những con người dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Mà cốt cách thanh cao, nhân cách tốt đẹp vẫn sáng ngời cao quý. Ngay cả trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người dù sống trong khó khăn, thiếu thốn vẫn có tấm lòng trong sách, không màng vật chất.
Vậy mà có không ít người lại sống phụ thuộc vào hoàn cảnh. Họ sẵn sàng bỏ qua đạo đức để có giàu sang. Cuộc sống luôn có nhiều bất trắc khiến con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nhưng người bản lĩnh là trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được cốt cách - “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Đối với một học sinh cần phải tích cực trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Và trên hành trình bước đến tương lai, chúng ta có thể tự mình lựa chọn một cách sống ý nghĩa, đẹp đẽ hơn trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống.
Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên giá trị. Phẩm chất, nhân cách mới là điều đáng trân trọng. Cũng giống như bông hoa sen - “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
- “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch. - Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
Hướng dẫn chấm:
Viết bài văn nghị luận giải thích. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của nó: câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sáng, lành mạnh “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho. (1đ)
+ Nghĩa bóng: thông qua 2 chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người là ăn và mặc, tác giả dân gian gửi gắm quan niệm sống trong sáng, lành mạnh. Đó là nền tảng đạo đức của nhân dân ta. (2đ)
+ Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đó, nhân cách con người dễ bị tha hóa. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm chất đạo đức của mình. (3đ)
+Quan niệm này đối lập với lối sống “Đói ăn vụng, túng làm liều” (1đ)
+ Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sạch, lương thiện trong mọi hoàn cảnh. Đó cũng chính là sự khẳng định phẩm giá con người. (1đ)
+ Liên hệ bản thân. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định quan niệm đúng đắn của câu tục ngữ.
THAM KHẢO
Tục ngữ là những câu nói của dân gian thường ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và được vận dụng vào đời sống, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những câu nói đó như để gửi gắm một thông điệp cuộc sống, một bài học đạo lý, một triết lí sống mà ông cha ta đã đúc kết được, một bài học coi trọng nhân phẩm, giữ gìn những giá trị tốt đẹp mà mình đang có trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" là một trong những câu tiêu biểu mang đậm tính nhân văn nói về vấn đề này.
Trước hết, ta cần hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" là như thế nào? "Đói cho sạch" ý nói dù có đói khát thì cũng nên ăn sạch, không ăn bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người. Còn "rách cho thơm" ý nói quần áo không lành lặn thì cũng phải giữ cho chúng sạch sẽ, thơm tho, không được để quần áo bẩn thỉu hay có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến người xung quanh. Hai từ "cho" được nhắc lại ở hai vế có nghĩa là giữ lấy, nhắc nhở quyết tâm bảo vệ một cách trọn vẹn.
Tuy nhiên, nếu như chỉ dừng ở lớp nghĩa thực như vậy thì câu tục ngữ sẽ không có sự sâu sắc mà "Đói cho sạch, rách cho thơm" còn có ý nghĩa sâu xa, tế nhị hơn: Dù cuộc sống có bần cùng, khốn khổ, thiếu thốn, khó khăn đến đâu đi chăng nữa cũng phải giữ gìn cho mình một tâm hồn trong sạch, lương thiện, nhân cách cao cả. Câu tục ngữ không chỉ đơn thuần là nói đến cái đói, cái rách mà còn nói lên một chân lí, một triết lí sống đầy giá trị nhân văn.
Trong sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, bên cạnh những tỉ phú, những thương nhân giàu có hay những công nhân viên chức có cuộc sống ổn định, còn có hàng nghìn những mảnh đời khó khăn, túng thiếu, nghèo đói, cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc. Họ sống một cuộc sống lay lắt cho qua ngày, qua tháng trong những ngôi nhà tạm bợ mà có thể bị gió bão cuốn đi bất cứ lúc nào không hay. Cái nghèo, cái đói cứ bám theo họ mãi và họ không thể thay đổi cuộc sống của mình vì họ không có khả năng hay họ chưa gặp được cơ hội để thay đổi? Người giàu hay người nghèo cũng đều có mong muốn cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, ấm no.
Người giàu lại muốn giàu hơn còn người nghèo thì với họ có miếng cơm manh áo là ấm lòng lắm rồi, vậy họ phải làm như thế nào? Có người tự lực đi lên bằng hai bàn tay trắng, lao động, làm ăn lương thiện và cố gắng giữ gìn phẩm giá của mình bằng mọi giá. Chắc hẳn bạn vẫn nhớ đến hình ảnh lão Hạc - một lão nông nghèo khó trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, là một người cha giàu lòng yêu thương con, chăm chỉ làm ăn nhưng hơn thế, điều ta cảm phục ở lão là phẩm chất cao đẹp, giàu lòng tự trọng của lão. Vì cố gắng giữ gìn số tiền dành dụm và mảnh vườn cho đứa con mà lão chấp nhận chọn cái chết đau đớn bằng bả chó để không phiền lụy đến những người xung quanh và không mất đi cái danh dự cũng như lòng tự tôn của một con người.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có những người do túng quẫn quá, họ lại đi ăn cướp, ăn trộm và gây ra bao nhiêu tai họa cho xã hội; hay có những con người vì lòng tham vô đáy mà họ bất chấp dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để tham ô, hối lộ nhằm chuộc lợi cho bản thân; hoặc bất chấp nhân tính làm những điều xấu xa, thất đức để đạt được mục đích của bản thân. Chẳng hạn như trong buôn bán kinh doanh, vì muốn kiếm thêm lợi nhuận mà chủ cửa hàng có thể bất chấp mọi thứ để làm. Họ có thể nhẫn tâm nhuộm hóa chất vào thực phẩm nhằm bảo quản, giữ gìn chúng lâu hơn, chế biến thành các món ăn cho người khác mà không quan tâm đến sức khỏe của con người sẽ bị tổn hại nghiêm trọng bởi những hóa chất độc hại đó. Hành động của họ thật đáng lên án!
Trước thực trạng biến động của xã hội như vậy, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" mà cha ông ta đã đúc kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó đúng đắn ở mọi thời đại và mang đậm tính nhân văn. Và muốn làm được những điều như vậy, mỗi bản thân chúng ta cần tự nhận thức và rèn luyện cho mình, luôn nhắc nhở mình trước những cám dỗ của cuộc sống. Chỉ có tự mình trau dồi và rèn luyện những thói quen tốt thì chúng ta mới mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và càng lúc khó khăn nhất, lúc tưởng chừng như chỉ còn bước đường cùng thì nhân cách của mỗi người mới được bộc lộ rõ nhất.
Kinh nghiệm sống của ông cha ta từ xưa đến nay luôn là những kinh nghiệm quý báu và đúng đắn, thật vậy, với câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" đã cho ta một bài học trong cuộc sống, nhắc nhở ta luôn sống tốt, sống tích cực từ suy nghĩ đến hành động, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa, mỗi người cũng cần giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, lối sống trong sạch, lương thiện và nhân ái để xây dựng cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.
Tham khảo:
Con người Việt Nam được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp. Và điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Đặc biệt là câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” - một lời khuyên vô cùng quý giá với mỗi người.
Câu tục ngữ có hai vế “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Hai từ “đói” và “rét” chỉ hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn. Còn “sạch” và “thơm” ý chỉ cách sống đẹp đẽ của con người. Hai chữ “cho” được lặp có nghĩa là giữ lấy. Như vậy, câu nói muốn răn dạy chúng ta phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách dù trong hoàn cảnh khó khăn.
Con người, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn phải giữ được phẩm chất tốt đẹp. Khi chúng ta sống trong sạch sẽ giúp nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. Đồng thời cách sống trên còn giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách. Người có lối sống tốt đẹp sẽ nhận được tình yêu thương, sự giúp đỡ của những người xung quanh. Mỗi người biết sống tốt sẽ góp phần xây dựng xã hội, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.
Từ xưa cho đến nay, chúng ta có thể kể đến rất nhiều những con người có lối sống thanh cao. Đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát hay chủ tịch Hồ Chí Minh… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.
Bên cạnh đó, có không ít người vì hoàn cảnh khó khăn mà đánh mất đi nhân cách tốt đẹp. Họ chỉ biết chạy theo đồng tiền, sống không có mục đích hay thậm chí là sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Đó là một lối sống thật đáng lên án, cần phải tránh xa. Với một học sinh, việc rèn luyện đạo đức là một điều vô cùng cần thiết. Chúng ta cần sống ngay thẳng, trung thực và nói không với các tệ nạn xã hội… Bởi mỗi học sinh chúng ta chính là chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, một đất nước phát triển.
Như vậy, “Đói cho sạch, rách cho thơm” đã đưa ra lời khuyên ý nghĩa cho con người. Chúng ta hãy sống giống như bông hoa sen, dù trong hoàn cảnh bùn lầy vẫn tỏa hương thơm ngát.
Em tham khảo nhé !
Tục ngữ là những câu nói chứa đựng bài học quý giá của ông cha ta. Trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” - một lời khuyên quý giá về cách sống.
Câu tục ngữ gồm hai vế, đối xứng nhau “đói cho sạch” - “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, câu tục ngữ đã khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng, không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.
Trong cuộc sống, con người sẽ có lúc gặp khó khăn. Những thiên tai, dịch bệnh… là những hiểm họa khó lường. Khi đứng trước những gấp khúc cuộc đời, dân gian có lời khuyên chí lí: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Nghèo đói mà sống trong sạch, khó khăn thiếu thốn mà giữ được phẩm cách, danh dự. Đó là điều không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Nhưng đó là điều cần thiết để khiến bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết tu dưỡng đạo đức, giữ cho tâm hồn trong sáng. Con người có biết lao động cần cù, sống giản dị, tiết kiệm thì mới có thể biến câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thành hiện thực. Đối với một học sinh, việc giữ gìn phẩm chất trong sạch được thể hiện ở những hành động nhỏ hàng ngày. Ví dụ như không gian lận trong thi cử, cố gắng học tập dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống giản dị không đua đòi…
Tóm lại, đây câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lý. Và cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Tham khảo nha em:
Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.
Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.
Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.
Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt.
Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.
Em đã từng thấy có hai mẹ con nghèo đến nỗi những bữa cơm cũng thiếu, nhiều khi còn phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhưng vào căn nhà họ luôn sạch sẽ, tinh tươm. Đứa bé nhiều lúc đói, thấy người khác ăn cũng phát thèm nhưng kiềm chế và nhẫn nhịn chờ mẹ mang chút gì đó về.
Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.
Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy. Cha ông ta có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng nhằm nhắn nhủ điều này đối với mọi người. Sống đẹp, sống đúng là cách sống mà chúng ta cần vươn tới. Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình
Thật vậy, câu tục ngữ đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.
Đáp án
- Câu tục ngữ đưa ra những nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
- “sạch”, “thơm”: tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức của con người, nhân cách và năng lực của người đó. Một con người dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng không được buông thả, lệch lạc. phải giữ cho bản thân và tinh thần được trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý.
REFER
– “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch. – Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
Tham khảo:
– “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch. – Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.