K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2017

Tín ngưỡng , tôn giáo là niềm tin của con người vào 1 cái gì đó thần bí , hư ảo , vô hình . Trong khi đó mê tín là quá tin ( tin đến mức mơ hồ ) nhảm nhí , không có lẽ tự nhiên !haha

ĐÂY LÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA MK ! CHÚC BẠN HỌC TỐT !Học kì 2

4 tháng 5 2017

Ai mà men nhỉ

-Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyến giáo, chưa có giáo luật... Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. ...

- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình. Ví dụ: niềm tin có ma, hay đi đi theo lời thầy bói,.....

22 tháng 4 2021

bói toán, chữa bệnh bằng phù phép,yểm bùa, cúng bái trước khi đi thi để được điểm cao, cúng trừ tà ma,... 

23 tháng 4 2021

bói toán

xem bói tình duyên,công danh,sự nghiệp

chữa bệnh bằng phù phép

tin vào mê tín 1 cách mù quáng

cầu ước trước khi đi thi để được điểm cao

22 tháng 4 2021

Trong cuộc sống, em tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Cụ thể: em không ép buộc người khác theo tôn giáo nào; em không bài xích, gây chia rẽ, nói xấu giữa các tôn giáo

 

16 tháng 5 2018

nếu là An em sẽ:

+nói cho mẹ hiểu và phân biệt được khái niệm của quyền tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan, đồng thời khuyên can mẹ

+tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của những hành vi mê tín dị đoan

15 tháng 4 2017

Câu 1:

Phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá vì:

– Các di sản văn hoá phi vật thể rất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên. Ví dụ: Một nghệ sĩ cao tuổi hát ca Huế, ca trù, tuồng…

– Các di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên nhiên, do ý thức của con người.

– Những cổ vật quý hiếm của quốc gia bị đánh tráo, mất cắp.

+ Em đã : Không chiếm đoạt dii sản văn hóa; không mua bán trao đổi trái phép di vật cổ vật; không đào bới trái phép các địa điểm khảo cổ

15 tháng 4 2017

Câu 2:

Một số biểu hiện về mê tín dị đoan là:

Dạng thứ nhất là những nghi thức, cử chỉ xuất phát từ truyền thống hay thói quen. Thí dụ như đi xin xâm, hái lộc trong ngày Tết, bói bài, xem chỉ tay, xem tướng, tử vi, cúng sao giải hạn, đốt giấy tiền vàng bạc trong tang lễ, nấu cơm canh mời ông bà tổ tiên về dùng, v.v. Tất cả những điều nầy đều được truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, cha mẹ dạy con cháu làm theo, người nầy bắt chước người khác và được thực hành một cách máy móc không có sự suy nghĩ chính đáng. Đa số những mê tín dị đoan dưới dạng nầy thường được ẩn núp sau danh nghĩa “phong tục cổ truyền” hay ngay cả “tín ngưỡng dân gian”.

Dạng thứ hai là những điều tốt lành cũng như những điều kiêng cử. Nhiều người tin rằng nếu họ làm (hay không làm) những điều nầy thì sẽ có ảnh hưởng đến sự thành công (hay thất bại) của những chuyện khác (mặc dùnhững chuyện nầy không hề có một liên quan gì đến những đìều trên cả). Thí dụ như nếu cử hành cưới hỏi, khai trương tiệm quán, xuất hành đi xa, v.v. trong những ngày “xấu” (mùng năm hay mười bốn hay hăm ba âm lịch) thì cuộc hôn nhân sẽ lận đận, tiệm quán sẽ ế ẩm, cuộc du hành sẽ gặp trắc trở, v.v. Trái lại nếu lựa ngày “hạp” và giờ “tốt” (như “giờ hoàng đạo”) thì vợ chồng sẽ hạnh phúc, làm ăn phát đạt, chuyến đi sẽ an toàn dễ dàng, v.v. Những thí dụ tương tự khác như cất nhà phải theo đúng phép phong thủy, lựa người “mở hàng” buổi sáng, vợ chồng cần phải “hạp” tuổi, không được mở dù trong nhà, v.v.

Dạng thứ ba là những điềm tiên báo: điềm gỡ cũng như điềm tốt. Thí dụ nhiều người tin rằng có chim cú đến nhà là điềm sắp có người chết, gương vỡ sẽ xui xẻo 7 năm, mắt trái giựt là sắp có chuyện đáng lo, gặp mèo đen đi ngang trước mặt sẽ gặp tai nạn, nằm mộng thấy quan tài là sắp có tiền, chó lạ đến nhà là điều thành lợi trong khi mèo đến nhà là điềm thua mất (“mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, v.v.

Và dạng thứ tư là sự tôn thờ sùng bái những cá thể siêu hình vì họ tin rằng những cá thể nầy có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay diễn tiến sự việc hay kết quả thành bại trong đời sống họ hoặc có thể cứu vớt họ vào một thế giới trường cửu nào đó sau khi chết.

12 tháng 6 2020

8:

Mê tín dị đoan khác với tâm linh, nó là những điều phù phiếm, nhảm nhí, mơ hồ, không có thực, không phù hợp với lẽ tự nhiên nhưng mà rất nhiều người trên nhân gian này đều tin vào nó một cách mạnh mẽ. Đôi thi nó cũng chỉ đơn thuần là một cụm từ để chỉ một mối quan hệ nhân quả siêu nhiên với niềm tin mãnh liệt.

Mê tín khác có một sự mâu thuẫn đặc biệt giữa khoa học, khác với giải mã giấc mơ và không hề có bất kỳ một sự liên kết nào với chiêm tinh học, sự kiện thực tế, phù phép, điềm báo, tử vi… Tất cả những điều như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phép thuật, làm lễ, ma quỷ, số mệnh, cúng bái đều được xem là mê tín dị đoan.

12 tháng 6 2020

7:

Sự giống nhau và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng Sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ tiên hiện hình ra bằng xương bằng thịt và cũng không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó. Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó. Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó[1]. Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,… Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.
8 tháng 5 2019

Tôn giáo, tín ngưỡng là lòng tin, là sự sùng bái vào cái gì đó thần bí trong khi đó mê tín dị đoan là quá tin (tin đến mức mê muội) vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên.

Thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng chúng sinh

Thờ Mẫu

Thờ Thành Hoàng làng

Thờ cúng các danh nhân, người có công.

Thờ cúng Tổ nghề