K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.

Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thông miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu

- Có ở tất cả động vật.

- Có ở động vật có xương sống.

- Ngay từ khi sinh ra đã có, không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

- Hình thành trong đời sống của từng cá thể khi có sự xâm nhập của kháng nguyên.

- Gồm: hàng rào bề mặt (da, niêm mạc, dịch nhày, các chất tiết,…) và hàng rào bên trong (các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào mast, tế bào tổng hợp các protein kháng bệnh,…).

- Gồm: miễn dịch dịch thể (hình thành kháng thể có tác dụng bất hoạt các tác nhân gây bệnh ở trong thể dịch của cơ thể) và miễn dịch tế bào (các tế bào độc gây chết cho các tế bào nhiễm bệnh).

- Đáp ứng tức thời nhưng không đặc hiệu (nhận diện các đặc điểm chung của nhiều tác nhân gây bệnh thông qua một số ít thụ thể).

- Đáp ứng chậm nhưng mang tính đặc hiệu đối với từng tác nhân gây bệnh (nhận diện các đặc điểm đặc hiệu của từng tác nhân gây bệnh nhờ nhiều thụ thể).

- Không hình thành trí nhớ miễn dịch.

- Hình thành trí nhớ miễn dịch.

Tham khảo!

 

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu

Tính đặc hiệu

Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó

Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể

Thành phần

Các hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … 

Các kháng thể, tế bào lympho

Thời gian đáp ứng

Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng

Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì 

Tính hiệu quả

Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn

Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn

Cơ chế hoạt hóa tuyến miễn dịch đặc hiệu:

- Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, các tế bào thực bào sẽ tiêu diệt tác nhân gây bệnh và trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào. Tế bào trình diện kháng nguyên kích hoạt các tế bào $T$ hỗ trợ. Khi được kích hoạt, tế bào $T$ hỗ trợ tăng sinh và kích hoạt tế bào $B$ và $T$ độc thực hiện đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

Vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào:

- Vai trò của miễn dịch dịch thể: Tế bào $plasma$ sản sinh kháng thể để liên kết đặc hiệu và bất hoạt kháng nguyên trong dịch cơ thể giúp các tế bào thực bào dễ dàng bắt giữ và loại bỏ kháng nguyên. Các tế bào $B$ nhớ tạo thành trí nhớ miễn dịch giúp cơ thể chống lại kháng nguyên nhanh và hiệu quả hơn nếu kháng nguyên này lại tiếp tục xâm nhập vào cơ thể.

- Vai trò của miễn dịch qua trung gian tế bào: Tế bào $T$ độc liên kết đặc hiệu với các tế bào bị nhiễm, đồng thời sản sinh $enzyme$ và $perforin$ làm cho các tế bào nhiễm bệnh bị phân hủy.

14 tháng 7 2017

Đáp án C

Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, được chia làm hai loại: miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.

Tham khảo!

- Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau (vi khuẩn, virus, ...). Nếu mầ bệnh từ môi trường vào cơ thể qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục và da thì hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch đã sẵn sàng tiếp đón và tiêu diệt những mầm bệnh này

- Giữ chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất: ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, hạn chế ăn đồ chiên rán và đồ ngọt.

- Giữ chế độ vận động điều độ.

- Giữ gìn vệ sinh cơ thể: tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh mũi miệng đúng cách.

- Tránh những tổn thương của cơ thể: tránh làm da bị xây xát; hạn chế các tác nhân gây tổn thương niêm mạc các cơ quan như miệng, mũi, dạ dày.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tuyến phòng thủ đầu tiên đề cập đến các hàng rào có trong cơ thể, chuyên dùng để ngăn chặn mầm bệnh và dị vật xâm nhập. Bao gồm da và niêm mạc (hàng rào vật lý) cũng như các chất bài tiết như chất nhầy, nước bọt, nước mắt và dịch dạ dày (hàng rào hóa học).

Các thành phần tham gia vào hàng rào miễn dịch không đặc hiệu gồm:

- Hàng rào bề mặt cơ thể: da, niêm mạc, dịch nhày; các chất tiết của cơ thể như nước mắt, nước tiểu; hàng rào hóa học như acid (dạ dày, đường sinh dục), lysozyme (có trong nước bọt, nước mắt).

- Hàng rào bên trong: các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào mast, tế bào tổng hợp các protein kháng bệnh,...

Vai trò của những thành phần trên:

- Hàng rào bề mặt cơ thể có vai trò chống lại sự xâm nhiễm, ức chế hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

- Hàng rào bên trong cơ thể có vai trò loại bỏ tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể theo các cách thức khác nhau. Ví dụ: các tế bào thực bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh; tế bào giết chết tự nhiên tiết protein làm chết các tế bào bệnh.

Cơ chế tiêu diệt tác nhân gây bệnh của hàng rào miễn dịch không đặc hiệu khi chúng xâm nhiễm vào cơ thể:

- Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì đầu tiên sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào bề mặt cơ thể: vi khuẩn vô hại trên bề mặt da cạnh tranh phát triển với vi khuẩn gây bệnh; dịch nhày giữ bụi và tác nhân gây bệnh; dòng nước mắt, nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh ra ngoài; hàng rào hóa học như acid (dạ dày, đường sinh dục) tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh; lysozyme (có trong nước bọt, nước mắt) tiêu diệt tác nhân gây bệnh;…

- Nếu tác nhân gây bệnh thoát khỏi hàng rào bề mặt cơ thể thì chúng sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào bên trong cơ thể với nhiều cách thức khác nhau như:

+ Thực bào: Các tế bào thực bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

+ Giết chết tế bào bệnh: Tế bào giết tự nhiên nhận diện những biến đổi bất thường trên bề mặt các tế bào bệnh, tiết protein làm chết các tế bào bệnh.

+ Tổng hợp peptide và protein chống lại tác nhân gây bệnh: Các tế bào tổng hợp peptide và protein (như interferon) có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.