Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Nội dung:
- Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập gay gắt giữa cuộc sống khổ cực của dân với cuộc sống sa hoa của bọ quan lại.
- Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với cuộc sống khổ cực của người dân; Thái độ lên án gay gắt đối với bọn cầm quyền vô trách nhiệm.
Nghệ thuật: kết hợp thành công phép tương phản và tăng cấp; Ngôn ngữ phần nào thể hiện tính cách của nhân vật
2) ghi nhớ sgk
a.Tác giả: - Phạm Duy Tốn (1883- 1924), quê: PhượngVũ - Thường Tín - Hà Tây (Nay thuộc Hà Nội) - Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. b. Tác phẩm: - Tác phẩm “Sống chết mặc bay” là tác phẩm thành công nhất của ông . | |
II. Tìm hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản: Tự sự - Thể loại: Truyện ngắn hiện đại. - Truỵên được kể theo ngôi thứ ba, theo trình tự thời gian và sự việc. 2. Bố cục: 3 phần - Đoạn 1: Từ đầu => khúc đê này hỏng mất. - Nguy cơ vỡ đê và sự chống cự tuyệt vọng của nhân dân. - Đoạn 2: ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn Điếu mày!: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê. - Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu. - Biện pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản và tăng cấp. |
-Ngôi kể thứ 3
-PTBĐ : tự sự.
-Tác giả : Phạm Duy Tốn
-ND : lên án gay gắt bản chất ''lòng lang dạ thú'' , thờ ơ , vô trách nhiệm đến mức vô cảm của tên quan phụ mẫu , đồng thời , bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc trước số phận ''nghìn sầu muôn thảm'' của người dân vô tội.
-Biên pháp tương phản :
+Thái độ sợ hãi của thầy đề ><Thái độ thản nhiên của quan.
+Sự sung sướng hả hê của quan phụ mẫu khi ù bài >< tình cảnh''nghìn sầu muôn thảm'' của nhân dân
+)TD: Nhằm khắc họa rõ nét bản chất vô nhân đạo , mất hết nhân tính , ''lòng lang dạ thú'' của bọn quan lại , đồng thời cảm thương cho tình cảnh'' muôn sầu nghìn thảm'' của nhân dân lúc bấy giờ
Tham khảo: Các phép liệt kê được sử dụng trong bài “Ca Huế trên sông Hương”:
– Các điệu hò: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,…
– Các điệu hát: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
– Các nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
=> Tác dụng: Làm nổi bất sự phong phú và đa dạng của dân ca Huế, nhạc cụ Huế… Từ đó, ta thấy được sự phong phú trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
2, Các phép liệt kê được sử dụng trong bài “Sống chết mặc bay”:
– Hình ảnh người dân: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ…”
=> Tác dụng: Diễn tả một cách sâu sắc, sinh động không khí hộ đê, các nỗ lực của dân phu nhằm cứu con đê sắp vỡ.
– Hình ảnh quan lớn: “Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.”
=> Tác dụng: Diễn tả cuộc sống xa hoa , phung phí của quan phụ mẫu
Đáp án
- Giá trị nội dung: Thực cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. Niềm đồng cảm, xót xa trước tình cảnh thê thảm của người dân. (1.0đ)
- Giá trị nghệ thuật: (1.0đ)
+ Tình huống tương phản – tăng cấp, kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động.
+ Ngôi kể thứ 3 => khách quan.
+ Ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật.