K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bối cảnh lịch sử

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930 - 1945), Đảng đã lãnh đạo và tổ chức quần chúng đấu tranh phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị giành chính quyền trải qua các cao trào cách mạng như:

Một là, cao trào cách mạng (1930 - 1931) mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh

Phong trào đấu tranh của Nhân dân ta trong những năm 1930 - 1931 tuân theo một quy luật chung là ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Thực tiễn lịch sử cho thấy trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh, công nông thể hiện một nghị lực cách mạng phi thường và sức mạnh to lớn. Hàng triệu nông dân đã đứng lên cùng với giai cấp công nhân phối hợp đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Đó là nhờ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đúng đắn, gắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện giải phóng dân tộc và ruộng đất cho dân cày, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của công nông.

Thực dân Pháp và tay sai đã đàn áp dã man cao trào cách mạng của Nhân dân ta. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối cách mạng Việt Nam, khẳng định vai trò và năng lực của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc. Đã hình thành trong thực tế khối liên minh công nông và phát huy sức mạnh của khối liên minh đó. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cách mạng, chuẩn bị cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Hai là, cao trào vận động dân chủ (1936 - 1939)

Trong thời gian này tình hình thế giới có những diễn biến đáng chú ý. Sự ra đời chủ nghĩa phát xít ở Italia và Đức, sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, đã trực tiếp đe dọa hòa bình, dân chủ và tiến công vào phong trào cách mạng thế giới...

Ở Việt Nam, vào cuối năm 1931, cách mạng nước ta bước vào thời kỳ thoái trào. Thực dân Pháp thi hành chính sách đàn áp khủng bố rất tàn bạo, nhất là đối với Nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Cơ quan Trung ương, các xứ ủy Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, nhiều cơ quan tỉnh, huyện, xã bị phá vỡ hầu hết. Kẻ địch định dìm phong trào cách mạng của quần chúng trong biển máu, tình hình đen tối tưởng như không có đường ra. Cách mạng đứng trước thử thách lớn.

Do tinh thần yêu nước, thiết tha với độc lập, tự do của Nhân dân ta và lòng trung thành, ý chí đấu tranh kiên cường của cán bộ, đảng viên, cách mạng đã nhanh chóng ra khỏi thời kỳ thoái trào, tiến lên một cao trào mới, cao trào vận động dân chủ 1936 - 1939. Cao trào này thật sự là phong trào cách mạng, đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong việc đề ra mục tiêu và phương pháp đấu tranh thích hợp, mang lại những quyền lợi thiết thực cho quần chúng, qua đó mà tập hợp, giác ngộ quần chúng cách mạng tiến tới hình thành đạo quân chính trị rộng lớn, phát huy được sức mạnh của quần chúng. Cao trào có ý nghĩa như cuộc tổng diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về công tác mặt trận, về sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh.

Ba là, cao trào giải phóng dân tộc (1939 - 1945). Cách mạng Tháng Tám thành công

Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (1-9-1939), thực dân Pháp phát xít hóa bộ máy thống trị và thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương. Đảng nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, giữ vững liên hệ với quần chúng, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương Đảng (6-11-1939) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã đề ra mục tiêu đánh đổ đế quốc, giành độc lập hoàn toàn.

Ngày 23-9-1940, phát xít Nhật chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng và đổ bộ lên Đồ Sơn. Ngày 27-9-1940, Nhân dân Bắc Sơn (Lạng Sơn) dưới sự lãnh đạo của đảng bộ đã khởi nghĩa. Đó là cuộc khởi nghĩa mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (11-1940) tiếp tục chủ trương giải phóng dân tộc, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Hội nghị quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì điều kiện chưa chín muồi, nhưng vì lệnh đình chỉ tới chậm, khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra vào ngày 23-11-1940 và bị địch đàn áp đẫm máu. Ngày 13-1-1941, binh lính đồn chợ Rạng (Đô Lương - Nghệ An) cũng nổi dậy, nhưng nhanh chóng thất bại. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và binh biến Đô Lương báo hiệu cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu của thời kỳ đấu tranh vũ trang cách mạng ở nước ta.

Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Pác Bó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị quyết định nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp và tổ chức lực lượng quần chúng ở Việt Nam (ở Lào và Campuchia có mặt trận riêng). Hội nghị chủ trương đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương mới, Hội nghị đã bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Tháng 8-1943, căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai và căn cứ địa Cao Bằng được nối liền và sau đó phát triển thành Khu giải phóng Việt Bắc. Từ căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai, Cứu quốc quân đẩy mạnh hoạt động sang Thái Nguyên, Tuyên Quang. Năm 1943, phong trào đô thị cũng được đẩy mạnh.

Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Tháng 8-1944, Đảng kêu gọi toàn dân Sắm vũ khí đuổi thù chung. Ngày 22-12-1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ở Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách.

1.2. Diễn biến và kết quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đã nổ súng đảo chánh lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Kẻ thù của cách mạng nước ta lúc này chỉ còn là phát xít Nhật. Ngày 12-3-1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, phát động phong trào kháng Nhật, cứu nước. Phong trào phá kho thóc của Nhật, cứu đói không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang nội dung chính trị. Sau ngày 9-3-1945, Việt Minh đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên). Ở Quảng Ngãi nổ ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Ở Việt Bắc, Giải phóng quân và Cứu quốc quân đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng căn cứ địa. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị vể tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp. Ngày 15-5-1945, Giải phóng quân và Cứu quốc quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời.

Ngày 8-5-1945, chiến thắng của Liên Xô đã buộc phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh. Ở châu Á, ngày 14-8-1945, phát xít Nhật cũng đầu hàng. Chớp lấy thời cơ, ngày 13-8-1945, Hội nghị Đảng toàn quốc họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Tiếp đó, ngày 16-8, Đại hội quốc dân họp, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Căn cứ vào chỉ thị của Đảng, từ ngày 14-8 nhiều địa phương đã chủ động khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19-8 khởi nghĩa ở Hà Nội, ngày 23-8 ở Huế, ngày 25-8 ở Sài Gòn. Trong vòng hai tuần lễ từ ngày 14-8 đến ngày 28-8 cuộc tổng khởi nghĩa của Nhân dân ta đã thắng lợi hoàn toàn, lật nhào chế độ thuộc địa và phong kiến. Ngày 27-8, Ủy ban giải phóng dân tộc được cải tổ thành Chính phủ cách mạng lâm thời. Ngày 29-8 danh sách thành viên Chính phủ được công bố trên các báo ở Hà Nội gồm 15 người do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ý nghĩa lịch sử

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là điển hình của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng đó đã đánh đổ chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật áp đặt trên đất nước ta kéo dài hơn 80 năm, lật nhào chế độ phong kiến hàng ngàn năm. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự sụp đổ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, là thắng lợi đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới.

- Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự thắng lợi của đường lối cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, t.6 (xuất bản lần thứ hai) tr. 159).

24 tháng 3 2021

Em tách lần lượt các câu hỏi ra nhé !

24 tháng 3 2021

ok

THAM KHARO

     Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) trong 2 ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945 đã giải quyết vấn đề trọng đại: quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đại biểu các đảng bộ từ Bắc, Trung, Nam, từ các chiến khu và khu giải phóng về dự đông đủ. Hội nghị họp vào lúc phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh liền thành lập "ủy ban khởi nghĩa toàn quốc" để lãnh đạo khởi nghĩa trong cả nước. Trong tình hình hết sức khẩn trương, Đảng quyết định phát động và lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai của chúng trước khi quân đồng minh Anh, Pháp vào nước ta.

          23 giờ đêm 13 tháng 8, ủy ban khởi nghĩa ra "Quân lệnh số I" hạ lệnh tổng khởi nghĩa. Mệnh lệnh khởi nghĩa và lời hiệu triệu cứu nước là tiếng gọi của non sông thức tỉnh con tim mỗi người Việt Nam yêu nước hãy nhất tề đứng dậy tranh đấu giành quyền Độc lập- Tự do.

          Ngày 15, xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội khởi nghĩa. Hà Nội sống trong những ngày rạo rực chuẩn bị nổi dậy, các tầng lớp nhân dân nhất là thanh niên, hăng hái gia nhập các đoàn thể cứu quốc, tuyên truyền cho Việt Minh, thành lập các đội tự vệ chiến đấu.

          Chiều 17, cuộc biểu tình của Tổng hội công chức bị viến thành cuộc mít tinh lớn của Việt Minh. Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên tầng hai Nhà hát Thành phố, đại biểu Việt Minh kêu gọi nhân dân đứng dậy giành chính quyền, lật đổ chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim. Như một tia lửa nhen lên từ cánh đồng cỏ khô, ngọn lửa cách mạng bùng cháy, cả Hà Nội bừng bừng khí thế đấu tranh theo lời kêu gọi của Đảng.

          Từ sáng ngày 19, hàng chục vạn nhân dân thành phố rầm rập tiến về Quảng trường Nhà hát lớn. Đúng 11 giờ trưa, cuộc mít tinh bắt đầu. Lời kêu gọi khởi nghĩa của Đảng được quần chúng đón mừng bằng những tiếng reo hò và những khẩu hiệu hô vang khắp quảng trường:

          Thành lập chính phủ Cộng hòa Dân chủ Việt Nam

          Việt Nam hoàn toàn độc lập

          Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

          Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại. Dòng người chia thành nhiều ngả, có các đội tự vệ chiến đấu dẫn đầu đi chiếm các công sở và chiếm lĩnh các vị trí xung yếu. Hai cánh cổng phủ khâm sai (nay là nhà khách chính phủ) đónh im ỉm. Đoàn biểu tình dừng lại, nhiều người vượt qua hàng rào sắt nhảy vào bên trong chiếm lấy trụ sở cơ quan đầu não của địch. Cờ đỏ sao vàng được kéo lên cao, phần phật tung bay trước gió. ở trại Bảo an ninh, bọn Nhật cho xe tăng và quân lính chặn các ngã đường. Nhưng chúng không thể ngăn cản được làn sóng người đang cuồn cuộn tiến bước, sẵn sàng đạp bằng mọi trở ngại. Tuy còn hàng vạn tên lính với vũ khí đây đủ, quân Nhật cũng phải lùi bước.

          Nhân dân Hà Nội đã hoàn toàn làm chủ thành phố của mình Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân, thúc đẩy các nơi nổi dậy giành chính quyền. Cuốc khởi nghĩa ở Hà Nội có tác dụng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của cả nước.

          Trong vòng 10 ngày từ 19 đến 28 tháng 8 hầu hết các tỉnh và thành phố đều nổi dậy khởi nghĩa. Bọn phát xít Nhật thua trận không dám hành động. Chế độ quân chủ bị lật đổ. Chính quyền trong cả nước hoàn toàn về tay nhân dân.

          Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả đấu tranh lâu dài của nhân dân Việt Nam chống đế quốc thực dân, phát huy cao nhất truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc đã được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công do sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt khôn khéo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo, có phương pháp và chiến lược, chiến thuật cách mạng thích hợp, linh hoạt. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng nhìn rõ hơn tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo Cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dẫn tới việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta và quốc tế sâu sắc, Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

 
7 tháng 3 2022

có câu nào ngắn gọn xúc tích và cảm động ko

 

 

7 tháng 5 2021

1. Diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26/ 4 đến 30/ 4): Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh".

- 5 giờ chiều 26/ 4, quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh.

- 10 giờ 45 ngày 30/ 4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

- 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

2. Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ

- Đã kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.

- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc: kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

   
14 tháng 6 2023

đầy đủ chưa b 

 

13 tháng 11 2019

Đáp án A

Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị. Đây là các địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước.

18 tháng 2 2021

#TK 

1. Hoàn cảnh lịch sử:

- Trong những năm 1957 - 1959:

+ Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.

+ Tăng cường khủng bố, đàn áp.

+ Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10/59 (5-1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội.

- Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:

+ Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

+ Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

2. Diễn biến:

- Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),… sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

- Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.

- Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

- Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.

3. Kết quả:

- Cuối năm 1960, ta làm chủ được nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Tây Nguyên và cả Trung Trung Bộ.

4. Ý nghĩa:

- Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.

 

Hoàn cảnh lịch sử:

- Trong những năm 1957 - 1959:

+ Mĩ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”.

+ Tăng cường khủng bố, đàn áp.

+ Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10/59 (5-1959) lê máy chém khắp miền Nam, giết hại những người vô tội.

- Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:

+ Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

+ Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

2. Diễn biến:

- Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),… sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

- Ngày 17-1-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.

- Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

- Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.

3. Kết quả:

- Cuối năm 1960, ta làm chủ được nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Tây Nguyên và cả Trung Trung Bộ.

4. Ý nghĩa:

- Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.

hihi.....

11 tháng 4 2018

* Hoàn cảnh

- Trong những năm 1957 - 1959, Mĩ — Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam ; ra sắc lệnh "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện "đạo luật 10/59" công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam...

- Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.

* Diễn biến:

- Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quân ta ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Trà Bồng (Quảng Ngãi)... sau đã lan rộng ra khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng với cuộc "Đồng khởi", tiêu biểu nhất là ở Bến Tre.

- Ngày 17-1-1960, phong trào nổ ra ở huyện Mỏ Cày, sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch ở thôn, xã, ở những nơi đó, ủy ban nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển.

- Từ Bến Tre, phong trào "Đồng khởi" như nước vỡ bờ nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

* Ý nghĩa:

- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).

C1:Tại sao nói sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN?(Nêu ý nghĩa)C2:Vì sao có thể nói cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng thắng 8 năm 1945 lan nhanh như 1 dây thuốc nổ là ít đổ máu?C3:Vì sao nói,nước VN dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?C4:Vì sao Đảng,chính phủ ta ký Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9.1946 với Chính phủ...
Đọc tiếp

C1:Tại sao nói sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN?(Nêu ý nghĩa)

C2:Vì sao có thể nói cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng thắng 8 năm 1945 lan nhanh như 1 dây thuốc nổ là ít đổ máu?

C3:Vì sao nói,nước VN dân chủ cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?

C4:Vì sao Đảng,chính phủ ta ký Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9.1946 với Chính phủ Pháp?

C5:Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày  19/12/1946?

C6:Trình bày diễn biến ,kết quả ,ý nghĩa lịch sử chiến dịch Lịch sử Điện Biên Phủ 1945?

C7:Trình bày diễn biến ,kết quả ,ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới năm 1950?

C8:Trình bày diễn biến chính của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 qua 3 chiến dịch:chiến dịch Tây Nguyên,chiến dịch Huế-Đà Nẵng,chiến dịch Hồ Chí Minh?

C9:Cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước (1954-1975) của nhân dân VN thắng lợi to lớn do nguyên nhân chủ quan,khách quan hết sức thuận lợi,Bằng 1 đoạn văn khoảng 5->6 câu em hãy trình bày hiểu biết của mình về nhận định trên và suy nghĩ của bản thân về những chiến công oanh liệt của cha ông ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

C10:"Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc ta 1 trong những trang chói lọi nhất ,1 biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng,đi vào lịch sử thế giới như 1 chiến công vĩ đại của thế kỉ XX( Lịch sử 9).Bằng 1 đoạn văn khoảng 5->7 dòng,em hãy trình bày hiểu biết của em về nhân định trên và suy nghĩ cảu bản thân về những việc làm ý nghĩa của cha ông ta trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?

6
1 tháng 5 2021

C1: 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam:

Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Đảng ra đời đã vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn.

Kể từ khi Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

2 tháng 5 2021

Lí do:

-Về quân sự:

+,Ở Bắc: 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch,1 vạn quân Nhật

+,Ở Nam:1 vạn quân Anh + quân Pháp.

-Về kinh tế:2 triệu người chết đói,ngân khố trống không,kinh tế lạc hậu

-Về văn hoá xã hội:90% dân số mù chữ.

➜Ở thế ngàn cân treo sợi tóc.

6 tháng 5 2021

Sự kiện: Giải phóng Miền Nam

Ý nghĩa: thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân.

6 tháng 5 2021

chắc ko z

2 tháng 12 2017

Đáp án A

Quân Xiêm (Thái Lan) với sự giúp đỡ của Nhật - lợi dụng cơ hội quân Pháp bại trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, tiến hành khiêu khích, xung đột dọc biên giới với Lào và Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp bắt lính người Việt ra trận chết thay cho chúng (11-1940). Sự kiện này khiến nhân dân Nam Kì rất bất bình và nổi dậy khởi nghĩa.