K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2017

Lớp 6a chúng mình

Rất thích xem hoạt hình

Lớp trưởng rất thông minh

Cùng lớp phó nhiệt tình

Và tổ trưởng vui tính

Cả lớp thì linh tinh

Nhưng tất cả đều xinh

Đều có riêng cá tính.

Cũng không hay mấy!leuleu

30 tháng 3 2017

Hay lắm cậu à!!!!!!!!yeu

8 tháng 3 2017

Cô giáo

Cô giáo của em
Là cô hiệu trưởng,
Tên Huế đệm Kim
Giỏi dang nhanh nhẹn
Lại rất siêng năng,
Bàn tay cô trồng
Vườn rau xanh tốt.
* *
*
Cô giáo của em
Dạy văn, dạy toán,
Dạy cách làm thơ
Dạy em ước mơ
Dạy em lẽ sống.
* *
*
Cô giáo của em
Hát thật là hay,
Như là ca sĩ
Làm em ngất ngây.

8 tháng 3 2017

Chín tháng mười ngày
Mẹ nâng niu con
Khi được vuông tròn
Mẹ chăm mẹ bẵm

Tuổi xanh tươi thắm
Đến lúc bạc đầu
Mẹ vẫn lo âu
Con mình bé bỏng

Từng đêm trông ngóng
Con ngủ bình yên
Tiếng nói dịu hiền
Mẹ khuyên con học

Nhận bao khó nhọc
Mẹ bao bọc con
Khôn lớn vẫn còn
Cơm no, áo ấm

Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả

Trời cao hỉ xả
Xin nhận lời con
Để mẹ mãi còn
Bên con mãi mãi

4 tháng 4 2017

Câu 1: Nhắc lại tên các thành phần câu em đã được học ở bậc Tiểu học?

Trả lời: Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:

- Chủ ngữ

- Vị ngữ

- Trạng ngữ.

Câu 2: Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau:

Chẳng bao lâu tôi trở thành một chàng dể thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài)

Trả lờí:

Chẳng bao lâu tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

Trạng ngữ CN VN

Câu 3: Thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét:

- Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.

- Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?

Trả lời:

- Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu là chủ ngữ và vị ngữ.

- Thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu là trạng ngữ.

Câu 4: Nêu đặc điểm của vị ngữ:

- Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào về phía trước?

- Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?

Trả lời:

- Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới . .

- Vị ngữ có thể trả lời các câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Làm gì?...

Câu 5: Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong những câu dẫn ở mục 2. II SGK.

Trả lời:

a) Vị ngữ: ra đứng cửa hàng, xem hoàng hôn xuống.

b) Vị ngữ: nằm sát bên bờ song, ồn ào, đông vui, tấp nập.

c) Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp con người trăm nghìn công việc khác nhau.

- Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) như ở ví dụ a, b và câu thứ hai trong ví dụ c. Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là danh từ hoặc cụm danh từ như ở câu 1 trong ví dụ c

Câu 6: Đọc lại các câu vừa phân tích ở mục II SGK

1. Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, ưạng thái ... nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?

2. Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi như thế nào?

Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã dẫn ở mục I, II SGK Trả lời:

Chủ ngữ trong các câu đã cho (tôi; chợ Năm Căn; cây tre; tre; nứa mai, vầu) biểu thị những sự vật có hành động trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.

Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con g/?,...

Về mặt cấu tạo:

- Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi), danh từ hoặc cụm danh từ (cây tre; chợ Năm Căn; tre, nứa, mai, vầu)

- Câu có thể có:

+ một chủ ngữ: tôi, chợ Năm Căn, cây tre

+ nhiều chủ ngữ: tre, nứa, mai, vầu.

30 tháng 4 2017

Dàn bài:
I.Mở bài:
Giới thiệu trường và lễ chào cờ đầu tuần.
II.Thân bài:
1. Tả khung cảnh trường vào sáng thứ hai:
– Cờ, mi-crô, đội nghi thức.
– Học sinh đến sớm, đồng phục, khăn đỏ.
– Cảnh thiên nhiên.
2. Lễ chào cờ
a) Hồi trống tập trung, học sinh xếp hàng.
Học sinh chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị chào cờ.
b) Chào cờ:
– Tiếng trống, tiếng hô
– Tả cảnh học sinh chào cờ.
– Lá cờ từ từ bay lên đỉnh cột, tiếng hát quốc ca, đội ca vang lên.
– Tiếng hát quốc ca, đội ca vừa dứt, lá cờ đã đến đỉnh cột, lời hứa "Sẵn sàng vang lên.
3. Thầy giáo nhận xét thi đua tuần qua, kế hoạch tuần tới.
III.Kết bài:
– Học sinh lên lớp.
– Suy nghĩ về lễ chào cờ đầu tuần.

24 tháng 4 2017

mở bài :
-giới thiệu đối tượng kể : buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em
-thời gian ,địa điểm :7 h sáng thứ 2 tuần này , tại sân trường
-ấn tượng chung buổi lễ chào cờ : rất trang nghiêm
thân bài
-công việc chuẩn bị trước lúc chào cờ
+ chuẩn bị cờ
+kê bàn ghế
+các lớp xếp hàng
-nội dung buổi chào cờ
+cả trường chào cờ , hát quốc ca
+những hoạt động diễn ra trong buổi chào cờ
-thầy hiệu phó nhận xét ưu khuyết điểm của tuần qua
-ban liên đội trưởng lên nhận xét về ý thức chấp hành kỉ luật trong tuần qua của từng lớp
-thầy hiệu trưởng lên biểu dương thành tích của các lớp
kết bài
_kết thúc buổi chào cờ : thầy hiệu trưởng lên trao nhiệm vụ cho lớp trực tuần rồi tuyên bố kết thúc buổi chào cờ
-cảm nhận đọng lại trong em
có cần viết cả bài ko hay chỉ dàn ý thôi

12 tháng 9 2017
TT Kiểu văn bản,phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp Ví dụ
1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc Truyện: “Tấm Cám”, “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con ng­ười Miêu tả cảnh các em học sinh trong buổi lễ Khia giảng đầu năm học
3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Bày tỏ lòng yêu mến thầy cô, bạn bè
4 Nghị luận Bàn luận: Nêu ý kiến đánh giá. Ca dao: “Thân em như tấm lụa đòa/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp. Từ đơn thuốc chữa bệnh, thuyết minh thí nghiệm
6 Hành chính - công vụ Trình bày ý mới quyết định thể hiện, quyền hạn trách nhiệm giữa ng­ười và người. Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời. như: Đơn xin nghỉ học, giấy mời họp PHHS…

rong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung.

Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.

Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.

Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...

Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.

Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tuổi trẻ đó đã lên núi cởi áo giáp bỏ lại rồi cùng ngựa sắt bay về trời là hình ảnh của một lớp người tuổi trẻ dù đã lên đến đỉnh danh vọng vẫn không màng quyền tước địa vị, biết coi nhẹ lợi danh. Thấy việc cần phải làm thì làm. Khi làm xong biết cởi bỏ mọi ràng buộc vật chất, lui về sống an nhàn bình dị trong lòng dân tộc. Ngoài ra, hình ảnh Thánh Gióng bay thẳng về trời có phải chăng là hình ảnh Thánh Gióng đã bay thẳng vào lòng dân tộc, bay thẳng vào lòng tôn kính chân thành của dân chúng muôn đời sau.

3 tháng 8 2017

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

5 tháng 4 2017

thơ 4 chữ à bn

5 tháng 4 2017

Uk . Giup mk đi bn

19 tháng 3 2017

Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng

– Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

– Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.

– Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.

– Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Tóm lại: Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.

19 tháng 3 2017

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.