Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Thứ bảy tuần trước, trận chung kết bóng đá nam của khối lớp 5 đã diễn ra trên sân vận động của trường vào lúc mười bảy giờ.
Hai đội bóng lớp 5A và 5B đều quyết tâm giành chiến thắng. Rất nhiều học sinh đã đến cổ vũ cho đội bóng mà mình yêu thích. Anh trai của em là thành viên của đội bóng lớp 5A. Nên em đã đến cổ vũ cho anh trai của mình. Khi tiếng còi vang lên, trận đấu chính thức bắt đầu. Ở hiệp một, cả hai đội đều đã có những tình huống nguy hiểm. Đặc biệt, ở phút thứ 20, cầu thủ số 10 của đội bóng lớp 5A đã có một pha ghi bàn đẹp mắt. Nhưng trọng tài đã bắt lỗi việt vị. Khán giả dưới sân có một pha ăn mừng hụt. Những phút sau đó, cả hai đội đã có nhiều đòn tấn công, nhưng chưa thể chuyển hóa thành bàn thắng. Hiệp một kết thúc với tỉ số 0 - 0.
Hiệp thứ hai, đội lớp 5B liên tục có những tình huống tấn công nguy hiểm. Nhưng anh thủ môn của đội lớp 5A đã có nhiều pha cứu thua xuất sắc. Anh khiến em nhớ đến chú thủ môn Đặng Văn Lâm của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Đến phút thứ năm mươi, từ một đường bóng tấn công của đối thủ, cầu thủ số 20 của đội bóng lớp 5A đã cướp được bóng. Anh đã có một đường kiến tạo đẹp mắt để cầu thủ số 22 đánh đầu ghi bàn. Tỉ số lúc này là 1 - 0 nghiêng về đội bóng lớp 5A. Những phút sau đó, đội bóng lớp 5B liên tục tấn công để tìm kiếm bàn thắng gỡ hòa. Vào phút thứ bảy mươi ba, cầu thủ số 5 của đội bóng lớp 5A đã phạm lỗi trong vòng cấm, khiến cho đội bạn được hưởng một quả phạt đền. Khán giả dưới sân hồi hộp theo dõi diễn biến dưới sân. Cầu thủ số 16 của đội bóng lớp 5B đã đá thành công quả phạt đền. Tỉ số lúc này là 1 - 1. Không để mất tinh thần, đội bóng lớp 5A tiếp tục triển khai lối chơi bóng của mình. Từ một pha tấn công hợp lí, cầu thủ số 18 - cũng chính là anh trai của em đã ghi bàn thắng cho đội bóng lớp 5A, vào phút thứ tám mươi lăm. Lúc này, em chỉ mong thời gian trôi thật nhanh. Khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu, chiến thắng đã gọi tên đội bóng lớp 5A.
Trận đấu bóng đá diễn ra thật hấp dẫn. Em rất vui mình vì đội bóng của anh trai đã giành chiến thắng.
Trận chung kết bóng đá lượt về giữa Đội tuyển Quốc gia Việt Nam và Đội tuyển Quốc gia Malaysia tại sân Mỹ Đình của thủ đô Hà Nội là trận đấu rất hấp dẫn mà em đã được xem.
Cả gia đình em ngay từ sớm đã cố gắng hoàn thành công việc để dành thời gian cổ vũ cho đội tuyển. Mặc dù chỉ xem qua tivi nhưng ai nấy đều hào hứng, chuẩn bị áo cờ để cổ vũ cho đội tuyển nước nhà. Mấy chú hàng xóm cũng tụ tập lại ở nhà em để cùng nhau cổ vũ nên rất đông vui. Sau khi hát Quốc ca, đúng tám giờ tối, trận đấu bắt đầu sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài. Những phút đầu tiên hai đội đều tập trung cao độ, ai cũng hồi hộp dõi theo trận đấu. Phút thứ 6, “Vào….”, tiếng chú bình luận viên hét vang, mọi người vỡ òa sung sướng với sự xuất sắc của cầu thủ Anh Đức đã giúp Việt Nam dẫn trước 1- 0.
Cuộc đấu vẫn diễn ra trong thế trận ngang bằng. Đội tuyển Malaysia thi đấu mạnh mẽ quyết tâm gỡ hoà nhưng rất khó khăn trước hàng phòng ngự chắc chắn của đội tuyển Việt Nam. Hiệp một kết thúc với bàn thắng dẫn trước của ta. Sau mười lăm phút giải lao, trận đấu diễn ra hiệp hai, đối thủ tiếp tục phản công với những pha bóng xuất sắc nhưng không cản phá được thủ môn chắc chắn - người hùng Văn Lâm. Trên khán đài, khán giả hò reo nô nức theo từng đường bóng của các cầu thủ, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.
Trận đấu dần đến hồi kết và chiến thắng chung cuộc thuộc về Việt Nam với tỉ số 3 - 2, chức vô địch gọi tên nước nhà. Mọi người trong xóm ai nấy đều vui mừng phấn khởi trước thành tích của đội tuyển. Trong xóm, mấy anh chị thành niên rủ nhau ra đường chúc mừng Việt Nam trong không khí đầy hứng khởi. Trận đấu đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng đẹp, đặc biệt em rất thích chú Duy Mạnh. Chú ấy không chỉ đẹp trai mà còn chơi bóng rất hay và bình tĩnh.
Đây là trận bóng đá hay nhất mà em đã được xem. Em cảm thấy rất tự hào về đội tuyển Việt Nam.
1) Mở bài : Giới thiệu cô giáo của em trong 1 tiết học ( toán , tiếng việt . .... )
2) Thân bài : Ý 1 : Tả ngoại hình của cô
- Thân hình
- Mái tóc
- Bàn tay
- Khuôn mặt
- Dáng đi ..... ( Còn nhiều bạn tự kể )
Ý 2 : Trọng tâm : Tả cô đang giảng bài như thế nào :
- Bàn tay của cô khi giảng bài ra sao ? Dáng đi của cô khi giảng như thế nào ?
- Giọng nói của cô ? ( Dịu dàng , trong trẻo ra làm sao bạn tự lm nhé )
- Các bạn chăm chú nghe cô giảng ra lm sao ?
- ...... ( còn rất nhiều )
3 kết bài : Cảm nghĩ của em sau giờ học của cô ....
Chúc bạn học tốt nhé
Mở bài:Gioi thiệu chung về cô giáo và quang cảnh trong lớp học ,thời gian diễn ra.
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Thân bài :Tả chi tiết
-tả ngoại hình
+ngoại hình:thon gọn ,cân đối ,cao ráo,...
+khuôn mặt:trái xoan,thanh tú,...
+đôi mắt:bồ câu ,hai mí,....
+đôi môi:đỏ hồng ,căng mọng,trái tim,....
+lông mày:cong cong,lá liễu,....
+nước da:trắng hồng ,hơi nâu,....
+mái tóc:dài ,đen mượt ,
+Cô mặc trang phục như thế nào:áo dài ,áo sơ mi với quần tây,......
-Các hoạt động trong tiết học
+cô bắt đầu buổi học như thế nào:bằng 1 nụ cười rạng rỡ,....
+cử chỉ của cô:dịu dàng ,nhẹ nhàng ,.....
+giọng nói lúc giảng bài;trầm ấm ,nhẹ nhàng,truyền cảm,...
+cách cô dạy :dễ hiểu ,....
+ánh mắt của cô như thế nào:đôi mắt cô luc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp
+học sinh tỏ thái độ như thế nào:chăm chỉ ,mất tập trung,......
+cách cô giáo xử lý khi bắt gặp học sinh không tập trung:dịu dàng chỉ bảo ,....
Kết bài:nêu cảm nghĩ về cô giáo và buổi học hôm đó
Đề 1 :
I.MỞ BÀI
- Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.
- Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.
II. THÂN BÀI
- Hoàn cảnh
- Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.
- Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.
- Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.
- Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.
- Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.
- Giúp bà qua đưòng
- Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?
- Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám.
- Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.
- Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua dường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.
- Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
- Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.
- Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.
- về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.
- Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.
III.KẾT BÀI
- Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
- Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.
Đề 2 :
- Mở bài:
- Thầy Hoàng là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
- Thầy đã dạy em ở năm học vừa qua.
- Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Dáng người cao.
- Nước da ngăm đen.
- Mái tóc điểm bạc.
- Thường mặc bộ veston màu nâu sẫm.
- Thường đeo kính trắng.
- Đôi mắt sâu, hiền từ.
- Miệng hay tươi cười.
- Hàm răng trắng, đều đặn.
- Bàn tay xương xương có nổi đường gân.
b) Tả tính tình:
- Quan tâm đến học sinh.
- Quan tâm đến tất cả mọi người.
- Giúp đỡ đồng nghiệp.
- Yêu nghề dạy học.
- Tận tụy với công việc.
- Mong học trò khôn lđn, nên người.
- Dìu dắt nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
- Kết bài:
- Em luôn nhớ về thầy.
- Xem thầy như người cha thứ hai của mình.
- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
de2
mo bai
gioi thieu ve thay co cu ma em dinh ta
than bai
ta ngoai hinh , tinh cach cua thay co dinh ta
ke ve ki niem cua em voi thay co do
ket bai
noi ve tinh cam cua em doi voi thay co
minh chi biet lam de 2 thui
Dàn ý chi tiết
Dàn ý tả bạn thân số 1
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng:
a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.
b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...
c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em bi
Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.
Bạn tham khảo
I. Dàn Ý Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em
1. Mở bài
Giới thiệu về buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em (Thời gian, địa điểm diễn ra buổi chào cờ).
2. Thân bài
- Tả bao quát quang cảnh, không khí buổi chào cờ:
+ Sân trường sạch sẽ, những hàng ghế đỏ ngay ngắn thẳng hàng
+ Khán đài trang nghiêm: Có bục phát biểu, có tượng Bác Hồ, quốc kỳ, lẵng hoa.
+ Học sinh mặc áo đồng phục quàng khăn đỏ, đội mũ ca nô
- Tả các nghi thức của buổi lễ chào cờ
+ Tập trung và báo cáo sĩ số
+ Nghi lễ chào cờ: Đánh trống, hát quốc ca
+ Thầy hiệu trưởng tổng kết tuần
+ Thầy hiệu phó triển khai công việc tuần mới
- Một số chương trình văn nghệ chủ điểm tuần: hát, múa, đóng kịch
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần
II. Bài Văn Mẫu Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em
1. Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, mẫu số 1:
Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.
Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.
Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.
I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học
1. Mở bài
Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học
2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...
II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học
Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.
Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.
Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.
Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.
Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.
Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.
Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.
Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.
Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.
Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.
Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.
Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện.
Gợi ý: Đó là vào một buổi chiều mùa hè, thời tiết rất nóng nực. Khi đi học về, em được mẹ cho tiền ra phố ăn kem. Bỗng nhiên em nhìn thấy một cụ già ăn xin già yếu đang ngồi bên vệ đường, ông lão chìa bàn tay gầy gò, run rẩy về phía em để cầu xin sự giúp đỡ…
Thân bài
- Đó là một ông lão đã già và yếu, quần áo của ông lấm lem, nhìn ông còn rất mệt mỏi. Hành lí của ông là một cái bao nhỏ nhìn cũng đã cũ rách. Ông lão run rẩy chìa bàn tay yếu ớt và run rẩy của mình về phía trước để câu xin sự giúp đỡ của mọi người.
- Ban đầu em nghĩ tới món kem trái cây nhiều màu sắc, hương vị thơm ngon và cảm giác mát lạnh khi miếng kem tan chảy trong miệng thật sung sướng, em ngần ngừ bước qua ông lão.
- Nhưng rồi em chợt nghĩ tới ông nội mình ở nhà, ông em cũng đã già yếu nhưng luôn được mọi người trong gia đình em yêu thương và chăm sóc hết mực. Còn ông lão ăn xin ở đây chỉ có một mình, chắc hẳn ông đang mệt và đói lắm.
- Vừa nghĩ đến đây em quyết định sẽ không ăn kem nữa mà biếu ông lão ăn xin số tiền đó.
- Ông lão nhận số tiền và cảm ơn em bằng một giọng nói cũng run run.
c) Kết bài
- Bày tỏ cảm xúc của mình về câu chuyện.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu một việc tốt em đã làm
Ví dụ:
Ngày hôm qua, trên đường đi học em đã giúp một bà lão qua đường. việc làm hôm qua đã khiến em rất tự hào và vui sướng.
II. Thân bài: kể về một việc tốt em đã làm
1. Kể bắt đầu việc tốt em đã làm
- Hôm qua trên đường đi học
- Em đạp xe trên đường tận hưởng những làn gió mát thoảng qua
- Bỗng em nhìn thấy một bà cụ ven đường
- Bà cụ đang đứng ven đường tay cầm một cây gậy, một tay quơ quơ
2. Kể diễn biến sự việc
- Em dừng xe lại nắm tay bà cụ
- Em hỏi bà cụ “ bà muốn qua đường ạ?”
- Bà cụ nói: “ bà muốn qua đường nhưng bà không thấy đường”
- Tôi nói để tôi giúp qua đường và bà đồng ý
- Tôi nắm tay bà
- Một tay nắm tay bà, một tay vẫy vẫy xin đường
- Tôi dẫn bà qua đường
3. Kể kết thúc sự việc:
- Khi qua bên kia đường, tôi thả tay bà ra
- Bà cảm ơn tôi và hỏi thăm tôi
- Tôi và bà nói chuyện rất lâu
- Xong bà đi về nhà còn tôi lại lấy xe
- Tôi về nhà
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về một việc tốt em đã làm
Ví dụ:
Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc với việc làm của mình. Em biết việc làm của mình rất nhỏ nhoi trong những việc tốt mà mọi người làm, nhưng em đã cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một việc có ích cho xã hội.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Kể về một việc tốt mà em đã làm” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
Suốt một ngày dài, điều em mong chờ nhất chính là bữa cơm sum họp mỗi buổi chiều. Khi ấy, cả nhà em sẽ quây quần bên mâm cơm, ấm áp và vui vẻ. Khi ấy, em học lớp 3, tiếng trống tan trường vừa vang lên, em liền tạm biệt các bạn để về nhà. Cánh cổng nhà thân quen hiện ra trước mặt, em tung tăng nhảy chân sáo vào nhà. Nhưng ngoài sự trông mong của em, bố mẹ em đều không ở nhà. Thay vào đó, em thấy chiếc làn màu đỏ lấm chút bùn đất để ngoài cửa, bên cạnh còn có một quả bưởi to. Em xịu mặt xuống. Đúng lúc đó, bà ngoại xuất hiện trước mắt em, bà mặc bộ quần áo màu nâu đã bạc, khuôn mặt đầy nếp nhăn nở một nụ cười:
- An đã về rồi à con? Bà nấu cơm xong rồi, đợi bố mẹ về là dọn cơm ăn ngay.
Em trai cũng không ở nhà nên em cho rằng bố mẹ đã đưa nó đi chơi, cảm giác ghen tị khiến em nảy sinh thái độ xấu, em không tả lời bà mà đi thẳng vào phòng.
Một lát sau, bố mẹ về, em trai em cầm trong tay con gấu nhỏ, cười toe toét. Cho rằng mình đã đoán đúng, mẹ có nói thế nào em cũng không ra giúp bà dọn cơm. Bà ngoại thấy thế chỉ cười hiền hậu, bà bảo cứ để bà làm, không mấy khi bà lên nhà em. Cả bữa cơm, em chỉ giữ khư khư cái bát, bố mẹ chỉ chăm lo dỗ dành em trai đang khóc vì nó không chịu ăn. Bà ngoại cứ liên tục bảo em đưa bát bà gắp thêm cái này cái kia. Tiếng gào khóc của trẻ con và những lời dỗ dành ngon ngọt của bố mẹ cứ đan xen. Lúc bà định lấy bát em để thêm cơm, em chợt gạt phắt tay bà ra, bát cơm rơi xuống đất, “choang” một cái vỡ tan, những hạt cơm trắng rơi vương vãi khắp mặt đất.
Đôi đũa gỗ cũng bắn xuống, một cái rơi ở trên mâm cơm, một cái rơi xuống đất. Đôi tay gầy guộc của bà ngoại đang giơ lên chợt run run. Em trai em nín khóc, không khí bàn ăn bỗng trầm hẳn xuống. Rồi mẹ vung tay “chát”, má bên phải em chợt đau nhói. Em nhìn chằm chằm mẹ, hét lên:
- Con ghét mẹ, ghét em, ghét tất cả mọi người.
Rồi đứng dậy chạy vào phòng đóng chặt cửa. Mặc kệ bụng đói, em ngồi trên giường, uất ức khóc. Khóc đến khi mệt lả người, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Nửa đêm, em mơ màng thấy cửa phòng mở, bà ngoại bưng một bát cháo nóng hổi, lay em dậy. Bà ân cần bảo:
- Dậy ăn cháo rồi ngủ, bụng đói đi ngủ sẽ bị đau dạ dày.
Lúc ấy, sự bướng bỉnh đã dịu xuống, em chợt thấy mình đã hỗ với bà nên ôm bà khóc nấc lên. Bà vuốt mái tóc mềm mại của em, hình như bà thở dài. Bà bảo em trai đang ốm nên bố mẹ đưa nó đi khám, nó khóc không chịu ăn nên mẹ mới tức giận như vậy, mẹ không cố ý đánh em. Em chợt thấy ân hận vô cùng, lí nhí xin lỗi bà vì thái độ của mình.
Đêm hôm ấy, bà ôm em ngủ. Em càng hối hận hành động của mình với bố mẹ, với em trai và với bà ngoại. Em rụt rè xin lỗi mẹ, mẹ cũng ôm em, vỗ về. Em vẫn nhớ khi ấy mẹ nói:
- Mẹ đánh con, mẹ xin lỗi. Bà ngoại lặn lội từ quê lên để chăm sóc con, sợ em ốm bố mẹ sẽ không để ý đến con. Con không được hư như thế với bà.
Lời dặn ấy đã in sâu vào tâm trí em. Sau đó, em ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn. Mọi người không bao giờ nhắc lại câu chuyện nhưng bữa cơm chiều hôm ấy vẫn mãi mãi là kí ức khó quên đối với em, nhắc nhở em về một lỗi lầm mà mình đã gây ra.
Tham khảo nha em:
Bố em là sĩ quan hải quân, công tác tại Vân Đồn thuộc tinh Quảng Ninh. Mẹ em là cán bộ tài chính huyện Hoành Bồ. Anh trai em tên là Kiên, học sinh lớp 12 chuyên Toán trường Trung học phổ thông Hạ Long. Em đang học lớp 6, nên được bố mẹ yêu thương, cưng chiểu, được anh trai chăm sóc và quý mến hết mực. Em chỉ mới là một học sinh thuộc diện học khá, đang nỗ lực phấn dấu vươn lên học giỏi. Bố mẹ vẫn thường nói với em: “Bao giờ cô Mai, con gái út ít của bố mẹ “rinh ” phần thưởng học sinh giỏi về để cả nhà mua bò giết thịt ăn mừng đấy!"Hôm nào bố về, bữa ăn gia đình cũng thật vui và ấm cúng. Bố kể chuyện ngoài đảo xa. Mẹ kể chuyện cơ quan. Anh Kiên và em kể chuyện học hành, chuyện vui ở trường, ở lớp.Bữa ăn tối hôm ấy, em kể về một nữ sinh mới của lớp tên là Nhọc, Nguyễn Thị Nhọc. Trong lớp có 18 cô gái, tên cô nào cũng đẹp như: Yến, Hạnh, Quỳnh, Hương,...Cô gái nào cũng xinh. Còn Nhọc thi bé loắt choắt, người đen, tóc đỏ quạch. Nhọc có bộ mặt ngơ ngơ ngẩn ngẩn như một kẻ mất hồn.
Bố lắng nghe rồi nhẹ nhàng hỏi? “Thế con có biết gì về hoàn cảnh gia đình bạn Nhọc không? Cũng nên biết hoàn cảnh gia đình của bạn để cảm thông và quý mến nhau, con ạ!...
- Bố ơi! Bạn ấy bị bọn mẹ mìn bắt bán sang Trung Quốc. Sau hơn một năm, bố mẹ mới tìm được con đưa về. Nhọc học kém nhất lớp, cô Liên chủ nhiệm lại cho về tổ bốn của con. Thật là nặng gánh. Tổ con thế nào cũng mất điểm thi đua!... ”
Anh Kiên nói chen vào:
- Báo Quảng Ninh đã có bài viết rất cảm động về chuyện đó. Nhờ các chú Công an biên phòng mà Nhọc được đoàn tụ với gia đình...
Bố nói:
- Lần sau, bố về phép, con mời bạn Nhọc đến nhà ta chơi nhé. Con và các bạn nên giúp đỡ và thương yêu bạn Nhọc nhiều hơn nữa. Sống ghẻ lạnh và không có tinh thương thì thật đáng chê!
Cũng trong bữa cơm tối ấy, em khoe với bố mẹ là anh Kiên đã có người yêu, chị ấy tên là Hiền, con gái thầy Hùng, bạn học cùng lớp.
- Sao con biết? - Mẹ ngạc nhiên hỏi.
- Con xem nhật kí của anh Kiên nên con mới biết chuyện bí mật đó!
Anh Kiên đỏ mặt lên. Bố khẽ thở dài. Còn mẹ thì đăm chiêu, suy nghĩ. Em thì vô tư, cười rú lên.
Hai hôm sau, bố đã trở về đơn vị. Mẹ ôm con gái bé bỏng vào lòng và nói: “Mai à! Bố không vui về thái độ, tình cảm của con và các bạn dối với Nhọc. Con phải phát hiện ở Nhọc những diều tốt đẹp và cảm thông với cảnh ngộ buồn của bạn mà quý mến, yêu thương chứ. Và còn nữa việc con xem trộm nhật kí của anh Kiên là một việc không tốt. Bố đi xa về nên không muôn trách mắng con. Bố nhắc mẹ nói với con về những điều đó, con phải nhớ lấy. Đừng làm bố mẹ buồn... ”.
Suốt tuần lễ sau đó, tôi cứ buồn và ân hận mãi về chuyện ấy.
Tham khảo:
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu chung về trận bóng đá mà em tham gia chứng kiến (Trận bóng đá của hai đội nào? Diễn ra ở đâu, khi nào?)
2. Thân bài
- Quang cảnh trận đấu: thời tiết, cảnh vật, sân cỏ, người xem…
- Diễn biến trận đấu:
Hoạt động của các cầu thủ ở các vị trí khác nhau.Các cầu thủ nổi trội trong trận đấu.Những tình huống nguy hiểm, bất ngờ của hai đội.Thái độ, cảm xúc của người xem…- Kết quả của trận đấu: Tỉ số là bao nhiêu? Đội nào thắng?
3. Kết bài
Cảm xúc và suy nghĩ của em về trận bóng đã xem.
Bài văn:
Bóng đá – môn thể thao vua luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trong các trận bóng đá em đã từng xem trên truyền hình, có lẽ trận đấu bán kết giải bóng đá U23 châu Á giữa Việt Nam và Quatar vào ngày 23/01/2018 để lại trong em và cả trong lòng người dân Việt Nam những kỷ niệm và nhiều cảm xúc sâu sắc nhất.
Trận bóng được diễn ra tại sân bóng Thường Châu, Trung Quốc. Sân bóng lớn hình chữ nhật có các đường kẻ trắng lớn ngang dọc phù hợp với luật chơi. Dưới sân là lớp cỏ xanh mướt giúp các cầu thủ khi chạy trên sân được an toàn hơn. Trên khán đống nghịt dù thời tiết có lạnh những vẫn vang tiếng hò hét, cổ vũ. Tiếng kèn khai mạc trận đấu vang lên, cầu thủ Việt Nam mặc áo trắng và cầu thủ Quatar mặc áo đỏ tiến vào sân. Tiếng reo hò lại vang thật to thật rõ khi các cầu thủ xuất hiện. Lần lượt hai đội chào cờ, các cầu thủ đặt tay lên ngực mình nhẩm theo bài quốc ca hùng tráng đang vang lên. Tiếng còi của trọng tài báo hiệu trận đấu bắt đầu. Người chuyền đường bóng đầu tiên chính là cầu thủ Xuân Trường – đội trưởng đội bóng U23 Việt Nam. Bóng được chuyền đi, 22 cầu thủ trên sân bắt đầu di chuyển theo chiến thuật của riêng đội mình giành bóng, kiến tạo những đường bóng để ghi bàn. Các cầu thủ U23 có quả đá phạt từ cự ly 11m nên nhanh chóng ghi bàn mở đầu tỷ số 1 – 0 nghiêng về Quatar. Nhưng rất nhanh chóng sau đó, cầu thủ Quang Hải của Việt Nam ghi bàn bằng một cú sút ấn tượng san bằng 1 đều. Không chỉ trên khán đài tại trận đấu tiếng hò reo cũng như cờ Việt Nam được tung bay, ngồi trước màn hình vô tuyến em và bố em cũng reo hò ầm ĩ cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.
Chẳng bao lâu, các cầu thủ Quatar lại ghi thêm bàn thắng, nhưng cũng chỉ sau 2 phút, cầu thủ Quang Hải lại lập chiến công ghi bàn lần nữa. Kết thúc trận đấu với tỉ số hòa nên hai đội tuyển bước vào đấu hiệp phụ. Hai hiệp phụ trôi qua trong không khí đầy ganh đua và quyết liệt nhưng cũng không phân thắng bại nên bắt buộc phải đá luân lưu để tìm ra đội vào chung kết. Những lượt đá luân lưu vô cùng căng thẳng diễn ra. Không chỉ những người sút bóng, thủ môn mà thậm chí khán giả cũng hồi hộp, theo dõi từng phút giây. Và cuối cùng cầu thủ Vũ Văn Thanh đứng trước quả sút cuối cùng quyết định chiến thắng của Việt Nam. Cả đất nước như vỡ òa khi cầu thủ Văn Thanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, Việt Nam tiến thẳng vào chung kết đầy oai phong.
Đến bây giờ, em vẫn không thể quên sự kịch tích và thú vị của trận đấu ngày hôm đó. Em thật sự tự hào khi đội tuyển U23 Việt Nam đã giành chiến thắng trước đối thủ mạnh là đội tuyển U23 Quatar.